Đề án Lịch sử Việt Nam

ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN BỘ LỊCH SỬ VIỆT NAM

 

Đề án khoa học xã hội cấp quốc gia “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” là một đề án có tầm quan trọng đặc biệt được Ban Bí thư (tại Kết luận số 82-KL/TW ngày 15/01/2014) và Thủ tướng Chính phủ (tại Công văn số 1516/VPCP-KGVX ngày 04/3/2015) chỉ đạo giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phê duyệt và tổ chức thực hiện.

 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Kết luận số 82-KL/TW, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

 

1. Xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện Đề án

1.1.Về phê duyệt Đề án:

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định về việc Phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Đề án Khoa học xã hội cấp quốc gia giai đoạn 2014-2018 “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” (trên cơ sở Tờ trình số 3678/TTr-BKHCN, ngày 07/11/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc triển khai nhiệm vụ xây dựng Đề án Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam); Quyết định về việc thành lập Ban Chủ nhiệm, Thư ký Đề án Khoa học xã hội cấp quốc gia giai đoạn 2014-2018 “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” (số 510/QĐ-BKHCN ngày 26/3/2014), gồm Chủ nhiệm: GS Phan Huy Lê (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), ba Phó Chủ nhiệm: GS.TSKH Vũ Minh Giang (Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS.TS Trần Đức Cường (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội). Hai Thư ký khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân (Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS.TS Đoàn Minh Huấn (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – nay là Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản).

 

1.2. Về tổ chức quản lý Đề án: Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định về Quy chế tổ chức quản lý hoạt động của Đề án Khoa học xã hội cấp quốc gia giai đoạn 2014-2018 “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” (số 3575/QĐ-BKHCN ngày 26/12/2014); Quyết định về việc thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Đề án Khoa học xã hội cấp quốc gia giai đoạn 2014-2018 “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” (số 135/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 31/12/2014). Hội đồng Khoa học Đề án gồm 21 ủy viên là nhà khoa học, nhà quản lý có năng lực, trình độ, kinh nghiệm, uy tín; đại diện một số Bộ, ban, ngành và viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước. Hội đồng Khoa học Đề án do GS Phan Huy Lê làm Chủ tịch, GS.TS Nguyễn Văn Khánh làm Phó chủ tịch, PGS.TS Vũ Văn Quân là thư ký khoa học.

 

2. Triển khai thực hiện Đề án

2.1 Về điều kiện làm việc của Đề án: Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tổ chức triển khai thực hiện Đề án và bố trí các điều kiện cơ sở vật chất: Phòng làm việc, trang thiết bị cần thiết, kinh phí hoạt động… của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khoa học Đề án và các đề tài thuộc Đề án.

 

2.2 Về cơ chế tài chính của Đề án: Thực hiện Chỉ đạo của Ban Bí thư, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho Đề án theo quy định tại Thông tư số 207/2013/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/12/2013 về quy định quản lý tài chính các chương trình KH&CN cấp nhà nước (Công văn số 12152/BTC-HCSN, ngày 01/9/2015 của Bộ Tài chính)

 

2.3 Về xây dựng hệ thống đề tài và sản phẩm của Đề án: Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề án, Hội đồng khoa học của Đề án, bao gồm: bộ Lịch sử Việt Nam 25 tập, bộ Biên niên sự kiện lịch sử Việt Nam 5 tập và Cơ sở dữ liệu lịch sử Việt Nam. Mỗi tập được xác định là một Đề tài khoa học cấp quốc gia.

 

2.4 Về phê duyệt các đề tài của Đề án: Bộ Khoa học và Công nghệ  ban hành Quyết định Danh sách Chủ nhiệm, Chủ biên và tổ chức chủ trì được giao trực tiếp xây dựng Thuyết minh đề tài của Đề án (trên cơ sở đề nghị của Ban Chủ nhiệm Đề án có thông qua Hội đồng khoa học của Đề án), Quyết định phê duyệt tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài của Đề án, Quyết định phê duyệt kinh phí thực hiện các đề tài. Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư “huy động tham gia của các nhà sử học trong cả nước, nhất là các chuyên gia đầu ngành về lịch sử dân tộc từ cổ đại đến hiện đại, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng, lịch sử quân sự, lịch sử an ninh, văn hóa và khảo cổ học và các nhà lãnh đạo, quản lý và khoa học trong các lĩnh vực liên quan khác”. Thực tế, Đề án đã huy động được trên 300 nhà khoa học trong cả nước tham gia thực hiện. Các tổ chức chủ trì gồm: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khảo cổ học, Hội khoa học Lịch sử Thừa thiên – Huế, Viện Khảo cổ học và Viện Sử học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương.