Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin sự kiện

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Phê duyệt đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2025

Tại Quyết định số 89/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 19/12/2024, Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã phê duyệt tài trợ các đề tài Nghiên cứu ứng dụng thực hiện từ năm 2025. Đây là các đề tài được các Hội đồng khoa học Nghiên cứu ứng dụng của Quỹ đánh giá xét chọn từ 97 hồ sơ đề tài đăng ký hợp lệ gửi đến Quỹ vào tháng 8/2024 và được phân bổ theo các hướng nghiên cứu Quỹ ưu tiên tài trợ trong quá trình xét chọn. Thông tin cụ thể các đề tài được phê duyệt xem tại đây. Cơ quan điều hành Quỹ đang thực hiện quy trình thẩm định nội dung thuyết minh và dự toán kinh phí của đề tài thuộc Danh mục nêu trên để trình Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí tài trợ các đề tài trong tháng 12/2024. Ngay sau khi Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt danh mục kinh phí tài trợ, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài để hoàn thiện hồ sơ ký hợp đồng và cấp kinh phí tài trợ đợt 1, dự kiến vào cuối Quý I năm 2025 (theo tiến độ kinh phí nguồn NSNN năm 2025 cấp cho Quỹ). Việc ký Hợp đồng tài trợ thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng sẽ được thực hiện trên hệ thống quản lý đề tài trực tuyến của Quỹ và sử dụng chữ ký, con dấu số (https://nafosted.gov.vn/thong-bao-trien-khai-ky-dien-tu-doi-voi-cac-hop-dong-thuc-hien-de-tai-nhiem-vu-hoat-dong-do-quy-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-quoc-gia-tai-tro-ho-tro/). Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài lưu ý chuẩn bị chữ ký và dấu số để việc ký hợp đồng các đề tài được triển khai thuận lợi, theo đúng tiến độ. Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia trân trọng thông báo để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết và phối hợp thực hiện./.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc báo cáo định kỳ đối với các đề tài tiềm năng do Quỹ tài trợ thực hiện từ tháng 01/2023

Theo Quy định về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng (đề tài tiềm năng) do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tài trợ và hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký giữa Quỹ với các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài, Quỹ sẽ tổ chức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài ký hợp đồng triển khai từ tháng 01/2023 (đề tài 36 tháng). Đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài, tình hình sử dụng kinh phí của đề tài và gửi tới Quỹ theo quy định. Kết quả đánh giá định kỳ là căn cứ để quyết định việc tiếp tục cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: 1. Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (E-services) của Quỹ thông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn và gửi tới Quỹ. Link truy cập hệ thống: https://e-services.nafosted.gov.vn/ Hướng dẫn điền báo cáo định kỳ: xem tại đây 2. Sau khi hoàn thiện báo cáo trên hệ thống, nhà khoa học gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: Nộp hồ sơ điện tử (ký số) – Ký số bằng chữ ký số của chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì đề tài lên tệp hồ sơ (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính) và tải lên hệ thống. Nộp hồ sơ bằng bản giấy – Xuất ra từ hệ thống (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính), in, ký và xác nhận bằng bút mực xanh, dấu đỏ. – Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Quỹ NAFOSTED – phòng 405, số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Quỹ khuyến khích nhà khoa học, tổ chức chủ trì thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký số điện tử. Thời hạn tiếp nhận báo cáo (bao gồm bản trên hệ thống và bản giấy): Trước 17h00 ngày 07/02/2025 (thứ Sáu). Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo kết quả đánh giá định kỳ tới các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài (dự kiến) trong tháng 02/2025 và cấp tiếp kinh phí cho các đề tài triển khai đúng kế hoạch được phê duyệt sau đó (theo tiến độ kinh phí nguồn NSNN cấp cho Quỹ năm 2025). Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Bộ phận một cửa Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia theo số điện thoại: 024 3936 7750 – máy lẻ: 0, 601 hoặc 608; Email: nafosted@most.gov.vn.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Phê duyệt đề tài Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2025

Tại Quyết định số 87/QĐ-HĐQL- NAFOSTED ngày 19 tháng 12 năm 2024, Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt tài trợ 39 đề tài nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật cho các nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện từ năm 2025. Phân bố các đề tài được phê duyệt theo ngành như sau: STT Lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật Số lượng đề tài (cho nhóm nghiên cứu mạnh) 1 Toán học 03 2 Khoa học Thông tin & Máy tính 05 3 Vật lý 07 4 Hóa học 06 5 Khoa học Trái đất – Khoa học Biển 04 6 Sinh học Nông nghiệp 06 7 Cơ học – Kỹ thuật 05 8 Y sinh Dược học 03   Tổng số 39 Thông tin chi tiết về các đề tài xem tại đây. Cơ quan điều hành Quỹ đang thực hiện các thủ tục để Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí cho các đề tài nêu trên. Sau khi danh mục kinh phí đề tài được phê duyệt, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng và cấp kinh phí tài trợ đợt 1, dự kiến cuối Quý I năm 2025 (tùy thuộc kế hoạch cấp kinh phí của NSNN năm 2025 cho Quỹ). Việc ký Hợp đồng tài trợ thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản nêu trên sẽ được thực hiện trên hệ thống quản lý đề tài trực tuyến của Quỹ và sử dụng chữ ký, con dấu số (https://nafosted.gov.vn/thong-bao-trien-khai-ky-dien-tu-doi-voi-cac-hop-dong-thuc-hien-de-tai-nhiem-vu-hoat-dong-do-quy-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-quoc-gia-tai-tro-ho-tro/). Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài lưu ý chuẩn bị chữ ký và dấu số để việc ký hợp đồng các đề tài được triển khai thuận lợi, theo đúng tiến độ. Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia trân trọng thông báo để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết và phối hợp thực hiện./.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Đề tài NAFOSTED – SNSF do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2025

Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã phê duyệt Danh mục đề tài NAFOSTED – SNSF do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2025 tại Quyết định số 91/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 19/12/2024. Danh sách các đề tài được phê duyệt cụ thể như sau: TT Mã số đề tài Tên đề tài Chủ  nhiệm đề tài Tổ chức chủ trì Thời gian thực hiện (tháng) 1 IZVSZ1_229553 Agroeconfirm : A Farm-to-Fork Approach to Sustainable Vegetable Production and Healthy Diets TS. Đồng Đạo Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam 48 2 IZVSZ2_229536 Sustainable development of biodegradable particleboards by using rice husk and rice straw agricultural waste and a mineral-based binder TS. Nguyễn Bảo Ngọc Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 36 3 IZVSZ2_229539 Explainable interpretation of chest X-rays by leveraging vision language foundation models TS. Phạm Huy Hiệu Trường Đại học VinUni 48 4 IZVSZ2_229549 Impact of agricultural practices on groundwater quality in the Mekong Delta, Vietnam TS. Phan Thanh Lâm Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 48 5 IZVSZ2_229551 Nature-based Solutions for the mitigation of soil and water related natural hazards in the context of Climate Change and Sustainable Development in Vietnam PGS.TS. Bùi Xuân Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 48 6 IZVSZ2_229554 Oka theory, CR-geometry, D-bar-problem and applications TSKH. Dương Ngọc Sơn Trường Đại học Phenikaa 48 7 IZVSZ2_ 229568 Data Driven High-Dimensional Approximation – Mathematical Analysis and Computing GS.TSKH. Đinh Dũng Viện Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội 48 8 IZVSZ3_ 229548 Elucidating the molecular mechanisms of polluted airborne particulate accumulation in leafy vegetable crops PGS.TS. Nguyễn Việt Long Học viện Nông nghiệp Việt Nam 48 9 IZVSZ3_229556 Investigate corticotropin-releasing hormone system as novel therapeutics for neurodegenerative diseases (Cor4ND) GS.TS. Thái Khắc Minh Trường Đại học Khoa học Sức Khoẻ – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 48 10 IZVSZ3_229563 Functional Evaluation of Secretomes from Bone Marrow Cells for Damaged Cells: Exploring Their Potential for Ischemic Disease Treatment PGS.TS. Phạm Văn Phúc Viện Tế bào gốc -Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM 48 Cơ quan điều hành Quỹ đang thực hiện các thủ tục để Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí cho đề tài nêu trên. Sau khi danh mục kinh phí đề tài được phê duyệt, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng và cấp kinh phí tài trợ đợt 1, dự kiến trong quý I năm 2025 (tùy thuộc kế hoạch cấp kinh phí của NSNN năm 2025 cho Quỹ). Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng thông báo để các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN được biết./. Trong kỳ thông báo tiếp nhận hồ sơ năm 2024, chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – SNSF đã tiếp nhận được 40 hồ sơ do các nhà khoa học Việt Nam và Thụy Sĩ phối hợp chuẩn bị và đề xuất. Nội dung của các đề xuất trải rộng trên nhiều ngành khoa học khác nhau gồm Toán học; Khoa học Thông tin và Máy tính; Vật lý; Hóa học; Khoa học trái đất và Khoa học Biển; Sinh học nông nghiệp; Cơ học; Y Sinh Dược học; Xã hội học; Tâm lý học; Giáo dục học; Kinh tế học. Trong thời gian từ tháng 4/2024 – 11/2024, các hồ sơ đăng ký chương trình song phương NAFOSTED – SNSF đã được NAFOSTED và SNSF rà soát điều kiện, gửi đến các chuyên gia phản biện nhận xét và thực hiện đánh giá xét chọn chung. Các đề tài được tài trợ theo quy định phải được cả hai cơ quan NAFOSTED và SNSF thống nhất phê duyệt tài trợ. Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Triển khai ký điện tử trong quá trình thực hiện tài trợ, hỗ trợ của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia

Thực hiện Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số, từ ngày 01/01/2022 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã triển khai tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng tài trợ theo phương thức trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công của Quỹ. Hoạt động này của Quỹ đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, đề nghị mở rộng triển khai từ cộng đồng các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN.  Trong thời gian tới đây, Quỹ sẽ áp dụng quản lý trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công của Quỹ đối với các hoạt động tài trợ, hỗ trợ như: tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thực hiện tài trợ, hỗ trợ. Theo đó, thay cho việc gửi hồ sơ bản giấy được ký, đóng dấu gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Văn phòng Quỹ như trước, Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài sẽ thực hiện ký điện tử, đóng dấu số trên hồ sơ, hợp đồng, các báo cáo và các văn bản có liên quan như Hợp đồng, Báo cáo định kỳ, Báo cáo nghiệm thu, các Văn bản  thay đổi trong quá trình thực hiện, Thanh lý hợp đồng và gửi tới Quỹ trên hệ thống quản lý trực tuyến. Hướng dẫn chi tiết hơn (nếu cần thiết) sẽ được thông báo tới tổ chức, cá nhân liên quan khi tham gia và được tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Để có thêm thông tin xin vui lòng liên hệ: Bộ phận Một cửa: 024 3936 7750 – máy lẻ: 0, 601 hoặc 608. Email: nafosted@most.gov.vn Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng thông báo để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết và phối hợp thực hiện./.

Tin sự kiện, Tin tức

Tài trợ nghiên cứu cơ bản 2024 của NAFOSTED: Đảm bảo chất lượng, chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy phát triển tổ chức, mạng lưới hợp tác hướng đến các nhiệm vụ khoa học công nghệ lớn, đóng góp quan trọng cho phát triển của đất nước

Ngày 28/11/2024, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tổ chức Hội thảo khoa học về xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ năm 2024. Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn – thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ Phạm Đình Nguyên cùng đông đảo các nhà khoa học là thành viên các Hội đồng khoa học Nghiên cứu cơ bản ở cả hai lĩnh vực KHTN&KT, KHXH&NV của Quỹ, Lãnh đạo và các cán bộ Cơ quan điều hành Quỹ đã tham dự Hội thảo. Mở đầu Hội thảo, bà Trương Thị Thanh Huyền – đại diện cho đơn vị quản lý nhiệm vụ của Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ đã có bài trình bày, giới thiệu về bức tranh chung trong tài trợ nghiên cứu cơ bản (NCCB) của Quỹ những năm qua, tình hình triển khai, tiếp nhận và chuẩn bị cho đánh giá xét chọn đề tài trong năm 2024. Năm nay, để phù hợp với tiến độ và lượng kinh phí Quỹ được cấp cũng như các quy định về định mức và giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN, việc triển khai xét chọn tài trợ NCCB trong hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (KHTN&KT), khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) phải tổ chức đồng thời và muộn hơn so với những năm trước, lĩnh vực KHTN&KT chỉ tiếp nhận hồ sơ do nhóm nghiên cứu mạnh đề xuất. Đại diện CQĐH Quỹ đề nghị các Hội đồng khoa học (HĐKH) quan tâm xem xét, ưu tiên các đề tài do nhà khoa học trẻ xuất sắc làm chủ nhiệm, các đề tài kết hợp đào tạo nghiên cứu sinh. Phát biểu mở đầu phần trao đổi tại Hội thảo, Thứ trưởng Bùi Thế Duy – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹcho biết Hội thảo là dịp để các nhà khoa học là thành viên các HĐKH NCCB của Quỹ cùng lãnh đạo Bộ KH&CN, đại diện cơ quan quản lý điều hành Quỹ trao đổi, góp ý về hoạt động triển khai tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu KH&CN của Quỹ nói riêng, hoạt động nghiên cứu KH&CN của Việt Nam nói chung trong thời gian tới. Toàn cảnh Hội thảo Thứ trưởng ghi nhận, tài trợ NCCB do Quỹ triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả quan trọng trong 15 năm vừa qua, có thể kể đến một số tác động quan trọng như: – Về xét chọn tài trợ: i) Đưa ra các tiêu chuẩn mới, phù hợp thông lệ quốc tế về yêu cầu kết quả đề tài, về lựa chọn thành viên các HĐKH đánh giá đề tài; ii) Xét chọn có so sánh, cạnh tranh bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để đông đảo các nhà khoa học (nhất là các nhà khoa học trẻ) trên khắp cả nước tham gia. – Về kết quả tài trợ: i) Tạo ra xu thế công bố khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, nâng cao các chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam(GII) gắn với công bố khoa học quốc tế, tạo chuyển biến đột phá về chất lượng NCCB của Việt Nam; ii) Thúc đẩy hoạt động đào tạo đại học, sau đại học gắn liền với nghiên cứu KH&CN, nâng cao chất lượng đào tạo và xếp hạng đại học; iii) Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực nghiên cứu KH&CN trình độ cao trên khắp cả nước. – Tạo động lực, cảm hứng để các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân hình thành và triển khai các Quỹ tài trợ nghiên cứu KH&CN ngoài ngân sách nhà nước (ví dụ như Quỹ VinIF). Thứ trưởng cũng nêu lên một số vấn đề hiện nay cần xem xét, thúc đẩy, xử lý để hội thảo thảo luận, ví dụ như chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa NCCB và nghiên cứu ứng dụng triển khai, NCCB tạo nền tảng hoặc tham gia vào các nhiệm vụ lớn, giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước còn ít; làm sao thúc đẩy phát triển hình thành nhiều tổ chức, nhóm nghiên cứu mạnh, có tiềm lực; làm sao vẫn đảm bảo triển khai các nhiệm vụ được tài trợ một cách nghiêm túc, quản lý chặt chẽ, hiệu quả, nhưng sẵn sàng chấp nhận độ trễ, thất bại, rủi ro là các yếu tố đặc thù trong hoạt động nghiên cứu KH&CN để hướng đến các kết quả đột phá, xuất sắc; làm thế nào để chuẩn bị, đào tạo, phát triển nguồn lực chuyên gia đánh giá chất lượng tham gia vào các đánh giá KH&CN của Quỹ. Trao đổi tại Hội thảo, nhiều nhà khoa học đồng ý với đánh giá của Thứ trưởng về thành công trong triển khai NCCB của Quỹ những năm qua, khẳng định đây vẫn là chương trình tài trợ nghiên cứu KH&CN chất lượng và hiệu quả của Việt Nam; đồng ý với những gợi mở định hướng tiếp theo mà Chủ tịch Quỹ nêu. Các nhà khoa học thảo luận tại Hội thảo Trao đổi về việc năm 2024 Quỹ chỉ tài trợ các nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực KHTN&KT, một số nhà khoa học cho rằng phương án này trong bối cảnh kinh phí được cấp là phù hợp, tuy nhiên mong Quỹ những năm tiếp theo bên cạnh việc thúc đẩy phát triển các nhiệm vụ nghiên cứu lớn, xuất sắc, vẫn cần tiếp tục duy trì việc bồi dưỡng nguồn lực nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu trẻ, xuất sắc, các tiến sĩ trẻ mới từ nước

Tin sự kiện, Tin tức

Nguồn lực ngoài ngân sách đã đóng góp tích cực cho khoa học và công nghệ

Tại buổi làm việc với Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao hoạt động và kết quả trong giai đoạn vừa qua của VinIF; mong muốn VinIF, NAFOSTED và các đơn vị thuộc Bộ KH&CN xem xét, phối hợp triển khai một số hợp tác cụ thể trong tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu KH&CN và đổi mới sáng tạo. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm việc với Quỹ đổi mới sáng tạo VinGroup Sáng ngày 28/11/2024, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đã có buổi làm việc với Quỹ Đổi mới sáng tạo của Tập đoàn VinGroup (VinIF) với sự tham dự của Thứ trưởng Bùi Thế Duy, Giáo sư Vũ Hà Văn – Giám đốc khoa học Quỹ VinIF, Giám đốc Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED), Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên, đại diện Lãnh đạo Vụ Công nghệ cao, Vụ KHCN các ngành kinh tế kỹ thuật, Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia, Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước, Văn phòng các chương trình KHCN Quốc gia, một số lãnh đạo và cán bộ của VinIF. Phát biểu mở đầu cho buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết, Bộ KHCN đang trong quá trình cập nhật, hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam, trong đó việc khai thông, phát huy các đóng góp từ nguồn lực ngoài ngân sách được Lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm. Một trong các đóng góp nổi bật cho KHCN từ khu vực ngoài nhà nước trong giai đoạn gần đây có thể kể đến là các hoạt động của VinIF. Trong khuôn khổ buổi làm việc, Lãnh đạo Bộ KH&CN và các đơn vị trong Bộ muốn được nghe đại diện Quỹ VinIF chia sẻ về hoạt động tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ của Quỹ. Lãnh đạo Bộ KHCN cũng mong đại diện Quỹ NAFOSTED và các đơn vị của Bộ KH&CN tham dự buổi làm việc sẽ có những trao đổi nhằm tiếp thu được những kinh nghiệm tốt của VinIF, đồng thời xem xét khả năng phối hợp, hợp tác trong các hoạt động với VinIF, thúc đẩy gia tăng đóng góp từ hoạt động KHCN cho đất nước. GS Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học Quỹ VinIF sau đó đã chia sẻ về hoạt động và những kết quả chính vừa qua của VinIF. Theo GS Vũ Hà Văn, Quỹ VinIF thông qua các hoạt động tài trợ cho các dự án KH&CN, các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo hướng đến tạo lập một văn hóa nghiên cứu khoa học sáng tạo, trung thực, chuẩn mực quốc tế cao; tạo nên một thế hệ các nhà khoa học trẻ có năng lực, chính trực, có tầm nhìn rộng mở và trách nhiệm xã hội; đưa ra các sản phẩm, giải pháp công nghệ mang lại lợi ích thiết thức cho cộng đồng. Cơ chế quản lý và hoạt động của Quỹ được thiết kế và vận hành phù hợp với đặc thù trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, đơn giản và giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, tài chính, chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học. Tài trợ, hỗ trợ của Quỹ là không bồi hoàn, nhà khoa học được tài trợ cũng được toàn quyền sở hữu các sản phẩm và kết quả nghiên cứu. Qua 05 năm hoạt động, VinIF đã chi hơn 750 tỷ đồng tài trợ cho hơn 110 dự án KH&CN và văn hóa lịch sử. Đại diện lãnh đạo và các cán bộ VinIF tham dự phiên họp mong muốn hợp tác với các đơn vị của Bộ KH&CN trong khai thác cơ sở dữ liệu chuyên gia đánh giá của các bên, triển khai các chương trình tài trợ theo các hướng trọng điểm, hỗ trợ nhà khoa học thương mại hóa kết quả nghiên cứu sau tài trợ. Trao đổi tại buổi làm việc, Lãnh đạo NAFOSTED và các đơn vị của Bộ KH&CN ủng hộ các đề xuất hợp tác của VinIF, ngoài ra cũng nêu thêm một số hoạt động hợp tác tiềm năng khác như tạo dựng và phân tích, khai thác các cơ sở dữ liệu lớn; quản lý, đánh giá và kiểm soát chất lượng trong tài trợ nghiên cứu KHCN; hỗ trợ khởi nghiệp; xác định các định hướng nghiên cứu, thúc đẩy các nghiên cứu lớn, cụm nhiều nhiệm vụ nghiên cứu hướng đến giải quyết các vấn đề của Việt Nam. Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt ghi nhận và đánh giá cao định hướng sứ mệnh, tầm nhìn cũng như kết quả 6 năm hoạt động của VinIF.Ba đóng góp lớn của VinIF thời gian qua có thể kể đến là: i) Cung cấp nguồn lực quan trọng phục vụ nghiên cứu KH&CN tại Việt Nam; ii) Đóng góp mô hình cùng phương thức vận hành của một cơ quan tài trợ nghiên cứu KH&CN tiên tiến ở Việt Nam; iii) Truyền cảm hứng cho các nhà khoa học Việt Nam thực hiện nghiên cứu KH&CN theo chuẩn mực quốc tế. Bộ trưởng cho biết Bộ KH&CN cũng đang triển khai các điều chỉnh chính sách, trong đó có đề xuất đưa vào Luật KH&CN các quy định chấp nhận rủi ro, độ trễ và tài trợ không bồi hoàn đối với nghiên cứu KH&CN nhằm thúc đẩy các nghiên cứu đột phá, xuất sắc. Bộ trưởng đề nghị các đơn vị trong Bộ tiếp tục phối hợp với VinIF tổ chức thêm các buổi thảo luận chuyên đề sâu hơn về quản lý

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Triển khai thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật nhiệm kỳ 2024-2026

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đang triển khai thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản (HĐKH) trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật nhiệm kỳ 2024-2026. Để có thể lựa chọn được các thành viên HĐKH chất lượng, đại diện cho các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản tại Việt Nam tham gia vào các hoạt động đánh giá tài trợ, hỗ trợ của Quỹ, kính mời các nhà khoa học quan tâm ứng cử hoặc đề cử các nhà khoa học đáp ứng đủ điều kiện tham gia HĐKH nhiệm kỳ mới. Nhiệm vụ của Hội đồng khoa học: HĐKH được thành lập để tư vấn cho Quỹ về các vấn đề sau đây: – Hướng nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực KHTN&KT do Quỹ tài trợ; – Đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ; – Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ. Tiêu chí lựa chọn thành viên HĐKH: – Có trình độ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn phù hợp (có bằng Tiến sỹ, có kết quả nghiên cứu chuyên môn phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín do Quỹ ban hành trong 05 năm gần nhất); – Được các nhà khoa học cùng ngành tín nhiệm giới thiệu; – Cam kết tham gia và thực hiện các quy định của Quỹ.  Kế hoạch thực hiện TT Nội dung Thông tin chi tiết Thời gian dự kiến 1 Giới thiệu nhà khoa học Cộng đồng khoa học đề cử/giới thiệu các nhà khoa học đủ điều kiện tham gia Hội đồng khoa học các ngành trong lĩnh vực KHTN&KT. Danh sách giới thiệu mặc định của Quỹ bao gồm các thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2017-2019; 2019-2021 và 2022-2024 và các chủ nhiệm đề tài NCCB trong KHTN&KT của Quỹ từ năm 2019 đến năm 2023. Từ ngày 28/11-8/12/2024 2 Xác nhận tham gia và cập nhật lý lịch khoa học Các nhà khoa học được giới thiệu xác nhận tham gia danh sách ứng viên các HĐKH NCCB trong KHTN&KT và cập nhật lý lịch khoa học trên hệ thống quản lý trực tuyến của Quỹ. Từ ngày 27/11-8/12/2024 3 Bình chọn HĐKH mới Các nhà khoa học (bao gồm các thành viên HĐKH NCCB nhiệm kỳ 2017-2019, 2019-2021, 2022-2024; các nhà khoa học đề xuất hồ sơ đề tài NCCB của Quỹ hợp lệ từ năm 2019 – 2023 và các ứng viên được giới thiệu hợp lệ) vào hệ thống quản lý trực tuyến đề xuất HĐKH NCCB trong KHTN&KT nhiệm kỳ 2024-2026 từ danh sách ứng viên. Từ ngày 8-18/12/2024 4 Tổng hợp kết quả và đề xuất HĐKH ngành Tổng hợp kết quả giới thiệu từ cộng đồng khoa học và đề xuất HĐKH NCCB nhiệm kỳ 2024-2026 Từ ngày 18-25/12/2024 5 Trình HĐQL Quỹ thành lập HĐKH NCCB HĐQL Quỹ xem xét, quyết định thành lập HĐKH NCCB nhiệm kỳ 2024 – 2026. Từ ngày 25-31/12/2024   Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng kính mời các nhà khoa học tham gia tích cực vào việc giới thiệu và bình chọn thành viên các HĐKH thông qua tài khoản trên hệ thống Quản lý đề tài NAFOSTED (https://e-services.nafosted.gov.vn/). Sự tham gia của các nhà khoa học thể hiện trách nhiệm và góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng tài trợ và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật tại Việt Nam. Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Triển khai thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu ứng dụng nhiệm kỳ 2024 – 2026

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đang triển khai thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu ứng dụng (HĐKH) nhiệm kỳ 2024-2026. Để có thể lựa chọn được các thành viên HĐKH chất lượng, đại diện cho các nhà khoa học, nhà quản lý tham gia vào các hoạt động đánh giá tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng của Quỹ, kính mời các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm ứng cử hoặc đề cử các ứng viên đáp ứng đủ điều kiện tham gia HĐKH nhiệm kỳ mới. HĐKH được thành lập để tư vấn cho Quỹ về các vấn đề sau đây: – Hướng nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ; – Đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ; – Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ. Tiêu chí lựa chọn thành viên HĐKH: – Đáp ứng các tiêu chí như đối với chuyên gia đánh giá theo quy định[1]; – Được các nhà khoa học, nhà quản lý trong cùng lĩnh vực chuyên môn tín nhiệm giới thiệu; – Thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia của Quỹ; – Cam kết tham gia và thực hiện các quy định của Quỹ. Các HĐKH sẽ thành lập gồm: – Khoa học Xã hội và Nhân văn; – Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ; – Khoa học Y, Dược và Nông nghiệp. Kế hoạch thực hiện: TT Nội dung Thông tin chi tiết Thời gian dự kiến 1 Giới thiệu ứng viên tham gia HĐKH Cộng đồng (nhà khoa học / nhà quản lý) giới thiệu các ứng viên đủ điều kiện tham gia HĐKH NCUD. Danh sách giới thiệu mặc định của Quỹ bao gồm: các thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2020-2022; 2022-2024; các chủ nhiệm đề tài NCUD do Quỹ tài trợ.  28/11/2024 – 10/12/2024 2 Xác nhận đồng ý tham gia HĐKH và cập nhật lý lịch khoa học Các nhà khoa học được giới thiệu xác nhận tham gia danh sách ứng viên các HĐKH NCUD và cập nhật lý lịch khoa học trên hệ thống quản lý trực tuyến của Quỹ. 28/11/2024 – 15/12/2024 3 Bình chọn HĐKH nhiệm kỳ 2024 – 2026 Các nhà khoa học / nhà quản lý (bao gồm các thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2020-2022; 2022-2024; các nhà khoa học đề xuất hồ sơ đề tài NCUD của Quỹ hợp lệ và các ứng viên được giới thiệu hợp lệ) đề xuất HĐKH NCUD nhiệm kỳ 2024 – 2026 từ danh sách ứng viên (trên hệ thống quản lý trực tuyến). 16/12/2024 – 21/12/2024 4 Tổng hợp kết quả và đề xuất HĐKH Tổng hợp kết quả giới thiệu từ cộng đồng và đề xuất HĐKH NCUD nhiệm kỳ 2024 – 2026 21/12/2024 –  24/12/2024 5 Trình HĐQL thành lập HĐKH NCUD mới HĐQL xem xét, quyết định thành lập HĐKH NCUD nhiệm kỳ 2024 – 2026. 25/12/2024 – 31/12/2024 Quỹ trân trọng kính mời các nhà khoa học / nhà quản lý tham gia tích cực vào việc giới thiệu và bình chọn thành viên các HĐKH thông qua tài khoản trên hệ thống Quản lý đề tài NAFOSTED (https://e-services.nafosted.gov.vn/). Sự tham gia của quý vị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm và góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng tài trợ và nghiên cứu ứng dụng của Quỹ nói riêng và Việt Nam nói chung. [1] Chuyên gia đánh giá là các nhà khoa học, nhà quản lý được Quỹ mời tư vấn trong các hoạt động đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện đề tài. Chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Chuyên gia đánh giá là nhà khoa học phải có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài: có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc sách chuyên khảo (đối với các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) trong thời gian 05 (năm) năm gần nhất; hoặc là tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian 05 (năm) năm gần nhất hoặc có kết quả nghiên cứu được ứng dụng và kết quả nghiên cứu đó được công bố trong thời gian 10 (mười) năm gần nhất. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định. Chuyên gia đánh giá là nhà quản lý phải hoạt động trong lĩnh vực hoặc làm việc/công tác liên quan đến vấn đề nghiên cứu. b) Có điều kiện tham gia công việc tư vấn với trách nhiệm cao, trung thực, khách quan. Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Họp Hội đồng đánh giá xét chọn đề tài hợp tác song phương NAFOSTED – SNSF 2024

Ngày 30/10/2024, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ khoa học Quốc gia Thụy Sĩ (SNSF) đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá xét chọn đề tài NAFOSTED – SNSF năm 2024 tại Bern, Thụy Sĩ. Văn phòng Quỹ khoa học Quốc gia Thụy Sĩ (SNSF) tại Bern, Thuỵ Sĩ Phiên họp có sự tham gia của 13 thành viên Hội đồng khoa học đánh giá xét chọn đề tài, bao gồm 01 Chủ tịch Hội đồng và 06 nhà khoa học phía Thụy Sĩ, 06 nhà khoa học Việt Nam trong các ngành toán học, vật lý, khoa học vật liệu, khoa học thông tin và máy tính, khoa học môi trường, sinh học nông nghiệp, y sinh – dược học, du lịch, tâm lý học, kinh tế học. Đại diện Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, đại diện Quỹ khoa học Quốc gia Thụy Sĩ cùng tham dự phiên họp. Dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Hội đồng (nhưng không bỏ phiếu), Hội đồng đã hoàn thành đánh giá xét chọn 33 hồ sơ đăng ký hợp lệ được NAFOSTED và SNSF tiếp nhận trước đó. Dự kiến kết quả tài trợ sẽ được thông báo trong tháng 12/2024 và triển khai thực hiện năm 2025 (tùy theo thời điểm Quỹ được cấp kinh phí theo kế hoạch). Sau phiên họp đánh giá xét chọn, đại diện hai Quỹ trao đổi về tình hình và kết quả triển khai chương trình đồng tài trợ theo biên bản thỏa thuận đã ký và các đề xuất để thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới. Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – SNSF được triển khai từ năm 2020, nhằm tài trợ cho các đề tài nghiên cứu chung do nhà khoa học Việt Nam và Thụy Sỹ cùng thực hiện, không giới hạn lĩnh vực nghiên cứu. Trong đợt tiếp nhận hồ sơ lần đầu tiên, hai bên đã cùng tổ chức đánh giá xét chọn, thống nhất tài trợ 10 đề tài với thời gian thực hiện tối đa là 03 năm, bắt đầu từ năm 2021. Chương trình hướng đến đẩy mạnh trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học xuất sắc ở hai quốc gia, hỗ trợ đào tạo sau đại học và thúc đẩy công bố khoa học quốc tế đỉnh cao. Tin: NAFOSTED

Lên đầu trang