TÀI TRỢ, HỖ TRỢ
TÀI TRỢ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN
Thực hiện, quản lý theo quy định tại các văn bản quản lý sau:
7.Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 quy định lập dự toán quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.
8. Thông tư số 63/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Nhà khoa học nước ngoài có thể tham gia đề tài NCCB với vai trò là thành viên nhóm nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài có thể thuê nhà khoa học nước ngoài theo hình thức thuê chuyên gia. Trong trường hợp nhiệm vụ có nhu cầu thuê chuyên gia nước ngoài, căn cứ trên nội dung công việc, chủ nhiệm đề tài cần thuyết minh tính cần thiết của việc thuê khoán chuyên gia, kết quả của chuyên gia, tiêu chí đánh giá kết quả thuê chuyên gia. Tổng kinh phí thuê chuyên gia ngoài nước không quá 50% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm nghiên cứu mạnh là tập thể các nhà khoa học xây dựng được hướng nghiên cứu chung, dài hạn; có mục tiêu, kế hoạch nghiên cứu cho từng giai đoạn cụ thể; nội dung nghiên cứu có tính đột phá và cần nhiều thành viên tham gia thực hiện. Tiêu chuẩn của chủ nhiệm đề tài và các thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu mạnh được nêu cụ thể tại Điều 10 Thông tư số 37/2014/TTBKHCN ngày 12/12/2014. Kinh phí nghiên cứu được xem xét thẩm định tương ứng với nội dung và khối lượng công việc của nghiên cứu đề xuất.
Thời gian thực hiện: Đối với đề tài do nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện, căn cứ đề xuất của chủ nhiệm đề tài và kiến nghị của Hội đồng Khoa học, Hội đồng Quản lý Quỹ xem xét, quyết định thời gian phù hợp để thực hiện đề tài.
Sản phẩm công bố: Đề tài do nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện, kết quả nghiên cứu phải có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí ISI có uy tín và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín.
Sau khi có quyết định phê duyệt danh mục tài trợ chính thức từ Hội đồng Quản lý Quỹ, Quỹ sẽ tiến hành rà soát nội dung và kinh phí, thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để ký Hợp đồng thực hiện đề tài.
Không có giới hạn về độ tuổi của chủ nhiệm đề tài cũng như các thành viên tham gia đề tài.
Quá trình đánh giá xét chọn các nhiệm vụ do Quỹ tài trợ được thực hiện theo quy trình, quy định trong các Thông tư đã được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Cụ thể, đối với chương trình Nghiên cứu cơ bản, các nhiệm vụ đều được đánh giá bởi chuyên gia phản biện có chuyên môn sâu về lĩnh vực, đáp ứng các yêu cầu về thành tích công bố; và bởi hội đồng khoa học ngành. Hội đồng khoa học ngành có nhiệm kỳ 2 năm, được bầu chọn bởi các nhà khoa học trong cùng lĩnh vực (quá trình ứng cử, đề cử, bầu chọn đều được thực hiện trên hệ thống quản lý trực tuyến và thông báo công khai trên website của Quỹ). Kết quả đánh giá đều được ghi lại trong các phiếu đánh giá cũng như các biên bản họp. Đối với chương trình NCCB trong KHTN&KT, Quỹ đã tiến hành thử nghiệm mời phản biện quốc tế từ năm 2014 và hiện nay đã áp dụng đối với tất cả các lĩnh vực.
Chương trình NCCB không quy định bắt buộc phải có thư ký khoa học, và không bắt buộc số lượng nghiên cứu sinh tham gia đề tài. Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài phải có nội dung luận án phù hợp với đề tài, có quyết định giao đề tài luận án không quá 24 tháng tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ. Quỹ khuyến khích và ưu tiên các đề tài tham gia đào tạo sau đại học trong khuôn khổ các đề tài NCCB do Quỹ tài trợ.
Hiện tại Quỹ không áp dụng cơ chế đồng chủ nhiệm đối với đề tài NCCB. Một đề tài NCCB sẽ chỉ có 1 chủ nhiệm đề tài.
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài tại Quỹ được phân loại thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn chung và nhóm nghiên cứu mạnh (xem chi tiết tại Điều 10, Thông tư 37/2014/TT-BKHCN), không phân loại theo độ tuổi.
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, cá nhân có quyền đề xuất, đăng ký đề tài do Quỹ tài trợ. Tuy nhiên hồ sơ đăng ký phụ thuộc vào từng chương trình tài trợ, hỗ trợ cụ thể. Ví dụ, đối với chương trình NCCB, cá nhân đề xuất cần có tổ chức bảo trợ, đóng vai trò của Tổ chức chủ trì trong quản lý, thực hiện nghiên cứu. Đề xuất của cá nhân cũng sẽ hạn chế khi đánh giá tiêu chí về đào tạo, phát triển nhóm nghiên cứu.