- Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia - https://nafosted.gov.vn -

Trao đổi với các Hội đồng khoa học ngành nhằm nâng cao chất lượng công bố của các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ

Ngày 10/6/2020, Cơ quan điều hành Quỹ đã tổ chức cuộc họp với đại diện các HĐKH ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (KHTN&KT). Mục tiêu của cuộc họp nhằm thảo luận về việc nâng cao chất lượng của các công trình công bố do Quỹ tài trợ trên các tạp chí khoa học quốc tế chuyên ngành.

Chương trình nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong KHTN&KT được Quỹ triển khai từ năm 2009 và đã được cộng đồng các nhà khoa học quan tâm, tham gia tích cực. Đến nay, Quỹ đã tài trợ cho khoảng gần 3.000 nghiên cứu với sự tham gia của khoảng 15.000 lượt nhà khoa học. Chương trình đã góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng nghiên cứu, duy trì  phát triển nguồn lực KH&CN của Việt Nam trong những năm gần đây (hơn 1.600 đề tài đã hoàn thành với kết quả nghiên cứu công bố trong 4.800 bài báo trên tạp chí ISI/quốc tế uy tín, 2.700 bài báo trên tạp chí chuyên ngành quốc gia, tham gia đào tạo khoảng 3.000 thạc sỹ 1.500 tiến sỹ).

Ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình, Quỹ đã áp dụng danh mục tạp chí ISI cho các công trình công bố của các đề tài được tài trợ, cũng như sử dụng để đánh giá năng lực đầu vào của nhóm nghiên cứu. Việc sử dụng danh mục ISI nhằm hướng các công bố do Quỹ tài trợ tới các tạp chí khoa học có chất lượng, được thừa nhận rộng rãi.

Tháng 12/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông số 37/2014/TT-BKHCN về quản đềtài NCCB do Quỹ tài trợ, với quy định về danh mục tạp chí quốc tế, ISI uy tín (từ các tạp chí ISI SCIEmột cách chọn lọc hơn. Tháng 3/2016, HĐQL Quỹ ban hành danh mục tạp chí quốc tế uy tín trên sở đề xuất của các HĐKH ngành, bao gồm các tạp chí Q1-Q3 (theo xếp hạng WOS) của ISI (loại bỏ các tạp chí Q4) nhằm hướng các công bố tới các tạp chí khoa học chỉ số ảnh hưởng cao.

Gần đây, các nhà khoa học trao đổi về vấn đề các tạp chí thiên về lợi nhuận, tạp chí ngụy tạo không đảm bảo chất lượng kết quả công bố. Các tạp chí này có thể nằm trong danh mục do Quỹ ban hành, thể ảnh hưởng đến chất lượng chương trình (1).

Tại cuộc họp ngày 10/6/2020, đại diện các HĐKH ngành đã thảo luận thẳng thắn liên quan đến nhận diện các tạp chí kém chất lượng (2) ảnh hưởng đối với chất lượng chương trình NCCB của Quỹ. Hiện tượng tìm cách đăng bài báo trong các tạp chí kém chất lượng để nghiệm thu các đề tài nghiên cứu sẽ tạo ra trào lưu xấu, đi ngược lại với tinh thần liêm chính học thuật, trong môi trường nghiên cứu khoa học của Việt Nam.

Cuộc họp cũng trao đổi về vấn đề tạp chí truy nhập mở OA (Open Access (3)). Về ý nghĩa tính cực, OA làm cho các sản phẩm nghiên cứu truy cập được tự do, cho phép nghiên cứu được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi. Nhiều nước quan tài trợ nghiên cứu hỗ trợ, thúc đẩy hình thức này, để các nhà khoa học (đặc biệt là ở các nước kém phát triển) có thể tiếp cận các kết quả nghiên cứu một cách sớm nhất và miễn phí. Bên cạnh đó, hiện tượng một số tạp chí OA chú trọng việc thu phí xử bài viết từ tác giả đăng bài, trong khí thực hiện đánh giá khoa học sơ i không đảm bảo chất lượng các công trình đăng tải.

Sau thời gian thảo luận, đại diện các HĐKH ngành đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của các công bố do Quỹ tài trợ.

1. Kêu gọi các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu không đăng bài báo trên các tạp chí chất lượng kém bắt buộc phải trả phí mới được đăng bài.

2. Trong quá trình đánh giá hồ sơ đăng , đánh giá kết quả thực hiện các đề tài do Quỹ tài trợ, các HĐKH ngành cần xem xét kỹ lưỡng chất lượng các tạp chí nội dung các công trình công bố của các đề tài.

3. Các HĐKH CQĐH Quỹ tiếp tục soát, hoàn thiện danh mục tạp chí có uy tín, trình HĐQL Quỹ ban hành trong thời gian tới.

Việc nâng cao chất lượng công bố, thúc đẩy liêm chính học thuật không những đảm bảo chất lượng, hiệu quả của các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ mà còn đóng góp vào một môi trường nghiên cứu lành mạnh cho Việt Nam trong tương lai.

———

Ghi chú:

(1) Danh mục tạp chí được sử dụng như “điều kiện cần” khi xem xét điều kiện đầu vào và đầu ra của để tài. Công bố của CNĐT (khi xét chọn đầu vào) và công bố kết quả nghiên cứu (đánh giá kết quả đầu ra) phải năm trong danh mục tạp chí (danh mục ISI, ISI-quốc tế uy tín). Bên cạnh đó, các HĐKH cần đánh giá cụ thể (điều kiện đủ) năng lực của CNĐT và nhóm nghiên cứu (đầu vào) và đánh giá về nội dung/chất lượng khoa học của bài báo, sự phù hợp của bài báo với nội dung nghiên cứu, ghi nhận tài trợ (đầu ra).

(2) – Tạp chí khoa học ngụy tạo (predatory, write-only, deceptive publishing) mang tính kinh doanh xuất bản học thuật liên quan đến việc tính phí xuất bản mà không kiểm tra chất lượng và các dịch vụ xuất bản khác như các tạp chí học thuật hợp pháp cung cấp (cho dù truy cập mở hay không). Các tác giả bị lừa đảo hoặc một số trường hợp cố tình xuất bản tạp chí có chất lượng kém.
– Một số tạp chí bắt buộc phí xử lý bài viết có chất lượng thấp, đánh giá khoa học sơ sài, thời gian ngắn. Mức phí có thể từ vài trăm tới vài ngàn USD mỗi bài đăng.
(3) Open access. OA được nhiều nước, cơ quan tài trợ nghiên cứu thúc đẩy, hỗ trợ. Số lượng tạp chí OA có xu hướng tăng. Một số tạp chí truyền thống chuyển sang mô hình OA hoàn toàn. Danh sách các tạp chí truy cập mở hoàn toàn (và các công trình) có thể được tìm trên trang web DOAJ (Directory of Open Access Journals
).

Tin: Trương Thị Thanh Huyền