Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin sự kiện

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị NAFOSTED lần thứ nhất về Khoa học Thông tin và Máy tính

Trong hai ngày 13 và 14/3/2014, tại Học viện Kỹ thuật quân sự (Hà Nội), Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) đã tổ chức Hội nghị NAFOSTED lần thứ nhất về Khoa học Thông tin và Máy tính (The 1st NAFOSTED Conference on Information and Computer Science – NICS 2014). Hội nghị NICS 2014 nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học do Quỹ Nafosted tài trợ nhằm hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu; nâng cao năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ.Hội nghị NICS được tổ chức định kỳ với mục tiêu thúc đẩy hoạt động công bố kết quả nghiên cứu trong nước, tạo diễn đàn trao đổi học thuật có chất lượng cao giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm trao đổi về những tiến bộ gần đây cũng như định hướng tương lai trong lĩnh vực thông tin và khoa học máy tính. Giáo sư Kazumi Nakamatsu, trường Đại học Hyogo (Nhật Bản) trình bày báo cáo tại Hội nghị Hội nghị lần này đã thu hút sự quan tâm hưởng ứng nhiệt tình của các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực thông tin và khoa học máy tính từ các trường đại học và viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Theo PGS.TS Đặng Quang Á, Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Trưởng Ban Chương trình, trong số 95 bài báo cáo bằng tiếng Anh được gửi đến, qua quá trình đánh giá kỹ lưỡng của ít nhất 2 chuyên gia đối với mỗi báo cáo, Ban tổ chức đã chọn ra được 54 bài báo cáo xuất sắc nhất trong các lĩnh vực: Khoa học Máy tính, Công nghệ phần mềm và hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống mạng và truyền thông để trình bày trước hội nghị. Việc sử dụng tiếng Anh khi viết bài báo và tiếng Việt khi trình bày là một điểm đặc biệt của Hội nghị, giúp các nhà khoa học có thể đạt được hiệu quả trao đổi cao nhất. Tất cả các bài báo được chấp nhận báo cáo được in trong kỷ yếu chính thức của Hội nghị do NXB Khoa học Kỹ thuật xuất bản. Các bài báo có chất lượng tốt sẽ được Ban Chương trình lựa chọn biên soạn để xuất bản trong hai ấn phẩm của Springer mà không phải đóng thêm phí xuất bản. Bên cạnh các tiểu ban về chuyên môn, hội nghị còn tổ chức một buổi trao đổi nhỏ giới thiệu về các chương trình tài trợ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, cũng như hướng dẫn cách viết thuyết minh đề cương một cách hiệu quả. Buổi trao đổi thu hút sự tham gia rất nhiệt tình cả các nhà khoa học và đã kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu. Ngay sau khi hội nghị NICS 2014 khép lại thành công, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã lên kế hoạch cho lần tổ chức tiếp theo với mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng hội nghị, hướng tới chuẩn mực quốc tế.

Tin sự kiện, Tin tức

Quỹ Nafosted thăm và làm việc với các tổ chức KH&CN nước Cộng hòa Liên bangNga và Cộng hòa Belarus

Từ ngày 23 đến ngày 30/11/2013, Đoàn công tác của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) do PGS.TS Trần Đức Cường – Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quản lý Quỹ làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Quỹ đổi mới sáng tạo thuộc Ủy ban KH&CNQG, Quỹ nghiên cứu cơ bản thuộc Viện Hàn lâm khoa học CH Belarus và các Quỹ Nghiên cứu cơ bản, Quỹ khoa học xã hội và nhân văn thuộc Cộng hòa Liên bang Nga. Đoàn Nafosted chụp ảnh cùng Ban lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học và Quỹ Nghiên cứu cơ bản Belarus Tại buổi làm việc, đoàn công tác của Quỹđã giới thiệu với các quỹ bạn về hoạt động tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học mà Quỹ Nafosted đang thực hiện và nhận được sự ủng hộ cao của cộng đồng các nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt là các hoạt động thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nhà khoa học Việt Nam và các nước.PGS.TS Trần Đức Cường đánh giá cao sự chia sẻ, sẵn sàng hợp tác và đồng hành của các quỹ bạn Nga và Belarus đối với quá trình hội nhập quốc tế của Quỹ Nafosted.Tại buổi làm việc, hai bênđồng thời bày tỏ mong muốn ký kết các biên bản ghi nhớ về hợp tác khoa học giữa Quỹ Nafosted và các đối tác là Quỹ Nghiên cứu cơ bản của Nga (RFBR), Quỹ Khoa học xã hội và nhân văn Nga (RFH), Quỹ Nghiên cứu cơ bản Belarus (BRFFR), đặt nền tảng cho mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững. Hai bên hy vọng, trong tương lai, sẽ có nhiều cơ hội hợp tác nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội phù hợp với hướng tài trợ của các quốc gia Việt Nam, LB Nga và CH Belarus.

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và đề xuất phương hướng hoạt động năm 2014

Ngày 26/12/2013, tại Hà Nội, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và định hướng hoạt động năm 2014.Tới dự Hội nghị có TS. Lê Đình Tiến – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, đại diện của nhiều đơn vị thuộc Bộ KH&CN cùng toàn thể cán bộ, công chức của Quỹ. Tại hội nghị, TS. Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Cơ quan điều hành đã trình bày báo cáo về tình hình hoạt động của Quỹ trong năm 2013, đánh giá kết quả đã đạt được và phương hướng hoạt động trong năm 2014. Trong năm 2013, Quỹ đã triển khai các chương trình tài trợ nghiên cứu khoa học thường niên (NCCB trong KHTN, KHXH&NV), chương trình Hợp tác song phương Việt Bỉ, các nhiệm vụ đột xuất phát sinh, chương trình cho vay, bảo lãnh vốn vay, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 119. Toàn cảnh Hội nghị Đánh giá kết quả công tác năm 2013, ông Đỗ Tiến Dũng nhấn mạnh nhìn chung, Quỹ đang tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được trong các năm trước đây đối với các chương trình tài trợ NCCB trong KHTN và KHXH&NV.Theo thống kê bài báo khoa học từ trang web ISIKNOWLEDGE, số lượng công trình khoa học là kết quả từ các đề tài NCCB trong KHTN do Quỹ tài trợ được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín của quốc tế (thuộc hệ thống ISI) trong giai đoạn 2009-2012 có tốc độ tăng trên 30% mỗi năm. Các công trình này chiếm khoảng 25% số các công trình có tác giả Việt Nam và khoảng 50% số các công trình tài trợ bởi ngân sách nhà nước.Các số liệu thống kê cũng phản ánh sự phát triển các lực lượng tham gia nghiên cứu cơ bản, đặc biệt là từ các đơn vị phía nam (từ 5% năm 2009 lên đến trên 20% năm 2012, 2013). Số lượng các nhà khoa học trẻ làm chủ nhiệm đề tài do Quỹ tài trợ cũng tăng lên nhanh chóng, chiếm tới trên 60-70% ở độ tuổi dưới 40 trong năm 2012-2013. Trong năm 2013, Quỹ tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng hoạt động bằng việc áp dụng kế hoạch hóa, quy trình hóa và tin học hóa trong công tác quản lý, điều hành. Năm 2013 cũng là năm đầu tiên Quỹ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Bà Nguyễn Thị Mai Phương – Trưởng Ban Kiểm soát Quỹ phát biểu tại Hội nghị Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu trong việc tăng cường chất lượng nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn lực KH&CN, vẫn còn nhiều thách thức đối với Quỹ trong việc thực hiện và phát triển mô hình mới của cơ quan tài trợ, hỗ trợ hoạt động KH&CN. Trong năm, Quỹ cần sớm hoàn thiện bộ máy hoạt động, cải thiện công tác cấp phát kinh phí cho các đề tài NCKH (nhiều đề tài, chương trình còn triển khai ký hợp đồng, cấp phát kinh phí rất chậm). Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, sản phẩm đầu ra của đề tài, Quỹ cần đẩy mạnh quá trình theo dõi thực hiện, đảm bảo tiến độ của các đề tài. Về cơ chế hoạt động và các quy định về quản lý, Quỹ cần tổng kết, đánh giá các kết quả trong quá trình hoạt động để cập nhật, bổ sung kịp thời, nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng được giao một cách đầy đủ và hiệu quả. Nhiều đại biểu tham dự Hội nghị đánh giá cao những kết quả mà Quỹ đã đạt được.Tuy nhiên, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến về việc Quỹ nên tăng cường trao đổi thông tin giữa Cơ quan Điều hành Quỹ, Hội đồng khoa học ngành, liên ngành và các nhà khoa học. Bên cạnh đó, Quỹ cần chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền theo chiều sâu nhằm quảng bá và thu hút trí tuệ của các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài.Quỹcần ưu tiên hơn nữa đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản, chú trọng phát triển nhóm nghiên cứu mạnh, hỗ trợ các nghiên cứu dài hơi, tập trung vào một số lĩnh vực có thế mạnh. Sau hơn 5 năm triển khai, bên cạnh các số liệu thống kê về các kết quả đạt được, Quỹ cần có những đánh giá mang tính chiều sâu về các kết quả chuyên môn và định hướng nghiên cứu trong thời gian tới của từng Hội đồng khoa học ngành. Phát biểu tại Hội nghị, TS. Lê Đình Tiến – Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ biểu dương những thành tích mà Quỹ đã đạt được trong năm qua. Tuy nhiên, Quỹ cần tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ trẻ; chủ động hợp tác với các đơn vị truyền thông để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các mảng hoạt động của Quỹ; tiếp tục hoàn thiện các văn bản và thủ tục nhằm mở rộng chương trình tài trợ của Quỹ. Thứ trưởng cũng chỉ đạo Quỹ chủ động hơn nữa trong việc sắp xếp, lên kế hoạch cấp phát kinh phí hỗ trợ các đề tài để khắc phục việc chậm tiến độ cấp kinh phí cho các đề tài do Quỹ tài trợ.

Tin sự kiện, Tin tức

Họp Hội đồng hỗn hợp đánh giá xét chọn các đề tài hợp tác song phương Việt – Bỉ năm 2013

Chương trình hợp tác song phương Việt Bỉ được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Flanders (FWO), Bỉ ký kết và triển khai giai đoạn 1 từ năm 2009 – 2012 và giai đoạn 2 từ năm 2012- 2016. Trong giai đoạn 1, hai Quỹ đã thống nhất đồng tài trợ 13 đề tài, trong đó có 12 đề tài trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và 01 đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội. Trong khuôn khổ các đề tài, nhà khoa học Việt Nam và Bỉ đã hợp tác chặt chẽ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều nhà khoa học trẻ đã được đào tạo chính quy (bậc thạc sỹ, tiến sỹ) và đào tạo ngắn hạn tại các trường đại học/cơ quan nghiên cứu của Bỉ. Năm 2013, Chương trình hợp tác song phương Việt Bỉ đã tiếp nhận 28 hồ sơ, trong đó có 23 hồ sơ hợp lệ thuộc các lĩnh vực Toán học, Khoa học thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất, Khoa học Sự sống,  Cơ học và Khoa học Xã hội. Ngày 26/11/2013, Hội đồng khoa học hỗn hợp NAFOSTED-FWO đã họp đánh giá xét chọn hồ sơ đăng ký năm 2013 tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên hai Quỹ triển khai đợt đánh giá xét chọn theo phương thức mới, trong đó các hồ sơ đăng ký sẽ được đánh giá bởi Hội đồng khoa học gồm 05 nhà khoa học Việt Nam và 05 nhà khoa học Bỉ. GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng Khoa học hỗn hợp cho biết “Hội đồng đã làm việc rất nghiêm túc, thảo luận cởi mở, thẳng thắn và có sự đồng thuận cao trong việc thống nhất về các tiêu chí, cách thức xét chọn cũng như kết quả xét chọn của 23 hồ sợ đăng ký”. Việc tổ chức Hội đồng khoa học hỗn hợp Việt Nam và Bỉ còn giúp Cơ quan Điều hành 2 Quỹ chia sẻ kinh nghiệm đồng thời thống nhất phương thức đánh giá khoa học và quản lý các đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ Chương trình. Theo kế hoạch đã được thống nhất giữa hai Quỹ, danh sách các đề tài được tài trợ sẽ được công bố vào tháng 12/2013, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng trong Quý I/2014. Một số hình ảnh tại Phiên họp

Tin sự kiện, Tin tức

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013

Ngày 30/10/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp báo giới thiệu Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013. Tham dự buổi họp báo có ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng; ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia- Cơ quan thường trực của Giải thưởng cùng các thành viên thuộc Ban Tổ chức giải thưởng và các nhà khoa học có uy tín thuộc các Viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu cùng đông đảo các cơ quan báo chí, truyền thông trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà  Nội, Báo Khoa học và Đời sống, Tạp chí Tuyên giáo, Báo Nhân dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, VOV TV, Dân trí, Tạp chí Tia sáng, VN Media, Báo Tuổi trẻ,…) 1.  Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và các nhà khoa học Việt Nam, nước ngoài có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. Giải thưởng được xét, tặng hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản, có đóng góp thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét, tặng của Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng Tạ Quang Bửu xét, tặng cho các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học và Khoa học Tự nhiên khác. 3. Đối tượng tham gia xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Nhà khoa học là công dân Việt Nam và là tác giả chính của công trình khoa học xuất sắc được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. – Nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, nhà khoa học nước ngoài ở Việt Nam có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 4. Cơ cấu giải thưởng Cơ cấu Giải thưởng bao gồm: từ 1 đến 3 giải thưởng chính và 1 giải thưởng nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ) dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc; 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 5. Giá trị và hình thức trao giải Mỗi Giải thưởng gồm có: – Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; – Tiền thưởng (mức tối thiểu): 200 triệu đối với giải thưởng chính; 50 triệu đối với giải thưởng trẻ; 100 triệu đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các cá nhân nộp hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho Cơ quan thường trực của Giải thưởng từ ngày 30/10/2013 đến hết ngày 20/01/2014. – Công tác chấm giải: từ ngày 20/01 đến ngày 30/03/2014. – Công bố và trao giải thưởng: tháng 5/2014 7. Hồ sơ xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Đơn đăng ký tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu (tải về tại đây ) – Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyển) – Bản toàn văn công trình khoa học xuất sắc – Thuyết minh về giá trị khoa học của công trình – Thuyết minh về đóng góp của nhà khoa học đối với nghiên cứu cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ nói chung của Việt Nam – Các tài liệu khác: Các tài liệu minh chứng cần thiết trong quá trình đánh giá của Hội đồng. Ban tổ chức có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin và xác nhận đối với hồ sơ được các Hội đồng khoa học chuyên ngành đề xuất, trình Hội đồng giải thưởng xem xét. 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-39367750 Email: nafosted@most.gov.vn Website: http://www.nafosted.gov.vn Quyết định số 2635/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu”.

Tin sự kiện, Tin tức

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013

Ngày 30/10/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp báo giới thiệu Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013. Tham dự buổi họp báo có ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng; ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia- Cơ quan thường trực của Giải thưởng cùng các thành viên thuộc Ban Tổ chức giải thưởng và các nhà khoa học có uy tín thuộc các Viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu cùng đông đảo các cơ quan báo chí, truyền thông trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà  Nội, Báo Khoa học và Đời sống, Tạp chí Tuyên giáo, Báo Nhân dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, VOV TV, Dân trí, Tạp chí Tia sáng, VN Media, Báo Tuổi trẻ,…) 1.  Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và các nhà khoa học Việt Nam, nước ngoài có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. Giải thưởng được xét, tặng hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản, có đóng góp thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét, tặng của Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng Tạ Quang Bửu xét, tặng cho các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học và Khoa học Tự nhiên khác. 3. Đối tượng tham gia xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Nhà khoa học là công dân Việt Nam và là tác giả chính của công trình khoa học xuất sắc được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. – Nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, nhà khoa học nước ngoài ở Việt Nam có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 4. Cơ cấu giải thưởng Cơ cấu Giải thưởng bao gồm: từ 1 đến 3 giải thưởng chính và 1 giải thưởng nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ) dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc; 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 5. Giá trị và hình thức trao giải Mỗi Giải thưởng gồm có: – Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; – Tiền thưởng (mức tối thiểu): 200 triệu đối với giải thưởng chính; 50 triệu đối với giải thưởng trẻ; 100 triệu đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các cá nhân nộp hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho Cơ quan thường trực của Giải thưởng từ ngày 30/10/2013 đến hết ngày 20/01/2014. – Công tác chấm giải: từ ngày 20/01 đến ngày 30/03/2014. – Công bố và trao giải thưởng: tháng 5/2014 7. Hồ sơ xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Đơn đăng ký tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu (tải về tại đây ) – Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyển) – Bản toàn văn công trình khoa học xuất sắc – Thuyết minh về giá trị khoa học của công trình – Thuyết minh về đóng góp của nhà khoa học đối với nghiên cứu cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ nói chung của Việt Nam – Các tài liệu khác: Các tài liệu minh chứng cần thiết trong quá trình đánh giá của Hội đồng. Ban tổ chức có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin và xác nhận đối với hồ sơ được các Hội đồng khoa học chuyên ngành đề xuất, trình Hội đồng giải thưởng xem xét. 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-39367750 Email: nafosted@most.gov.vn Website: http://www.nafosted.gov.vn Quyết định số 2635/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu”.

Tin sự kiện, Tin tức

Hội thảo giới thiệu Dự án đổi mới sáng tạo hướng đến người thu nhập thấp

Triển khai chuỗi hội thảo nhằm quảng bá rộng rãi “Dự án đổi mới sáng tạo hướng đến người thu nhập thấp” do Ngân hàng thế giới (World Bank) hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam, từ ngày 27 đến 30/9/2013, các đơn vị điều phối dự án bao gồm Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia – Bộ Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đại diện ngân hàng Vietcombank, Vietinbank đã tổ chức các buổi hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh với sự phối hợp của trường Đại học Nguyễn Tất Thành thu hút sự quan tâm của gần 100 đại biểu là các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các cá nhân trên địa bàn thành phố. Ngân hàng thế giới hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam tổng số vốn đầu tư là 55 triệu đô la Mỹ để thực hiện dự án này trong thời gian 5 năm từ 2013 – 2018. Mục tiêu chủ yếu của dự án là hỗ trợ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, cá nhân trong việc hoàn thiện, tiếp nhận, nâng cấp, phát triển, mở rộng quy mô và thương mại hóa công nghệ đổi mới nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ người thu nhập thấp, góp phần cải thiện đời sống của người thu nhập thấp. Toàn cảnh hội thảo tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, tp. Hồ Chí Minh Thông qua phương thức thực hiện chính là tài trợ, cho vay,Dự án mong muốn tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện đổi mới sáng tạo, bao gồm tăng cường khả năng đổi mới và nâng cấp công nghệ để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, tổ chức, cá nhân có ý tưởng sáng tạo. Những lĩnh vực ưu tiên được dự án hỗ trợ là y dược cổ truyền; công nghệ thông tin và truyền thông; nông nghiệp, thủy – hải sản.  Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án là các viện nghiên cứu, trường đại học – cao đẳng, doanh nghiệp và các cá nhân có sáng kiến đổi mới công nghệ. Tại thành phố Cần Thơ, hội thảo được tổ chức tại trường Đại học Cần Thơ với sự tham dự của hơn 80 đại biểu từ các sở khoa học công nghệ, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương cũng như các tỉnh lân cận An Giang, Kiên Giang, Long An, Bạc Liêu, Bến Tre,… Đoàn chủ tịch trao đổi, giải đáp thắc mắc liên quan các thông tin về dự án Tại các buổi hội thảo, đại biểu tham dự đặt nhiều câu hỏi xoay quanh cơ chế cấp phát – cho vay vốn, tiến độ dải ngân, quy trình tiếp nhận hồ sơ, v.v… và đã được đại diện các đơn vị điều phối dự án cung cấp thông tin một cách chi tiết. Nắm bắt thông tin về dự án, một số nhà khoa học, doanh nghiệp khoa học công nghệ tại hai địa phương cũng đã trình bày tiểu dự án mẫu và báo cáo tham luận khoa học về những sáng kiến đổi mới của mình. Trước khi đến với thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, Ban quản lý dự án là Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức hội thảo giới thiệu tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Nha Trang. Dự kiến trong tháng 10 năm 2013, đoàn công tác sẽ có buổi hội thảo giới thiệu, trao đổi tại Lạng Sơn.

Tin sự kiện, Tin tức

Tin về đợt tiếp nhận hồ sơ đề nghị tài trợ đề tài NCCB trong khoa học xã hội và nhân văn năm 2013

Thực hiện kế hoạch triển khai chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV bắt đầu tài trợ thực hiện từ năm 2014, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã đăng thông tin tiếp nhận hồ sơ trên trang web của Quỹ từ ngày 07 tháng 6 năm 2013 và gửi thông báo tới các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ có chức năng nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học NH&NV trên toàn Quốc. Kết quả đến hết ngày 12/9/2013, Quỹ đã tiếp nhận tổng số 151 hồ sơ của 84 tổ chức khoa học và công nghệ. Số lượng hồ sơ đã tiếp nhận theo các nhóm ngành, liên ngành cụ thể như sau: – Triết học, Tôn giáo học, Xã hội học, Chính trị học: 25 hồ sơ – Kinh tế học: 39 hồ sơ – Luật học: 07 hồ sơ – Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học: 14 hồ sơ – Khu vực học, Quốc tế học: 08 hồ sơ – Tâm lý học, Giáo dục học: 30 hồ sơ – Văn học, Ngôn ngữ học: 15 hồ sơ – Văn hóa học, Nghiên cứu nghệ thuật, Báo chí – Truyền thông: 13 hồ sơ Quỹ tiến hành rà soát điều kiện với các hồ sơ đến 30 tháng 9 năm 2013.Tổ chức đánh giá xét chọn trong tháng 10 năm 2013 và công bố kết quả xét chọn trong tháng 11 năm 2013.

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị giới thiệu chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV năm 2013 tại Huế

Triển khai công tác tuyên truyền các chương trình tài trợ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED), ngày 30/8/2013, đoàn công tác do ông Mai Thế Bình, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ chủ trì đã có buổi làm việc tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Hội nghị thu hút sự quan tâm của hơn 80 nhà khoa học là các nhà quản lý, các giảng viên của trường Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học Huế. PGS.TS Nguyễn Thám – Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Huế cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị. Sau khi giới thiệu tổng quan các chương trình tài trợ của Quỹ, ông Mai Thế Bình nhấn mạnh vớicác đại biểu quy trình đăng ký cũng như các quy định về tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, cùng các hướng dẫn cụ thể về việc lập dự toán cho các đề tài nghiên cứu cơ bản, phương thức sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đề tài. Ông Mai Thế Bình cũng lưu ý các nhà khoa học thời hạn nhận hồ sơ đề tài NCCB trong KHXH&NV để xét duyệt tài trợ trong năm nay là trước 16h30 ngày 12/9/2013. Chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV của Quỹ Nafosted được triển khai từ năm 2010, đến nay đã được 4 năm.Tuy nhiên, do đặc thù riêng, chương trìnhcòn chưa thu hút được đông đảo lực lượng các nhà nghiên cứu khoa học đăng ký tham gia, nhất là các nhà khoa học ở khu vực miền Trung. Tổ chức Hội nghị lần này, Quỹ Nafosted cũng như Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế hy vọng, sau khi tiếp cận đầy đủ các thông tin về các chương trình tài trợ, các nhà khoa học sẽ quan tâm hơn đến chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV nói riêng cũng như các chương trình tài trợ khác của Quỹ.

Tin sự kiện, Tin tức

Đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Thể lệ giải thưởng Tạ Quang Bửu

Sáng 18/6/2013, tại Hà Nội, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức buổi họp đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Thể lệ giải thưởng dành tặng cho những công trình nghiên cứu xuất sắc về nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên mang tên Giáo sư Tạ Quang Bửu.Tham dự buổi họp có nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, đại diện một số tổ chức KH&CN, viện nghiên cứu, trường đại học, đại diện Tạp chí Tia Sáng và một số đơn vị quản lý thuộc Bộ KH&CN. Tại buổi họp, các đại biểu bày tỏ sự phấn khởi bởi lần đầu tiên có một giải thưởng Quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Các đại biểu đã quan tâm trao đổi và tích cực đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo về các nội dung như: đối tượng được xét trao giải thưởng, các lĩnh vực của giải thưởng, số lượng và mức giải thưởng,….. Giải thưởng về nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhằm góp phần khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học Việt Nam có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung. Giải thưởng dự kiến mang tên Giáo sư Tạ Quang Bửu, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của UBKH Nhà nước (tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày nay), đồng thời là nhà khoa học có công lao to lớn trong xây dựng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ sau về nhân cách, đạo đức. Thể lệ Giải thưởng do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia phối hợp với Tạp chí Tia sáng và các đơn vị trong Bộ KH&CN xây dựng. Lễ trao giải được thực hiện hàng năm, dự kiến đợt trao giải đầu tiên vào tháng 5 năm 2014.

Lên đầu trang