Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị tổng kết hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia nhân dịp 20 năm thành lập, 15 năm triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ

Trong suốt 20 năm hoạt động, 15 năm triển khai tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN), Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Nafosted) đã có nhiều nỗ lực và trở thành địa chỉ được đông đảo các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN trên khắp cả nước biết đến, góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi, hội nhập quốc tế tại Việt Nam.  Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 20 năm thành lập, 15 năm hoạt động của Nafosted tổ chức ngày 6/12/2023 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Trần Hồng Thái đã nhấn mạnh như trên. Toàn cảnh Hội nghị. Được thành lập từ năm 2003 theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP của Chính phủ, sau 05 năm chuẩn bị hành lang pháp lý, Quỹ chính thức triển khai hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ năm 2008. Tổ chức và hoạt động của Quỹ được thiết kế đổi mới theo mô hình cơ quan tài trợ nghiên cứu của các quốc gia phát triển, theo đó về chuyên môn Quỹ áp dụng quản lý theo thông lệ quốc tế, về tài chính và hành chính được triển khai và quản lý theo hướng đơn giản hoá, tạo thuận lợi cho các nhóm nghiên cứu, nhưng vẫn đảm bảo khoa học, chặt chẽ. Phát biểu đề dẫn tại Hội nghị, ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ gửi lời tri ân, lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất tới các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Bộ KH&CN và các Bộ ban ngành có liên quan, các đơn vị quản lý trong và ngoài Bộ KH&CN, đội ngũ cán bộ Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan quản lý của Quỹ, các thành viên HĐKH của Quỹ, các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN đã có đóng góp tích cực trong suốt quá trình hình thành và hoạt động của Quỹ 20 năm qua. Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ mong muốn qua Hội nghị sẽ có được nhiều trao đổi, nhiều ý kiến đóng góp từ các đồng chí lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà khoa học để Quỹ tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động, hoàn thiện các quy định quản lý, tiếp tục cải thiện việc triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu nhằm phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn công tác nghiên cứu KH&CN ở Việt Nam. Kỷ yếu hoạt động giai đoạn 2008-2023 xem tại đây Ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ phát biểu tại Hội nghị. Tham dự Hội nghị, GS.TS. Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ KH&CN giai đoạn 2002 – 2011 và TS. Lê Đình Tiến, Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ giai đoạn 2008 – 2014 đã có những chia sẻ về quá trình hình thành và hoạt động của Quỹ trong những năm đầu tiên. GS. Hoàng Văn Phong cho biết, Chính phủ đã tạo tiền đề cho sự hình thành Quỹ ngay từ những năm 2000 – 2003 khi ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực KH&CN trong đó có Đề án Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, Luật KH&CN. Sau một thời gian dài chuẩn bị hành lang chính sách cho hoạt động của Quỹ, Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đã được thành lập với những điểm mới, nổi bật về mô hình cơ chế và về quy mô tài chính cho Quỹ. Ông cũng chia sẻ, thời gian đầu mới đi vào hoạt động, Quỹ gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, nhờ sự ủng hộ của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, mô hình của Quỹ được hoàn thiện và phát triển. TS. Lê Đình Tiến cho biết hội nhập quốc tế trong đánh giá khoa học, đặt ra yêu cầu cao về chất lượng đối với tài trợ của Quỹ theo thông lệ quốc tế, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi trong quản lý tài chính, hành chính, trao cơ hội cho nhà khoa học trẻ là những điểm đột phá nhưng vô cùng thách thức khi Quỹ mới đi vào hoạt động, tuy vậy đến nay đã cho thấy là thành công. Các đồng chí nguyên Lãnh đạo Bộ ghi nhận thành tựu của Quỹ ngày hôm nay không thể không kể đến sự tận tâm của các cán bộ Quỹ, sự đồng hành, sáng tạo, tâm huyết của các nhà khoa học, và đặc biệt là sự quan tâm, ủng hộ, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ KH&CN cùng các đơn vị phối hợp. GS.TS. Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ KH&CN giai đoạn 2002 – 2011 phát biểu tại Hội nghị TS. Lê Đình Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, nguyên Chủ tịch HĐQL Quỹ phát biểu tại Hội nghị Tại Hội nghị, nhiều nhà khoa học đã đề cập đến các chính sách của Quỹ mang tính tiên phong, thực sự phù hợp và đã phát huy hiệu quả đối với công tác nghiên cứu khoa học tại Việt Nam thời gian qua. Thiếu tướng, GS.TS. Trần Xuân Nam – Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng – đánh giá rất cao mô hình tổ chức và hoạt động của Quỹ như một cơ quan tài trợ nghiên cứu KH&CN tiên tiến phổ biến tại các nước phát triển, tinh gọn, hiệu quả; phương thức quản lý và đánh giá khoa học đơn giản, linh hoạt nhưng nghiêm cẩn theo thông lệ quốc tế; minh bạch, rõ ràng về các quy định cũng như thông tin tài trợ, hỗ trợ; thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong toàn bộ quá trình từ tiếp nhận hồ

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12 tháng 01 năm 2015 sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 18/2023/TT-BKHCN ngày 15/8/2023, cụ thể như sau: 1. Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu (sau đây gọi tắt là Giải thưởng) là Giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức định kỳ ba (03) năm một lần nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc, góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ của Việt Nam hội nhập và phát triển. 2. Đối tượng, lĩnh vực xét tặng Giải thưởng Giải thưởng được xét, trao tặng cho nhà khoa học là tác giả chính của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc được thực hiện tại Việt Nam thuộc các lĩnh vực: a) Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường liên quan, sinh học, khoa học tự nhiên khác; b) Khoa học kỹ thuật và công nghệ; c) Khoa học y, dược; d) Khoa học nông nghiệp; đ) Khoa học xã hội; e) Khoa học nhân văn. 3. Cơ cấu giải thưởng – Tối đa năm (05) Giải thưởng chính, trong đó không quá ba (03) giải thưởng đối với các nhóm lĩnh vực nêu tại điểm a, b, c, d hoặc nhóm lĩnh vực nêu tại điểm đ, e mục 2 của Thông báo này. – Tối đa ba (03) Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ), trong đó không quá hai (02) giải thưởng đối với các nhóm lĩnh vực nêu tại điểm a, b, c, d hoặc nhóm lĩnh vực nêu tại điểm đ, e mục 2 của Thông báo này. 4. Quyền lợi của nhà khoa học được tặng Giải thưởng – Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng. – Được nhận Tiền thưởng. – Được mời tham dự Lễ trao Giải thưởng. – Được hưởng các quyền lợi khác có liên quan đến Giải thưởng. 5. Kế hoạch tổ chức Giải thưởng năm 2024 – Tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 15/11/2023 đến 17h00 ngày 10/1/2024. – Công tác xét chọn Giải thưởng: từ tháng 01/2024 đến tháng 4/2024. – Trao tặng Giải thưởng: tháng 5/2024 6. Tiêu chuẩn đối với nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng Nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: – Được tổ chức, cá nhân đề cử và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng theo quy định. – Có kết quả nghiên cứu cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau: a) Được thực hiện tại Việt Nam; b) Được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ít nhất một (01) năm và không quá bảy (07) năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng; c) Được đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật trong trường hợp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước; – Có đóng góp quan trọng nhất đối với kết quả nghiên cứu cơ bản nêu trên. – Không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ. 7. Các bước nộp hồ sơ đề cử Giải thưởng Tổ chức, cá nhân thực hiện đề cử Giải thưởng bằng cách đăng nhập vào Cổng dịch vụ công của Quỹ tại địa chỉ https://e-services.nafosted.gov.vn/ và kê khai các thông tin dưới đây: – Đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (mẫu tự động TQB01); – Bản sao từ một (01) đến ba (03) bài báo khoa học quốc tế theo quy định tại mục 6 của Thông báo này (Tải lên hệ thống); – Thư giới thiệu nhà khoa học được đề cử xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu và các tài liệu liên quan khác (nếu có) (Tải mẫu tại đây và tải lên hệ thống); – Thư giới thiệu của nhà khoa học quốc tế cùng chuyên môn với nghiên cứu trong hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng (nếu có) (Tải lên hệ thống). Hướng dẫn chi tiết các bước nộp hồ sơ đề cử Giải thưởng tại đây. Thông tin liên quan có thể tham khảo tại: Website Giải thưởng: https://taquangbuuprize.nafosted.gov.vn/  Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Thứ trưởng Trần Hồng Thái làm việc với Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia

Ngày 23/10/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ đã ký Quyết định số 2048/QĐ-BKHCN về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ KH&CN, theo đó Thứ trưởng Trần Hồng Thái được phân công phụ trách Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Tại Quyết định số 2545/QĐ-BKHCN ngày 9/11/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ đã giao Thứ trưởng Trần Hồng Thái đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ngày 02/11/2023, Thứ trưởng Trần Hồng Thái đã có buổi làm việc với Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Quỹ). Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Vụ Kế hoạch – Tài chính, Khoa học xã hội nhân văn và tự nhiên, Hợp tác quốc tế của Bộ KH&CN. Về phía Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia có các đồng chí Lãnh đạo Cơ quan điều hành (CQĐH), đại diện Ban Kiểm soát và các cán bộ CQĐH Quỹ. Toàn cảnh buổi làm việc Tại buổi làm việc, ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc CQĐH Quỹ đã báo cáo về tình hình, kết quả hoạt động của Quỹ, cả giai đoạn từ khi thành lập đến nay và các nhiệm vụ, hoạt động chính trong năm 2023. Bên cạnh việc báo cáo những kết quả tích cực đã đạt được, Giám đốc CQĐH Quỹ cũng nêu lên một số tồn tại, vướng mắc về hành lang pháp lý cũng như một số bất cập bộc lộ sau 15 năm vận hành các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học của Quỹ. Giám đốc CQĐH Quỹ mong muốn Lãnh đạo Bộ cùng lãnh đạo các cơ quan trong Bộ quan tâm, ủng hộ, có ý kiến để Quỹ hoàn thiện đề xuất về hành lang pháp lý đối với Quỹ, trình Lãnh đạo Bộ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2023. Tại buổi làm việc, đại diện Lãnh đạo các Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Khoa học xã hội nhân văn và tự nhiên, Vụ Hợp tác quốc tế đã có ý kiến về các hoạt động của Quỹ trong giai đoạn vừa qua, nhìn chung đều đánh giá các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ được triển khai hiệu quả trong nhiều năm, có đóng góp rất tích cực vào kết quả nghiên cứu KHCN của Việt Nam. Trong ba năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong triển khai hoạt động khi cơ chế quản lý có những điều chỉnh cùng dịch Covid-19 xuất hiện nhưng Quỹ vẫn nỗ lực thích ứng và tiếp tục triển khai các hoạt động tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ, tham gia tổ chức thành công Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, thu hút tốt nguồn lực nước ngoài cho KHCN của Việt Nam. Thứ trưởng Trần Hồng Thái phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Hồng Thái đánh giá cao mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của Quỹ thời gian qua. Đối với các công việc trước mắt, trong công tác xét chọn tài trợ nghiên cứu Thứ trưởng lưu ý CQĐH Quỹ quan tâm đến các đặc thù ngành, đánh giá kỹ các nhóm nghiên cứu, các tổ chức chủ trì, đảm bảo tài trợ hiệu quả, đồng thời các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài Quỹ tài trợ chấp hành nghiêm quy định về chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của đất nước, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học; Đối với công tác quản lý của Quỹ Thứ trưởng đề nghị CQĐH Quỹ rà soát, xem xét kiện toàn các HĐKH của Quỹ nếu cần thiết, chuẩn bị tổ chức họp HĐQL Quỹ phiên thứ 9. Trong giai đoạn tiếp theo, Thứ trưởng Trần Hồng Thái đề nghị Quỹ tiếp tục rà soát các vướng mắc, đề xuất cơ chế phù hợp cho hoạt động của Quỹ, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động quản lý, đảm bảo việc vận hành tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu đúng theo cơ chế Quỹ. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng chỉ đạo các đơn vị trong Bộ KH&CN có liên quan phối hợp với Quỹ, đề xuất phương án để tháo gỡ các vướng mắc hiện nay, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Quỹ trong giai đoạn tiếp theo./. Tin: NAFOSTED

Kết quả tài trợ nổi bật, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giải thưởng Tạ Quang Bửu – khích lệ các nhà khoa học Việt Nam thực hiện các nghiên cứu cơ bản xuất sắc

Ngày 18/5/2014, lần đầu tiên, Bộ Khoa học & Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu nhằm vinh danh các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản(i) xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Qua 9 năm tổ chức và triển khai, nhìn lại chặng đường đã đi qua, có thể thấy Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã bước đầu tạo được uy tín và niềm tin trong cộng đồng khoa học Việt Nam, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong quá trình triển khai, chất lượng Giải thưởng phù hợp thông lệ quốc tế là điểm quan trọng nhất, luôn được Lãnh đạo Bộ Khoa học & Công nghệ nhấn mạnh khi chỉ đạo triển khai tổ chức Giải thưởng. Chính việc yêu cầu cao về chất lượng giải thưởng theo thông lệ quốc tế đã dần tạo nên uy tín của Giải thưởng theo thời gian. Để giải quyết điều này, một số điểm quan trọng sau đây được thiết kế và nghiêm cẩn thực hiện: – Đặt ra tiêu chí rõ ràng, phù hợp thông lệ quốc tế để đánh giá, lựa chọn ứng viên. Đó là đánh giá ứng viên giải thưởng thông qua chất lượng các kết quả nghiên cứu cơ bản được ứng viên công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. – Chất lượng các kết quả nghiên cứu cơ bản được xác định qua ý nghĩa và giá trị của nghiên cứu, có tham khảo chất lượng, xếp hạng tạp chí khoa học đăng tải các kết quả nghiên cứu cơ bản. – Việc đánh giá chất lượng các kết quả nghiên cứu cơ bản, lựa chọn ứng viên giải thưởng được thực hiện qua hai vòng đánh giá nghiêm cẩn, vòng 1 đánh giá bởi các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản của NAFOSTED là các nhà khoa học cùng ngành, vòng 2 đánh giá bởi Hội đồng Giải thưởng, là các nhà khoa học xuất sắc, uy tín cao ở nhiều ngành khác nhau. Cả hai vòng đánh giá đều có tham khảo đánh giá của chuyên gia quốc tế độc lập. Uy tín, sự thành công trong nghiên cứu khoa học của các thành viên Hội đồng Giải thưởng trong môi trường học thuật quốc tế đỉnh cao và công tác đánh giá xét chọn hoàn toàn chủ động, dân chủ và độc lập của Hội đồng Giải thưởng cũng là những yếu tố quan trọng đem lại thành công, chất lượng và uy tín cho Giải thưởng. Giải thưởng đã góp phần động viên, khích lệ các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu cơ bản xuất sắc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong nước hội nhập quốc tế. GS.TS Nguyễn Hữu Việt Hưng – Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2014 – Cái thú vị nằm ở những công trình sắp được nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Bá Ân – Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2014 – “Chỉ cần một photon có tần số vượt ngưỡng” PGS.TS. Vương Thị Ngọc Lan – Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 GS.TSKH. Ngô Việt Trung – Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 Tính đến hết năm 2022, 18 nhà khoa học là tác giả của các công trình khoa học xuất sắc và 04 nhà khoa học trẻ đã được trao tặng Giải thưởng trong tổng số hơn 400 hồ sơ đăng ký tham dự. Giải thưởng đã ghi nhận sự phân bố đa dạng các nhà khoa học về độ tuổi, về giới tính, về vùng miền trên cả nước. Giải thưởng được trao cho các nhà khoa học thuộc đầy đủ các ngành trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật, với các công trình tính lý thuyết thuần túy (thuộc các ngành Toán học, Vật lý, Khoa học thông tin và máy tính), cũng như các công trình có tính ứng dụng cao, sát với thực tế của Việt Nam (thuộc các ngành Vật lý – vật liệu, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Y dược, Nông nghiệp). Thống kê nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu theo giới tính và vùng miền Ngày 15 tháng 8 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 18/2023/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 18). Đây là kết quả của quá trình tiếp nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết từ các nhà khoa học, nhà quản lý trong các Hội đồng khoa học chuyên ngành, Hội đồng Giải thưởng và từ các tổ chức khoa học công nghệ trên khắp cả nước với mong muốn Giải thưởng được tổ chức tốt hơn nữa, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng lòng mong mỏi của cộng đồng khoa học nói chung và cộng đồng khoa học nghiên cứu cơ bản nói riêng. Theo đó, Giải thưởng Tạ Quang Bửu sẽ mở rộng việc xem xét trao giải thưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn. Thực tế cho thấy, sau thời gian triển khai và đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, việc mở rộng Giải thưởng sang lĩnh vực Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn là cần thiết. Các tiêu chí đánh giá, xét tặng Giải thưởng được áp dụng chung bên cạnh việc xem xét tính đặc thù trong mỗi lĩnh vực. Giải thưởng sẽ tiếp nhận hồ sơ theo hình thức đề

Tin sự kiện, Tin tức

NAFOSTED tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài NCCB lĩnh vực KHXH&NV năm 2023

Cuối tháng 10/2023, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV năm 2023. Hội nghị có sự tham dự của đại diện thành viên Hội đồng quản lý, Lãnh đạo Cơ quan điều hành Quỹ, các nhà khoa học là thành viên HĐKH ngành/liên ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV nhiệm kỳ 2022 – 2024 và các cán bộ CQĐH Quỹ. Toàn cảnh Hội nghị Tại hội nghị, bà Đỗ Phương Lan – Phó Giám đốc CQĐH Quỹ trình bày báo cáo kết quả tài trợ NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV thời gian qua, thông tin hồ sơ đăng ký và một số lưu ý trong quá trình đánh giá xét chọn đề tài năm 2023. Sau gần 15 năm triển khai, chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHXH&NV góp phần gia tăng số lượng nhà khoa học trẻ là Chủ nhiệm đề tài cấp quốc gia và tương đương, gia tăng số lượng công bố khoa học quốc tế cũng như hoạt động nghiên cứu ở trường đại học, góp phần đưa nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHXH&NV ở Việt Nam bước đầu hội nhập quốc tế. Tuy vậy, khi so với lĩnh vực KHTN&KT, số lượng hồ sơ đăng ký tham gia NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV ít hơn đáng kể, trung bình dưới 150 hồ sơ đăng ký/năm, phân bố số lượng hồ sơ đăng ký cũng như đề tài được tài trợ giữa các nhóm ngành, liên ngành trong lĩnh vực cũng có sự chênh lệch lớn. PGĐ Đỗ Phương Lan cho biết, số lượng hồ sơ Quỹ tiếp nhận năm 2023 là 156 hồ sơ, trong đó, Kinh tế học là ngành có số lượng hồ sơ nhiều nhất, với 76 hồ sơ đăng ký xét chọn. Tại Hội nghị, trao đổi với các Hội đồng khoa học ngành, liên ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV, Phó Giám đốc CQĐH Quỹ cũng nêu lên một số lưu ý trong quá trình đánh giá xét chọn đề tài, đề cập việc đánh giá hồ sơ đề tài trên hệ thống quản lý trực tuyến của Quỹ sử dụng chữ ký số; đề nghị các HĐKH quan tâm vấn đề liêm chính nghiên cứu để từng bước nâng cao chất lượng xét chọn cũng như kết quả thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ; quan tâm đề cử các nhà khoa học có kết quả NCCB xuất sắc cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024. Ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc CQĐH Quỹ (trái) và bà Đỗ Phương Lan, Phó Giám đốc CQĐH Quỹ (phải) trao đổi cùng các HĐKH Chủ trì phiên thảo luận với các thành viên Hội đồng khoa học, Ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc CQĐH Quỹ cho biết, việc triển khai chương trình NCCB của Quỹ giai đoạn hơn 10 năm qua là thành công như PGĐ Lan đã trao đổi, đồng thời còn được thể hiện thông qua so sánh kinh phí tài trợ, hỗ trợ hàng năm của Quỹ do NSNN cấp (~ 2% kinh phí chi thường xuyên hàng năm từ NSNN cho khoa học và công nghệ) với đóng góp đảm bảo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên quan tới công bố khoa học quốc tế (đóng góp trên 50% số lượng công bố khoa học quốc tế hàng năm của Việt Nam là sản phẩm nhiệm vụ KHCN do NSNN tài trợ). Trao đổi cùng các thành viên HĐKH, Giám đốc CQĐH Quỹ mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp nhằm gia tăng số lượng tài trợ, phát triển đồng đều NCCB trong các nhóm ngành/liên ngành, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tài trợ trong lĩnh vực KHXH&NV theo chuẩn mực quốc tế.          Các nhà khoa học trao đổi tại Hội nghị Tại Hội nghị, các nhà khoa học đã thảo luận và đưa ra những góp ý về chính sách nhằm phát huy hiệu quả việc triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Các thành viên HĐKH đều cho rằng, hoạt động của Quỹ trong thời gian qua – với phương thức quản lý khoa học đổi mới, minh bạch – đã góp phần xây dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Các thành viên HĐKH nhấn mạnh Quỹ cần đẩy mạnh chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực KHCN quốc gia, kiên định duy trì và từng bước gia tăng chất lượng tài trợ thông qua gia tăng quy mô kinh phí tài trợ cho đề tài NCCB, quy mô nhóm nghiên cứu đồng thời với việc đòi hỏi đảm bảo chất lượng kết quả nghiên cứu, chống lại việc công bố kết quả NCCB trên những tạp chí ngụy tạo, tạp chí “săn mồi”, đảm bảo liêm chính nghiên cứu và đạo đức khoa học trong hoạt động KHCN. Kết luận Hội nghị, ông Phạm Đình Nguyên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và cảm ơn đóng góp của cácHĐKH trong hoạt động của Quỹ thời gian qua. Giám đốc CQĐH Quỹ nhấn mạnh vai trò quan trọng của các HĐKH trong quá trình đánh giá các nhiệm vụ do Quỹ tài trợ, hỗ trợ, mong rằng trong kỳ đánh giá xét chọn ĐT NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV năm nay các HĐKH sẽ chọn được nhiều hồ sơ đề tài chất lượng tốt. Đối với kiến nghị duy trì và gia tăng chất lượng tài trợ nghiên cứu, CQĐH Quỹ sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến từ các nhà khoa học, báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên để sớm có những điều chỉnh hợp lý về chính sách trong quản lý và triển khai các chương

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông tin báo chí về việc PGS.TS. Đinh Công Hướng xin rút khỏi HĐKH ngành Toán học của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Ngày 31 tháng 10 năm 2023, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) và Hội đồng khoa học ngành Toán học nhiệm kỳ 2022 – 2024 của Quỹ (HĐKH) nhận được đề nghị của PGS.TS. Đinh Công Hướng – thành viên HĐKH – xin được rút khỏi Hội đồng với lý do có hợp tác nghiên cứu khoa học vì kinh tế với Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Thủ Dầu Một, gây ảnh hưởng đến uy tín của Hội đồng. Theo đề nghị của Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ, ngày 7 tháng 11 năm 2023 HĐKH đã tổ chức họp để xem xét đề nghị của PGS. TS Đinh Công Hướng. Sau khi thảo luận các khía cạnh liên quan đề nghị của PGS.TS. Đinh Công Hướng, đối chiếu với Quy định về liêm chính nghiên cứu đối với việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN do Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia tài trợ, hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 10/02/2022, các thành viên HĐKH thống nhất kiến nghị Quỹ để PGS.TS. Đinh Công Hướng thôi không tham gia Hội đồng. Căn cứ kiến nghị của HĐKH, Quỹ sẽ tiến hành các thủ tục để PGS.TS. Đinh Công Hướng thôi không tham gia Hội đồng khoa học ngành Toán học nhiệm kỳ 2022-2024 theo quy định. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia khẳng định ủng hộ mạnh mẽ việc đảm bảo liêm chính nghiên cứu trong hoạt động khoa học công nghệ, góp phần tạo dựng môi trường nghiên cứu chuẩn mực, hội nhập quốc tế tại Việt Nam. Vấn đề liêm chính nghiên cứu (LCNC) đã được cộng đồng khoa học Việt Nam quan tâm, trao đổi trong những năm vừa qua. Đặc biệt giai đoạn gần đây, việc đảm bảo LCNC trở nên cấp bách với nhiều vấn đề, sự việc liên quan đến tính trung thực và tin cậy trong các nghiên cứu khoa học, công bố các công trình khoa học ở Việt Nam. Quy định LCNC áp dụng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ được ban hành ngày 15/2/2022 và đăng tải tại địa chỉ: https://nafosted.gov.vn/wp-content/uploads/2022/02/NAFOSTED-Quy-dinh-ve-liem-chinh-nghien-cuu.pdf Theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) ban hành tại Nghị định số 23/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 19/2021/NĐ-CP, Hội đồng khoa học và công nghệ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ. Thành viên Hội đồng khoa học và công nghệ là những nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn cao, được lựa chọn từ cơ sở dữ liệu chuyên gia của Quỹ trên cơ sở thành tích chuyên môn và tín nhiệm của các nhà khoa học, nhà quản lý trong cùng lĩnh vực chuyên môn. Hội đồng khoa học và công nghệ hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, trung thực, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Truyền thông khoa học

Viện Hàn lâm Anh quốc mời nộp hồ sơ tổ chức khoa học đào tạo kỹ năng công bố quốc tế ngành khoa học xã hội và nhân văn

Với mục tiêu khuyến khích việc công bố quốc tế từ các nước đang phát triển, Viện Hàn lâm Anh quốc (Viện Hàn lâm Quốc gia chuyên về khoa học xã hội của Vương quốc Anh) mời các nhà khoa học nộp đề xuất tổ chức các hội thảo đào tạo kỹ năng công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam mở rộng mạng lưới nghề nghiệp, phát triển kỹ năng viết và nhận được tư vấn chuyên môn trực tiếp từ các nhà khoa học Anh. Điều kiện nộp hồ sơ: Chủ trì đề xuất là một nhà khoa học đang làm việc tại trường Đại học/Viện Nghiên cứu tại Anh. Đồng chủ trì là một nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam. Hội thảo phải được tổ chức tại Việt Nam. Trị giá tài trợ: 30.000 Bảng/đề xuất 24 tháng.  Hạn nộp hồ sơ trực tuyến: 6/12/2023. Thông tin chi tiết về chương trình, xin xem tại đường link: https://www.thebritishacademy.ac.uk/funding/writing-workshops/ và tại đây. Tin: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam

Tin sự kiện, Tin tức

Đại diện NAFOSTED dự Diễn đàn KH&CN trong xã hội năm 2023 tại Kyoto, Nhật Bản

Trong các ngày từ 01-03/10/2023, Hội nghị thường niên lần thứ 20 của Diễn đàn KH&CN trong xã hội (STS forum) đã được tổ chức tại thành phố Kyoto, Nhật Bản. Với 34 phiên họp trong đó có 10 phiên toàn thể và 24 phiên song song, Hội nghị đã thu hút sự tham gia của hơn 1.500 đại biểu đại diện cho các khu vực hàn lâm, công nghiệp, hoạch định chính sách và truyền thông đến từ gần 80 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Các phiên họp của Hội nghị tập trung thảo luận xoay quanh các vấn đề lớn gồm: trí tuệ nhân tạo, bình đẳng tiếp cận công nghệ số, tính tin cậy của thông tin, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và nguồn nước, đa dạng sinh học, khoa học cơ bản, hợp tác (giữa ba khu vực công nghiệp, hàn lâm và chính phủ), khai thác không gian. Tiếp nối truyền thống thường xuyên tham dự STS forum trong giai đoạn trước dịch Covid-19, Lãnh đạo Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED) đã tham dự STS forum 2023 cùng hai sự kiện quan trọng của Hội nghị gồm Hội nghị Bàn tròn các Bộ trưởng KH&CN và Hội nghị Lãnh đạo các Cơ quan tài trợ nghiên cứu lần thứ 13 (FAPM 13). Hội nghị Bàn tròn các Bộ trưởng KH&CN tại STS forum 2023 có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang – Chủ tịch HĐQL Quỹ cùng các Bộ trưởng KH&CN và tương đương của 22 quốc gia khác, do Bộ trưởng Nội các Nhật Bản về chính sách KH&CN chủ trì. Hội nghị chỉ ra rằng, để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu hoặc lây lan các bệnh truyền nhiễm cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế và phát triển nguồn nhân lực về KH&CN. Để đạt được mục tiêu này, cần thúc đẩy khoa học mở và lưu chuyển chất xám giữa các quốc gia. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang cho rằng đây là những vấn đề quan trọng, cần có giải pháp để khuyến khích, thúc đẩy. Vì vậy việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến của các quốc gia thành viên tại Hội nghị, hướng tới sự phát triển bền vững là hết sức ý nghĩa. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang – Chủ tịch HĐQL Quỹ phát biểu tại Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng KH&CN tại STS forum 2023 Trong khuôn khổ STS Forum 2023, TS Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đã tham dự Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan tài trợ nghiên cứu lần thứ 13 (FAPM 13) và một số phiên họp khác. FAPM 13 – với sự tham dự của lãnh đạo 57 cơ quan tài trợ nghiên cứu trên thế giới – tập trung thảo luận về vai trò của các cơ quan tài trợ nghiên cứu trong việc phát triển và lưu chuyển nhân tài giữa các quốc gia và định hướng tài trợ nghiên cứu trong bối cảnh khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ chưa từng có và nổi lên những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ lượng tử (quantum technology). Ông Phạm Đình Nguyên (trái) cùng ông Nicolas Walter, CEO Quỹ Khoa học Châu Âu (phải) Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, ông Phạm Đình Nguyên đã có hai phiên trao đổi công việc với Giám đốc điều hành Quỹ Khoa học Châu Âu (ESF) và Tổng Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (CDTI) của Tây Ban Nha. Giám đốc NAFOSTED đã cùng thảo luận với lãnh đạo ESF và CDTI về các lĩnh vực tiềm năng là thế mạnh của các bên, xem xét khả năng hợp tác trong tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu. Đại diện ESF và CDTI đều bày tỏ mong muốn hợp tác với NAFOSTED trong thời gian tới./. Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo gia hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG

Ngày 13/7/2023, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG, theo đó thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 14/7/2023 đến hết 17h00 (giờ Việt Nam) ngày 29/9/2023. Để các nhà khoa học có thời gian hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo điều chỉnh thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài đến 17h00 ngày 06/10/2023 (thứ Sáu). Chi tiết về hồ sơ và cách thức đăng ký tham gia chương trình xin xem tại thông báo đã đăng tải trước đó tại đây. Trân trọng thông báo để các tổ chức KHCN/cá nhân nhà khoa học được biết. Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam thăm, trao đổi về hợp tác tài trợ nghiên cứu khoa học tại Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Ngày 19/9/2023 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED) đã tiếp và làm việc với đoàn Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc, về phía Thụy Sỹ, có ông Thomas Gass – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam, ông Aldo de Luca – Phó Đại sứ và Bà Mirjam Uhlmann Bajrami – tùy viên Đại sứ quán; về phía NAFOSTED, có ông Phạm Đình Nguyên – Giám đốc Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ cùng các cán bộ phụ trách công tác hợp tác quốc tế của Quỹ; cùng tham dự buổi làm việc còn có đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ KH&CN. Toàn cảnh buổi làm việc Tại buổi làm việc, Ông Thomas Gass, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến chương trình hợp tác giữa NAFOSTED và Quỹ Khoa học quốc gia Thụy Sỹ (SNSF). Ông Thomas Gass cho biết Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam đánh giá cao sự chủ động, tích cực hợp tác giữa hai Quỹ, và muốn nắm bắt thông tin để kịp thời hỗ trợ, tiếp tục thúc đẩy hợp tác NAFOSTED – SNSF trong thời gian tới. Về phía NAFOSTED, ông Phạm Đình Nguyên đã giới thiệu một số thông tin chung về hoạt động của Quỹ, đặc biệt nhấn mạnh tác động tích cực của mô hình Quỹ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại Việt Nam thời gian qua, cụ thể là gia tăng số lượng, chất lượng công bố khoa học (cũng chính là các chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam gắn với công bố khoa học), gia tăng và trẻ hóa nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và công nghệ trình độ cao trên khắp cả nước, từng bước đưa nghiên cứu khoa học của Việt Nam hội nhập quốc tế. Giám đốc CQĐH Quỹ cho biết, mô hình NAFOSTED được thiết kế và hình thành dựa trên chính mô hình của SNSF, qua hơn 10 năm tổ chức thực hiện và triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ đã được chứng minh là phù hợp và thực sự hiệu quả tại Việt Nam. Bên cạnh các chương trình tài trợ, hỗ trợ thường xuyên cho các nhà khoa học trong nước, ngay từ giai đoạn đầu hoạt động NAFOSTED cũng đã hợp tác với nhiều cơ quan tài trợ nghiên cứu tại các nước phát triển để thúc đẩy kết nối, hợp tác giữa các nhà khoa học ở các bên thông qua việc cùng tài trợ cho các đề tài nghiên cứu chung, như hợp tác với Quỹ Nghiên cứu khoa học Đức (DFG), Quỹ Nghiên cứu khoa học Flander – Bỉ (FWO), … Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – SNSF được triển khai từ năm 2020, nhằm tài trợ cho các đề tài nghiên cứu chung do nhà khoa học Việt Nam và Thụy Sỹ cùng thực hiện, không giới hạn lĩnh vực nghiên cứu. Trong đợt tiếp nhận hồ sơ lần đầu tiên, hai bên đã cùng tổ chức đánh giá xét chọn, thống nhất tài trợ 10 đề tài với thời gian thực hiện tối đa là 03 năm, bắt đầu từ năm 2021. Dự kiến trong năm 2024, NAFOSTED và SNSF sẽ tiếp tục triển khai tiếp nhận hồ sơ và xét chọn tài trợ lần thứ hai. Chương trình hướng đến đẩy mạnh trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học xuất sắc ở hai quốc gia, hỗ trợ đào tạo sau đại học và thúc đẩy công bố khoa học quốc tế đỉnh cao. Trao đổi tại buổi làm việc, ông Thomas Gass đánh giá rất cao việc triển khai chương trình hợp tác của NAFOSTED và SNSF. Ông cho biết, Thụy Sỹ cũng đặc biệt chú trọng nghiên cứu cơ bản, công bố khoa học quốc tế và mong muốn hai Quỹ tiếp tục quan tâm, thúc đẩy hoạt động đào tạo sau đại học. Ông Thomas Gass chúc NAFOSTED và SNSF sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, góp phần đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Thụy Sỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ông Phạm Đình Nguyên và Ông Thomass Gass (giữa) chụp ảnh cùng đại diện hai bên tham dự buổi làm việc Tin: NAFOSTED

Lên đầu trang