Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Hội đồng nghiên cứu toàn cầu quan tâm đặc biệt đến sử dụng AI trong quản lý nghiên cứu

Từ ngày 29/10 đến ngày 1/11/2024, phiên họp thường niên của Hội đồng nghiên cứu toàn cầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Phiên họp được Quỹ Khoa học tự nhiên Quốc gia – Trung Quốc (NSFC) và Quỹ Khoa học Quốc gia – Sri Lanka đồng chủ trì tổ chức với sự tham dự của đại diện 14 tổ chức chính sách, tài trợ nghiên cứu KHCN và ĐMST khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các học giả đến từ 03 Đại học (Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học KHCN Hồng Kong – Quảng Châu) của nước chủ nhà Trung Quốc. Đại diện Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã tham dự phiên họp. Nội dung thảo luận chính trong phiên họp gồm 05 chủ đề: 1) Quản lý nghiên cứu trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI); 2) Hợp tác, cùng sáng tạo để giải quyết các thách thức toàn cầu; 3) Giới và sự bình đẳng, đa dạng và hòa nhập; 4) Đánh giá nghiên cứu có trách nhiệm; 5) Hợp tác đa phương. Tham dự phiên họp, TS. Phạm Đình  Nguyên, Giám đốc Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED) đã cùng điều phối phiên thảo luận với chủ đề Quản lý nghiên cứu trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI). Phiên thảo luận xoay quanh một số chủ đề chính bao gồm lợi ích và bất lợi trong việc áp dụng AI vào nghiên cứu và quản lý nghiên cứu; khả năng nâng cao hiệu quả và tính khách quan trong sử dụng AI trong quản lý tài trợ nghiên cứu; làm thế nào để giảm thiểu những tác động tiêu cực, rủi ro (lệ thuộc công nghệ và lạm dụng đạo đức), đảm bảo tính công bằng và sự giám sát của con người trong các quyết định tài trợ được hỗ trợ bởi AI; cải thiện kiến thức về AI cho các nhà nghiên cứu và nhân viên của cơ quan tài trợ; vấn đề đạo đức trong xây dựng, thúc đẩy các chính sách cũng như hướng dẫn về AI; phương thức đảm bảo tiếp cận công bằng toàn cầu với công nghệ và hạ tầng AI. TS. Phạm Đình Nguyên – Giám đốc CQĐH Quỹ (bìa phải) trao đổi tại phiên thảo luận Các thảo luận thể hiện sự đồng thuận về tiềm năng của AI trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiệu quả trong triển khai nghiên cứu; tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề đạo đức liên quan đến AI, quyền riêng tư dữ liệu, tính minh bạch, tính bảo mật, sự công bằng, và trách nhiệm giải trình; nhấn mạnh hợp tác quốc tế là cần thiết để giải quyết các thách thức chung. Tuy nhiên, có các ý kiến khác nhau đối với một số vấn đề cụ thể – ví dụ sử dụng AI trong nhận xét phản biện (peer review) phục vụ xét chọn tài trợ nghiên cứu. Để sử dụng AI có trách nhiệm và tối đa hóa lợi ích tiềm năng của nó, các học giả cho rằng cần thiết phải nâng cao hiểu biết về AI cho các nhà nghiên cứu và các bên liên quan. Phiên họp Hội đồng nghiên cứu toàn cầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2024 là một trong 05 phiên họp song song ở các khu vực khác nhau trên Thế giới (Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông – Bắc Phi, Châu Phi cận Sahara) nhằm chuẩn bị nội dung cho phiên họp thường niên lần thứ 13 Hội đồng nghiên cứu toàn cầu sẽ diễn ra vào năm 2025. Hội đồng nghiên cứu toàn cầu (GRC)   Hội đồng nghiên cứu toàn cầu bao gồm những người đứng đầu các cơ quan tài trợ nghiên cứu trên toàn thế giới, hướng đến mục tiêu: 1. Tăng cường kết nối và hợp tác giữa các cơ quan tài trợ nghiên cứu; 2. Thúc đẩy chia sẻ dữ liệu và thực hành tốt nhất cho hợp tác nghiên cứu chất lượng cao; 3. Tạo diễn đàn cho các cuộc họp thường kỳ của lãnh đạo các cơ quan tài trợ nghiên cứu; 4. Đáp ứng các cơ hội và giải quyết các vấn đề quan tâm chung nhằm hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục; 5. Là nguồn lực cho các tổ chức nghiên cứu có khát vọng tạo dựng môi trường nghiên cứu hàng đầu thế giới; 6. Tìm kiếm cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khoa học toàn cầu và cộng đồng nghiên cứu trên toàn thế giới. Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện

Danh mục đề tài NAFOSTED – DFG năm 2024 do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ

Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã ký Quyết định phê duyệt danh mục đề tài NAFOSTED – DFG năm 2024 do Quỹ tài trợ. Danh sách đề tài được phê duyệt: TT Mã số đề tài Tên đề tài Chủ  nhiệm đề tài Tổ chức chủ trì Thời gian thực hiện (tháng) 1 DFG.106-2023.03 Nghiên cứu hệ vi sinh vật nội sinh trong sâm Việt Nam Panax vietnamensis và khả năng ứng dụng trong trồng sâm hữu cơ Study endophytic community of the domestic ginseng Panax vietnamensis and their application capability in the organic farming of ginseng TS. Phạm Thị Thúy Vân Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học – Đại học Quốc gia Hà Nội 36 Cơ quan điều hành Quỹ đang làm các thủ tục trình Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí cho đề tài nêu trên. Sau khi danh mục kinh phí đề tài được phê duyệt, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng và cấp kinh phí tài trợ đợt 1, dự kiến trong tháng 11 – 12/2024. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng thông báo để các nhà khoa học, các tổ chức KHCN được biết./. Trong kỳ xét chọn lần này, chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG đã tiếp nhận được 22 hồ sơ do các nhà khoa học Việt Nam và Đức phối hợp chuẩn bị và đề xuất. Nội dung của các đề xuất trải rộng trên nhiều ngành khoa học khác nhau gồm Khoa học Thông tin và Máy tính; Vật lý; Hóa học; Khoa học trái đất và Khoa học Biển; Sinh học nông nghiệp; Y Sinh Dược học; Tâm lý học; Giáo dục học; Kinh tế học; Ngôn ngữ học. Trong thời gian từ tháng 11/2023 – 7/2024, các hồ sơ đăng ký chương trình song phương NAFOSTED – DFG đã được NAFOSTED và DFG rà soát điều kiện, gửi đến các chuyên gia phản biện nhận xét và thực hiện đánh giá xét chọn độc lập. Các đề tài được tài trợ theo quy định phải được cả hai cơ quan NAFOSTED và DFG thống nhất phê duyệt tài trợ. Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ 2024 – 2029 họp phiên đầu tiên

Ngày 04/9/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ký Quyết định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia nhiệm kỳ 2024 – 2029, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy được giao đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng. Ngày 12/10/2024, tại Đà Lạt, Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ 2024 – 2029 tổ chức phiên họp đầu tiên với sự chủ trì của Thứ trưởng Bùi Thế Duy – Chủ tịch Hội đồng cùng sự tham dự của các thành viên Hội đồng, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ, Trưởng ban Kiểm soát Quỹ, thư ký phiên họp và một số khách mời có liên quan. Toàn cảnh phiên họp Tại phiên họp, TS. Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ đã báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình triển khai và kết quả hoạt động của Quỹ trong nhiệm kỳ 2019-2024 cũng như trong 9 tháng đầu năm 2024, các công việc, nhiệm vụ của Quỹ trong 3 tháng cuối năm 2024. Trong 9 tháng đầu năm 2024 Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ đã tổ chức triển khai các công việc bám sát chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác được phê duyệt, tổ chức đánh giá xét chọn và tham gia tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024, nghiên cứu, đề xuất các quy định về hành lang pháp lý đối với Quỹ; hoàn thiện Dự thảo Thông tư sửa đổi các Thông tư quản lý của các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ; báo cáo để Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ 2024 – 2029. Trong 3 tháng cuối năm 2024, Quỹ sẽ triển khai các hoạt động bao gồm kiện toàn Ban Kiểm soát Quỹ, các Hội đồng khoa học của Quỹ, tổ chức đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản (lĩnh vực KHTN&KT và KHXH&NV), nghiên cứu ứng dụng, đề tài hợp tác song phương NAFOSTED-SNSF, NAFOSTED-UKRI; ký hợp đồng đối với các nhiệm vụ đã được phê duyệt tài trợ; cấp kinh phí tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu theo kế hoạch, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định về hành lang pháp lý đối với Quỹ. Tại phiên họp, Hội đồng quản lý Quỹ đã tập trung thảo luận về hoàn thiện khung thể chế nhằm tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy và phát huy hoạt động của Quỹ; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và triển khai tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu của Quỹ. Thứ trưởng Bùi Thế Duy, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ điều hành phiên họp Thứ trưởng Bùi Thế Duy thay mặt Hội đồng phát biểu kết luận phiên họp, nhất trí với các báo cáo của Cơ quan điều hành Quỹ, đề nghị CQĐH tiếp tục bám sát kế hoạch hoạt động để triển khai công việc, đồng thời tập trung nghiên cứu văn bản pháp luật, phối hợp với các đơn vị trong Bộ đề xuất cơ chế liên quan đến hoạt động của Quỹ để đưa vào Luật KH&CN, Luật NSNN sửa đổi với tinh thần đổi mới; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Quỹ nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong tài trợ, hỗ trợ của Quỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân; rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện phương thức triển khai hoạt động, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Sau phiên họp, Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đã tổ chức buổi gặp mặt các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ 2019 – 2024 và 2024 – 2029. Tham dự buổi gặp mặt, có Đồng chí Trần Hồng Thái, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Chủ tịch HĐQL Quỹ nhiệm kỳ 2019 – 2024 và các thành viên Hội đồng quản lý cả hai nhiệm kỳ. Gặp mặt các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ 2019 – 2024 và 2024 – 2029 Thứ trưởng Bùi Thế Duy, Chủ tịch HĐQL nhiệm kỳ 2024 – 2029 thay mặt Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu cảm ơn các thành viên Hội đồng quản lý nhiệm kỳ 2019 – 2024, trong suốt nhiệm kỳ hoạt động vừa qua, dù trải qua nhiều khó khăn khách quan, từ việc bùng phát đại dịch Covid-19 đến các thay đổi lớn về chính sách quản lý, Hội đồng quản lý Quỹ đã luôn có những chỉ đạo sát sao, đảm bảo các hoạt động của Quỹ duy trì đúng định hướng ban đầu. Chủ tịch HĐQL Quỹ mong tiếp tục nhận được sự hợp tác của thành viên HĐQL nhiệm kỳ 2019-2024 trong các hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ nói chung và hoạt động của Quỹ nói riêng để tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động, hoàn thiện các quy định quản lý, tiếp tục cải thiện việc triển khai tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu nhằm phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn cho cộng đồng các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam. Chủ tịch Bùi Thế Duy trao Thư cảm ơn của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và tặng quà lưu niệm của Quỹ cho Đồng chí Trần Hồng Thái và các thành viên HĐQL Quỹ nhiệm kỳ 2019 – 2024   Trước phiên họp HĐQL Quỹ, ngày 11/10/2024 Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia phối hợp với Trường

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận Báo cáo định kỳ đối với đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ từ năm 2023

Theo Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ và hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký, Quỹ sẽ tổ chức tiếp nhận báo cáo và triển khai đánh giá định kỳ tình hình thực hiện đối với các đề tài ký hợp đồng tháng 10/2023. Các chủ nhiệm đề tài lưu ý phối hợp với tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện, sử dụng kinh phí của đề tài và gửi tới Quỹ theo quy định. Kết quả đánh giá định kỳ là căn cứ để quyết định việc tiếp tục cấp kinh phí thực hiện đề tài. Thời hạn tiếp nhận báo cáo: từ 08h ngày 10/10/2024 đến 17h00 ngày 30/10/2024 (thứ Tư). Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài lưu ý: Hệ thống OMS sẽ tự động đóng sau thời hạn này. Cách thức nộp báo cáo: xem tại đây 1. Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (OMS) của Quỹ thông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn. Link truy cập hệ thống OMS: https://e-services.nafosted.gov.vn/ 2. Sau khi hoàn thiện báo cáo trên hệ thống OMS, chủ nhiệm đề tài, lãnh đạo tổ chức chủ trì thực hiện ký số và tổ chức chủ trì đóng dấu số lên tệp hồ sơ (bao gồm báo cáo chuyên môn và báo cáo tài chính), tải lên hệ thống OMS.  Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo kết quả đánh giá định kỳ tới các chủ nhiệm đề tài trong tháng 11-12/2024. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại: – Hỗ trợ về chuyên môn: 024. 3936 7750 (Máy lẻ: 305; 306) – Hỗ trợ về tin học, hệ thống OMS: 024. 3936 7750 (Máy lẻ: 801; 802)

Kết quả tài trợ nổi bật, Truyền thông khoa học

Ô nhiễm vi nhựa trong các loài sò vẹm có ở mức đáng lo ngại?

Với sự tài trợ của NAFOSTED và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, nhóm các nhà khoa học ở ĐH Tài nguyên và Môi trường, Bệnh viện Phổi Trung ương, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam… và các đồng nghiệp Pháp thực hiện nghiên cứu ở vùng duyên hải miền Bắc, trên các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường ăn uống. Nguồn: Shutterstock Hiện đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về sự xuất hiện của vi nhựa ở nhiều hệ sinh thái khác nhau, ví dụ như trầm tích bờ biển Đà Nẵng, Tiền Giang, Vũng Tàu sông Sài Gòn và kênh, lõi trầm tích sông Hồng và Tiên Yên… Lo ngại về vi nhựa trên nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Việt Nam, đã có nghiên cứu đánh giá ở Thanh Hóa ghi nhận các nồng độ vi nhựa ở vẹm xanh châu Á (Perna viridis), nghêu Bến (Meretrix lyrata), ngao hai cồi (Tapes dorsatus)… Tuy nhiên vẫn chưa rõ ảnh hưởng của mùa (mùa khô và mùa mưa) và vùng địa lý với sự phân bố của vi nhựa. Nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết có thể là cơ chế mùa và vùng địa lý sẽ đem lại những gợi ý về quản lý môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Họ đã thu thập sò huyết và vẹm xanh từ các bãi lầy triều thuộc cửa Ba Lạt, Vân Đồn, Cát Bà, nơi có liên quan trực tiếp đến những hoạt động nhân sinh rất đa dạng như nuôi trồng thủy sản, du lịch, vận tải… Mẫu được lấy trong mùa mưa (tháng 7/2020) và mùa khô (tháng 1/2021). Phân tích cho thấy, nồng độ vi nhựa ở sò huyết từ 1,25 đến 2,67 mảnh/con và từ 0,38 đến 1,48 mảnh/gam khô. Vi nhựa dạng sợi chiếm nhiều nhất trong tổng số vi nhựa với 93 % trong khi dạng mảnh chỉ 7%. Phần lớn dạng sợi có nhiều màu sắc như hồng 26 %, tía 18 %, xanh lam 17%, xám 11% và đen 10%. Dẫu không có xu hướng khác nhau về hình dạng, màu sắc vi nhựa ở ba địa điểm lấy mẫu cũng như theo mùa nhưng có một số thông tin khác như vi nhựa nhỏ nhất là 50 µm, vi nhựa lớn nhất là 2.000 µm và các vi nhựa nhỏ dưới 1 mm chiếm tới hơn 90 % vi nhựa ở mẫu sò huyết. Ở vẹm xanh, nồng độ vi nhựa từ 2,13 đến 6,75 trên một con và từ 0,33 đến 1,36 vi nhựa/gam khô. Tương tự sò huyết, không có sự khác biệt về nồng độ trên các con vẹm xanh, vi nhựa dạng sợi lấn át, chiếm 93 %, còn lại là dạng mảnh. Họ quan sát được 10 dạng màu sắc phổ biến và một nửa vi nhựa ở vẹm xanh từ 100 đến 300 µm (46 %), còn lại là 300 đến 1000 µm (43 %). Phân tích thành phần hóa học cho thấy, chủ yếu là các dạng polymer với 53 % polyethylene (PE) – loại nhựa phổ biến trong bao bì đóng gói; 35 % polypropylene (PP) – loại nhựa nhiệt dẻo thường làm đồ gia dụng, và 12 % polyvinyl chloride (PVC) – loại nhựa nhiệt dẻo trong sản xuất công nghiệp. Sự lấn át của vi nhựa dạng sợi của cả vẹm xanh lẫn sò huyết cho thấy xu hướng ô nhiễm của môi trường nước và trầm tích, từng được khẳng định trong nghiên cứu lấy mẫu ở bốn địa điểm khác nhau trên vịnh Bắc Bộ. Sự khác biệt về các dạng polymer ở hai loài có thể liên quan đến nơi sống của từng loại. Các nhà khoa học cho rằng, nguồn ô nhiễm có thể chủ yếu từ hoạt động du lịch, sinh hoạt và một phần đáng kể của nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Vậy lượng vi nhựa này có ảnh hưởng đến sức khỏe con người? Ước tính, việc ăn các loài sò vẹm chứng tỏ con người có thể phơi nhiễm 900 đến 11.500 vi nhựa/người/năm, không tính đến việc ăn các tạo vật của biển khác, như cá, muối… Tuy nhiên, mức độ phơi nhiễm vi nhựa qua uống nước chai và bia cao gấp 15 lần, còn hít thở, nguồn nhiễm lớn nhất cho người, gấp 3.000 lần so với uống. Nghiên cứu chỉ dấu con người đang phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao do phơi nhiễm vi nhựa qua ba đường chính: ăn uống, hít thở và uống nước. Do đó, họ cho rằng cần có những nghiên cứu tương lai để bổ sung thêm vào cơ sở dữ liệu về nhựa ở Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh vào việc quản lý tốt hơn trong việc sử dụng, tái chế và quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam để bảo vệ môi trường và sức khỏe. Trong quá trình này, có thể sử dụng các loài hai mảnh vỏ như một chỉ thị sinh học về vi nhựa. Bài báo được xuất bản trên Regional Studies in Marine Science, “Occurrence of microplastics in bivalves from the northern coast of Viet Nam”. Tin: Thanh Nhàn – Tạp chí Tia Sáng

Thông báo, Tin sự kiện

Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG năm 2024

Triển khai chương trình hợp tác giữa Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Khoa học Cộng hòa liên bang Đức (DFG), Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài thuộc chương trình năm 2024 như sau: 1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 18/9/2024 đến 17:00 giờ Việt Nam ngày 18/12/2024 2. Lĩnh vực nghiên cứu tài trợ: Tất cả các lĩnh vực 3. Thời gian thực hiện đề tài: 2 – 3 năm 4. Kinh phí tối đa NAFOSTED tài trợ: 02 tỷ/01 đề tài 5. Cách thức đăng ký đề tài:Hồ sơ cần được phối hợp xây dựng bởi 01 nhóm nghiên cứu phía Việt Nam và 01 nhóm nghiên cứu phía Đức. Sau đó, hồ sơ phải được CNĐT phía Việt Nam nộp cho NAFOSTED qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến OMS, CNĐT phía Đức nộp cho DFG qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến dfg.de/en. 6. Biểu mẫu hồ sơ đăng ký phía Việt Nam: Tải về tại đây. Hướng dẫn nộp hồ sơ chi tiết: Tại đây. Thông tin tham khảo phía DFG: xem tại đây. 7. Một số mốc thời gian triển khai dự kiến Đánh giá xét chọn: tháng 3/2025 – tháng 7/2025 Rà soát, thẩm định kinh phí: tháng 10/2025 – tháng 11/2025 Thông báo kết quả tài trợ: tháng 12/2025 Ký hợp đồng tài trợ: Quý 1/2026 (theo kế hoạch Quỹ được NSNN cấp kinh phí). Tin: BP HTQT – NAFOSTED

Thông báo, Tin tức, Truyền thông khoa học

Thông tin về Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu năm 2025 (Global Young Scientists Summit 2025)

Global Young Scientist Summit 2025 (GYSS 2025) – Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu lần thứ 13 sẽ được tổ chức tại Singapore vào đầu năm 2025. Đây là hội nghị được tổ chức thường niên bởi Quỹ Nghiên cứu quốc gia của Singapore (NRF Singapore). Tiếp tục với chủ đề “Advancing Science, Creating Technologies for a Better World”, hội nghị GYSS là diễn đàn đa ngành, đa văn hóa, đa thế hệ, một nơi mà các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới có thể trao đổi trực tiếp và được truyền cảm hứng từ các nhà khoa học danh tiếng và các nhà lãnh đạo về công nghệ trên thế giới. Thời gian: ngày 6 – 10/1/2025 (từ thứ Hai tới thứ Sáu); Lĩnh vực: Hóa học, Vật lý, Y dược, Toán học, Khoa học máy tính và kỹ thuật Ngôn ngữ sử dụng trong hội nghị: Tiếng Anh Diễn giả tại GYSS 2025: các nhà khoa học uy tín, được công nhận với các giải thưởng Nobel, Fields Medal, Millennium Technology Prize, Turing Award và các giải thưởng khoa học danh giá khác. Quyền lợi của nhà khoa học Việt Nam tham dự: Tham dự trực tiếp các hoạt động trong khuôn khổ hội nghị trực tiếp tại Singapore (các buổi thuyết trình, hội thảo, các phiên trao đổi hỏi đáp với các diễn giả và các nhà khoa học khác, buổi thảo luận nhóm nhỏ với diễn giả đã được chọn trước, thuyết trình ngắn về nghiên cứu của bản thân…) Ban tổ chức tài trợ chi phí trong thời gian hội nghị: phòng ở (phòng ghép đôi tại khách sạn địa phương); đi lại giữa hotel và địa điểm Hội nghị; bữa ăn (Ban tổ chức thông báo chi tiết tới người được xác nhận tham dự) Ban tổ chức không tài trợ chi phí: đi lại khứ hồi Việt Nam – Singapore Tiêu chuẩn đăng ký Học vấn: Các nhà nghiên cứu sau tiến sĩ hoặc tương đương (<5 năm sau khi có bằng tiến sĩ tại thời điểm diễn ra Hội nghị); Nghiên cứu sinh (Thạc sĩ và Tiến sĩ); Sinh viên đại học. (Lưu ý, các nhà khoa học đã nắm giữ học hàm giáo sư, phó giáo sư không thuộc đối tượng tham dự) Chưa từng tham gia theo hình thức trực tiếp các hội nghị GYSS trước đó (trừ tham gia online năm 2021 – 2022); Thành thạo tiếng Anh, đủ khả năng tham gia vào các buổi thảo luận; Có thành tích, đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu đang theo học, hoặc làm việc. Nhận được sự chứng thực của một tổ chức được mời cung cấp người được đề cử Tham khảo thêm thông tin hội nghị GYSS tại trang web: https://www.nrf.gov.sg/gyss/

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Triển khai thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn nhiệm kỳ 2024-2026

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đang triển khai thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản (HĐKH) trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn nhiệm kỳ 2024-2026. Để có thể lựa chọn được các thành viên HĐKH chất lượng, đại diện cho các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản tại Việt Nam tham gia vào các hoạt động đánh giá tài trợ, hỗ trợ của Quỹ, kính mời các nhà khoa học quan tâm ứng cử hoặc đề cử các nhà khoa học đáp ứng đủ điều kiện tham gia HĐKH nhiệm kỳ mới. Nhiệm vụ của Hội đồng khoa học: HĐKH được thành lập để tư vấn cho Quỹ về các vấn đề sau đây: – Hướng nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực KHXH&NV do Quỹ tài trợ; – Đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ; – Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ. Tiêu chí lựa chọn thành viên HĐKH: – Có trình độ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn phù hợp (có bằng Tiến sỹ, có kết quả nghiên cứu chuyên môn phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín do Quỹ ban hành hoặc sách chuyên khảo trong 05 năm gần nhất); – Được các nhà khoa học cùng ngành tín nhiệm giới thiệu; – Cam kết tham gia và thực hiện các quy định của Quỹ.  Kế hoạch thực hiện TT Nội dung Thông tin chi tiết Thời gian dự kiến 1 Giới thiệu nhà khoa học Cộng đồng khoa học giới thiệu các nhà khoa học đủ điều kiện tham gia Hội đồng khoa học các ngành trong lĩnh vực KHXH&NV. Danh sách giới thiệu mặc định của Quỹ bao gồm các thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2017-2019; 2019-2021 và 2022-2024 và các chủ nhiệm đề tài NCCB trong KHXH&NVcủa Quỹ từ năm 2016 đến năm 2021. Từ ngày 15-25/8/2024 2 Xác nhận tham gia và cập nhật lý lịch khoa học Các nhà khoa học được giới thiệu xác nhận tham gia danh sách ứng viên các HĐKH NCCB trong KHXH&NV và cập nhật lý lịch khoa học trên hệ thống OMS của Quỹ. Từ ngày 15-25/8/2024 3 Bình chọn HĐKH mới Các nhà khoa học (bao gồm các thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2017-2019; 2019-2021 và 2022-2024; các nhà khoa học đề xuất hồ sơ trong lĩnh vực KHXH&NV của Quỹ hợp lệ, được đưa vào đánh giá  từ năm 2016 đến năm 2021 và các nhà khoa học được giới thiệu hợp lệ) vào hệ thống OMS đề xuất HĐKH NCCB trong KHXH&NV nhiệm kỳ 2024-2026 từ danh sách ứng viên. Từ ngày 28/8-6/9/2024 4 Tổng hợp kết quả và đề xuất HĐKH ngành Tổng hợp kết quả giới thiệu từ cộng đồng khoa học và đề xuất HĐKH NCCB nhiệm kỳ 2024-2026 Từ ngày 6-10/9/2024 5 Báo cáo HĐQL về phương án HĐKH mới Báo cáo để HĐQL quyết định thành lập HĐKH ngành trong KHXH&NV nhiệm kỳ 2024-2026. Từ ngày 15-20/9/2024 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng kính mời các nhà khoa học tham gia tích cực vào việc giới thiệu và bình chọn thành viên các HĐKH thông qua tài khoản trên hệ thống Quản lý đề tài NAFOSTED (https://e-services.nafosted.gov.vn/). Sự tham gia của các nhà khoa học thể hiện trách nhiệm và góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng tài trợ và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam. Tin: Phòng KHXH&NV

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận Báo cáo định kỳ đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2023

Theo Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ và hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký giữa Quỹ với các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tổ chức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật và khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2023. Đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài, tình hình sử dụng kinh phí của đề tài (phần kinh phí đã thanh toán tại kho bạc) và gửi tới Quỹ. Kết quả đánh giá định kỳ là căn cứ để quyết định việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Cách thức nộp báo cáo: xem tại đây 1. Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (OMS) của Quỹ thông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn và gửi tới Quỹ. Link truy cập hệ thống OMS: https://e-services.nafosted.gov.vn/ 2. Sau khi hoàn thiện báo cáo trên hệ thống OMS, nhà khoa học gửi hồ sơ điện tử (ký số) tới Quỹ. Ký số chữ ký của chủ nhiệm đề tài, lãnh đạo tổ chức chủ trì và tổ chức chủ trì lên tệp hồ sơ (bao gồm báo cáo chuyên môn và báo cáo tài chính), tải lên hệ thống OMS. Thời hạn tiếp nhận báo cáo: Đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật Trước 17h00 ngày 05/9/2024 (thứ Năm) đối với các đề tài ký Hợp đồng trong tháng 8-9/2023. Trước 17h00 ngày 31/10/2024 (thứ Năm) đối với các đề tài ký Hợp đồng trong tháng 10-11/2023. Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Trước 17h00 ngày 30/9/2024 (thứ Hai) đối với các đề tài ký Hợp đồng trong tháng 9/2023. Trước 17h00 ngày 15/11/2024 (thứ Sáu) đối với các đề tài ký Hợp đồng trong tháng 10-11/2023. (Các chủ nhiệm đề tài lưu ý: hệ thống OMS sẽ tự động đóng sau thời gian trên). Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo kết quả đánh giá định kỳ tới các chủ nhiệm đề tài trong tháng 10-11/2024. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Cơ quan điều hành Quỹ theo số điện thoại: – Hỗ trợ về chuyên môn: 024. 3936 7750 (Máy lẻ: 201 – 209 đối với lĩnh vực KHTN&KT; 103-106 đối với lĩnh vực KHXH&NV) – Hỗ trợ về tin học, hệ thống OMS: 024. 3936 7750 (Máy lẻ: 801; 802)   Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn năm 2024

Đề tài nghiên cứu cơ bản (NCCB) do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tài trợ được quản lý theo quy định tại Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Thông tư 37). Quỹ thông báo kế hoạch triển khai Chương trình tài trợ đề tài NCCB trong khoa học xã hội và nhân văn năm 2024 như sau: 1. Phạm vi tài trợ Năm 2024, để phù hợp với nguồn kinh phí hoạt động được NSNN cấp, Quỹ tiếp nhận và xem xét tài trợ hồ sơ đăng ký đề tài NCCB thuộc các ngành, liên ngành Triết học, Chính trị học, Xã hội học; Kinh tế học; Luật học; Tâm lý học, Giáo dục học; Sử học, Khảo cổ học; Văn học, Ngôn ngữ học; Văn hóa học, nghiên cứu nghệ thuật, Thông tin đại chúng và truyền thông, trong đó ưu tiên tài trợ đối với các đề tài đăng ký sản phẩm là 02 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí trong danh mục SSCI, AHCI của Web of Science, các đề tài có đào tạo tiến sĩ (nghiên cứu sinh tham gia đề tài là đồng tác giả của ít nhất 01 bài báo ISI có uy tín là sản phẩm của đề tài). Kinh phí dự kiến: Từ 1.500 triệu đồng – 2.500 triệu đồng/01 đề tài (tương ứng với nội dung trong thuyết minh và sản phẩm đăng ký, phù hợp với định mức công lao động khoa học quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08/05/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ). Lập dự toán kinh phí: Xem hướng dẫn chi tiết tại đây. 2. Thời gian tiếp nhận hồ sơ Từ 08h30 ngày 01/8/2024 đến 17h00 ngày 16/9/2024 Đối với các hồ sơ gửi theo đường bưu điện cần được gửi trước thời điểm kết thúc tiếp nhận hồ sơ (theo dấu bưu điện trên bì thư). 3. Phương thức nộp hồ sơ Xem chi tiết hướng dẫn phương thức nộp hồ sơ tại đây. Mẫu hồ sơ tải tại đây. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Phòng 405, Tầng 4, nhà 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Quỹ khuyến khích các nhà khoa học và tổ chức chủ trì nộp hồ sơ theo cách 1 (gửi hồ sơ ký số) và ưu tiên hơn trong quá trình xét chọn tài trợ đối với các hồ sơ dạng này. 4. Một số mốc thời gian triển khai dự kiến Đánh giá xét chọn: tháng 9/2024 – tháng 11/2024 Rà soát, thẩm định kinh phí: tháng 11/2024 – tháng 12/2024 Thông báo kết quả tài trợ: tháng 12/2024 Ký hợp đồng tài trợ: Quý 1/2025 (Tùy theo thời điểm Quỹ được cấp kinh phí theo kế hoạch) 5. Một số lưu ý khác – Quỹ không tiếp nhận hồ sơ có i) Chủ nhiệm đề tài do Quỹ tài trợ giai đoạn trước đó, chưa nộp báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài tính đến thời điểm bắt đầu nộp hồ sơ (ngày 01/8/2024); ii) Tổ chức chủ trì không đáp ứng các quy định tại Điều 20 Thông tư 37; – Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài cần đáp ứng các quy định về liêm chính nghiên cứu do Quỹ ban hành; – Mỗi nhà khoa học không nộp quá 01 hồ sơ đăng ký làm chủ nhiệm đề tài trong cùng đợt tài trợ. 6. Các văn bản quản lý liên quan. Xem tại đây Tin: NAFOSTED

Lên đầu trang