Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin sự kiện

Tin sự kiện, Tin tức

Thông tin về các dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công

Danh mục các dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia STT Tên hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công Hình thức Năm Tình trạng 1 Mua sắm mới tủ, bàn ghế cho cơ quan điều hành và phòng thường trực của Hội đồng quản lý Quỹ Chào hàng cạnh tranh trong nước 2013 Kết thúc 2 Nâng cấp sửa chữa máy chủ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Chào hàng cạnh tranh trong nước 2013 Kết thúc 3 Mua máy tính để bàn, máy photocopy, máy tính xách tay cho Hội đồng của Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia Chào hàng cạnh tranh trong nước 2013 Kết thúc

Tin sự kiện

Thông báo về việc sơ tuyển tiếng Anh đối với các anh(chị) đã nộp hồ sơ vào Quỹ

Quỹ Khoa học và công nghệ Quốc gia sẽ tiến hành sơ tuyển tiếng Anh đối với các anh/chị  đã nộp hồ sơ tuyển dụng vào Quỹ như sau: Thời gian: 9h ngày 04/7/2014 Địa điểm: Trung tâm Anh ngữ Appolo 67 Lê Văn Hưu, Hà Nội Trong trường hợp cần thêm thông tin liên hệ (chị) Hoàng Anh, điện thoại 0903431333

Tin sự kiện, Tin tức

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tuyển dụng

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tuyển dụng 04 cán bộ hợp đồng. Cụ thể như sau: 1. Yêu cầu chung: Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo: – Có quốc tịch Viêt Nam và cư trú tại Việt Nam không có tiền án, tiền sự và không bị kỷ luật; – Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; – Nhiệt tình, năng động – Khả năng làm việc nhóm 2. Yêu cầu đối với từng vị trí Cán bộ Công nghệ thông tin: 01 Yêu cầu trình độ – Tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin loại khá trở lên; – Ưu tiên có kinh nghiệm phát triển phần mềm, quản lý mạng, hỗ trợ người sử dụng; – Tiếng Anh trình độ B hoặc tương đương. Cán bộ Hợp tác quốc tế: 01 – Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên. – Tiếng Anh thông thạo (trình độ C trở lên), thành thạo tin học văn phòng; – Ưu tiên những người tốt nghiệp đại học tại những nước nói tiếng Anh, có kinh nghiệm trong công tác hợp tác quốc tế; Cán bộ quản lý khoa học: 2 người – Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn loại khá trở lên; – Ngoại ngữ trình độ C và tương đương, thành thạo tin học văn phòng; – Kỹ năng: giao tiếp tốt, có khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc nhóm; – Ưu tiên những người có kết quả học tập loại tốt từ các trường đại học chính quy có uy tín, những người trình độ thạc sỹ; 3. Hình thức tuyển dụng: Làm bài thi chuyên môn, ngoại ngữ và phỏng vấn trực tiếp; 4 .Hồ sơ gồm – Đơn xin việc (viết tay, trong đó nêu rõ vị trí dự tuyển). – Sơ yếu lý lịch có chứng thực tại địa phương (theo mẫu Phụ lục 2) có ảnh; – Bản sao các văn bằng kèm bảng điểm học tập. – Bản sao các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu tuyển dụng – Bản sao CMND, giấy khai sinh – Giấy khám sức khỏe. 5. Địa chỉ nộp hồ sơ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Văn phòng Quỹ – Phòng 408 – 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội 6. Thời hạn nộp hồ sơ: Từ ngày 9-16 tháng 6 năm 2014

Tin sự kiện, Tin tức

Vinh danh các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản xuất sắc

Lần đầu tiên, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu nhằm vinh danh các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản. Giải thưởng năm nay đã được trao cho GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng và PGS.TS Nguyễn Bá Ân, hai nhà khoa học có các công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực Toán học và Vật lý. Nhân dịp công bố ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18 tháng 5, sáng 17/5/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013 dành cho các nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Đây là năm đầu tiên giải thưởng Tạ Quang Bửu (Giải thưởng) được Bộ KH&CN tổ chức trao tặng. Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013 được trao cho GS.TS Toán học Nguyễn Hữu Việt Hưng, trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội với công trình “Các đồng cấu giữa các đại số Dickson – Mùi xem như các Moodun trên đại số Steenrod” và PGS. TS. Nguyễn Bá Ân, Viện Vật lý – Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam với công trình “Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử thông qua các trạng thái W và kiểu W”. Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân trao giải thưởng cho GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng (bìa trái) và PGS.TS Nguyễn Bá Ân (giữa) GS.TS Nguyễn Hữu Việt Hưng hiện đang làm việc tại Khoa Toán-Cơ-Tin, Đại học KHTN Hà Nội và là Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn Bá Ân hiện đang làm việc tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ông là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về quang lượng tử, thông tin lượng tử. Cả hai nhà khoa học đều là thành viên các Hội đồng khoa học của Quỹ Nafosted. Phát biểu tại buổi lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân chúc mừng hai nhà khoa học Nguyễn Hữu Việt Hưng và Nguyễn Bá Ân đã giành giải thưởng Tạ Quang Bửu lần đầu tiên, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của khoa học cơ bản trong việc phát triển khoa học quốc gia. Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định, khoa học và công nghệ Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn.Việc đưa các chính sách của Nhà nước về KH&CN vào cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó, rào cản lớn nhất chính là đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy của các nhà làm quản lý KH&CN.Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng hy vọng giải thưởng Tạ Quang Bửu sẽ có uy tín ngày càng cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng khoa học Việt Nam, khích lệ đội ngũ trí thức khoa học công nghệ cả nước phát huy năng lực sáng tạo, say mê nghiên cứu; thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học hàng đầu, các nhà nghiên cứu trẻ tài năng với những công trình nghiên cứu tiêu biểu. Sau Lễ trao giải,hai nhà khoa học vừa đoạt Giải thưởngđược mời tham gia chương trình “Đối thoại với nhà khoa học”cùng với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân về các vấn đề thời sự đang diễn ra hiện nay; những vấn đề nghiên cứu khoa học cơ bảnvà môi trường hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay của các nhà khoa học; các nhóm nghiên cứu trẻ – thuận lợi, khó khăn và thách thức. Hai nhà khoa học cũng chia sẻ những câu chuyện xúc động về những trải nghiệm trong quá trình làm khoa học của mình. Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. Giải thưởng được xét  trao hằng năm cho các nhà khoa học thuộc 7 lĩnh vực khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Môi trường, Sinh học và Khoa học tự nhiên khác.Cơ cấu giải thưởng bao gồm: từ 1 đến 3 giải thưởng chính và 1 giải thưởng dành nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ) dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc; 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam.Mỗi giải thưởng gồm Bằng chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Khoa họcvà Công nghệ cùng với mức tiền thưởng tối thiểu là 200 triệu đồng đối với giải thưởng chính; 100 triệu đồng đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam và50 triệu đồng đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ.

Tin sự kiện, Tin tức

Vinh danh các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản xuất sắc

Lần đầu tiên, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu nhằm vinh danh các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản. Giải thưởng năm nay đã được trao cho GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng và PGS.TS Nguyễn Bá Ân, hai nhà khoa học có các công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực Toán học và Vật lý. Nhân dịp công bố ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18 tháng 5, sáng 17/5/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013 dành cho các nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Đây là năm đầu tiên giải thưởng Tạ Quang Bửu (Giải thưởng) được Bộ KH&CN tổ chức trao tặng. Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013 được trao cho GS.TS Toán học Nguyễn Hữu Việt Hưng, trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội với công trình “Các đồng cấu giữa các đại số Dickson – Mùi xem như các Moodun trên đại số Steenrod” và PGS. TS. Nguyễn Bá Ân, Viện Vật lý – Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam với công trình “Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử thông qua các trạng thái W và kiểu W”. Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân trao giải thưởng cho GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng (bìa trái) và PGS.TS Nguyễn Bá Ân (giữa) GS.TS Nguyễn Hữu Việt Hưng hiện đang làm việc tại Khoa Toán-Cơ-Tin, Đại học KHTN Hà Nội và là Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn Bá Ân hiện đang làm việc tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ông là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về quang lượng tử, thông tin lượng tử. Cả hai nhà khoa học đều là thành viên các Hội đồng khoa học của Quỹ Nafosted. Phát biểu tại buổi lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân chúc mừng hai nhà khoa học Nguyễn Hữu Việt Hưng và Nguyễn Bá Ân đã giành giải thưởng Tạ Quang Bửu lần đầu tiên, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của khoa học cơ bản trong việc phát triển khoa học quốc gia. Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định, khoa học và công nghệ Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn.Việc đưa các chính sách của Nhà nước về KH&CN vào cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó, rào cản lớn nhất chính là đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy của các nhà làm quản lý KH&CN.Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng hy vọng giải thưởng Tạ Quang Bửu sẽ có uy tín ngày càng cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng khoa học Việt Nam, khích lệ đội ngũ trí thức khoa học công nghệ cả nước phát huy năng lực sáng tạo, say mê nghiên cứu; thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học hàng đầu, các nhà nghiên cứu trẻ tài năng với những công trình nghiên cứu tiêu biểu. Sau Lễ trao giải,hai nhà khoa học vừa đoạt Giải thưởngđược mời tham gia chương trình “Đối thoại với nhà khoa học”cùng với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân về các vấn đề thời sự đang diễn ra hiện nay; những vấn đề nghiên cứu khoa học cơ bảnvà môi trường hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay của các nhà khoa học; các nhóm nghiên cứu trẻ – thuận lợi, khó khăn và thách thức. Hai nhà khoa học cũng chia sẻ những câu chuyện xúc động về những trải nghiệm trong quá trình làm khoa học của mình. Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. Giải thưởng được xét  trao hằng năm cho các nhà khoa học thuộc 7 lĩnh vực khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Môi trường, Sinh học và Khoa học tự nhiên khác.Cơ cấu giải thưởng bao gồm: từ 1 đến 3 giải thưởng chính và 1 giải thưởng dành nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ) dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc; 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. Mỗi giải thưởng gồm Bằng chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Khoa họcvà Công nghệ cùng với mức tiền thưởng tối thiểu là 200 triệu đồng đối với giải thưởng chính; 100 triệu đồng đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam và50 triệu đồng đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ.

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên năm 2014

Ngày 16/5/2014, tại Hà Nội, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn các đề tài nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong khoa học tự nhiên (KHTN) năm 2014. Hội nghị có sự tham gia của đại diện Hội đồng Quản lý Quỹ, Cơ quan Điều hành Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và hơn 70 nhà khoa học là thành viên các Hội đồng khoa học ngành (HĐKH) trong KHTN. Ông Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ trình bày báo cáo tại Hội nghị Tại Phiên họp toàn thể, Hội nghị đã nghe báo cáo của Ông Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ về tình hình thực hiện chương trình tài trợ NCCB trong KHTN từ năm 2009 đến nay và kế hoạch triển khai đánh giá xét chọn năm 2014. Trong phần thảo luận ngay sau đó, Cơ quan Điều hành Quỹ cùng các nhà khoa học đã trao đổi các vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, thúc đẩy hình thành và hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích nhà khoa học trẻ. GS.TSKH Nguyễn Xuân Phúc- Chủ tịch HĐKH ngành Vật lý  phát biểu thảo luận tại Hội nghị Trong phần phát biểu chỉ đạo, Ông Phan Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ nhấn mạnh những điểm mới trong Nghị định số 23/2014/NĐ-CP, ngày 03/4/2014 của Chính phủ Về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia so với Nghị định 122/2003/NĐ-CP như bổ sung chức năng mới của Quỹ, tăng nguồn vốn hoạt động, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ,… Kết thúc Phiên toàn thể, Ông Lê Đình Tiến – Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phát biểu chia sẻ về mục tiêu và các tiêu chí hoạt động của Quỹ từ ngày thành lập và hướng phát triển trong tương lai. Ông Lê Đình Tiến – Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phát biểu kết thúc Phiên toàn thể Năm 2014, Cơ quan Điều hành Quỹ tiếp nhận tổng số 542 hồ sơ đề nghị tài trợ, trong đó có 517 hồ sơ đúng quy cách và nộp đúng thời hạn quy định. Trong phiên họp riêng của các Hội đồng khoa học ngành ngay sau Phiên toàn thể, các hồ sơ được xem xét tính hợp lệ và phù hợp với ngành đăng ký. Kết thúc phiên họp, các Hội đồng khoa học ngành đã xác định được 510 hồ sơ hợp lệ. Một số hồ sơ đăng ký ở ngành chưa phù hợp đã được các Hội đồng khoa học ngành đề nghị chuyển sang các hội đồng phù hợp hơn để đưa vào đánh giá xét chọn. Số lượng hồ sơ cụ thể theo từng ngành như sau: Ngành Số HS tiếp nhận Số HS đúng quy cách Số HS hợp lệ Số HS đánh giá xét chọn 101 63 61 61 61 102 58 54 54 54 103 94 92 91 90 104 95 92 92 91 105 48 44 42 41 106-SHNN 93 89 87 88 106-YSDH 51 49 48 48 107 40 36 35 37 Tổng số 542 517 510 510 Các phiên họp đánh giá tiếp theo của các Hội đồng khoa học ngành sẽ được tiến hành trong tháng 7- 8/2014 và áp dụng phản biện quốc tế đối với trên 20% số đề tài của tất cả các lĩnh vực. Dự kiến, Danh mục đề tài được đề nghị tài trợ sẽ được Quỹ công bố vào tháng 9/2014.

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn năm 2014

Ngày 29/3/2014 tại Hà Nội, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) do Quỹ tài trợ thực hiện bắt đầu từ năm 2014. Hội nghị có sự tham dự của đại diện Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ, Cơ quan điều hành Quỹ và gần 80 nhà khoa học là chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký khoa học và các thành viên của 08 hội đồng khoa học ngành, liên ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV. Thứ trưởng Lê Đình Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ đã tới dự và Chủ trì Hội nghị. Tại phiên họp toàn thể, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ Đỗ Tiến Dũng đã báo cáo về các hoạt động của Quỹ trong năm 2013 và kết quả tiếp nhận hồ sơ tham gia xét chọn do Quỹ tài trợ thực hiện bắt đầu từ năm 2014. Tổng số hồ sơ tiếp nhận là 153 hồ sơ, tăng 12 hồ sơ so với năm 2013 và tập trung ở các đơn vị viện, trường cụ thể: – Khối các viện nghiên cứu: 57 hồ sơ, chiếm 36,8%. – Khối các trường đại học, học viện: 71 hồ sơ, chiếm 46,7%. – Các tổ chức KH&CN khác: 25 hồ sơ, chiếm 16,3%. Số lượng hồ sơ theo các ngành, liên ngành: TT Hội đồng ngành, liên ngành Số hồ sơ đăng ký xét chọn năm 2013 Tỷ lệ % 1 Hội đồng Triết học, Tôn giáo học, Xã hội học, Chính trị học 21 13.7% 2 Hội đồng Kinh tế học 44 28.7% 3 Hội đồng Luật học 6 3.9% 4 Hội đồng Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học 17 11.1% 5 Hội đồng Khu vực học, Quốc tế học 9 5.8% 6 Hội đồng Tâm lý học, Giáo dục học 30 19.6% 7 Hội đồng Văn học, Ngôn Ngữ học 16 10.4% 8 Hội đồng Văn hóa học, NC Nghệ thuật, Báo chí, Truyền thông 10 6.5% Sau phiên họp toàn thể, từng Hội đồng khoa học ngành, liên ngành đã tiến hành các phiên họp riêng để chuẩn bị cho các phiên họp chính thức. Dự kiến hoạt động tư vấn đánh giá xét chọn của các hội đồng khoa học sẽ kết thúc vào tuần đầu tháng 5 năm 2014./.

Tin sự kiện, Tin tức

Chính phủ ban hành Nghị định mới về Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED)

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/2/2003 của Chính phủ, hướng dẫn Điều 39 của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000. Ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Quỹ đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý về hoạt động và tài chính theo cơ chế mới, hướng tới các chuẩn mực quốc tế về chất lượng nghiên cứu và quản lý. Cơ chế tài chính của Quỹ được đổi mới theo hướng tập trung vào chất lượng kết quả nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt trong việc cấp kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, phù hợp với đặc thù của công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. Sau hơn 5 năm hoạt động cho thấy các cơ chế quản lý của Quỹ đã có những tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, xây dựng đội ngũ các nhà khoa học đạt trình độ quốc tế, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu, góp phần thu hút đội ngũ cán bộ khoa học trẻ tốt nghiệp tiến sỹ ở nước ngoài trở về làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước. Với những đóng góp và thành tựu đạt được nêu trên, Quỹ đã nhận được đánh giá tích cực từ các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ cũng như sự hưởng ứng của các nhà khoa học có uy tín và các tổ chức khoa học và công nghệ. Qua thực tiễn hoạt động, cơ chế tài chính của Quỹ đã được tổng kết, đánh giá và đưa vào Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 để mở rộng áp dụng đối với việc tổ chức thực hiện và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (tại Khoản 2, Điều 53 của Luật). Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được quy định tại Điều 60 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, trong đó, tại Khoản 3 Điều này giao Chính phủ quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Nghị định số 23/2014/NĐ-CP, ngày 03/4/2014 của Chính phủ Về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được soạn thảo nhằm hướng dẫn thực hiện Điều 60 và khoản 2 Điều 53 của Luật khoa học và công nghệ năm 2013, được xây dựng trên các quan điểm cơ bản sau đây: 1. Bám sát những nội dung của Luật khoa học và công nghệ năm 2013 giao Chính phủ quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ quy định tại Điều 60 và các điều liên quan khác của Luật. 2. Kế thừa những quy định của Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ đã được kiểm chứng tốt qua thực tiễn hoạt động của Quỹ, nhưng không trái với Luật khoa học và công nghệ năm 2013. 3. Đảm bảo sự thống nhất về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức giữa các quỹ liên quan đến khoa học và công nghệ, tránh chồng chéo giữa các quỹ này. 4. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động của Quỹ phát huy khả năng sáng tạo, đẩy mạnh hội nhập và hướng tới chuẩn mực quốc tế. Nghị định 23/2014/NĐ-CP ngày 03/4/2014 của Chính phủ gồm 4 chương, 18 điều, có một số điểm mới so với Nghị định 122/2003/NĐ-CP như sau: 1. Nghị định này có bổ sung một số chức năng mới của Quỹ theo Luật khoa học và công nghệ năm 2013, bao gồm: bảo lãnh vốn vay; cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua Quỹ; hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ. Các nhiệm vụ cũng được mở rộng đối với các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng; nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng. 2. Nghị định mới kế thừa Nghị định 122/2003/NĐ-CP về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ; Bộ máy quản lý và điều hành Quỹ; Nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chí và chế độ đối với Hội đồng quản lý Quỹ; Cơ quan điều hành Quỹ; Ban kiểm soát Quỹ; Hội đồng khoa học và công nghệ được quy định rõ hơn nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng nghiên cứu cũng như quản lý các hoạt động của Quỹ hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế. 3. Về nguồn vốn hoạt động, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Quỹ vốn điều lệ 500 tỷ đồng và được bổ sung hằng năm để bảo đảm mức vốn ít nhất là 500 tỷ đồng (Nghị định 122/2003/NĐ-CP quy định là 200 tỷ đồng). Tính từ thời điểm ban hành Nghị định 122/2003/NĐ-CP cách đây 10 năm, quy mô hoạt động của Quỹ đã tăng lên rất nhiều. Hơn nữa, Luật khoa học và công nghệ năm 2013 cũng quy định mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ như: tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng; hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ; bảo lãnh vốn vay. 4. Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp thông qua Quỹ cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý.Việc cấp kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua Quỹ nhằm mục đích

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về sự cố mạng

Kính gửi các Chủ nhiệm đề tài, các nhà khoa học, các tổ chức chủ trì và toàn thể người sử dụng dịch vụ trên website của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Chiều tối ngày 3/04/2014 đường cáp quang kết nối mạng internet từ nhà cung cấp đến Quỹ PTKH&CN QG đã bị đứt bên ngoài nên tình trạng truy cập dịch vụ website của Quỹ bị gián đoạn. Đến sáng ngày 07/04/2014 hệ thống dịch vụ của Quỹ mới được khôi phục trở lại bình thường. Kính mong Quý người dùng thông cảm!

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo phê duyệt đợt 2 “Danh mục đề tài NCCB trong KHTN được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện năm 2013”

Ngày 11/3/2014, Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục (Đợt 2) gồm 30 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ tài trợ thực hiện năm 2013 (Quyết định số 18/QĐ-HĐQL-NAFOSTED). Cơ quan Điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiến trong tháng 3/2014) và thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng sau khi Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí. Xem danh mục tại đây

Lên đầu trang