Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Sự kiện

Sự kiện, Tin tức

Lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ

Chiều ngày 14/7/2025, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã trang trọng tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ, bao gồm quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng và quyết định nghỉ hưu theo Nghị định số 178 đối với một số viên chức. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đào Ngọc Chiến – Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; các đồng chí Phó Giám đốc Quỹ; cùng toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động đang công tác tại Quỹ. Tại buổi lễ, đồng chí Hà Thị Phương Thảo đã đại diện Quỹ công bố các quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Trưởng phòng đối với 14 viên chức, gồm các ông/bà: Hà Thị Băng – Phó Chánh Văn phòng Nguyễn Thị Kim Thành – Phó Chánh Văn phòng Trần Thị Nga – Phó Chánh Văn phòng Phạm Thị Phương Dung – Phó Trưởng phòng Quản lý nhiệm vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Thị Thu Hồng – Phó Trưởng phòng Tài chính – Kế toán Nguyễn Thị Thủy – Phó Trưởng phòng Tài chính – Kế toán Nguyễn Thu Hằng – Phó Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ Nguyễn Văn Minh – Phó Trưởng phòng Quản lý phát triển công nghệ Nguyễn Văn Vinh – Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học xã hội và nhân văn Nguyễn Thị Phương – Phó Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu cơ bản Nguyễn Thi Khánh Vân – Phó Trưởng phòng Quản lý nhiệm vụ chuyển tiếp Trương Thu Hằng – Phó Trưởng phòng Quản lý nhiệm vụ chuyển tiếp Lê Khánh Vân – Phó Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu ứng dụng Nguyễn Quỳnh Hoa – Phó Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu ứng dụng. Ban Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc giao trao quyết định bổ nhiệm cho các cán bộ. Các đồng chí được nhận quyết định bổ nhiệm đã phát biểu bày tỏ niềm vinh dự, lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Quỹ và toàn thể cán bộ, viên chức đã tin tưởng giao phó trọng trách, đồng thời cam kết nhận nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Các đồng chí khẳng định, đây không chỉ là niềm tự hào cá nhân mà còn là trách nhiệm lớn lao, đòi hỏi mỗi người phải luôn giữ vững phẩm chất chính trị, không ngừng nỗ lực rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần đoàn kết, gương mẫu trong công tác và tiếp nối truyền thống tốt đẹp của đơn vị, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ngay sau phần công bố quyết định bổ nhiệm, Quỹ cũng đã tổ chức trao các quyết định nghỉ hưu theo chế độ cho 03 đồng chí: ông Chu Doãn Thành, bà Nguyễn Quỳnh Hoa và bà Nguyễn Thị Hồng Nhung. Đây đều là những viên chức đã gắn bó lâu năm với Quỹ, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung trong suốt quá trình công tác. Trong không khí xúc động, các đồng chí nghỉ hưu đã bày tỏ tình cảm chân thành, gửi lời tri ân sâu sắc tới tập thể lãnh đạo và đồng nghiệp đã luôn đồng hành, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi để các đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhìn lại chặng đường đã qua, các đồng chí không khỏi bồi hồi, xúc động, và mong muốn tiếp tục dõi theo, ủng hộ sự phát triển của Quỹ trong thời gian tới. Giám đốc Đào Ngọc Chiến trao Quyết định nghỉ hưu theo chế độ cho các cán bộ Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đào Ngọc Chiến – Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia – đã trân trọng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn, bền bỉ của các cán bộ nhận quyết định nghỉ hưu trong suốt quá trình công tác. Đồng chí nhấn mạnh, đó không chỉ là sự tận tâm, trách nhiệm mà còn là tấm gương sáng về đạo đức nghề nghiệp và tinh thần hết lòng vì công việc. Thay mặt tập thể lãnh đạo Quỹ, đồng chí Đào Ngọc Chiến gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các đồng chí nghỉ hưu, đồng thời bày tỏ mong muốn các đồng chí sẽ tiếp tục dõi theo, chia sẻ kinh nghiệm quý báu, và đồng hành cùng thế hệ kế cận trong chặng đường phát triển mới của Quỹ. Đồng chí cũng gửi lời chúc mừng tới các viên chức vừa được bổ nhiệm, bày tỏ niềm tin tưởng sâu sắc vào năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ trẻ. Đồng chí kỳ vọng các đồng chí được bổ nhiệm sẽ cùng tập thể tiếp tục phát huy truyền thống của đơn vị, nêu cao tinh thần gương mẫu, và phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần xây dựng Quỹ ngày càng vững mạnh, hiện đại và phát triển bền vững. Buổi lễ đã diễn ra trong không khí trang trọng, ấm cúng và đầy ý nghĩa, thể hiện sự trân trọng đối với đội ngũ cán bộ qua các thời kỳ, đồng thời là dịp để kế thừa và lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

Sự kiện, Tin tức

Hội nghị gặp mặt các Thành viên Hội đồng khoa học và triển khai chương trình nghiên cứu cơ bản năm 2025

Sáng ngày 8/7/2025, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã tổ chức Hội nghị gặp mặt các Thành viên Hội đồng khoa học (HĐKH) và triển khai công tác đánh giá, xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản (NCCB) năm 2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Bùi Thế Duy, Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Thứ trưởng Bộ KH&CN – Chủ tịch Hội đồng quản lý (HĐQL) Quỹ, các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Lãnh đạo Cơ quan điều hành Quỹ cùng các nhà khoa học là thành viên HĐKH nghiên cứu cơ bản hai nhiệm kỳ 2022 – 2024 và 2024 – 2026, các cơ quan báo chí, truyền thông Bộ KH&CN. Triển khai Nghị quyết số 09-NQ/ĐU ngày 05/3/2025 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về việc kiện toàn, sắp xếp các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ KH&CN, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 489/QĐ-BKHCN ngày 08/4/2025 về việc điều chuyển nguyên trạng nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản và các nội dung liên quan từ Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Văn phòng các Chương trình KH&CN quốc gia về Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia trực thuộc Bộ KH&CN. Quyết định đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, khi toàn bộ ngân sách dành cho các nhiệm vụ KH&CN quốc gia vào một đầu mối tài trợ duy nhất – Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia. Theo định hướng mới, Quỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tài trợ các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, đồng thời mở rộng tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Quỹ gửi lời cảm ơn tới các thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2022 – 2024 đã có những đóng góp tâm huyết và tinh thần trách nhiệm đã giúp Quỹ đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua, góp phần cho sự phát triển của nền KH&CN nước nhà. Giám đốc Quỹ tin tưởng các Thành viên HĐKH nhiệm kỳ mới – là những chuyên gia khoa học có uy tín sẽ đồng hành cùng Quỹ trong sứ mệnh nâng cao hiệu quả tài trợ nghiên cứu KH&CN quốc gia. Ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Quỹ, phát biểu khai mạc Hội nghị Ông Đào Ngọc Chiến cho biết, năm 2025, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ triển khai đồng bộ một số định hướng trọng tâm: Hoàn thiện hệ thống số hóa quy trình tài trợ, tích hợp toàn bộ vòng đời của đề tài từ nộp hồ sơ – xét duyệt – đánh giá kết quả – theo dõi tác động; Triển khai các mô hình tài trợ linh hoạt; Hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trẻ, thông qua cơ chế khuyến khích riêng, kết nối với các chương trình quốc tế, và đào tạo kỹ năng làm hồ sơ, quản lý nhiệm vụ; Thúc đẩy, mở rộng hợp tác về nghiên cứu và phản biện khoa học trong đánh giá với các đối tác quốc tế. Giám đốc CQĐH Quỹ Đào Ngọc Chiến chụp ảnh cùng các thành viên HĐKH NCCB lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) và lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (KHTN&KT) nhiệm kỳ 2022 – 2024 Thay mặt Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2022 – 2024, PGS.TS. Trần Quang Tuyến, Phó Chủ tịch HĐKH ngành Kinh tế nhiệm kỳ 2022 – 2024 khẳng định, sau gần 20 năm hoạt động, Quỹ được cộng đồng trong và ngoài nước ghi nhận về tính minh bạch, khách quan và liêm chính trong tài trợ nghiên cứu. PGS.TS. Trần Quang Tuyến mong muốn thời gian tới Quỹ xem xét ưu tiên tài trợ các đề tài liên ngành, nhất là nghiên cứu về tác động của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số tới kinh tế, xã hội, môi trường nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định chính sách phát triển bền vững, đồng thời tập trung tài trợ cho các nghiên cứu hiệu quả cải cách hành chính và đổi mới mô hình quản trị nhà nước. PGS.TS. Trần Quang Tuyến, Phó Chủ tịch HĐKH ngành Kinh tế nhiệm kỳ 2022-2024, phát biểu tại Hội nghị. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Phú Bình, Phó Giám đốc Quỹ đã Công bố Quyết định thành lập HĐKH NCCB trong lĩnh vực KHTN&KT nhiệm kỳ 2025 – 2027 và HĐKH NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV nhiệm kỳ 2024 – 2026. Thành viên của các HĐKH là các nhà khoa học có thành tích nghiên cứu xuất sắc trên phạm vi cả nước, đáp ứng các tiêu chí đối với chuyên gia đánh giá quy định tại Điều 7 Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN, được các nhà khoa học cùng ngành tín nhiệm, đề xuất. Đặc biệt, Quỹ đã mời một số nhà khoa học người Việt Nam hiện đang làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học ở nước ngoài, có thành tích xuất sắc (như GS. TS. Phan Thành Nam – Trường ĐH Ludwig Maximilian München, CHLB Đức tham gia HĐKH ngành Toán học; GS.TS. Lê Bảo Long – Trường Đại học Quebec – Canada tham gia HĐKH ngành Khoa học Thông tin và Máy tính; GS.TS. Phan Mạnh Hưởng – Trường ĐH Nam Florida – Hoa Kỳ tham gia HĐKH ngành Vật lý; GS.TS. Nguyễn Thị Kim Thanh – Trường Đại học College London – Vương Quốc Anh tham gia HĐKH ngành Hóa học; PGS.TS. Trần Đăng Khánh – Trường Đại học California, Riverside – Hoa Kỳ tham gia HĐKH ngành Khoa học Sự sống) tham

Sự kiện, Tin tức

Việt Nam – Lào thúc đẩy hợp tác nghiên cứu KH,CN&ĐMST: Hướng tới hệ sinh thái KH&CN bền vững và số hóa toàn diện

Việt Nam – Lào hợp tác phát triển khoa học công nghệ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Lào (FOSTED) ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, chiều 4/7. Biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác hai bên trong tài trợ nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các nội dung hợp tác gồm: đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu, quản lý khoa học, xây dựng và triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Việt Nam và Lào ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiều 4/7 trước chứng kiến của Thứ trưởng Bùi Thế Duy (bìa phải) và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Samlan Phankhavong (bìa trái) Theo Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước Việt Nam – Lào. Ông nhận định, biên bản ghi nhớ sẽ là cơ sở pháp lý cho việc mở rộng các hình thức hợp tác cụ thể giữa hai nước. Trong đó có việc xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến các chương trình tài trợ, cùng các hợp tác trong đào tạo cán bộ nghiên cứu và quản lý khoa học. Thứ trưởng cho hay, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Do đó, hai nước cần phát huy tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. “Thông qua hợp tác giữa Quỹ NAFOSTED và FOSTED, cộng đồng khoa học hai nước sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận, chia sẻ tri thức và cùng nhau tạo ra các giá trị khoa học phục vụ phát triển kinh tế xã hội”, Thứ trưởng nói. Tại lễ ký kết, Thứ trưởng Giáo dục và Thể thao Lào, ông Samlan Phankhavong – Phó Chủ tịch Quỹ FOSTED, cảm ơn sự hỗ trợ lâu dài từ Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Lào trong công tác quản lý, thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao kết quả cho doanh nghiệp, cùng việc thử nghiệm các quy định pháp luật liên quan đến vận hành quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Lào cũng mong phía Việt Nam hỗ trợ phần mềm và bí quyết quản lý mà Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đang sử dụng. Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhất trí và cho biết Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết sẽ triển khai hợp tác tối đa. Ông đề nghị hai bên cùng đặt hàng nhiệm vụ nghiên cứu chung, phát triển phần mềm dịch tiếng nói tự động Việt – Lào. Thông qua đây, Lào có thể làm chủ công nghệ nhận dạng và phát âm tiếng bản địa. Hai quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Lào và Việt Nam từng ký biên bản ghi nhớ hợp tác năm 2017. Giai đoạn 2020-2023, Việt Nam đã hỗ trợ Lào xây dựng, chuyển giao hệ thống văn bản pháp luật, góp phần tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Lào. Các hoạt động hội thảo, tập huấn nâng cao kiến thức quản lý cho cán bộ khoa học và công nghệ Lào cũng được duy trì suốt nhiều năm hợp tác. Đại diện Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Lào cũng làm việc với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Hai bên đã trao đổi, thảo luận về các hướng nghiên cứu thế mạnh mà nhà trường đang triển khai, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ và những hướng hợp tác tiềm năng trong nghiên cứu khoa học. Tin: Báo VnExpress

Sự kiện, Tin tức

Thắt chặt hợp tác KH&CN Việt Nam – Lào trên nền tảng đại học, đưa hợp tác nghiên cứu lên tầm cao mới

Ngày 04/7/2025, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Việt Nam, đoàn Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lào (FOSTED) do ông Samlane Phankhavong, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Phó Chủ tịch FOSTED dẫn đầu đã có buổi làm việc quan trọng với Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) – Đại học Quốc gia Hà Nội. Buổi làm việc không chỉ là dịp trao đổi kinh nghiệm chuyên sâu trong triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, mà còn mở ra nhiều hướng hợp tác thực chất giữa các đơn vị tài trợ và cơ sở đào tạo – nghiên cứu hàng đầu của hai quốc gia. Toàn cảnh buổi làm việc. ĐHKHTN – NAFOSTED – FOSTED: Mở rộng trục hợp tác nghiên cứu khoa học khu vực Phát biểu chào mừng, PGS.TS. Trần Mạnh Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN cho biết, Trường luôn giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản ở Việt Nam với đội ngũ cán bộ là những nhà khoa học giàu tâm huyết, chuyên gia đầu ngành, có năng lực nghiên cứu mạnh. Trong những năm gần đây, Trường không ngừng nâng cao chất lượng và quy mô nghiên cứu khoa học. Giai đoạn 2019-2024, Trường đã và đang triển khai 26 nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia, 75 đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ, cùng hàng trăm đề tài các cấp khác và hợp đồng chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp. Trung bình mỗi năm, tổng kinh phí cho nghiên cứu đạt gần 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Trường đã công bố hơn 2.600 bài báo quốc tế thuộc hệ WoS/Scopus, sở hữu 48 bằng độc quyền sáng chế, xây dựng được 7 phòng thí nghiệm trọng điểm và 17 nhóm nghiên cứu mạnh. PGS.TS. Trần Mạnh Cường đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các Quỹ tài trợ nghiên cứu, đặc biệt là Quỹ NAFOSTED, trong việc hỗ trợ cộng đồng nghiên cứu của Trường cũng như của cả nước trong thời gian qua. Đồng thời, bày tỏ tin tưởng rằng với sự hiện diện của đại diện ba bên: Trường ĐHKHTN – đơn vị nghiên cứu, Quỹ NAFOSTED – đơn vị tài trợ nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, Quỹ FOSTED – cơ quan phát triển KH&CN của Lào, sẽ mở ra nhiều triển vọng hợp tác mới, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) giữa hai quốc gia. PGS.TS. Trần Mạnh Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN phát biểu tại buổi làm việc. Phát biểu tại buổi làm việc, ông Samlane Phankhavong, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Phó Chủ tịch Quỹ FOSTED bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước thành tựu nghiên cứu của Trường ĐHKHTN. Theo ông, đây là những kinh nghiệm quý báu mà Lào có thể học hỏi trong quá trình xây dựng, triển khai và ứng dụng các chương trình nghiên cứu khoa học một cách bài bản và hiệu quả hơn. Đánh giá về quan hệ hợp tác giữa Quỹ NAFOSTED và Quỹ FOSTED, ông Samlane Phankhavong cho rằng, thời gian qua hai bên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết; đồng thời kỳ vọng, với sự tham gia và đóng góp từ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu uy tín của Việt Nam – đặc biệt là từ Trường ĐHKHTN sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ FOSTED, mở rộng chiều sâu hợp tác KH&CN giữa hai quốc gia. Qua đó, tạo ra những kết nối thực chất, góp phần cụ thể hóa các nội dung hợp tác giữa hai Quỹ; thúc đẩy hệ sinh thái nghiên cứu KH,CN&ĐMST tại Lào phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn trong thời gian tới. Ông Samlane Phankhavong, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Phó Chủ tịch Quỹ FOSTED phát biểu tại buổi làm việc. Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Phú Bình, Phó Giám đốc Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, Bộ KH&CN Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Lào đã ghi nhận nhiều dấu ấn đáng kể, đặc biệt là giữa hai quỹ NAFOSTED và FOSTED. Từ nền tảng chia sẻ mô hình tổ chức, phương pháp quản lý đến xây dựng thể chế, hai quỹ đã cùng nhau triển khai hiệu quả nhiều hoạt động thiết thực, đặt nền móng vững chắc cho một cơ chế tài trợ nghiên cứu bài bản tại Lào. Ông Nguyễn Phú Bình cho biết thêm, Luật KH,CN&ĐMST của Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 6 đã chính thức khẳng định vai trò trung tâm của các trường đại học trong hoạt động nghiên cứu cơ bản. Đây là bước chuyển dịch quan trọng, tạo điều kiện để những cơ sở như Trường ĐHKHTN – nơi đã triển khai gần 300 đề tài do NAFOSTED tài trợ, tiếp tục phát huy thế mạnh, đóng góp cho hệ sinh thái KH&CN quốc gia và khu vực. Với vai trò cầu nối tri thức, Quỹ NAFOSTED không chỉ hỗ trợ kỹ thuật trong xây dựng chính sách, mà còn trực tiếp chuyển giao cho FOSTED hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để tổ chức và quản lý hoạt động tài trợ KH&CN. Đến nay, các văn bản này đã được Bộ Giáo dục và Thể thao Lào chính thức ban hành, tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các chương trình tài trợ và hỗ trợ nghiên cứu tại nước bạn. Song song với đó là các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý KH&CN

Sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc bình chọn Hội đồng Khoa học nghiên cứu ứng dụng nhiệm kỳ 2024 – 2026

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đang thực hiện kiện toàn Hội đồng khoa học nghiên cứu ứng dụng nhiệm kỳ 2024-2026, theo tiến độ đã thông báo, Quỹ đã bắt đầu triển khai bước bình chọn thành viên Hội đồng khoa học. Quỹ trân trọng thông báo về việc khởi động hệ thống bình chọn thành viên các Hội đồng khoa học nghiên cứu ứng dụng nhiệm kỳ 2024 – 2026 và các thông tin liên quan đến hoạt động bình chọn như sau: Thời gian bình chọn: từ ngày 02/7/2025 đến ngày 07/7/2025. Nguyên tắc bình chọn: – Mỗi nhà khoa học bình chọn 09 nhà khoa học trong danh sách ứng viên vào Hội đồng Khoa học. Lưu ý bình chọn tối đa 02 nhà khoa học vào vị trí Chủ tịch Hội đồng khoa học và 02 nhà khoa học vào vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học. – Không bình chọn các nhà khoa học trong Thường trực Hội đồng khoa học 2 nhiệm kỳ liên tiếp (2020 -2022 và 2022-2024) (có đánh dấu ** bên cạnh tên trong danh sách bầu cử) vào vị trí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐKH nhiệm kỳ mới. Kính mời các nhà khoa học, nhà quản lý tích cực tham gia bình chọn thành viên Hội đồng khoa học nghiên cứu ứng dụng nhiệm kỳ 2024–2026 trên hệ thống quản lý trực tuyến của Quỹ tại địa chỉ: 👉https://e-services.nafosted.gov.vn/ Trong trường hợp quý vị chưa có tài khoản, vui lòng đăng ký tại đây để tham gia bình chọn: 👉https://e-services.nafosted.gov.vn/index.php/login/create_account_vote Sự tham gia của quý vị thể hiện tinh thần trách nhiệm, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ và hiệu quả nghiên cứu ứng dụng của Quỹ nói riêng và nền khoa học công nghệ nước nhà nói chung.

Sự kiện

Thông báo về việc gia hạn thời gian bầu chọn HĐKH Nghiên cứu ứng dụng nhiệm kỳ 2024 – 2026

Ngày 16/6/2025, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã thông báo về việc Kiện toàn Hội đồng khoa học Nghiên cứu ứng dụng nhiệm kỳ 2024 – 2026. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp tục tham gia đề cử/ứng cử và bầu chọn thành viên Hội đồng khoa học (HĐKH) nghiên cứu ứng dụng, Quỹ gia hạn thời gian giới thiệu ứng viên tham gia đến hết ngày 30/6/2025. Thời gian và kế hoạch kiện toàn Hội đồng khoa học Nghiên cứu ứng dụng sẽ được điều chỉnh cụ thể như sau: TT Nội dung Thông tin chi tiết Thời gian dự kiến Thời gian sau điều chỉnh 1 Giới thiệu ứng viên tham gia HĐKH Cộng đồng nhà khoa học, nhà quản lý giới thiệu ứng viên; danh sách mặc định gồm: các thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2022-2024; Ban Chủ nhiệm các chương trình KH&CN trọng điểm 2021-2030; Ban chủ nhiệm chương trình KC-4.0 2019-2025; các chủ nhiệm đề tài NCUD, đề tài KC/KX từ năm 2020 đến nay. 16/6/2025 – 22/6/2025 16/6/2025 – 30/6/2025 2 Xác nhận tham gia và cập nhật lý lịch khoa học Các ứng viên xác nhận đồng ý tham gia và cập nhật lý lịch trên hệ thống quản lý trực tuyến của Quỹ. 16/6/2025 – 23/6/2025 16/6/2025 – 1/7/2025 3 Bình chọn thành viên HĐKH Cộng đồng nhà khoa học, nhà quản lý đề xuất HĐKH từ danh sách ứng viên (trên hệ thống quản lý trực tuyến). 24/6/2025 – 29/6/2025 2/7/2025 – 7/7/2025 4 Tổng hợp kết quả và đề xuất danh sách HĐKH Tổng hợp kết quả giới thiệu và bình chọn để đề xuất danh sách HĐKH. 30/6/2025 – 03/7/2025 8/7/2025 – 10/7/2025 5 Trình Hội đồng Quản lý xem xét, thành lập HĐKH kiện toàn HĐQL xem xét và quyết định thành lập các HĐKH nhiệm kỳ 2024 – 2026. 04/7/2025 – 09/7/2025 11/7/2025 – 16/7/2025 Quỹ trân trọng thông báo và kính mong cộng đồng các nhà khoa học giới thiệu đề cử/ứng cử các thành viên có năng lực chuyên môn, uy tín tham gia các Hội đồng khoa học Nghiên cứu ứng dụng nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Sự kiện, Tài trợ, Tin tức

Kiện toàn Hội đồng khoa học Nghiên cứu ứng dụng nhiệm kỳ 2024 – 2026

Căn cứ Quyết định số 489/QĐ-BKHCN ngày 08/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc điều chuyển nguyên trạng nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản và các nội dung liên quan từ Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia về Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ); Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, đánh giá xét chọn, đánh giá nghiệm thu các đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, Quỹ triển khai kiện toàn các Hội đồng khoa học nghiên cứu ứng dụng (HĐKH) nhiệm kỳ 2024 – 2026. Cơ cấu các Hội đồng khoa học nghiên cứu ứng dụng Sau kiện toàn, sẽ có 12 HĐKH, bao gồm: – 08 HĐKH lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật: Toán học và Vật lý ứng dụng; Công nghệ thông tin và truyền thông; Cơ khí, tự động hóa, robot; Vật liệu, vi mạch tích hợp (IC); Công nghệ hóa học và sinh học; Khoa học trái đất, môi trường và khoa học biển; Khoa học y, dược; Khoa học nông nghiệp. – 04 HĐKH lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Kinh tế học; Tâm lý học, giáo dục, xã hội học và truyền thông; Triết học, chính trị học, quan hệ quốc tế và luật học; Sử học, dân tộc học, văn hóa, văn học và nghệ thuật. Mỗi HĐKH có 09 thành viên, trong đó (i) 06 thành viên là nhà khoa học và (ii) 03 thành viên là nhà quản lý (đại diện các cơ quan quản lý KH&CN, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp,…). Các thành viên HĐKH nghiên cứu ứng dụng đương nhiệm (theo Quyết định số 102/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 31/12/2024) sẽ tham gia vào một trong các HĐKH nêu trên. Chức năng của Hội đồng khoa học HĐKH được thành lập để tư vấn cho Quỹ trong các nội dung: – Đánh giá xét chọn và đánh giá kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng; – Các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. 3. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng khoa học Các thành viên HĐKH phải đáp ứng các tiêu chí sau: – Phù hợp với tiêu chuẩn chuyên gia đánh giá của Quỹ (chi tiết tại phụ lục [1]); – Được cộng đồng chuyên môn tín nhiệm, giới thiệu; – Thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia của Quỹ; – Có cam kết tham gia và tuân thủ các quy định hoạt động của Quỹ. Thời gian và kế hoạch kiện toàn Hội đồng khoa học TT Nội dung Thông tin chi tiết Thời gian dự kiến 1 Giới thiệu ứng viên tham gia HĐKH Cộng đồng nhà khoa học, nhà quản lý giới thiệu ứng viên; danh sách mặc định gồm: các thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2022-2024; Ban Chủ nhiệm các chương trình KH&CN trọng điểm 2021-2030; Ban chủ nhiệm chương trình KC-4.0 2019-2025; các chủ nhiệm đề tài NCUD, đề tài KC/KX từ năm 2020 đến nay. 16/6/2025 – 22/6/2025 2 Xác nhận tham gia và cập nhật lý lịch khoa học Các ứng viên xác nhận đồng ý tham gia và cập nhật lý lịch trên hệ thống quản lý trực tuyến của Quỹ. 16/6/2025 – 23/6/2025 3 Bình chọn thành viên HĐKH Cộng đồng nhà khoa học, nhà quản lý đề xuất HĐKH từ danh sách ứng viên (trên hệ thống quản lý trực tuyến). 24/6/2025 – 29/6/2025 4 Tổng hợp kết quả và đề xuất danh sách HĐKH Tổng hợp kết quả giới thiệu và bình chọn để đề xuất danh sách HĐKH. 30/6/2025 – 03/7/2025 5 Trình Hội đồng Quản lý xem xét, thành lập HĐKH kiện toàn HĐQL xem xét và quyết định thành lập các HĐKH nhiệm kỳ 2024 – 2026. 04/7/2025 – 09/7/2025 Quỹ trân trọng kính mời các nhà khoa học, nhà quản lý tích cực tham gia giới thiệu, tự ứng cử và bình chọn thành viên Hội đồng khoa học nghiên cứu ứng dụng nhiệm kỳ 2024 – 2026 thông qua tài khoản trên hệ thống quản lý đề tài NAFOSTED tại địa chỉ: 👉https://e-services.nafosted.gov.vn/ Trong trường hợp quý vị chưa có tài khoản, vui lòng đăng ký tại đây để đề cử/ứng cử ứng viên tham gia Hội đồng: 👉https://e-services.nafosted.gov.vn/index.php/login/create_account_vote Sự tham gia của quý vị thể hiện tinh thần trách nhiệm, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ và hiệu quả nghiên cứu ứng dụng của Quỹ nói riêng và nền khoa học công nghệ nước nhà nói chung. [1] Chuyên gia đánh giá là các nhà khoa học, nhà quản lý được Quỹ mời tư vấn, đánh giá về các nội dung liên quan đến các hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Chuyên gia đánh giá phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây: a) Chuyên gia đánh giá là nhà khoa học phải có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc sách chuyên khảo hoặc là tác giả sáng chế hoặc giải pháp hữu ích hoặc giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian 05 năm gần nhất hoặc có kết quả nghiên cứu được ứng dụng và kết quả nghiên cứu đó được công bố trong thời gian 10 năm gần nhất. Chuyên gia đánh giá là nhà quản lý phải hoạt động trong lĩnh vực hoặc làm việc, công tác liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định; b) Tham gia công việc tư vấn với trách nhiệm cao, trung thực, khách quan.

Sự kiện, Tin tức

Hướng tới mô hình Quỹ khoa học và công nghệ năng động, hiệu quả và hội nhập quốc tế

Ngày 13/6/2025, tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia”, tiếp nối Hội thảo khoa học được tổ chức tại Hà Nội ngày 15/5/2025. Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà khoa học và đại diện các tổ chức khoa học và công nghệ trong cả nước cùng nhìn lại hoạt động của Quỹ trong thời gian qua; trao đổi và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ trong bối cảnh đổi mới cơ chế, chính sách, đặc biệt là sau khi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành với định hướng đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ, khẳng định vai trò trung tâm của Quỹ trong việc tài trợ các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ không chỉ là yêu cầu nội tại mà còn góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của khoa học và công nghệ quốc gia. Từ tháng 5/2025, Quỹ NAFOSTED được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị gồm: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước và Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ Quốc gia. PGS.TS. Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ phát biểu khai mạc Hội thảo Thực trạng hoạt động Trong phần báo cáo chuyên đề, TS. Phạm Đình Nguyên, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ, trình bày đánh giá tổng thể hoạt động của Quỹ thời gian qua. Theo đó, mỗi năm Quỹ tài trợ trung bình khoảng 200 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản cùng nhiều nhiệm vụ hợp tác quốc tế và nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên, còn tồn tại những hạn chế như đề xuất nghiên cứu còn phân tán, thiếu liên kết giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, nhóm nghiên cứu liên ngành chưa nhiều, kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa chưa rõ nét. TS Phạm Đình Nguyên, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ trình bày về thực trạng  hoạt động của Quỹ trước thời điểm sáp nhập Nâng cao hiệu quả tài trợ, cải thiện cơ chế tài chính và đánh giá kết quả Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, bà Chu Thị Thủy Chung, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, đã trình bày các nội dung mới trong cơ chế quản lý tài chính cho nghiên cứu khoa học và công nghệ theo Nghị quyết 57-NQ/TW, Nghị quyết 193/QH15 và Nghị định 88/2025/NĐ-CP. Các chính sách mới hướng tới tăng cường quyền tự chủ cho tổ chức chủ trì, đơn giản hóa thủ tục hành chính và áp dụng phương thức khoán chi theo kết quả đầu ra. Bà Chu Thị Thủy Chung, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính trình bày về cơ chế quản lý tài chính cho nghiên cứu khoa học và công nghệ Tiếp đó, TS. Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng theo hướng đo lường tác động đến phát triển kinh tế – xã hội. TS Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ trình bày đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng. Với góc nhìn từ nhà khoa học đã nhiều năm tham gia các hoạt động của Quỹ, GS.TS. Phan Bách Thắng (Trường Đại học Sức Khỏe, ĐHQG TP.HCM) và GS.TS. Lê Văn Cảnh (Trường Đại học Công nghệ TP.HCM) đã chia sẻ kinh nghiệm kết nối giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, cũng như các giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế. Đây là những yếu tố quan trọng để nâng cao giá trị thực tiễn của các nhiệm vụ nghiên cứu do Quỹ tài trợ. GS.TS. Phan Bách Thắng (Trường Đại học Sức Khỏe, ĐHQG TP.HCM) trình bày báo cáo tại Hội thảo GS.TS. Lê Văn Cảnh (Trường Đại học Công nghệ TP.HCM) chia sẻ các giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các nhiệm vụ do Quỹ tài trợ. Đẩy mạnh chuyển đổi số Tiếp theo chương trình, ông Nguyễn Đình Hưng đã trình bày về hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang được Quỹ triển khai. Hệ thống số hoá toàn bộ quy trình quản lý từ tiếp nhận, đánh giá, ký hợp đồng, báo cáo định kỳ, đánh giá định kỳ, báo cáo tổng hợp đến đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN, tích hợp dữ liệu phục vụ công tác thống kê, báo cáo, tổng hợp. Đây là một trong những nền tảng trọng tâm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tăng tính minh bạch và hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động điều hành của Quỹ, tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức chủ trì và nhà khoa học. Ông Nguyễn Đình Hưng trình bày về hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang được Quỹ triển khai Trong thời gian tới, hệ thống sẽ được mở rộng để phục vụ nhu cầu quản lý nhiệm vụ KH&CN tại các Bộ, ngành và địa phương, hướng tới xây dựng một nền tảng số dùng chung toàn quốc trong lĩnh vực khoa

Sự kiện, Tin tức

Tổ Chức Thành Công Đại Hội Chi Bộ, hướng tới Đại hội Đảng bộ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Thực hiện Kế hoạch số 03-KH/ĐU ngày 26/4/2025 của Đảng ủy Bộ KH&CN về tổ chức Đại hội đảng các cấp trong Đảng Bộ Bộ KH&CN nhiệm kỳ 2025-2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng, được sự hướng dẫn của Đảng ủy Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, từ ngày 06/6/2025 đến ngày 07/6/2025, các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Quỹ đã tổ chức thành công đại hội chi bộ, đảm bảo đúng quy định Điều lệ Đảng, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, phát huy dân chủ, trí tuệ và tinh thần trách nhiệm cao. Là Chi bộ đi đầu và thực hiện đại hội điểm, Chi bộ phòng Quản lý Phát triển công nghệ đã tổ chức long trọng đại hội với sự có mặt của đồng chí Nguyễn Phú Bình – Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và đại diện cấp ủy 08 Chi bộ trực thuộc Đảng ủy Quỹ. Tại đại hội, đoàn chủ tịch gồm đồng chí Nguyễn Văn Đức – Bí thư Chi bộ và đồng chí Ngô Sỹ Quốc – Phó Giám đốc Quỹ Phát triền khoa học và công nghệ Quốc gia đã điều hành đại hội thực hiện các nội dung: Trình bày các báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm của Bí thư, thảo luận góp ý văn kiện Đại hội Đảng thứ XIV và văn kiện Đảng ủy cấp trên; thông qua Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Đại hội diễn ra trong không khí sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp cho các văn kiện. Các bước tiến hành đại hội được chuẩn bị chu đáo, tổ chức bài bản, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và tính kỷ luật nghiêm minh, xứng đáng là đại hội mẫu để các chi bộ khác học tập, noi theo. Hòa trong không khí sôi nổi, khẩn trương tiến tới Đại hội Đảng các cấp, các Chi bộ trực thuộc còn lại (gồm Chi bộ phòng Quản lý Nghiên cứu ứng dụng, Chi bộ Văn phòng, Chi bộ phòng Quản lý nhiệm vụ Hợp tác quốc tế, Chi bộ phòng Quản lý nhiệm vụ chuyển tiếp, Chi bộ phòng Kiểm soát nội bộ, Chi bộ phòng Tài chính kế toán, Chi bộ phòng Quản lý Nghiên cứu cơ bản, Chi bộ phòng Quản lý Khoa học xã hội và nhân văn) cũng đã tổ chức thành công đại hội với chất lượng cao, góp phần lan tỏa tinh thần đổi mới, kỷ cương và sáng tạo trong toàn Đảng bộ. Các báo cáo chính trị của các Chi bộ đã nghiêm túc đánh giá toàn diện tình hình thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua, chỉ rõ kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời đề ra phương hướng nhiệm kỳ mới sát với tình hình thực tiễn, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị. Với tinh thần trách nhiệm cao và sự quan tâm sâu sắc, đại diện Ban Chấp hành Đảng ủy cấp trên đã trực tiếp tham dự đại hội các chi bộ, dành những ý kiến chỉ đạo sâu rộng, tâm huyết và có tầm định hướng chiến lược, góp phần dẫn dắt hoạt động của chi bộ phát triển đúng hướng, hiệu quả và bền vững. Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần đổi mới, phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Thành công của đại hội là tiền đề quan trọng để chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng bộ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia dự kiến diễn ra trong thời gian tới. Với khí thế mới, niềm tin mới và quyết tâm mới, các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia sẽ tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 đã đề ra. Mỗi đại hội chi bộ là một dấu mốc quan trọng, thể hiện trí tuệ và bản lĩnh chính trị. Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về các đại hội chi tiết tại các liên kết dưới đây: Tin bài về Đại hội Chi bộ phòng Quản lý Nghiên cứu ứng dụng. Tin bài về Đại hội Chi bộ phòng Quản lý Nghiên cứu cơ bản. Tin bài về Đại hội Chi bộ phòng Quản lý Khoa học xã hội và nhân văn. Tin bài về Đại hội Chi bộ phòng Quản lý nhiệm vụ Hợp tác quốc tế. Tin bài về Đại hội Chi bộ phòng Quản lý Phát triển công nghệ. Tin bài về Đại hội Chi bộ Văn phòng Quỹ Tin bài về Đại hội Chi bộ phòng Tài chính kế toán. Tin bài về Đại hội Chi bộ phòng Kiểm soát nội bộ. Tin bài về Đại hội Chi bộ phòng Quản lý nhiệm vụ chuyển tiếp.

Sự kiện

Thông tin về Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu năm 2026 (Global Young Scientists Summit 2026)

Global Young Scientist Summit 2026 (GYSS 2026) – Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu lần thứ 14 sẽ được tổ chức tại Singapore vào đầu năm 2026. Đây là hội nghị được tổ chức thường niên bởi Quỹ Nghiên cứu quốc gia của Singapore (NRF Singapore). Tiếp tục với chủ đề “Advancing Science, Creating Technologies for a Better World”, hội nghị GYSS là diễn đàn đa ngành, đa văn hóa, đa thế hệ, một nơi mà các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới có thể trao đổi trực tiếp và được truyền cảm hứng từ các nhà khoa học danh tiếng và các nhà lãnh đạo về công nghệ trên thế giới. Nhà khoa học quan tâm có thể tìm hiểu thông tin chi tiết tại trang web: https://www.nrf.gov.sg/gyss/ Một số thông tin về Hội nghị GYSS 2016: Thời gian: 05-09/1/2026 (thứ 2 tới thứ 6); Lĩnh vực: Hóa học, Vật lý, Y dược, Toán học, Khoa học máy tính và kỹ thuật Ngôn ngữ sử dụng trong hội nghị: Tiếng Anh Diễn giả tại GYSS 2026: các nhà khoa học uy tín, được công nhận với các giải thưởng Nobel, Fields Medal, Millennium Technology Prize, Turing Award và các giải thưởng khoa học danh giá khác. Quyền lợi của nhà khoa học Việt Nam tham dự: – Tham dự trực tiếp các hoạt động trong khuôn khổ hội nghị trực tiếp tại Singapore (các buổi thuyết trình, hội thảo, các phiên trao đổi hỏi đáp với các diễn giả và các nhà khoa học khác, buổi thảo luận nhóm nhỏ với diễn giả đã được chọn trước, thuyết trình ngắn về nghiên cứu của bản thân…) – Ban tổ chức tài trợ chi phí trong thời gian hội nghị: phòng ở (phòng ghép đôi tại khách sạn địa phương); đi lại giữa hotel và địa điểm Hội nghị; bữa ăn (Ban tổ chức thông báo chi tiết tới người được xác nhận tham dự) – Ban tổ chức không tài trợ chi phí: đi lại khứ hồi Việt Nam – Singapore Tiêu chuẩn đăng ký – Học vấn: Các nhà nghiên cứu sau tiến sĩ hoặc tương đương (<5 năm sau khi có bằng tiến sĩ tại thời điểm diễn ra Hội nghị); Nghiên cứu sinh (Thạc sĩ và Tiến sĩ); Sinh viên đại học. (Lưu ý, các nhà khoa học đã nắm giữ học hàm giáo sư, phó giáo sư không thuộc đối tượng tham dự) – Chưa từng tham gia theo hình thức trực tiếp các hội nghị GYSS trước đó (trừ tham gia online năm 2021 – 2022); – Thành thạo tiếng Anh, đủ khả năng tham gia vào các buổi thảo luận; – Có thành tích, đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu đang theo học, hoặc làm việc. – Nhận được sự chứng thực của một tổ chức được mời cung cấp người được đề cử

Lên đầu trang