Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Sự kiện

Sự kiện, Tin tức

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013

Ngày 30/10/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp báo giới thiệu Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013. Tham dự buổi họp báo có ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng; ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia- Cơ quan thường trực của Giải thưởng cùng các thành viên thuộc Ban Tổ chức giải thưởng và các nhà khoa học có uy tín thuộc các Viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu cùng đông đảo các cơ quan báo chí, truyền thông trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà  Nội, Báo Khoa học và Đời sống, Tạp chí Tuyên giáo, Báo Nhân dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, VOV TV, Dân trí, Tạp chí Tia sáng, VN Media, Báo Tuổi trẻ,…) 1.  Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và các nhà khoa học Việt Nam, nước ngoài có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. Giải thưởng được xét, tặng hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản, có đóng góp thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét, tặng của Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng Tạ Quang Bửu xét, tặng cho các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học và Khoa học Tự nhiên khác. 3. Đối tượng tham gia xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Nhà khoa học là công dân Việt Nam và là tác giả chính của công trình khoa học xuất sắc được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. – Nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, nhà khoa học nước ngoài ở Việt Nam có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 4. Cơ cấu giải thưởng Cơ cấu Giải thưởng bao gồm: từ 1 đến 3 giải thưởng chính và 1 giải thưởng nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ) dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc; 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 5. Giá trị và hình thức trao giải Mỗi Giải thưởng gồm có: – Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; – Tiền thưởng (mức tối thiểu): 200 triệu đối với giải thưởng chính; 50 triệu đối với giải thưởng trẻ; 100 triệu đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các cá nhân nộp hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho Cơ quan thường trực của Giải thưởng từ ngày 30/10/2013 đến hết ngày 20/01/2014. – Công tác chấm giải: từ ngày 20/01 đến ngày 30/03/2014. – Công bố và trao giải thưởng: tháng 5/2014 7. Hồ sơ xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Đơn đăng ký tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu (tải về tại đây ) – Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyển) – Bản toàn văn công trình khoa học xuất sắc – Thuyết minh về giá trị khoa học của công trình – Thuyết minh về đóng góp của nhà khoa học đối với nghiên cứu cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ nói chung của Việt Nam – Các tài liệu khác: Các tài liệu minh chứng cần thiết trong quá trình đánh giá của Hội đồng. Ban tổ chức có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin và xác nhận đối với hồ sơ được các Hội đồng khoa học chuyên ngành đề xuất, trình Hội đồng giải thưởng xem xét. 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-39367750 Email: nafosted@most.gov.vn Website: http://www.nafosted.gov.vn Quyết định số 2635/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu”.

Sự kiện, Tin tức

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013

Ngày 30/10/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp báo giới thiệu Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013. Tham dự buổi họp báo có ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng; ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia- Cơ quan thường trực của Giải thưởng cùng các thành viên thuộc Ban Tổ chức giải thưởng và các nhà khoa học có uy tín thuộc các Viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu cùng đông đảo các cơ quan báo chí, truyền thông trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà  Nội, Báo Khoa học và Đời sống, Tạp chí Tuyên giáo, Báo Nhân dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, VOV TV, Dân trí, Tạp chí Tia sáng, VN Media, Báo Tuổi trẻ,…) 1.  Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và các nhà khoa học Việt Nam, nước ngoài có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. Giải thưởng được xét, tặng hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản, có đóng góp thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét, tặng của Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng Tạ Quang Bửu xét, tặng cho các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học và Khoa học Tự nhiên khác. 3. Đối tượng tham gia xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Nhà khoa học là công dân Việt Nam và là tác giả chính của công trình khoa học xuất sắc được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. – Nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, nhà khoa học nước ngoài ở Việt Nam có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 4. Cơ cấu giải thưởng Cơ cấu Giải thưởng bao gồm: từ 1 đến 3 giải thưởng chính và 1 giải thưởng nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ) dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc; 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 5. Giá trị và hình thức trao giải Mỗi Giải thưởng gồm có: – Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; – Tiền thưởng (mức tối thiểu): 200 triệu đối với giải thưởng chính; 50 triệu đối với giải thưởng trẻ; 100 triệu đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các cá nhân nộp hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho Cơ quan thường trực của Giải thưởng từ ngày 30/10/2013 đến hết ngày 20/01/2014. – Công tác chấm giải: từ ngày 20/01 đến ngày 30/03/2014. – Công bố và trao giải thưởng: tháng 5/2014 7. Hồ sơ xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Đơn đăng ký tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu (tải về tại đây ) – Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyển) – Bản toàn văn công trình khoa học xuất sắc – Thuyết minh về giá trị khoa học của công trình – Thuyết minh về đóng góp của nhà khoa học đối với nghiên cứu cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ nói chung của Việt Nam – Các tài liệu khác: Các tài liệu minh chứng cần thiết trong quá trình đánh giá của Hội đồng. Ban tổ chức có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin và xác nhận đối với hồ sơ được các Hội đồng khoa học chuyên ngành đề xuất, trình Hội đồng giải thưởng xem xét. 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-39367750 Email: nafosted@most.gov.vn Website: http://www.nafosted.gov.vn Quyết định số 2635/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu”.

Sự kiện, Tin tức

Hội thảo giới thiệu Dự án đổi mới sáng tạo hướng đến người thu nhập thấp

Triển khai chuỗi hội thảo nhằm quảng bá rộng rãi “Dự án đổi mới sáng tạo hướng đến người thu nhập thấp” do Ngân hàng thế giới (World Bank) hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam, từ ngày 27 đến 30/9/2013, các đơn vị điều phối dự án bao gồm Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia – Bộ Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đại diện ngân hàng Vietcombank, Vietinbank đã tổ chức các buổi hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh với sự phối hợp của trường Đại học Nguyễn Tất Thành thu hút sự quan tâm của gần 100 đại biểu là các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các cá nhân trên địa bàn thành phố. Ngân hàng thế giới hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam tổng số vốn đầu tư là 55 triệu đô la Mỹ để thực hiện dự án này trong thời gian 5 năm từ 2013 – 2018. Mục tiêu chủ yếu của dự án là hỗ trợ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, cá nhân trong việc hoàn thiện, tiếp nhận, nâng cấp, phát triển, mở rộng quy mô và thương mại hóa công nghệ đổi mới nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ người thu nhập thấp, góp phần cải thiện đời sống của người thu nhập thấp. Toàn cảnh hội thảo tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, tp. Hồ Chí Minh Thông qua phương thức thực hiện chính là tài trợ, cho vay,Dự án mong muốn tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện đổi mới sáng tạo, bao gồm tăng cường khả năng đổi mới và nâng cấp công nghệ để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, tổ chức, cá nhân có ý tưởng sáng tạo. Những lĩnh vực ưu tiên được dự án hỗ trợ là y dược cổ truyền; công nghệ thông tin và truyền thông; nông nghiệp, thủy – hải sản.  Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án là các viện nghiên cứu, trường đại học – cao đẳng, doanh nghiệp và các cá nhân có sáng kiến đổi mới công nghệ. Tại thành phố Cần Thơ, hội thảo được tổ chức tại trường Đại học Cần Thơ với sự tham dự của hơn 80 đại biểu từ các sở khoa học công nghệ, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương cũng như các tỉnh lân cận An Giang, Kiên Giang, Long An, Bạc Liêu, Bến Tre,… Đoàn chủ tịch trao đổi, giải đáp thắc mắc liên quan các thông tin về dự án Tại các buổi hội thảo, đại biểu tham dự đặt nhiều câu hỏi xoay quanh cơ chế cấp phát – cho vay vốn, tiến độ dải ngân, quy trình tiếp nhận hồ sơ, v.v… và đã được đại diện các đơn vị điều phối dự án cung cấp thông tin một cách chi tiết. Nắm bắt thông tin về dự án, một số nhà khoa học, doanh nghiệp khoa học công nghệ tại hai địa phương cũng đã trình bày tiểu dự án mẫu và báo cáo tham luận khoa học về những sáng kiến đổi mới của mình. Trước khi đến với thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, Ban quản lý dự án là Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức hội thảo giới thiệu tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Nha Trang. Dự kiến trong tháng 10 năm 2013, đoàn công tác sẽ có buổi hội thảo giới thiệu, trao đổi tại Lạng Sơn.

Sự kiện, Tin tức

Tin về đợt tiếp nhận hồ sơ đề nghị tài trợ đề tài NCCB trong khoa học xã hội và nhân văn năm 2013

Thực hiện kế hoạch triển khai chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV bắt đầu tài trợ thực hiện từ năm 2014, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã đăng thông tin tiếp nhận hồ sơ trên trang web của Quỹ từ ngày 07 tháng 6 năm 2013 và gửi thông báo tới các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ có chức năng nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học NH&NV trên toàn Quốc. Kết quả đến hết ngày 12/9/2013, Quỹ đã tiếp nhận tổng số 151 hồ sơ của 84 tổ chức khoa học và công nghệ. Số lượng hồ sơ đã tiếp nhận theo các nhóm ngành, liên ngành cụ thể như sau: – Triết học, Tôn giáo học, Xã hội học, Chính trị học: 25 hồ sơ – Kinh tế học: 39 hồ sơ – Luật học: 07 hồ sơ – Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học: 14 hồ sơ – Khu vực học, Quốc tế học: 08 hồ sơ – Tâm lý học, Giáo dục học: 30 hồ sơ – Văn học, Ngôn ngữ học: 15 hồ sơ – Văn hóa học, Nghiên cứu nghệ thuật, Báo chí – Truyền thông: 13 hồ sơ Quỹ tiến hành rà soát điều kiện với các hồ sơ đến 30 tháng 9 năm 2013.Tổ chức đánh giá xét chọn trong tháng 10 năm 2013 và công bố kết quả xét chọn trong tháng 11 năm 2013.

Sự kiện, Tài trợ

Kết quả nghiên cứu về cơ chế phát sinh ô nhiễm asen trong nước ngầm được công bố trên Tạp chí Nature

Tạp chí khoa học hàng đầu thế giới Nature vừa công bố kết quả nghiên cứu xuất sắc của các nhà khoa học ĐHQGHN (hợp tác với Trường ĐH Columbia – Hoa Kì) trong lĩnh vực nghiên cứu ô nhiễm asen trong nước ngầm. Ô nhiễm asen trong nước ngầm tầng nước nông (tầng Holocene)là một trong những mối đe dọa sức khỏe lớn nhất ở các nước đang phát triển. Tại đồng bằng sông Hồng nước ngầm đang là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của một trong những khu vực đông dân cư nhất trên thế giới. Đứng trước mối nguy cơ đó, từ năm 1998 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN đã cùng hợp tác với các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu uy tín trên thế giới để triển khai hướng nghiên cứu về ô nhiễm asen trong nước ngầm tại Việt Nam với mục đích phát hiện và khoanh vùng những khu vực ô nhiễm cũng như tìm hiểu cơ chế phát sinh ô nhiễm asen để có biện pháp giảm thiểu. Thực tế, các kết quả nghiên cứu trước đây của CETASD đã được sử dụng làm cơ sở khoa học góp phần tư vấn cho Chính phủ xây dựng “Chiến lược hành động quốc gia về nghiên cứu ô nhiễm asen trong nước ngầm và giải pháp khắc phục”, đồng thời đã và sẽ đóng góp vào cơ sở dữ liệu khoa học giúp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách về quản lý khai thác nước ngầm và định hướng về việc khai thác nước mặt dần thay thế cho nước ngầm tại Hà Nội bắt đầu từ nhiều năm nay. Bản đồ các địa điểm nghiên cứu Mới đây, các kết quả nghiên cứu “Cơ chế làm chậm sự di chuyển của asen qua tầng chứa nước sâu Pleistocene” (Retardation of arsenic transport through a Pleistocene aquifer) của nhóm nghiên cứu Địa hóa môi trường của Trung tâm CETASD hợp tác với các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Columbia đã được xuất bản trên Tạp chí Nature (Vol. 501, p. 204-207, 12 Sep., 2013). Một số nhà khoa học của nhóm nghiên cứu (từ trái sang: GS.TS Phạm Hùng Việt – giám đốc CETASD, ThS. Vi Mai lan, GS.TS. Benjamin Bostick – ĐH Columbia) tại phòng thí nghiệm của CETASD (Ảnh: Bùi Tuấn) Nghiên cứu này được thực hiện tại bãi giếng khoan tại xã Vạn Phúc nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km về phía Đông Nam, nơi có hiện tượng độc đáo là có vùng chuyển giữa hai môi trường có nồng độ asen hòa tan thấp và cao rất sắc nét, và đặc biệt vùng ranh giới chuyển tiếp này đang có nguy cơ di chuyển về phía tây tương ứng với sự tăng cường mức độ khai thác (bơm hút) nước ngầm ở Hà Nội. Các phát hiện của công trình nghiên cứu này được tóm tắt như sau: “Tầng chứa nước nông Holocene là nguồn gây ô nhiễm asen tại khu vực nghiên cứu tại xã Vạn Phúc, ngược lại, tầng cát Pleistocene được tích tụ từ hơn 12.000 năm trước chứa nước ngầm với nồng độ asen rất thấp. Các tầng chứa nước sâu Pleistocene ngày càng được khai thác nhiều để cung cấp nguồn nước an toàn, vì thế cần phải nghiên cứu rõ hàm lượng ô nhiễm asen thấp đó đã được duy trì dưới những điều kiện nào. Trong nghiên cứu này, giai đoạn đầu của sự ô nhiễm tầng chứa nước Pleistocene đã được tái tạo lại và đã chứng minh được rằng những thay đổi về các điều kiện dòng chảy nước ngầm và trạng thái oxy hóa khử của tầng cát chứa nước do sự bơm hút nước ngầm đã gây ra sự xâm nhập ô nhiễm asen dọc từ tầng Holocene vào tầng Pleistocene hơn 120 m. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính asen đã bị hấp phụ bởi các hạt cát trong tầng chứa nước. Do đó, phạm vi lây lan ô nhiễm asen giảm đi hơn 20 lần so với sự di chuyển dọc của nước ngầm trong cùng một giai đoạn nhất định. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sự ô nhiễm asen trong tầng chứa nước Pleistocene ở khu vực Nam và Đông nam Á dưới tác động của việc khai thác nước ngầm có thể được làm chậm do sự lưu giữ asen trong quá trình di chuyển”. Theo GS.TS Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN: Tạp chí Nature là một tạp chí có uy tín hàng đầu thế giới, có chỉ số ảnh hưởng IF = 38. Mỗi năm, Tạp chí nhận được hơn 10.000 bài gửi đến, nhưng chỉ có 8% trong số đó lọt qua được vòng bình duyệt và được công bố. Các công trình khoa học công bố trên Tạp chí này đạt trình độ nghiên cứu cơ bản xuất sắc, có tính đột phá, có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với cộng đồng khoa học và mà còn cả xã hội. Trên thế giới, số lượng bài báo xuất bản trên tạp chí Nature không chỉ là chỉ số đánh giá phát minh và tài năng cá nhân các nhà khoa học mà còn đánh giá trình độ khoa học của các cơ sở đạo tạo và nghiên cứu, thậm chí cả trình độ khoa học của một quốc gia. Trong 10 năm qua, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam chúng ta mới chỉ có khoảng 5 công trình (thực hiện tại Việt Nam) được đăng trên Tạp chí Nature. Để có các nghiên cứu hoàn chỉnh, đỉnh cao, hợp tác quốc tế giữa các phòng thí nghiệm hiện đại và các nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới ngày càng trở nên phổ biến. Đối với công trình nghiên

Sự kiện, Tin tức

Hội nghị giới thiệu chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV năm 2013 tại Huế

Triển khai công tác tuyên truyền các chương trình tài trợ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED), ngày 30/8/2013, đoàn công tác do ông Mai Thế Bình, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ chủ trì đã có buổi làm việc tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Hội nghị thu hút sự quan tâm của hơn 80 nhà khoa học là các nhà quản lý, các giảng viên của trường Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học Huế. PGS.TS Nguyễn Thám – Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Huế cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị. Sau khi giới thiệu tổng quan các chương trình tài trợ của Quỹ, ông Mai Thế Bình nhấn mạnh vớicác đại biểu quy trình đăng ký cũng như các quy định về tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, cùng các hướng dẫn cụ thể về việc lập dự toán cho các đề tài nghiên cứu cơ bản, phương thức sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đề tài. Ông Mai Thế Bình cũng lưu ý các nhà khoa học thời hạn nhận hồ sơ đề tài NCCB trong KHXH&NV để xét duyệt tài trợ trong năm nay là trước 16h30 ngày 12/9/2013. Chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV của Quỹ Nafosted được triển khai từ năm 2010, đến nay đã được 4 năm.Tuy nhiên, do đặc thù riêng, chương trìnhcòn chưa thu hút được đông đảo lực lượng các nhà nghiên cứu khoa học đăng ký tham gia, nhất là các nhà khoa học ở khu vực miền Trung. Tổ chức Hội nghị lần này, Quỹ Nafosted cũng như Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế hy vọng, sau khi tiếp cận đầy đủ các thông tin về các chương trình tài trợ, các nhà khoa học sẽ quan tâm hơn đến chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV nói riêng cũng như các chương trình tài trợ khác của Quỹ.

Sự kiện, Tin tức

Đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Thể lệ giải thưởng Tạ Quang Bửu

Sáng 18/6/2013, tại Hà Nội, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức buổi họp đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Thể lệ giải thưởng dành tặng cho những công trình nghiên cứu xuất sắc về nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên mang tên Giáo sư Tạ Quang Bửu.Tham dự buổi họp có nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, đại diện một số tổ chức KH&CN, viện nghiên cứu, trường đại học, đại diện Tạp chí Tia Sáng và một số đơn vị quản lý thuộc Bộ KH&CN. Tại buổi họp, các đại biểu bày tỏ sự phấn khởi bởi lần đầu tiên có một giải thưởng Quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Các đại biểu đã quan tâm trao đổi và tích cực đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo về các nội dung như: đối tượng được xét trao giải thưởng, các lĩnh vực của giải thưởng, số lượng và mức giải thưởng,….. Giải thưởng về nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhằm góp phần khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học Việt Nam có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung. Giải thưởng dự kiến mang tên Giáo sư Tạ Quang Bửu, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của UBKH Nhà nước (tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày nay), đồng thời là nhà khoa học có công lao to lớn trong xây dựng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ sau về nhân cách, đạo đức. Thể lệ Giải thưởng do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia phối hợp với Tạp chí Tia sáng và các đơn vị trong Bộ KH&CN xây dựng. Lễ trao giải được thực hiện hàng năm, dự kiến đợt trao giải đầu tiên vào tháng 5 năm 2014.

Sự kiện, Tin tức

Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên năm 2013

Ngày 8/6/2013 tại Hà Nội, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn các đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên (KHTN) năm 2013. Hội nghị có sự tham gia Hội đồng Quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và hơn 60 nhà khoa học là thành viên các Hội đồng khoa học ngành trong KHTN. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Lê Đình Tiến đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị. Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch HĐQL Quỹ phát biểu chỉ đạo Hội nghị Tại Phiên họp toàn thể vào buổi sáng, Hội nghị đã nghe báo cáo của TS. Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ về tình hình tiếp nhận hồ sơ đề tài nghiên cứu cơ bản trong KHTN năm 2013. Năm 2013, Cơ quan Điều hành Quỹ tiếp nhận tổng số 382 hồ sơ đề nghị tài trợ. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các hồ sơ, dự kiến 380 hồ sơ sẽ được đưa vào đánh giá xét chọn. Số lượng hồ sơ cụ thể của các ngành như sau: Ngành Số HS tiếp nhận Số HS hợp lệ Số HS đánh giá Toán học 24 24 24 Tin học 49 49 47 Vật lý 75 75 76 Hóa học 75 75 75 Khoa học Trái đất 21 20 20 Khoa học sự sống Sinh học Nông nghiệp 71 71 71 Khoa học sự sống Y sinh Dược học 39 39 39 Cơ học 28 27 28 Tổng số 382 380 380   TS. Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ trình bày báo cáo tại Hội nghị Buổi chiều, các Hội đồng khoa học ngành tiến hành các phiên họp riêng để triển khai hoạt động đánh giá xét chọn. Dự kiến, phiên họp đánh giá tiếp theo của các Hội đồng sẽ được tiến hành trong tháng 7- 8/2013. Quỹ dự kiến công bố Danh mục đề tài được đề nghị tài trợ vào tháng 9/2013.

Sự kiện, Tin tức

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đón nhận Cờ thi đua và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Chiều ngày 3 tháng 6 năm 2013, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc – Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6/1948 – 11/6/2013). Tới dự lễ kỷ niệm có Ông Nguyễn Quân – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bà Trần Thị Hà – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban thi đua khen thưởng Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ; các đồng chí Lãnh đạo Bộ KH&CN cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức của Bộ KH&CN. Phát biểu tại buổi lễ, Ông Nguyễn Quân – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ luôn xác định công tác thi đua, khen thưởng là động lực quan trọng, là phương tiện đòn bẩy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Ông Nguyễn Quân – Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại buổi lễ Với chủ đề “Đoàn kết thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khoa hoc và công nghệ năm 2013”, toàn thể các đơn vị trực thuộc Bộ, các tổ chức Đảng, đoàn thể đã hưởng ứng phong trào thi đua bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực và hiệu quả, bám sát các nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thông qua các phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân là gương điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ và các hoạt động sự nghiệp khác phục vụ công tác quản lý nhà nước. Hội nghị cũng được nghe một số báo cáo tham luận của các tập thể, cá nhân xuất sắc đại diện cho những tấm gương điển hình lao động tận tụy, nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các đại biểu tham dự vui mừng chứng kiến lễ trao tặng các danh hiệuthi đua cho nhiều đơn vị và cá nhân có thành tích công tác xuất sắc trong năm 2013 và giai đoạn 2008 – 2012. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) vinh dự  được đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ trao tặng đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của ngành KH&CN năm 2012; đồng thời đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích trong công tác từ năm 2010 đến năm 2012, góp phần vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của đất nước. Bà Trần Thị Hà – Trưởng ban Ban thi đua khen thưởng Trung ương, trao tặng những phần thưởng cao quý cho các tập thể, cá nhân trực thuộc Bộ KH&CN đạt thành tích xuất sắc

Sự kiện, Tin tức

Nguyễn Hải Kế – nhà khoa học xuất sắc, người thầy tận tụy đã ra đi

PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế – Chủ nhiệm khoa Lịch sử của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ra đi mãi mãi sau hơn 10 ngày nhập viện trong niềm tiếc thương của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và nhiều thế hệ học trò. Khoa Lịch sử và Trường ĐH KHXH&NV đã mất đi một nhà khoa học với trí tuệ tuyệt vời, một nhà quản lí tâm huyết; các thế hệ học trò đã mất đi một người Thầy lớn với nhân cách trong sáng cùng những bài giảng lôi cuốn và độc đáo về lịch sử, văn hóa Việt Nam; đồng nghiệp mất đi một người bạn, người anh luôn chan hòa, giản dị và hết lòng với mọi người; và xã hội mất đi một con người luôn tận tụy, nhiệt huyết và tràn đầy tình yêu đến tận cùng với cuộc đời này. PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế sinh năm 1954 tại Hải Phòng. Ông công tác tại khoa Lịch sử (ĐHQGHN) từ năm 1975 đến nay. Ông hoàn thành luận án tiến sĩ năm 1992 và Tiến sĩ khoa học năm 1996. Ông được phong tặng chức danh Phó giáo sư năm 2002. PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế là Chủ nhiệm khoa Lịch sử (ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn – ĐHQGHN) nhiệm kỳ 2009-2014. Ông là tác giả của rất nhiều các cuốn sách, công trình khoa học lịch sử có tiếng. Lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chính của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế là về: Làng – xã châu thổ sông Hồng (kết cấu kinh tế, văn hóa, xã hội); Tiếp xúc, giao lưu văn hóa ở Việt Nam; Lịch sử giáo dục và đào tạo ở Việt Nam; Chống ngoại xâm với quá trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Ông cũng được nhiều thế hệ học trò biết đến trên cương vị cố vấn cho chương trình truyền hình “Theo dòng lịch sử” của Đài Truyền hình Việt Nam và nhiều chương trình phổ biến kiến thức lịch sử. PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế là thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Văn hóa học, Nghiên cứu nghệ thuật, Báo chí-Truyền thông của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia từ năm 2010 đến nay. Trong quá trình tham gia Hội đồng, ông luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với các hoạt động tư vấn, đánh giá xét chọn đề tài NCCB của Quỹ. (Theo VTC News và tongocthach.vn)

Lên đầu trang