Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do NAFOSTED tài trợ từ năm 2023

Ngày 13 tháng 09 năm 2023 tại Quyết định số 39/QĐ-HĐQL-NAFOSTED, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục kinh phí các đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ từ năm 2023. Theo đó 23 đề tài đã được phê duyệt với tổng kinh phí tài trợ là 36,634 tỷ đồng. Các đề tài mã số NCUD.04-2022.02 và NCUD.02-2022.26 đã được phê duyệt tài trợ nhưng không có trong danh mục phê duyệt kinh phí do 01 đề tài đề nghị không thực hiện và 01 đề tài có chủ nhiệm trước đó đã được tài trợ nhiệm vụ hợp tác song phương. Các đề tài mã số NCUD.05-2022.16, NCUD.05-2022.04 và NCUD.05-2022.21 được phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện thành 36 tháng theo kiến nghị của Tổ thẩm định và các Hội đồng khoa học xét chọn đề tài. Kinh phí do Quỹ tài trợ cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng tập trung vào các mục công lao động, nguyên vật liệu và chi điều tra, khảo sát (đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn), chi thuê ngoài (đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên kỹ thuật và công nghệ, lĩnh vực y dược và nông nghiệp). Kinh phí tài trợ trung bình cho 01 đề tài được phê duyệt kỳ này là 1,6 tỷ đồng. ​Cơ quan điều hành Quỹ sẽ gửi Quyết định tài trợ và hướng dẫn các thủ tục cần thiết tới tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài để hoàn thiện hồ sơ theo nội dung và kinh phí được phê duyệt trước ngày 20/9/2023. Thời gian ký hợp đồng thực hiện đề tài dự kiến vào ngày 15/10/2023. Quỹ sẽ triển khai ký điện tử đối với các Hợp đồng thực hiện đề tài thuộc chương trình nghiên cứu ứng dụng (tham khảo thông tin tại đây). Theo đó, việc tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng sẽ được thực hiện theo phương thức trực tuyến. Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài thực hiện ký, đóng dấu số trên hợp đồng, gửi tới Quỹ trên hệ thống quản lý đề tài trực tuyến thay cho việc gửi hồ sơ bản giấy. Đề nghị các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài chuẩn bị chữ ký và dấu số (chữ ký số cơ quan, tổ chức) để việc ký hợp đồng các đề tài được triển khai thuận lợi, đúng tiến độ./. Tin: Phòng Dự án

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc chỉnh sửa thuyết minh đề cương và ký hợp đồng thực hiện đề tài thuộc chương trình hợp tác song phương NAFOSTED-FWO và NAFOSTED-DFG do NAFOSTED tài trợ từ năm 2023

Ngày 13 tháng 09 năm 2023, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục kinh phí cho các đề tài thuộc chương trình hợp tác song phương (HTSP) NAFOSTED-DFG và NAFOSTED-FWO được Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2023 lần lượt tại các Quyết định số 37/QĐ-HĐQL-NAFOSTED và 38/QĐ-HĐQL-NAFOSTED. Tổng kinh phí tài trợ đợt này là 11,582 tỷ đồng, trong đó, 9,780 tỷ đồng tài trợ cho 05 đề tài hợp tác song phương NAFOSTED – FWO và 1,802 tỷ đồng tài trợ cho 01 đề tài hợp tác song phương NAFOSTED – DFG. Kinh phí do Quỹ tài trợ đối với đề tài HTSP tập trung vào các mục công lao động, chi phí vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, các hoạt động của đề tài (điều tra, khảo sát, hội thảo khoa học, phân tích mẫu…) và đoàn ra. Kinh phí trung bình của các đề tài thực nghiệm nói chung cao hơn các đề tài lý thuyết do nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ thí nghiệm, chi phí thực địa, thuê ngoài và phân tích mẫu. Cơ quan điều hành Quỹ sẽ gửi thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để chỉnh sửa hồ sơ trước ngày 20/9/2023. Thời gian ký hợp đồng thực hiện đề tài dự kiến ngày 15/10/2023. Kính đề nghị các nhà khoa học chỉnh sửa theo mẫu Thuyết minh đề cương và Dự toán kinh phí mới theo quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN về việc hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Khoa học và công nghệ để hoàn thiện hồ sơ ký hợp đồng. Tải mẫu tại đây. ​Quỹ sẽ triển khai ký điện tử đối với các Hợp đồng thực hiện đề tài HTSP được tài trợ đợt này (tham khảo thông tin tại đây). Theo đó, việc tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng sẽ được thực hiện theo phương thức trực tuyến. Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài thực hiện ký, đóng dấu số trên hợp đồng, gửi tới Quỹ trên hệ thống quản lý đề tài trực tuyến thay cho việc gửi hồ sơ bản giấy. Đề nghị các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài chuẩn bị chữ ký và dấu số để việc ký hợp đồng các đề tài được triển khai thuận lợi, theo đúng tiến độ./. Tin: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị triển khai chương trình Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật năm 2023 và Gặp mặt các thành viên Hội đồng khoa học

Ngày 15/8/2023, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tổ chức Hội nghị triển khai chương trình Nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật (KHTN&KT) năm 2023 và Gặp mặt các thành viên Hội đồng khoa học (HĐKH) Tham dự Hội nghị có đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, đồng chí Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ KH&CN – Chủ tịch Hội đồng quản lý (HĐQL) Quỹ, các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, các nhà khoa học là thành viên HĐKH nghiên cứu cơ bản hai nhiệm kỳ 2019 – 2022 và 2022 – 2024, Lãnh đạo Cơ quan điều hành Quỹ và các cơ quan báo chí, truyền thông Bộ KH&CN. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị Tại Hội nghị, ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc CQĐH Quỹ đã có Báo cáo về quá trình hoạt động của HĐKH NCCB nhiệm kỳ 2019-2022 và thành lập HĐKH NCCB ngành nhiệm kỳ 2022-2024. Thông tin về Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2022 – 2024 và kết quả hoạt động của Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2019-2022 xem tại đây. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định trong hơn 10 năm qua, Quỹ đã tài trợ hàng nghìn đề tài nghiên cứu cơ bản có chất lượng cao, qua đó thúc đẩy phát triển lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học cơ bản trình độ cao khắp cả nước, đặc biệt thu hút các cán bộ nghiên cứu trẻ được đào tạo bài bản ở các nước phát triển về nước làm việc, từ đó đưa khoa học cơ bản của Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. ​Bộ trưởng nhận định, để có được các kết quả quan trọng này, các HĐKH đã có nhiều đóng góp quan trọng và tâm huyết. Các thành viên trong từng Hội đồng khoa học đã làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao, đảm bảo việc đánh giá khoa học được thực hiện khách quan, chất lượng. Nhiều chính sách liên quan nghiên cứu cơ bản nói riêng, nghiên cứu khoa học của Việt Nam nói chung đã được các HĐKH đề xuất, góp ý và tư vấn.Nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ hoạt động của HĐKH trong lĩnh vực KHTN&KT 2019 – 2022, Bộ trưởng Bộ KH&CN gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học là thành viên HĐKH đã có những đóng góp quan trọng đối với khoa học cơ bản Việt Nam. Bộ trưởng cũng đề nghị CQĐH Quỹ, HĐKH tiếp tục nghiên cứu nâng cao hơn nữa chất lượng kết quả của các đề tài nghiên cứu cơ bản được Quỹ tài trợ, ưu tiên các đề tài có tính đột phá, đẩy mạnh hoạt động tài trợ, hỗ trợ đối với các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu KHCN trình độ cao trong các trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước, qua đó gia tăng mạnh hiệu quả của Chương trình tài trợ; Quỹ cần nhanh chóng đề xuất sửa đổi các quy định quản lý Chương trình nghiên cứu cơ bản phù hợp với đặc thù của loại hình nghiên cứu này theo thông lệ quốc tế, nhằm đảm bảo tính thời sự của hồ sơ đề xuất, chấp nhận độ trễ và tính rủi ro đối với kết quả nghiên cứu, đẩy mạnh khoán chi, chuyển dần từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm; Quỹ cũng cần có phương án triển khai mạnh mẽ chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ Quốc gia, trong đó đặc biệt lưu ý các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu sau tiến sỹ, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài, hỗ trợ các nhà khoa học tham dự các hội nghị, hội thảo khoa ở nước ngoài, tổ chức các hội thảo chuyên ngành quốc tế tại Việt Nam. Về phía Bộ KH&CN, Bộ trưởng khẳng định Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động của Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia, tiếp tục điều chỉnh chính sách liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Quỹ hoạt động, thúc đẩy và tăng cường quy mô các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ đã được chứng minh hiệp quả trong những năm qua nhằm khơi thông và phát huy mạnh mẽ nguồn tài nguyên tri thức vô hạn của các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam, qua đó đóng góp và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước. Toàn cảnh Hội nghị Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ đã chủ trì phiên trao đổi với các nhà khoa học là thành viên các HĐKH của Quỹ. Các nhà khoa học đã có những trao đổi cụ thể về những vấn đề đang được cộng đồng khoa học quan tâm như: Nâng cao chất lượng công bố khoa học; Mô hình, cơ chế và quy mô tài trợ, hỗ trợ của Quỹ; Chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh cho các ngành khoa học; Tăng cường đầu tư đúng tầm cho nghiên cứu cơ bản;Hỗ trợ nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sau tiến sĩ; Đẩy mạnh truyền thông khoa học, đặc biệt là khoa học cơ bản. Trao đổi với các thành viên HĐKH, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận và trân trọng cảm ơn những đóng góp quan trọng của các HĐKH đối với chương trình nghiên cứu cơ bản nói riêng và với

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Hội đồng quản lý Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia họp phiên thứ 8

Tháng 8/2023, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tổ chức phiên họp thứ 8 của Hội đồng quản lý Quỹ (HĐQL) nhiệm kỳ III. Phiên họp do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang – Chủ tịch HĐQL Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia chủ trì với sự tham dự của các thành viên Hội đồng quản lý, Trưởng ban Kiểm soát và Lãnh đạo Cơ quan điều hành Quỹ. Chủ tịch HĐQL Quỹ Nguyễn Hoàng Giang, Phó Chủ tịch HĐQL Quỹ Đoàn Minh Huấn điều hành phiên họp Tại phiên họp, Ông Phạm Đình Nguyên – Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ đã báo cáo tóm tắt việc thực hiện kết luận tại phiên họp lần thứ 7 Hội đồng quản lý nhiệm kỳ III, tình hình triển khai hoạt động của Quỹ 6 tháng đầu năm 2023 và phương hướng triển khai hoạt động của Quỹ 6 tháng cuối năm 2023. Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản lý Quỹ, Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ đã tổ chức triển khai các công việc bám sát kế hoạch được giao, cụ thể: thông báo tài trợ các chương trình NCCB trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, NCCB trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, NAFOSTED – DFG (Đức); đánh giá định kỳ, đánh giá nghiệm thu và cấp kinh phí cho các đề tài Quỹ tài trợ theo kế hoạch; hoàn thành xác nhận quyết toán tài chính tại hơn 260 tổ chức chủ trì đề tài do Quỹ tài trợ; làm việc với Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tại Quỹ; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học công nghệ trình độ cao ở các trường đại học” tại Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng và phát triển “hệ thống ký hợp đồng trực tuyến”. Trong 6 tháng cuối năm 2023, Quỹ sẽ tiếp tục sửa đổi các văn bản quản lý, triển khai các hoạt động và giải ngân kinh phí được cấp theo kế hoạch, tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai giải thưởng Tạ Quang Bửu, kiện toàn nhân sự Quỹ, và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và tin học hóa Tại phiên họp, Hội đồng quản lý Quỹ đã tập trung thảo luận về các nội dung bao gồm tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung thể chế nhằm tạo hành lang pháp lý đối với các hoạt động của Quỹ; mô hình hoạt động Quỹ; nâng cao chất lượng đề tài do Quỹ tài trợ; phát huy liêm chính trong nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực KH&CN quốc gia; xây dựng lộ trình đẩy mạnh hoạt động truyền thông… Trưởng ban kiểm soát Quỹ – Ông Nguyễn Hữu Quân – có báo cáo về hoạt động và kế hoạch các công việc tiếp theo của Ban Kiểm soát Quỹ. Trao đổi tại phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQL Quỹ cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Văn bản số 690/TTg-KGVX ngày 30/7/2023 về việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, yêu cầu rà soát các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực KH&CN, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá, các giải pháp toàn diện, hiệu quả để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đổi mới mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển KH&CN và khuyến khích đổi mới sáng tạo. Chủ tịch HĐQL Quỹ đề nghị Cơ quan điều hành Quỹ chủ động nghiên cứu, đề xuất Lãnh đạo Bộ các giải pháp đối với các nội dung này. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQL Quỹ phát biểu kết luận Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang nhất trí với báo cáo của Cơ quan điều hành Quỹ, đề nghị CQĐH tiếp tục bám sát kế hoạch hoạt động để triển khai công việc; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản quản lý nhằm hoàn thiện mô hình Quỹ; đồng thời đẩy mạnh triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế và truyền thông trong các tháng cuối năm 2023. Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài Nghiên cứu ứng dụng năm 2023

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài Nghiên cứu ứng dụng năm 2023, thông tin cụ thể như sau: 1. Phạm vi tài trợ Các đề tài nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y, dược, khoa học nông nghiệp; khoa học xã hội, khoa học nhân văn. 2. Đối tượng tài trợ Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam tham gia đăng ký, thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 3. Yêu cầu 3.1. Hướng nghiên cứu Phù hợp với hướng nghiên cứu được đề cập tại Mục III Điều 1 Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. 3.2. Điều kiện của tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài 3.2.1 Đối với tổ chức chủ trì đề tài: Có tư cách pháp nhân, có năng lực hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài, có đủ các điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu của đề tài. 3.2.2. Đối với chủ nhiệm đề tài: a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài; b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: Trình độ từ đại học trở lên và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: – Có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc là tác giả sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian năm 05 (năm) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; – Có kết quả nghiên cứu đã được công bố (bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế hoặc quốc gia có uy tín, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng) trong thời gian 10 (mười) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ được ứng dụng; c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. 3.2.3. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: a) Thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: có trình độ từ đại học trở lên; có kết quả nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín hoặc có bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian 05 (năm) năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; b) Thành viên: có trình độ từ đại học trở lên và có kết quả nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được công bố trên tạp chí quốc gia hoặc quốc tế, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng; c) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác. 3.2.4. Tại cùng một thời điểm, mỗi cá nhân làm chủ nhiệm không quá 01 (một) đề tài do Quỹ tài trợ. 3.3. Thời gian thực hiện đề tài không quá 36 (ba mươi sáu) tháng. 3.4. Kết quả của đề tài: a) Đối với đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, kết quả của đề tài là những phương pháp, cách thức mới để giải quyết các vấn đề về xã hội, con người; b) Đối với đề tài trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, kết quả của đề tài là công nghệ mới, bao gồm bí quyết kỹ thuật, phương án, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. 3.5. Sản phẩm của đề tài 3.5.1. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây: a) 02 (hai) bằng độc quyền sáng chế hoặc 02 (hai) bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc 01 (một) bằng độc quyền sáng chế và 01 (một) bằng bảo hộ giống cây trồng; b) 01 (một) bằng độc quyền sáng chế hoặc 01 (một) bằng bảo hộ giống cây trồng; và 01 (một) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 01 (một) bằng bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích. 3.5.2. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây: a) 02 (hai) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín; b) 01 (một) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 01 (một) bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín; 3.5.3. Chủ nhiệm đề tài là tác giả của ít nhất 01 (một) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 01 (một) bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc 01 (một) bằng bảo hộ giống cây trồng từ kết quả của đề tài. 4. Hồ sơ đăng ký đề tài (Bao gồm hồ sơ kê khai trực tuyến và hồ sơ điện tử được ký số hoặc hồ sơ bản cứng in từ hệ thống). 4.1. Hồ sơ đăng ký bắt buộc phải nhập trên hệ thống OMS theo biểu mẫu quy định,

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Danh mục đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ từ năm 2023

Ngày 25/7/2023, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã ký Quyết định số 24/QĐ-HĐQL-NAFOSTED  phê duyệt danh mục đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG được Quỹ tài trợ năm 2023. Danh sách các đề tài được phê duyệt tại đây. Cơ quan điều hành Quỹ hiện đang làm các thủ tục trình Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí cho đề tài thuộc Danh mục nêu trên. Sau khi danh mục kinh phí đề tài được phê duyệt, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng, dự kiến trong tháng 9/2023. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng thông báo để các nhà khoa học, các tổ chức KHCN được biết./. Năm 2022, Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG đã tiếp nhận 15 hồ sơ do các nhà khoa học Việt Nam và Đức phối hợp chuẩn bị và đề xuất. Nội dung của các đề xuất trải rộng trên nhiều ngành khoa học khác nhau gồm Vật lý; Hóa học; Khoa học trái đất và môi trường; Y Sinh Dược học; Xã hội học. Các hồ sơ đăng ký chương trình song phương NAFOSTED – DFG được hai bên đánh giá độc lập. Trong thời gian từ tháng 11 – 5/2023, các hồ sơ đã được NAFOSTED và DFG rà soát điều kiện, gửi đến các chuyên gia phản biện nhận xét và thực hiện đánh giá xét chọn. Các đề tài được tài trợ theo quy định phải được cả hai cơ quan NAFOSTED và DFG thống nhất phê duyệt tài trợ. Tin: BP HTQT

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG năm 2023

Triển khai chương trình hợp tác giữa Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Khoa học Cộng hòa liên bang Đức (DFG), Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài thuộc chương trình năm 2023 như sau: 1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 14/7/2023 đến hết 17h00 (giờ Việt Nam) ngày 29/9/2023. Gia hạn thời gian tiếp nhận hồ sơ đến 17h00 ngày 06/10/2023. 2. Lĩnh vực nghiên cứu tài trợ: Tất cả các lĩnh vực 3. Thời gian thực hiện đề tài: 2 – 3 năm 4. Kinh phí tối đa NAFOSTED tài trợ: 02 tỷ/01 đề tài 5. Cách thức đăng ký đề tài: Hồ sơ cần được phối hợp xây dựng bởi 01 nhóm nghiên cứu phía Việt Nam và 01 nhóm nghiên cứu phía Đức. Sau đó, hồ sơ phải được CNĐT phía Việt Nam nộp cho NAFOSTED qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến OMS, CNĐT phía Đức nộp cho DFG qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến dfg.de/en. Biểu mẫu hồ sơ đăng ký phía Việt Nam: Tải về tại đây. Hướng dẫn nộp hồ sơ chi tiết: Tại đây. Thông tin tham khảo phía DFG: International Cooperation Opportunities within the Framework of Standing Open Proposal Submission Procedures Joint Proposal Submission with Researchers Abroad under a Standing Open Procedure (SOP) International relations, partner organisations and funding opportunities with individual countries and regions   Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Truyền thông khoa học

Thông báo về Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu năm 2024 (Global Young Scientists Summit 2024)

Global Young Scientist Summit 2024 (GYSS 2024) – Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu lần thứ 12 sẽ được tổ chức tại Singapore vào đầu năm 2024. Đây là hội nghị được tổ chức thường niên bởi Quỹ Nghiên cứu quốc gia của Singapore (NRF Singapore) kể từ năm 2013. Hội nghị GYSS là diễn đàn đa ngành, đa văn hóa, đa thế hệ, một nơi mà các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới có thể trao đổi trực tiếp và được truyền cảm hứng từ các nhà khoa học danh tiếng và các nhà lãnh đạo về công nghệ trên thế giới. Thông tin cụ thể như sau: Thời gian: ngày 08 – 12/1/2024 (từ thứ 2 tới thứ 6); Lĩnh vực: Hóa học, Vật lý, Y dược, Toán học, Khoa học máy tính và kỹ thuật Ngôn ngữ sử dụng trong hội nghị: Tiếng Anh Diễn giả tại GYSS 2024: các nhà khoa học uy tín, được công nhận với các giải thưởng Nobel, Fields Medal, Millennium Technology Prize, Turing Award và các giải thưởng khoa học danh giá khác. Quyền lợi của nhà khoa học Việt Nam tham dự: – Tham dự trực tiếp các hoạt động trong khuôn khổ hội nghị trực tiếp tại Singapore (các buổi thuyết trình, hội thảo, các phiên trao đổi hỏi đáp với các diễn giả và các nhà khoa học khác, buổi thảo luận nhóm nhỏ với diễn giả đã được chọn trước, thuyết trình ngắn về nghiên cứu của bản thân…) – Ban tổ chức tài trợ chi phí trong thời gian hội nghị: phòng ở (phòng ghép đôi tại khách sạn địa phương); đi lại giữa hotel và địa điểm Hội nghị; bữa ăn (Ban tổ chức thông báo chi tiết tới người được xác nhận tham dự) – Ban tổ chức không tài trợ chi phí: đi lại khứ hồi Việt Nam – Singapore Tiêu chuẩn đăng ký – Trình độ: Sinh viên đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ, Nghiên cứu sinh sau tiến sỹ, Lưu ý, các nhà khoa học đã nắm giữ học hàm giáo sư, phó giáo sư không thuộc đối tượng tham dự; Không quá 35 tuổi (tính tới tháng 1/2024); Chưa từng tham gia theo hình thức trực tiếp các hội nghị GYSS trước đó (trừ tham gia online năm 2021 – 2022); Thành thạo tiếng Anh, đủ khả năng tham gia vào các buổi thảo luận; Có thành tích, đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu đang theo học, hoặc làm việc. Các nhà khoa học trẻ Việt Nam phù hợp với các tiêu chí nêu trên và mong muốn tham dự hội nghị GYSS 2024, tham khảo thêm thông tin hội nghị GYSS tại trang web: https://gyss.nrf.gov.sg/ Giai đoạn 2019 – 2022, Quỹ NAFOSTED đã giới thiệu 34 Nhà khoa học trẻ Việt Nam tới Ban tổ chức Hội nghị GYSS. Trong đó, 32 Nhà khoa học trẻ Việt Nam thông qua giới thiệu của Quỹ NAFOSTED đã được lựa chọn tham dự vào các kỳ Hội nghị GYSS. Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc chỉnh sửa thuyết minh đề cương và ký hợp đồng thực hiện đề tài NCCB do Quỹ phê duyệt tài trợ năm 2022

Ngày 26 tháng 06 năm 2023, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục kinh phí 190 đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật và 83 đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn được Quỹ phê duyệt tài trợ năm 2022. Tổng kinh phí tài trợ đợt này là 244,533 tỷ đồng. Kinh phí do Quỹ tài trợ đối với đề tài nghiên cứu cơ bản tập trung vào các mục công lao động, chi phí vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu và các hoạt động của đề tài (điều tra, khảo sát, hội thảo khoa học, phân tích mẫu…). Kinh phí trung bình của các đề tài thực nghiệm nói chung cao hơn các đề tài lý thuyết do nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ thí nghiệm, chi phí thực địa, thuê ngoài và phân tích mẫu. ​Cơ quan điều hành Quỹ sẽ gửi thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để chỉnh sửa hồ sơ trước ngày 15/7/2023. Thời gian ký hợp đồng thực hiện đề tài dự kiến ngày 01/8/2023. ​Quỹ sẽ triển khai ký điện tử đối với các Hợp đồng thực hiện đề tài NCCB được tài trợ đợt này (tham khảo thông tin tại đây). Theo đó, việc tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng sẽ được thực hiện theo phương thức trực tuyến. Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài thực hiện ký, đóng dấu số trên hợp đồng, gửi tới Quỹ trên hệ thống quản lý đề tài trực tuyến thay cho việc gửi hồ sơ bản giấy. Đề nghị các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài chuẩn bị chữ ký và dấu số để việc ký hợp đồng các đề tài được triển khai thuận lợi, theo đúng tiến độ. Tin: Phòng KHTN&KT, KHXH&NV

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học xã hội và nhân văn năm 2023

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo kế hoạch triển khai chương trình tài trợ đề tài nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội và nhân văn năm 2023 như sau: 1. Kế hoạch thực hiện Tiếp nhận hồ sơ: Từ 08h30 ngày 7/6/2023 đến 17h00 ngày 08/8/2023 Đánh giá xét chọn: tháng 8-10/2023 Công bố kết quả xét chọn: tháng 11/2023 Hoàn chỉnh hồ sơ, ký hợp đồng: dự kiến Quý I/2024 (theo kế hoạch cấp NSNN cho Quỹ năm 2024) 2. Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài Hồ sơ đăng ký bắt buộc phải nhập trên hệ thống OMS, hoàn thiện theo biểu mẫu quy định bao gồm: a. Đơn đăng ký đề tài NCCB (tiếng Anh và tiếng Việt) b. Thuyết minh đề cương nghiên cứu (tiếng Anh và tiếng Việt) (Tải mẫu tại đây). Lưu ý: cách thức đặt tên file thuyết minh đề cương như sau: – Thuyết minh đề cương và dự toán kinh phí tiếng Việt: M2-Tên chủ nhiệm đề tài (viết không dấu) – Thuyết minh đề cương và dự toán kinh phí tiếng Anh: M2E-Tên chủ nhiệm đề tài (viết không dấu) c. Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và từng thành viên nhóm nghiên cứu (tiếng Anh và tiếng Việt) d. Tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu (trong đó Chủ nhiệm đề tài có tối thiểu 01 công bố trong 05 năm gần nhất thuộc Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín do Quỹ ban hành). Sau khi hoàn thiện hồ sơ đăng ký trên hệ thống OMS, nhà khoa học có thể gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: Cách 1. Sử dụng hồ sơ ký số: Ký số (bằng USB Token) vào Hồ sơ đăng ký (bản pdf – tải về từ hệ thống) chữ ký của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì, sau đó tải lên hệ thống OMS. Thông tin chi tiết về chữ ký số và các nội dung liên quan tới văn bản ký số được quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Cách 2. Gửi hồ sơ in trên giấy (01 bộ tiếng Việt), được ký và xác nhận bằng bút mực xanh và dấu đỏ, bao gồm: a. Đơn đăng ký in từ hệ thống OMS có xác nhận của tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ b. Thuyết minh đề cương nghiên cứu có xác nhận của lãnh đạo tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ. c. Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và từng thành viên nghiên cứu chủ chốt của nhóm nghiên cứu in từ hệ thống OMS, có xác nhận của lãnh đạo cơ quan công tác hoặc bảo trợ (trừ trường hợp thành viên nhóm nghiên cứu công tác tại tổ chức chủ trì). d. Bản sao quyết định công nhận nghiên cứu sinh (nếu có). Ngoài ra, CNĐT in 02 bản phiếu khai Hồ sơ theo mẫu của Quỹ để đối chiếu và giao nhận. Tải tại đây. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Phòng 405, Tầng 4, nhà 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Xem hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ tại đây. Chú ý: Hồ sơ đăng ký đề tài không in từ hệ thống OMS sẽ không được chấp nhận. Vui lòng đọc kỹ Hướng dẫn sử dụng hệ thống OMS. Minh chứng về các công trình công bố của chủ nhiệm đề tài và thành viên nhóm nghiên cứu cần được cập nhật đầy đủ trong lý lịch khoa học. Việc cung cấp không đầy đủ minh chứng có thể dẫn đến hồ sơ không đủ điều kiện đánh giá xét chọn hoặc đánh giá không đầy đủ năng lực của chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu. Thông tin hồ sơ bản tiếng Anh và tiếng Việt, bản điện tử và bản in (nếu có) phải thống nhất. Hồ sơ bản điện tử sẽ được sử dụng trong quá trình đánh giá xét chọn. Quỹ khuyến khích các nhà khoa học và tổ chức chủ trì nộp hồ sơ theo cách sử dụng chữ ký số và ưu tiên hơn trong quá trình xét chọn tài trợ đối với các hồ sơ dạng này. 3. Hướng dẫn lập dự toán kinh phí Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ và Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08/05/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. 3.1. Lập dự toán: – Tiền thù lao cho các chức danh hoặc nhóm chức danh thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tính theo số tháng quy đổi tham gia thực hiện nhiệm vụ. Trong trường hợp thời gian tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không đủ một tháng, dự toán chi thù lao được tính theo mức thù lao của số ngày tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của chức danh hoặc nhóm chức danh tương ứng. Mức thù lao ngày được tính trên cơ sở mức thù lao của một tháng chia cho 22 ngày. Các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài áp dụng quy định về các chức danh thực hiện nhiệm vụ khoa học

Lên đầu trang