Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tên tác giả: admin

Thông báo, Tin tức

Ban hành Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín áp dụng trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật và khoa học xã hội và nhân văn

Ngày 18 tháng 4 năm 2025, Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã phê duyệt ban hành Danh mục Tạp chí quốc tế có uy tín trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (KHTN&KT) và khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) theo quy định tại Thông tư số 10/2024/TT-BKHCN ngày 30/12/2024  của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Thông tư 10), theo đó: – Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín trong lĩnh vực KHTN&KT bao gồm các tạp chí từ Q1-Q3 thuộc Danh mục SCIE (Web of Sciences), loại trừ các tạp chí giả mạo, trong beall’s list, predatory journals. Số lượng: 7.554 tạp chí. – Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín trong lĩnh vực KHXH&NV bao gồm các tạp chí từ Q1-Q3 thuộc Scimago, loại trừ các tạp chí giả mạo, trong beall’s list, predatory journals. Số lượng: 9.870 tạp chí. Theo quy định tại Thông tư 10, Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín được sử dụng để hỗ trợ đánh giá khoa học, làm cơ sở sàng lọc, đánh giá sơ bộ i) điều kiện đầu vào đối với chủ nhiệm và thành viên chính; ii) kết quả thực hiện của các đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đột xuất, tiềm năng và đánh giá hồ sơ hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ, đảm bảo các công bố khoa học là kết quả các đề tài, hoạt động do Quỹ tài trợ, hỗ trợ phù hợp thông lệ quốc tế. Việc đánh giá cụ thể, chi tiết sẽ do các Hội đồng khoa học thực hiện trong quá trình đánh giá nhiệm vụ, đề tài, hoạt động qua xem xét mục tiêu, các vấn đề khoa học đặt ra trong các đề tài, tính xuất sắc, đột phá của nghiên cứu. Trong quá trình xem xét, xây dựng Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín kỳ này Quỹ vẫn giữ một số nguyên tắc chung đã được xác định trong giai đoạn trước như sau: – Khách quan: Sử dụng các cơ sở dữ liệu tạp chí khoa học được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, hạn chế can thiệp cá nhân (trừ các điều chỉnh đặc biệt đã được các Hội đồng khoa học chấp nhận rộng rãi trong giai đoạn trước như loại bỏ các tạp chí giả mạo, trong beall’s list, predatory journals); – Thống nhất: Sử dụng 01 Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín cho các ngành trong lĩnh vực KHTN&KT và 01 Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín cho các ngành trong lĩnh vực KHXH&NV. – Danh mục được ban hành tường minh, có tên từng tạp chí cụ thể, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học trong quá trình tra cứu, áp dụng. Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín ban hành năm 2025 được áp dụng như sau: Đối với đánh giá xét chọn đề tài: Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín năm 2025 được áp dụng trong hoạt động đánh giá xét chọn đối với các hồ sơ trong các đợt tiếp nhận hồ sơ của Quỹ từ sau ngày 18/4/2025. Đối với việc đánh giá kết quả thực hiện đề tài: Việc áp dụng Danh mục tạp chí trong đánh giá kết quả nghiệm thu phụ thuộc vào thời điểm đề tài được Quỹ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét chọn, cụ thể như sau: Đối với đề tài được Quỹ tiếp nhận hồ sơ trước ngày Thông tư 10 có hiệu lực (trước ngày 15/2/2025) thì áp dụng theo các quy định tại Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014. Kết quả nghiên cứu của đề tài được đăng trên tạp chí có uy tín thuộc Danh mục do Quỹ ban hành gần nhất trước thời điểm gửi đăng (Danh mục năm 2019 hoặc 2021 đối với lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật; Danh mục năm 2019 đối với lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn). – Đối với đề tài được Quỹ tiếp nhận hồ sơ sau ngày Thông tư 10 có hiệu lực (sau ngày 15/2/2025) thì áp dụng theo Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín năm 2025. Nhà khoa học cần đối chiếu kỹ thời điểm đề tài được tiếp nhận để xác định danh mục tạp chí áp dụng tương ứng. Đối với các đề tài phát triển theo quy định tại Thông tư 10, việc đánh giá chất lượng tạp chí công bố kết quả của đề tài sẽ do HĐKH xem xét, quyết định. Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín năm 2025 tải tại đây. (Danh mục có điều chỉnh về kỹ thuật theo góp ý của các nhà khoa học tại Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng tài trợ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia”).

Thông báo, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài thuộc Chương trình tài trợ NAFOSTED – FWO (Bỉ) năm 2025

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Nghiên cứu vùng Flanders, Bỉ (FWO) thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài nghiên cứu chung, dự kiến tài trợ thực hiện từ năm 2026. Thời gian tiếp nhận hồ sơ phía Việt Nam từ ngày 20/5/2025 đến 17 giờ 00 (giờ Việt Nam) ngày 01/10/2025. Thông báo chi tiết chương trình và hướng dẫn nộp hồ sơ: Tải về tại đây Một số lưu ý – Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài:  Nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. – Thời gian thực hiện đề tài: 03 năm (dự kiến bắt đầu từ năm 2026) – Kinh phí tài trợ từ NAFOSTED:  Kinh phí đề xuất của đề tài tương ứng với nội dung trong thuyết minh và sản phẩm đăng ký, phù hợp với định mức công lao động khoa học quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – Yêu cầu đối với tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài: Phía NAFOSTED, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài, thành viên tham gia và kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định đối với “đề tài phát triển” được quy định tại Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư số 10/2024/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2024. Nhà khoa học phía Bỉ phải đáp ứng các điều kiện theo các quy định của FWO. Hồ sơ đăng ký và phương thức nộp hồ sơ Hồ sơ đề tài cần được chủ nhiệm đề tài phía Việt Nam và phía Bỉ phối hợp chuẩn bị. Chủ nhiệm đề tài phía Bỉ nộp qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của FWO (FWO E-portal); chủ nhiệm đề tài phía Việt Nam nộp qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của NAFOSTED (NAFOSTED E-service). Phía Việt Nam, hồ sơ đăng ký gồm: Đơn đăng ký đề tài (Khai trực tiếp trên hệ thống OMS). Cập nhật Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và các thành viên nhóm nghiên cứu phía Việt Nam (khai trực tiếp trên hệ thống OMS). 01 bộ bản sao hồ sơ đề tài đã nộp trên hệ thống của FWO. Dự toán kinh phí đề tài dành cho nhóm nghiên cứu phía Việt Nam (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt): Hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các văn bản có liên quan. (Hướng dẫn sử dụng hệ thống OMS, nộp hồ sơ xin tham khảo tại đây). Phía Việt Nam, hồ sơ được nộp theo một trong hai phương thức sau: Phương thức 1. Nộp hồ sơ qua hệ thống OMS với đầy đủ chữ ký và dấu điện tử. Phương thức 2. Nộp hồ sơ online qua hệ thống OMS. Sau đó in hồ sơ từ hệ thống, ký (mực xanh), đóng dấu xác nhận và gửi tới địa chỉ: Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Tầng 1, tòa nhà số 113 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (Trên phong bì ghi rõ: Hồ sơ NAFOSTED – FWO năm 2025). Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia khuyến khích các tổ chức chủ trì, các nhà khoa học nộp hồ sơ điện tử theo Phương thức 1 nêu trên để thực hiện đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính. Đối với những tổ chức chủ trì đã thực hiện ký hợp đồng điện tử với Quỹ trước đó hoặc đã có chữ ký số, đề nghị đề xuất đề tài của đơn vị nộp theo Phương thức 1. Biểu mẫu và văn bản liên quan sử dụng cho nhà khoa học Việt Nam – Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa NAFOSTED và FWO; – Mẫu Dự toán kinh phí của NAFOSTED (tải tại đây); – Thông tư số 12/2018/TT-BKHCN ngày 31/8/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về xây dựng, ký kết và quản lý các chương trình hợp tác quốc tế của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trong tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia; – Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư số 10/2024/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; – Quyết định số 10/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 15/02/2022 của Hội đồng Quản lý Quỹ về việc ban hành Quy định về liêm chính nghiên cứu đối với việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, hỗ trợ; – Quyết định số 14/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 18/4/2025 của Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật và khoa học xã hội và nhân

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo kế hoạch tài trợ nghiên cứu ứng dụng năm 2025

Đề tài nghiên cứu ứng dụng (NCƯD) do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (sau đây gọi tắt là Quỹ) tài trợ được quản lý theo quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư số 10/2024/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thông tư 15). Quỹ trân trọng thông báo kế hoạch triển khai tài trợ đề tài NCƯD năm 2025 như sau: 1. Phạm vi tài trợ Quỹ tài trợ cho các đề tài NCƯD trong các lĩnh vực sau: i) Khoa học tự nhiên; ii) Khoa học kỹ thuật và công nghệ; iii) Khoa học y, dược; iv) Khoa học nông nghiệp; v) Khoa học xã hội; và vi) Khoa học nhân văn. 2. Đối tượng tài trợ Các tổ chức, cá nhân đang có hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam có thể tham gia đăng ký thực hiện đề tài NCƯD do Quỹ tài trợ. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài, thời gian thực hiện và kết quả nghiên cứu của đề tài NCƯD đề nghị tham khảo tại Điều 8 và Điều 9 của Thông tư 15. 3. Kinh phí dự kiến Kinh phí đề xuất của đề tài tương ứng với nội dung trong thuyết minh và sản phẩm đăng ký, phù hợp với định mức công lao động khoa học quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hướng dẫn lập dự toán kinh phí: Tham khảo tại trang 1 mẫu Dự toán kinh phí 4. Thời gian tiếp nhận hồ sơ Từ ngày 20/5/2025 đến 17:00 ngày 30/6/2025. 5. Phương thức nộp hồ sơ Xem chi tiết hướng dẫn phương thức nộp hồ sơ tại đây. Mẫu hồ sơ tải tại đây. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa – Bộ Khoa học và Công nghệ (tầng 1, tòa nhà số 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội) hoặc gửi hồ sơ ký số trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Quỹ. Để đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo tại Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025, Quỹ khuyến khích các nhà khoa học và tổ chức chủ trì nộp hồ sơ được ký số. Lưu ý: Tài liệu cần được ký số chỉ bao gồm đơn đăng ký, thuyết minh (nội dung + dự toán) có chữ ký số của Lãnh đạo tổ chức chủ trì và của Tổ chức chủ trì, KHÔNG bắt buộc có chữ ký số của Chủ nhiệm đề tài. 6. Mốc thời gian triển khai dự kiến Đánh giá xét chọn: Từ tháng 7/2025 – tháng 9/2025 Thông báo kết quả tài trợ: Tháng 10/2025 Ký hợp đồng, cấp kinh phí đợt 1: Tháng 11/2025 (phụ thuộc ngân sách nhà nước được cấp). 7. Một số lưu ý khác Quỹ không tiếp nhận hồ sơ có: i) Chủ nhiệm đề tài chưa nộp báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ, đề tài cấp quốc gia khác tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; ii) Tổ chức chủ trì không đáp ứng các tiêu chí và quy định tại Điều 8 và Điều 29 của Thông tư 15, đặc biệt các tổ chức chủ trì chưa nộp báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài và hoàn trả kinh phí thu hồi theo quy định của pháp luật. Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài cần đáp ứng các quy định về liêm chính nghiên cứu do Quỹ ban hành. 8. Các văn bản quản lý liên quan Xem tại đây.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Công bố Chương trình hành động và sứ mệnh mới của Quỹ NAFOSTED tại Ngày hội khoa học và công nghệ Việt Nam 18-5

Chiều ngày 16/5, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra buổi lễ “Ngày hội khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5” năm 2025 với chủ đề “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Đột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”. Sự kiện có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, cùng các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, nguyên lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ, đại diện các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, nhà sáng chế, cộng đồng nhà khoa học trong và ngoài nước. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Đột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng Hình 1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc. Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ngày 18/5 hằng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”, Bộ trưởng bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến những đóng góp quý báu của các thế hệ nhà khoa học, cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, cộng đồng doanh nghiệp đối với sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của đất nước. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Bộ Khoa học và Công nghệ bây giờ là năm ngón tay trên một bàn tay: KHCN, Sở hữu trí tuệ (SHTT), Đổi mới sáng tạo (ĐMST), Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (TĐC), và Chuyển đổi số (CĐS)”. Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán quan điểm phát triển khoa học và công nghệ là động lực phát triển đất nước, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Hình 2. Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại sự kiện. Để hoàn thiện các mục tiêu trên, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện thể chế để tạo hành lang pháp lý, cởi trói cho các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ông yêu cầu đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp. Tiếp theo, để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, cần quan tâm mô hình phát triển hợp tác công – tư, có thực chất để đưa người dân doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo. Công bố Chương trình hành động và sứ mệnh mới của NAFOSTED Tại sự kiện, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng chính thức công bố Chương trình hành động và sứ mệnh mới của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) – một thiết chế tài trợ khoa học được tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Ông Đào Ngọc Chiến – Giám đốc Quỹ NAFOSTED chia sẻ về sứ mệnh mới của Quỹ “NAFOSTED là nơi tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, thúc đẩy tạo ra các sản phẩm công nghệ chiến lược, nâng tầm vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ quốc tế”. Hình 3. Ông Đào Ngọc Chiến – Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia phát biểu tại sự kiện. Chương trình hành động mới của NAFOSTED tập trung vào xây dựng chiến lược phát triển bền vững, hướng tới góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026–2030. Quỹ đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tối ưu hoá quy trình hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn lực của Quỹ; ưu tiên chất lượng nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược và tập trung đánh giá hiệu quả đầu ra. Đồng thời, Quỹ sẽ chú trọng đầu tư vào đội ngũ nhân sự, không gian làm việc hiện đại và nền tảng số kết nối tổ chức và chia sẻ tài nguyên. Ông Đào Ngọc Chiến cam kết “NAFOSTED sẽ luôn đồng hành cùng các nhà khoa học, bằng mọi nguồn lực cùng sự lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ kịp thời, để mọi ý tưởng khoa học có giá trị đều có cơ hội được nuôi dưỡng, phát triển và lan toả. Tất cả vì một đất nước tự cường về công nghệ, làm chủ tri thức, làm chủ tương lai”. Bên cạnh đó, 10 đơn vị tiêu biểu đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và nhà sáng chế đã cùng ký cam kết triển khai các công trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trọng điểm, hướng đến các lĩnh vực ưu tiên như: Nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị ung thư theo cơ chế di truyền; Phát triển chip AI ứng dụng

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam (18/5), ngày 15/5/2025, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia”. Toàn cảnh Hội thảo. Tái cơ cấu tổ chức: Tinh gọn, hiệu quả và hội nhập Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia cho biết, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ĐMST&CĐS quốc gia, ngày 08/4/2025 Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 489/QĐ-BKHCN về việc điều chuyển nguyên trạng nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản và các nội dung liên quan từ Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Văn phòng các Chương trình KH&CN quốc gia về Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia trực thuộc Bộ KH&CN. Theo đó, Quỹ trở thành cơ quan điều hành duy nhất các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, đảm nhận cả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và sản xuất. Mô hình mới giúp tinh gọn đầu mối, thống nhất quản lý, giảm thủ tục hành chính, tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong công tác quản lý. Ông Đào Ngọc Chiến cho biết, trong bối cảnh dự thảo Luật KH,CN&ĐMST đang được Quốc hội xem xét, cho ý kiến và dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, với những yêu cầu mới đặt ra, việc tái cơ cấu và nâng cao năng lực hoạt động của Quỹ là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gắn với sứ mệnh và tầm nhìn phát triển lâu dài của Quỹ trong giai đoạn tới. Ông Đào Ngọc Chiến cũng kỳ vọng các đại biểu tham dự sẽ tích cực đóng góp ý kiến, góp phần hoàn thiện định hướng phát triển của Quỹ trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ toàn diện hệ thống KH&CN quốc gia. Ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia phát biểu khai mạc Hội thảo Chia sẻ về hiện trạng hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, ông Phạm Đình Nguyên, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ cho biết, thời gian qua, chất lượng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ có chiều hướng tăng; số lượng các nhà khoa học chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu cấp quốc gia cũng tăng và được trẻ hóa; nhiều nhiệm vụ được doanh nghiệp và tổ chức quốc tế tiếp tục tài trợ… Đặc biệt, có sự cải thiện trong các chỉ số ĐMST toàn cầu (GII), đóng góp giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như kết nối giữa nghiên cứu cơ bản – ứng dụng – thương mại hóa chưa chặt chẽ; một số đề tài xuất sắc chưa nhận được hỗ trợ xứng đáng do các rào cản về cơ chế đánh giá, khoán chi, thời gian thực hiện… Trong thời gian tới, Quỹ đặt kỳ vọng đưa Việt Nam vào nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số công bố quốc tế/tỷ USD; chỉ số H-index thuộc nhóm 04 nước dẫn đầu ASEAN; tăng 15% số lượng đơn sáng chế, văn bằng bảo hộ mỗi năm. Dự kiến Quỹ sẽ hỗ trợ 40-50 tổ chức KH&CN được xếp hạng, và các nhiệm vụ do Quỹ tài trợ sẽ đóng góp thiết thực cho mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, hướng tới tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030… Qua đó, hình thành hệ sinh thái nghiên cứu chất lượng cao, nâng cao hiệu quả tài trợ, đóng góp tích cực đối với kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng và tăng cường vị thế khoa học của Việt Nam. Ông Phạm Đình Nguyên, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia báo cáo tại Hội thảo Gỡ “nút thắt” tài chính – quản trị để Quỹ phát huy vai trò chiến lược Trong nội dung phát biểu tại Hội thảo, TS. Hoàng Văn Cương, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế – tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay cơ chế quản lý tài chính đối với các Quỹ KH&CN cấp quốc gia ở Việt Nam chưa đồng bộ với các quy định về quản lý ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) có hiệu lực từ năm 2017. Theo đó, để các nguồn Quỹ được phát huy tác dụng và đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu chung trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là việc hỗ trợ cho khu vực tư nhân, các tổ chức KH&CN tiếp cận và sử dụng nguồn Quỹ một cách hiệu quả, cần: xác định rõ loại hình tổ chức của quỹ để áp dụng hệ thống văn bản phù hợp; hoàn thiện bộ máy tổ chức; quy định thống nhất cơ cấu tổ chức của các quỹ phù hợp với tính chất, loại hình; tăng tính độc lập của một số quỹ để tiến tới có khả năng tự cân đối, hạn chế tài trợ từ NSNN; tăng cường giám sát, minh bạch hoá tài chính. Ông Hoàng Văn Cương, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế – tài chính, Bộ Tài chính báo cáo tại Hội thảo Từ góc độ nhà khoa học, ông Phạm Ngọc Điệp, Trưởng phòng Vật lý thiên văn và Vũ trụ, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đánh giá cao vai trò của Quỹ Phát triển KH&CN Việt Nam trong việc hỗ trợ nghiên cứu bài bản,

Thông báo, Tin tức

Thông báo về việc chuyển trụ sở làm việc của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Thực hiện Quyết định số 489/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc điều chuyển nguyên trạng nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản và các nội dung liên quan từ Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia về Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng thông báo: Kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2025, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia chuyển đến làm việc tại trụ sở mới tại địa chỉ: số 113 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xin thông báo đến Quý cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được biết để thuận tiện trong việc liên hệ công tác./.

Thông báo, Tin tức

Thông báo kế hoạch tài trợ nghiên cứu cơ bản năm 2025

Đề tài nghiên cứu cơ bản (NCCB) do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tài trợ được quản lý theo quy định tại Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư số 10/2024/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thông tư 37). Quỹ thông báo kế hoạch triển khai Chương trình tài trợ đề tài NCCB năm 2025 như sau: 1. Phạm vi tài trợ – Lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật bao gồm các ngành Toán học, Khoa học Thông tin và Máy tính, Vật lý, Hoá học, Khoa học Trái đất – Khoa học Biển; Cơ học – Kỹ thuật; Khoa học Sự sống. – Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn bao gồm các ngành Triết học, Chính trị học, Xã hội học, Luật học; Kinh tế học; Tâm lý học – Giáo dục học; Văn học, Ngôn ngữ học, Sử học, Khảo cổ học, Văn hóa học, Nghiên cứu Nghệ thuật, Thông tin đại chúng và truyền thông. Các dạng đề tài: – Đề tài thăm dò, khám phá: là đề tài nhằm thúc đẩy nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ dưới 40 tuổi hoặc nhà khoa học lần đầu đăng ký đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ; – Đề tài phát triển: là đề tài hướng tới các mục tiêu lớn, dài hạn nhằm thúc đẩy các kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc, đột phá, kết hợp xây dựng nhóm nghiên cứu, đào tạo nhân lực khoa học trình độ cao. Các yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, thời gian thực hiện và kết quả nghiên cứu của đề tài tham khảo tại Điều 10 và Điều 11 của Thông tư 37. Tham khảo Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín do Quỹ ban hành tại đây. 2. Kinh phí dự kiến 2.1. Đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật – Đề tài thăm dò, khám phá: 1.200 tr đồng (± 15%)/đề tài (đối với các đề tài lý thuyết) và 1.800 tr đồng (± 15%)/đề tài (đối với các đề tài thực nghiệm). – Đề tài phát triển: 3.000 tr đồng (± 15%)/đề tài (đối với các đề tài lý thuyết) và 4.500 tr đồng (± 15%)/đề tài (đối với các đề tài thực nghiệm). 2.2. Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn – Đề tài thăm dò, khám phá: 1.200 tr đồng (± 15%)/đề tài – Đề tài phát triển: 3.000 tr đồng (± 15%)/đề tài Kinh phí đề xuất của đề tài tương ứng với nội dung trong thuyết minh và sản phẩm đăng ký, phù hợp với định mức công lao động khoa học quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hướng dẫn lập dự toán kinh phí: Tham khảo tại trang 1 mẫu Dự toán kinh phí Lưu ý: Các đề tài đề xuất kinh phí không phù hợp với khung kinh phí tương ứng trên đây được xem là không hợp lệ và không được đưa vào đánh giá xét chọn. 3. Thời gian tiếp nhận hồ sơ Từ ngày 14/5/2025 đến 17h00 ngày 25/6/2025. 4. Phương thức nộp hồ sơ Xem chi tiết hướng dẫn phương thức nộp hồ sơ tại đây. Mẫu hồ sơ tải tại đây Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa – Bộ Khoa học và Công nghệ Tầng 1, Tòa nhà 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Quỹ khuyến khích các nhà khoa học và tổ chức chủ trì nộp hồ sơ theo cách 2 (gửi hồ sơ ký số). Để thực hiện đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính, Đối với những tổ chức chủ trì đã thực hiện ký hợp đồng điện tử với Quỹ trước đó hoặc đã có chữ ký số – đề nghị đề tài của đơn vị nộp theo cách 2 (gửi hồ sơ ký số). Hồ sơ ký số chỉ bao gồm đơn đăng ký, thuyết minh (nội dung + dự toán) – được ký số bởi lãnh đạo và tổ chức chủ trì – KHÔNG bắt buộc Chủ nhiệm ký số. 5. Mốc thời gian triển khai dự kiến Đánh giá xét chọn: Từ tháng 6/2025 – tháng 10/2025 Thông báo kết quả tài trợ: tháng 11/2025 6. Một số lưu ý khác – Quỹ không tiếp nhận hồ sơ có i) Chủ nhiệm đề tài do Quỹ tài trợ giai đoạn trước đó, chưa nộp báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài tính đến thời điểm bắt đầu nộp hồ sơ (ngày 15/5/2025); ii) Tổ chức chủ trì không đáp ứng các tiêu chí và quy định tại Điều 10 và Điều 20 của Thông tư 37 (đặc biệt các tổ chức chủ trì chưa nộp báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài và hoàn trả kinh phí thu hồi theo quy định đối với các đề tài đã được Quỹ tài trợ trước đó (nếu có). – Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài cần đáp ứng các quy định về liêm chính nghiên cứu do Quỹ ban hành. 7. Các văn bản quản lý liên quan Xem tại đây NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Bàn giao công tác giữa Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Văn phòng các Chương trình KH&CN quốc gia và Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia

Ngày 9/5/2025, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức lễ bàn giao công tác giữa Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Văn phòng các Chương trình KH&CN quốc gia và Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, theo quyết định số 489/QĐ-BKHCN ban hành ngày 8/4/2025 của Bộ trưởng Bộ KH&CN. Tham dự và chủ trì buổi lễ có đồng chí Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia. Tại buổi lễ, đại diện Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Văn phòng các Chương trình KH&CN quốc gia đã tiến hành bàn giao công tác về Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia. Việc hợp nhất Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia và Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia để hình thành một đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN đã góp phần sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức các cơ quan tài trợ nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ hiện nay theo hướng bảo đảm tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quảm thể hiện cam kết đổi mới cơ chế tài trợ các hoạt động KH&CN nhằm nâng cao năng lực công nghệ, qua đó thúc đẩy sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Thứ trưởng Bùi Thế Duy (thứ ba từ phải sang) cùng đại diện Lãnh đạo ba đơn vị chính thức bàn giao nhiệm vụ Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Việt Nam tập trung toàn bộ ngân sách cho các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia về một cơ quan tài trợ KH&CN duy nhất là Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia. Quỹ không chỉ tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản, mà còn tài trợ cho các chương trình nghiên cứu ứng dụng và sản xuất. Mô hình Quỹ theo thông lệ quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà khoa học tiếp cận nguồn lực, giảm thiểu thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý. Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ. Thứ trưởng cũng chia sẻ, từ năm 2025 trở đi, nguồn vốn dành cho Quỹ sẽ được tăng mạnh. Để đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả, việc quản lý Quỹ sẽ kết hợp số hóa toàn diện và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong theo dõi và kiểm soát tiến độ các đề tài, dự án, từ đó đánh giá chính xác kết quả, chi phí và tác động xã hội của các hoạt động KH&CN. Theo Thứ trưởng, Quỹ sẽ không chỉ dừng lại ở vai trò điều phối trong nước mà còn hướng tới hợp tác trực tiếp với các Quỹ KH&CN quốc tế, từng bước xây dựng một hệ thống tài trợ khoa học theo thông lệ quốc tế, qua đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng khoa học toàn cầu, thúc đẩy tính lan tỏa, hiệu quả và bền vững dài hạn. Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia Đào Ngọc Chiến phát biểu tiếp nhận nhiệm vụ. Phát biểu tiếp nhận nhiệm vụ, ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Bộ và cam kết sẽ điều hành Quỹ theo đúng định hướng, bám sát chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KH&CN, tiếp tục vận hành Quỹ theo hướng minh bạch và hiệu quả, hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng nhà khoa học trong việc thực hiện các chương trình KH&CN quốc gia, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế.

Thông báo, Tin tức

Công bố đề tài đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn do Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2025

Căn cứ Quyết định số 19/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 08 tháng 5 năm 2025 của Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ), Cơ quan Điều hành Quỹ công bố danh mục và kinh phí đề tài đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn do Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2025 như sau: Tên đề tài: Các giải pháp chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế “hai con số” trong kỷ nguyên mới Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược – Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Đức Anh Kinh phí tài trợ: 2,2 tỷ đồng (Bằng chữ: Hai tỷ, hai trăm triệu đồng chẵn) Cơ quan Điều hành Quỹ sẽ gửi thông báo đến tới Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng và cấp kinh phí tài trợ đợt 1. Việc ký Hợp đồng tài trợ sẽ được thực hiện trên Hệ thống quản lý đề tài trực tuyến của Quỹ và sử dụng chữ ký, con dấu số (xem tại đây). Đề nghị Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài lưu ý để việc ký hợp đồng được triển khai đúng tiến độ.

Lên đầu trang