Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật năm 2024

Đề tài nghiên cứu cơ bản (NCCB) do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tài trợ được quản lý theo quy định tại Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Thông tư 37). Quỹ thông báo kế hoạch triển khai Chương trình tài trợ đề tài NCCB trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật năm 2024 như sau: 1. Phạm vi tài trợ Năm 2024, để phù hợp với nguồn kinh phí hoạt động được NSNN cấp, Quỹ tiếp nhận và xem xét tài trợ hồ sơ đăng ký đề tài NCCB thuộc các ngành Toán học, Khoa học Thông tin và Máy tính, Vật lý, Hoá học, Khoa học Trái đất – Khoa học Biển; Sinh học Nông nghiệp, Cơ học – Kỹ thuật; Y sinh Dược học do nhóm nghiên cứu mạnh (theo quy định tại Thông tư 37) thực hiện, trong đó ưu tiên tài trợ đối với các đề tài do các nhà khoa học trẻ làm chủ nhiệm, các đề tài có đào tạo tiến sĩ (nghiên cứu sinh tham gia đề tài là đồng tác giả của ít nhất 01 bài báo quốc tế có uy tín là sản phẩm của đề tài). Kinh phí dự kiến: Từ 2.500 tr đồng – 3.500 tr đồng/đề tài (đối với các đề tài lý thuyết) và 4.000 tr đồng –5.000 tr đồng/đề tài (đối với các đề tài thực nghiệm).(tương ứng với nội dung trong thuyết minh và sản phẩm đăng ký, phù hợp với định mức công lao động khoa học quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ). Lập dự toán kinh phí: Xem hướng dẫn chi tiết tại đây. 2. Thời gian tiếp nhận hồ sơ Từ 08h30 ngày 31/7/2024 đến 17h00 ngày 12/9/2024 Đối với các hồ sơ gửi theo đường bưu điện cần được gửi trước thời điểm kết thúc tiếp nhận hồ sơ (theo dấu bưu điện trên bì thư). 3. Phương thức nộp hồ sơ Xem chi tiết hướng dẫn phương thức nộp hồ sơ tại đây. Mẫu hồ sơ tải tại đây. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Phòng 405, Tầng 4, nhà 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Quỹ khuyến khích các nhà khoa học và tổ chức chủ trì nộp hồ sơ theo cách 1 (gửi hồ sơ ký số) và ưu tiên hơn trong quá trình xét chọn tài trợ đối với các hồ sơ dạng này. 4. Một số mốc thời gian triển khai dự kiến Đánh giá xét chọn: tháng 9/2024 – tháng 11/2024 Rà soát, thẩm định kinh phí: tháng 11/2024 – tháng 12/2024 Thông báo kết quả tài trợ: tháng 12/2024 Ký hợp đồng tài trợ: Quý 1/2025 (Tùy theo thời điểm Quỹ được cấp kinh phí theo kế hoạch) 5. Một số lưu ý khác – Quỹ không tiếp nhận hồ sơ có i) Chủ nhiệm đề tài do Quỹ tài trợ giai đoạn trước đó, chưa nộp báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài tính đến thời điểm bắt đầu nộp hồ sơ (ngày 31/7/2024); ii) Tổ chức chủ trì không đáp ứng các quy định tại Điều 20 Thông tư 37; – Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài cần đáp ứng các quy định về liêm chính nghiên cứu do Quỹ ban hành. – Mỗi nhà khoa học không nộp quá 01 hồ sơ đăng ký làm chủ nhiệm đề tài trong cùng đợt tài trợ. – Nhóm nghiên cứu mạnh: ✓ Là tập thể các nhà khoa học xây dựng được hướng nghiên cứu chung, dài hạn; có mục tiêu, kế hoạch nghiên cứu cho từng giai đoạn cụ thể; nội dung nghiên cứu có tính đột phá và cần nhiều thành viên tham gia thực hiện. Các thành viên chủ chốt của nhóm có kết quả nghiên cứu nổi bật, cụ thể: • Chủ nhiệm đề tài có kết quả công bố trên các tạp chí ISI có uy tín phù hợp trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ, có khả năng tập hợp được nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao tham gia thực hiện đề tài, duy trì được hợp tác nghiên cứu khoa học thường xuyên với các nhóm nghiên cứu quốc tế cùng ngành, liên ngành; • Có ít nhất 02 thành viên nghiên cứu chủ chốt của đề tài đáp ứng yêu cầu: Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài; có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; ✓ Tổ chức chủ trì đề tài có đủ điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật, năng lực nghiên cứu và cam kết hỗ trợ trong thời gian thực hiện nghiên cứu. ✓ Kết quả nghiên cứu phải có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí ISI có uy tín và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín. 6. Các văn bản quản lý liên quan. Xem tại đây Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Họp Hội đồng đánh giá xét chọn đề tài hợp tác song phương NAFOSTED – DFG năm 2024

Ngày 23/7/2024, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tổ chức phiên họp đánh giá xét chọn đề tài hợp tác song phương NAFOSTED – DFG năm 2024. Phiên họp được tổ chức với sự tham dự trực tiếp của 08 thành viên Hội đồng khoa học, 01 thành viên Hội đồng khoa học dự họp qua hệ thống trực tuyến. Các thành viên Hội đồng khoa học sẽ xem xét, đánh giá 20 hồ sơ hợp lệ trên tổng số 22 hồ sơ đăng ký tài trợ NAFOSTED và DFG tiếp nhận từ cuối năm 2023, được phân bổ ở 09 chuyên ngành/liên ngành thuộc lĩnh vực KHTN&KT và KHXH&NV bao gồm Khoa học Thông tin và Máy tính; Vật lý; Hóa học; Khoa học Môi trường và Khoa học Biển; Sinh học – Nông nghiệp; Y sinh – Dược học; Tâm lý học/Giáo dục học; Kinh tế học; Văn học/Ngôn ngữ học. Quỹ nghiên cứu Đức – DFG là đối tác của NAFOSTED từ 2010 đến nay để cùng tài trợ, hỗ trợ cho các nhiệm vụ/hoạt động nghiên cứu KH&CN hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Đức. Các nhà khoa học Việt Nam và các đối tác khoa học Đức có các dự án nghiên cứu chung xuất sắc ở bất kỳ chuyên ngành/lĩnh vực nào luôn có cơ hội nhận được tài trợ từ NAFOSTED và DFG (xem thêm thông tin tại đây). Theo Biên bản ghi nhớ hợp tác, NAFOSTED và DFG thực hiện đánh giá xét chọn đề tài độc lập, sau đó trao đổi và thống nhất kết quả đánh giá. Đề tài được tài trợ phải được cả hai cơ quan NAFOSTED và DFG cùng đồng ý tài trợ. Về phía NAFOSTED, hồ sơ đề tài thực hiện đánh giá qua Hội đồng khoa học hỗn hợp, có các thành viên có chuyên môn chuyên sâu ở các chuyên ngành khác nhau kết hợp với đánh giá nhận xét của các chuyên gia phản biện ngoài Hội đồng khoa học (tương tự mô hình đánh giá xét chọn các đề tài hợp tác song phương NAFOSTED – FWO, NAFOSTED – UKRI, NAFOSTED – SNSF). Phục vụ cho phiên họp, trước đó các hồ sơ đăng ký tài trợ hợp lệ đã được gửi xin ý kiến và nhận được tối thiểu 02 nhận xét đánh giá của các chuyên gia phản biện ngoài Hội đồng khoa học đối với mỗi hồ sơ. Theo đánh giá của Hội đồng, chương trình hợp tác NAFOSTED – DFG đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trong nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó nhiều nhà khoa học có kinh nghiệm, công tác tại những trường đại học, viện nghiên cứu lớn trên khắp cả nước đã đăng ký làm chủ nhiệm. Dự kiến, Quỹ sẽ thông báo kết quả xét chọn hồ sơ đề tài năm 2024 vào tháng 9/2024. Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài Nghiên cứu ứng dụng năm 2024

Đề tài nghiên cứu ứng dụng (NCUD) do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tài trợ được quản lý theo quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Triển khai hoạt động tài trợ NCUD năm 2024, Quỹ thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài như sau: 1. Phạm vi tài trợ, các hướng nghiên cứu ưu tiên và kinh phí dự kiến đối với mỗi đề tài Các lĩnh vực Quỹ tài trợ NCUD: i) Khoa học tự nhiên; ii) Kỹ thuật và công nghệ; iii) Y, dược; iv) Nông nghiệp; v) Khoa học xã hội; vi) Khoa học nhân văn. Các hướng nghiên cứu Quỹ ưu tiên tài trợ trong quá trình xét chọn tài trợ đề tài NCUD năm 2024: (1) Thông tin – truyền thông; (2) Công nghệ sinh học; (3) Tự động hóa; (4) Vật liệu mới – Năng lượng; (5) Môi trường và biến đổi khí hậu; (6) Kinh tế, văn hóa, triết học, chính trị học. Mức kinh phí dự kiến tài trợ đối với 01 đề tài NCUD xét chọn năm 2024: Từ 2000 triệu đồng – 3000 triệu đồng (tương ứng với nội dung trong thuyết minh và sản phẩm đăng ký, phù hợp với định mức công lao động khoa học quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08/05/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ). 2. Đối tượng tài trợ Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam tham gia đăng ký, thực hiện đề tài NCUD do Quỹ tài trợ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 3. Thời gian tiếp nhận hồ sơ Từ 8h00 ngày 11/7/2024 đến 17h00 ngày 19/8/2024 (thứ Hai). Đối với các hồ sơ bản giấy gửi theo đường bưu điện cần được gửi trước thời điểm kết thúc tiếp nhận hồ sơ (theo dấu bưu điện trên bì thư). 4. Đăng ký và phương thức nộp hồ sơ đề tài Xem chi tiết hướng dẫn cách thức đăng ký và nộp hồ sơ tại đây. Quỹ khuyến khích và ưu tiên trong xét chọn tài trợ đối với các nhà khoa học và tổ chức chủ trì nộp hồ sơ điện tử với chữ ký số. 5. Một số mốc thời gian triển khai dự kiến Đánh giá xét chọn: tháng 8/2024 – tháng 10/2024 Rà soát, thẩm định kinh phí: tháng 10/2024 – tháng 11/2024 Trình HĐQL Quỹ phê duyệt: tháng 12/2024 Ký hợp đồng tài trợ: Quý 1/2025 6. Một số lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thuyết minh đề tài Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài bám sát các quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để chuẩn bị hồ sơ thuyết minh đề tài. – Đối với tổ chức cá nhân thực hiện đề tài (Điều 8 Thông tư số 15/2016/TT-BKHCN): ✓ Lưu ý thể hiện rõ tổ chức chủ trì đảm bảo đủ năng lực, điều kiện trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ quản lý và tổ chức thực hiện đề tài; ✓ Minh chứng thành tích nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài và thành viên cần được cập nhật đầy đủ trên hệ thống OMS của Quỹ, thể hiện rõ tính khả thi của việc triển khai thành công đề tài nếu được tài trợ. – Kết quả đề tài (Điều 9 Thông tư số 15/2016/TT-BKHCN): ✓ Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Cần thể hiện rõ có được phương pháp, cách thức mới giải quyết các vấn đề theo mục tiêu đề tài và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế có uy tín; ✓ Đối với các lĩnh vực KHTN / KT&CN / Y, dược /Nông nghiệp: Bí quyết kỹ thuật, phương án, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ và kết quả này được đăng ký bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng bảo hộ giống cây trồng. Các nội dung dự kiến đăng ký độc quyền sáng chế (nếu có) cần được thuyết minh rõ ràng (Quỹ thực hiện bảo mật thông tin hồ sơ đề tài theo thông lệ quốc tế). – Một số lưu ý khác: ✓ Quỹ không tiếp nhận hồ sơ có i) Chủ nhiệm đề tài là chủ nhiệm đề tài Quỹ tài trợ (thời gian trước đó) nhưng chưa hoàn thành nghiệm thu, thanh lý đề tài(Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 15/2016/TT-BKHCN);ii) Tổ chức chủ trì không đáp ứng các quy định (Điều 29, Thông tư số 15/2016/TT-BKHCN); ✓ Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài cần đáp ứng các quy định về liêm chính nghiên cứu do Quỹ ban hành. 7. Các văn bản tham khảo liên quan – Thông tư số 15/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ. – Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ. – Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08/05/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. – Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định khoán chi thực

Tin sự kiện, Tin tức

Thúc đẩy các nghiên cứu đột phá, xuất sắc tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) là động lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước (Kết luận số 69-KL/TW ngày 11/01/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012) và đội ngũ trí thức có vai trò to lớn đảm bảo đất nước phát triển nhanh và bền vững (Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023). Với định hướng đó và nhiều chính sách của ngành KHCN, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây năng lực và chất lượng nghiên cứu KHCN của nước nhà đã có bước phát triển mạnh mẽ. Số lượng công trình công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín (bài báo quốc tế) của Việt Nam tăng khoảng 20% mỗi năm, số lượng các nhà khoa học trẻ chủ trì các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia và tương đương gia tăng mạnh về số lượng ở các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước. Các kết quả đáng khích lệ trên là cơ sở để nền khoa học nước nhà hướng tới những mục tiêu cao hơn, trong đó có việc đầu tư cho các nghiên cứu dài hạn, liên ngành, đột phá, xuất sắc. Nhằm tạo diễn đàn trao đổi với các nhà quản lý, nhà khoa học về các yếu tố cần thiết để xây dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi triển khai các nghiên cứu đột phá, xuất sắc, ngày 28/6/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy các nghiên cứu đột phá, xuất sắc tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh”. Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Cơ quan điều hành Quỹ, Giám đốc Sở KHCN TP. Hồ Chí Minh, các đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Lãnh đạo các tổ chức KH&CN tại TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Toàn cảnh Hội thảo Tại Hội thảo, GS.TS Phan Bách Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử ĐHQG-HCM (đại diện nhóm nghiên cứu lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật) chia sẻ, nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước cùng với sự năng động tìm kiếm các nguồn quỹ quốc tế, đến nay ĐHQG-HCM đã hình thành hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Quốc gia và các nhóm nghiên cứu tiêu biểu thuộc các lĩnh vực nằm trong định hướng nghiên cứu của ĐHQG-HCM, trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử. Các trung tâm này cung cấp nguồn nhân lực không thể thiếu trong các đơn vị, các nhóm nghiên cứu. Có thể thấy, thông qua việc triển khai xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh (NCM) và Trung tâm xuất sắc (TTXS) ở các cấp độ, đã góp phần tạo nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao, là hạt nhân của các nhóm nghiên cứu mạnh, có đủ năng lực triển khai các nghiên cứu đột phá, xuất sắc. Trong giai đoạn tới, GS.TS. Phan Bách Thắng cho rằng cần nâng cao yêu cầu đối với sản phẩm từ các chương trình NCM (ưu tiên chất lượng sản phẩm – IF cao, Nature index, hợp tác), đa dạng loại hình sản phẩm theo năng lực nhân sự: công bố – sáng chế – sản phẩm ứng dụng, hợp tác đồng thời cần có cơ chế tài chính bền vững, linh hoạt và cơ sở vật chất tương xứng. Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, TS Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV cho biết các nhóm nghiên cứu mạnh của Nhà trường còn gặp những hạn chế về nguồn nhân lực và kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học. Do đó, cần hỗ trợ từ các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, các nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học của ĐHQG-HCM trong việc xây dựng các đề án hỗ trợ các nhóm nghiên cứu mạnh. Bên cạnh đó, cần có những chính sách đặc thù phù hợp với việc phát triển và thúc đẩy nghiên cứu khoa học khối ngành khoa học cơ bản trong lĩnh vực KHXH&NV.   Từ trái qua: PGS.TS. Trần Cao Vinh, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV PGS.TS Lâm Quang Vinh, Trưởng ban Ban Khoa học và Công nghệ ĐHQG-HCM, GS.TS Phan Bách Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử ĐHQG-HCM  PGS.TS Lâm Quang Vinh, Trưởng ban Ban Khoa học và Công nghệ ĐHQG-HCM trình bày báo cáo “Tạo dựng môi trường để thúc đẩy các nghiên cứu đột phá, xuất sắc, phát triển ĐHQG-HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á”. PGS. Lâm Quang Vinh cho biết, giai đoạn 2021-2030, ĐHQG-HCM kiên trì thực hiện một chiến lược tổng thể nhằm xây dựng và phát triển KH&CN theo hướng gắn các hoạt động KH&CN với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và hội nhập quốc tế. ĐHQG-HCM đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị nghiên cứu ,đầu tư nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KHCN liên ngành giải quyết các nhiệm vụ quốc gia, khu vực và thế giới theo các mục tiêu cụ thể. Hiện nay, các nhóm NCM và TTXS được xây dựng trên cơ sở khai thác sức mạnh hệ thống của ĐHQG-HCM, sử dụng chung nhân lực khoa học và cơ sở vật chất nhằm triển

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Một số lưu ý trong công tác mua sắm vật tư, nguyên nhiên vật liệu; dịch vụ trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ

Sau khi Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23 tháng 6 năm 2023 được Quốc hội Khóa XV thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành một số văn bản mới, quy định và hướng dẫn về lựa chọn nhà thầu, cụ thể như sau: – Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; – Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 3 năm 2024 quy định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu; – Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 4 năm 2024 về việc Hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; – Thông tư số 07/2024/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 4 năm 2024 Quy định chi tiết mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu. Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia lưu ý các Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ do Quỹ tài trợ bám sát các quy định trên đây trong công tác lựa chọn nhà thầu để mua sắm vật tư, nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ trong quá trình triển khai các nhiệm vụ. Một số điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện như sau: 1. Đối với việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc phần kinh phí được giao khoán (bao gồm cả nhiệm vụ khoán chi từng phần và nhiệm vụ khoán chi đến sản phẩm cuối cùng): Tổ chức, cá nhân chủ trì chịu trách nhiệm thực hiện việc mua sắm mà không phải áp dụng quy định tại Luật đấu thầu số 22/2023/QH15 và Nghị định số 24/2024/NĐ-CP nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 134 Nghị định 24/2024/NĐ-CP) 2. Đối với việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc phần kinh phí không được giao khoán (vật tư, nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ; vé máy bay đoàn ra) a) Đối với gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng, tổ chức chủ trì được lựa chọn mua sắm theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật đấu thầu số 22/2023/QH15: tổ chức chủ trì mua sắm chịu trách nhiệm quyết định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Đối với gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá trên 50 triệu đồng, tổ chức chủ trì thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Luật đấu thầu số 22/2023/QH15và Nghị định 24/2024/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn và thực hiện các bước như sau: – Lập tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: + Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, trên cơ sở nguồn vốn và dự toán mua sắm phân bổ cho từng năm được phê duyệt trong thuyết minh nhiệm vụ, Tổ chức chủ trì có thể lập và trình Quỹ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 1 lần cho các gói thầu. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu và phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu (Khoản 2, khoản 3 Điều 37; Khoản 3 Điều 39 Luật đấu thầu số 22/2023/QH15). + Tổ chức chủ trì lập tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gửi tới bộ phận một cửa của Quỹ theo mẫu số 02A Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 04 năm 2024 kèm theo danh mục, thông số kỹ thuật, số lượng, đơn vị tính vật tư, nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ đề nghị mua sắm theo thuyết minh được phê duyệt và cung cấp tối thiểu 01 báo giá của hàng hóa, dịch vụ; khuyến khích thu thập nhiều hơn 01 báo giá; trường hợp có nhiều hơn 01 báo giá thì lấy giá trung bình của các báo giá (Điểm d, Khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP). – Sau khi Quỹ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Tổ chức chủ trì tiếp tục thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu tại đơn vị theo quy định tại Luật đấu thầu số 22/2023/QH15, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn. Lưu ý: + Tổ chức chủ trì có trách nhiệm đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 8 Luật đấu thầu số 22/2023/QH15. + Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu là số ngày tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả thời gian thẩm định (Khoản 6, Điều 16 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP). Do đó, thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu do tổ chức chủ trì thực hiện phải đảm bảo đúng với thời gian đã được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. + Khi tổ chức chủ

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo bổ sung về việc chỉnh sửa thuyết minh đề cương và ký hợp đồng đề tài do Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2024

Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 giao cho Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia (Quỹ) tại Quyết định số 904/QĐ-BKHCN ngày 13/05/2024, các đề tài thuộc chương trình nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã được phê duyệt danh mục kinh phí tháng 12/2023 dự kiến sẽ nhận được kinh phí tài trợ vào tháng 7/2024.Đối với các đề tài thuộc chương trình nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu ứng dụng được phê duyệt danh mục kinh phí vào tháng 3/2024, hiện Quỹ đang chờ được phê duyệt và giao dự toán (dự kiến cuối tháng 6/2024). Căn cứ theo tiến độ phê duyệt, giao dự toán và cấp kinh phí tài trợ, hỗ trợ năm 2024 từ nguồn NSNN cho Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia như trên, tiếp theo các thông báo về việc chỉnh sửa thuyết minh đề cương và ký hợp đồng các đề tài do Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2024, Cơ quan điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông tin cập nhật tiến độ (điều chỉnh) như sau: Chương trình Thời gian chỉnh sửa thuyết minh Thời gian ký hợp đồng dự kiến Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật Tháng 6/2024 Tháng 8/2024 Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Tháng 7/2024 Tháng 9/2024 Nghiên cứu ứng dụng Tháng 7/2024 Tháng 8/2024 Thông tin trao đổi chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng (ký số điện tử) sẽ được thực hiện hoàn toàn trên hệ thống quản lý đề tài trực tuyến của Quỹ (https://e-services.nafosted.gov.vn). Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng thông báo và đề nghị các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài phối hợp, đăng nhập vào tài khoản trên hệ thống quản lý đề tài trực tuyến của Quỹ để tải về tài liệu Quỹ cung cấp, hoàn thiện hồ sơ và gửi lại Cơ quan điều hành Quỹ theo hướng dẫn./. Tin: Phòng KHTN&KT

Tin sự kiện, Tin tức

NAFOSTED và STDF đóng góp tích cực trong hợp tác song phương về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam và Lào

Trong hai ngày 28, 29/5/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cùng đoàn đại biểu Bộ KH&CN có chuyến công tác tại Lào. Trong khuôn khổ chuyến công tác, Bộ trưởng và đoàn đã tiếp kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, đồng thời đoàn cũng có các buổi làm việc với Bộ Công nghệ và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Thể thao của Lào nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa hai nước. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tiếp kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone (Ảnh: Nhân dân điện tử) Ngày 28/5/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Huỳnh Thành Đạt cùng với Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào Boviengkham Vongdara đã đồng chủ trì Khóa họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam – Lào. Tại phiên họp, hai Bộ trưởng đánh giá cao kết quả hợp tác về công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa hai nước trong thời gian qua. Hai bên nhất trí rằng những kết quả hợp tác thời gian qua đã đóng góp tích cực đến hiệu quả kinh tế, xã hội của hai nước; củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị, truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước; đồng thời, ghi nhận những nỗ lực của tập thể cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào trong việc triển khai các hoạt động hợp tác theo nội dung thỏa thuận của Bản ghi nhớ hợp tác đã được ký kết giữa hai Bộ. Thời gian tới, hai bên sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đến hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo, chú trọng thực hiện các nhiệm vụ bám sát kế hoạch phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo của mỗi quốc gia, để góp phần đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố then chốt và trụ cột cho phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Khóa họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam – Lào Trong khuôn khổ chuyến công tác, để chuẩn bị cho Khóa họp lần thứ 1 về hợp tác khoa học Việt Nam – Lào, ngày 29/5/2024, Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã tổ chức buổi Tọa đàm song phương do Bộ trưởng Bộ Huỳnh Thành Đạt và Bộ trưởng Phout Simalavong chủ trì. Tọa đàm song phương giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào (Ảnh: Nhân dân điện tử) Tại buổi tọa đàm, hai bên cùng nhau đánh giá các kết quả hợp tác thời gian qua và đề xuất các nội dung mà hai bên sẽ tiếp tục tập trung triển khai bao gồm: nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu, quản lý khoa học; xây dựng và triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Lào; thúc đẩy phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Về phía Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Phát triển KH&CN Lào (STDF), ông Phạm Đình Nguyên -Giám đốc NAFOSTED và bà Keophayvanh Duongsavanh – Tổng Thư ký STDF đã có báo cáo về tình hình hợp tác giữa NAFOSTED và STDF. Theo đó, từ các kết quả của nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư “Hợp tác nghiên cứu hỗ trợ xây dựng văn bản quản lý và đào tạo nâng cao năng lực cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Lào” do Bộ KH&CN tài trợ, STDF đã ban hành được 08 văn bản quản lý các chương trình tài trợ KH&CN phù hợp và hội nhập thông lệ quốc tế cũng như thực trạng nguồn lực về tài chính và nghiên cứu KH&CN của Lào, đồng thời tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý khoa học Lào. Trong năm 2023, STDF đã thông báo triển khai chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản, tiếp nhận được 196 hồ sơ đăng ký tham gia, phê duyệt tài trợ cho 38 đề tàinghiên cứu (có tính cấp thiết và đáp ứng yêu cầu của Bộ GD-TT Lào theo các quy định đã được ban hành); Năm 2024 STDF tiếp tục nhận được 190 hồ sơ đăng ký, hiện đang trong quá trình đánh giá xét chọn. Trong giai đoạn tiếp theo, đại diện của NAFOSTED và STDF đề xuất tiếp tục hợp tác triển khai các hoạt động tài trợ, hỗ trợ của STDF như đào tạo về quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN, xây dựng và chuyển giao hệ thống quản lý trực tuyến các chương trình tài trợ, hỗ trợ; xây dựng và phát triển hệ thống cổng thông tin điện tử, hệ thống quản lý nội bộ để STDF triển khai các hoạt động tài trợ hiệu quả. Tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt ghi nhận và đánh giá cao hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa hai nước, ủng hộ các đề xuất hợp tác của hai bên trong giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là hợp tác giữa NAFOSTED và STDF. Bộ trưởng khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước về khoa học,công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được vun đắp để phát triển tốt đẹp, hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Hai nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Sáng 15/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024) và Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự buổi lễ và cùng Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tặng hoa, trao quyết định và kỷ niệm chương cho hai nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay. Buổi lễ cũng vô cùng vinh dự với sự hiện diện của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm và nhiều đồng chí Lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương và địa phương. Toàn cảnh buổi Lễ Triển khai từ năm 2013, đến nay, Bộ KH&CN đã trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho 18 nhà khoa học là tác giả của các công trình khoa học xuất sắc và 4 nhà khoa học trẻ. Sau 10 năm tổ chức Giải thưởng, ngày 15/8/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư sửa đổi Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Đây là kết quả của quá trình tiếp nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết từ các nhà khoa học, nhà quản lý trong các Hội đồng khoa học chuyên ngành, Hội đồng Giải thưởng và các tổ chức khoa học công nghệ, đáp ứng mong muốn của cộng đồng khoa học nói chung và cộng đồng nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng. Theo quy định mới, từ năm 2024, việc triển khai Giải thưởng Tạ Quang Bửu sẽ được mở rộng xem xét trao giải thưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; tiếp nhận hồ sơ theo hình thức đề cử nhằm thúc đẩy cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ chủ động ghi nhận, đề xuất trao Giải thưởng cho các nhà khoa học xuất sắc. Đây là hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế trong tổ chức giải thưởng khoa học, chủ động ghi nhận, tôn vinh, qua đó khích lệ mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học xuất sắc. Đây cũng là năm đầu tiên, Hội đồng xét tặng Giải thưởng sẽ xem xét, lựa chọn nhà khoa học để trao giải thưởng thông qua việc đánh giá kết quả nghiên cứu cơ bản trong tối đa 03 bài báo khoa học quốc tế được công bố trong thời gian tối đa 07 năm. Điều này giúp xem xét toàn diện hơn thành tích của các nhà khoa học, đồng thời vẫn duy trì cơ hội cho các nhà khoa học trẻ tương đương với các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu. Trong kỳ xét tặng Giải thưởng lần này, Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia – Cơ quan thường trực Giải thưởng – đã tiếp nhận 97 hồ sơ hợp lệ, trong đó có 76 hồ sơ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (KHTN&KT), 21 hồ sơ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV); 71 hồ sơ đề cử Giải thưởng chính và 26 hồ sơ đề cử Giải thưởng cho nhà khoa học trẻ. Theo đánh giá của các Hội đồng khoa học Nghiên cứu cơ bản của Quỹ và Hội đồng xét tặng Giải thưởng, chất lượng các hồ sơ đề cửnăm nay khá đồng đều, nhiều hồ sơ rất xuất sắc. Tuy là năm đầu tiên triển khai tiếp nhận hồ sơ đề cử lĩnh vực KHXH&NV, số lượng nhận được ít hơn khi so với lĩnh vực KHTN&KT, nhưng chất lượng của các hồ sơ lĩnh vực này – thể hiện qua các tạp chí đăng tải các kết quả nghiên cứu – là rất tốt. Các thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Ban Tổ chức Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 Năm 2024, phiên họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng được tổ chức trực tuyến tại 04 điểm cầu Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh – Pháp – Hoa Kỳ. Hội đồng xét tặng Giải thưởng – bên cạnh đại diện của các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia – còn bao gồm các nhà khoa học quốc tế xuất sắc trong các lĩnh vực KHTN&KT, KHXH&NV: TS. Nguyễn Trọng Hiền, chuyên gia NASA – Giáo sư CALTECH, Hoa Kỳ; GS. TS. Nguyễn Đức Khương, Trường Kinh doanh IPAG, Cộng hòa Pháp; GS.TS. Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford tại Việt Nam; GS.TS. Philippe Papin, Giáo sư sử học Đại học Sorbone, chuyên gia Viện khảo cứu cao cấp Pháp tại Việt Nam. Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực KHXH&NV lần đầu tham gia Hội đồng xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu nhưng hoàn toàn hòa nhập với các nhà khoa học thuộc lĩnh vực KHTN&KT trong đánh giá, xét chọn hồ sơ, đồng thời cũng đặt ra tiêu chuẩn, đòi hỏi rất cao đối với ứng viên trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng xét tặng Giải thưởng từ kết quả thu được sau các vòng đánh giá nghiêm cẩn, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã quyết định trao Giải thưởng cho hai nhà khoa học là PGS.TS. Trần Mạnh Trí và TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, đều là những nhà khoa học còn khá trẻ. PGS.TS. Trần Mạnh Trí sinh năm 1981, đang công tác tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông được trao giải thưởng qua cụm ba công trình công bố năm 2021 trên các tạp chí thuộc top 5% các tạp chí khoa học

Tin sự kiện, Tin tức

Thúc đẩy các nhóm nghiên cứu xuất sắc

Tại tọa đàm “Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc” do Trung tâm Báo Khoa học và phát triển – Tia Sáng và Quỹ NAFOSTED đồng tổ chức ngày 13/5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Hồng Thái đề cao vai trò của các nhóm nghiên cứu xuất sắc đối với tiềm lực KH&CN của đất nước, sự cần thiết của định hướng hỗ trợ phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc và các nhà nghiên cứu trẻ. Tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 và 65 năm ngày thành lập Bộ KH&CN có sự tham dự của đại diện các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ KH&CN, thu hút sự tham gia của hơn 30 nhóm nghiên cứu uy tín từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu hướng ứng dụng, cả công lập và ngoài công lập, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thứ trưởng Trần Hồng Thái phát biểu chỉ đạo tại tọa đàm Sau phần phát biểu đề dẫn của ông Phạm Trần Lê – Lãnh đạo Trung tâm Báo Khoa học và phát triển – Tia Sáng, Thứ trưởng Trần Hồng Thái đã có bài phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm. Thứ trưởng khẳng định trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn coi KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) là động lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Song song với đó, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nền KH&CN của nước nhà đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ công trình công bố trên tạp chí quốc tế uy tín (bài báo quốc tế) của Việt Nam tăng khoảng 20% mỗi năm, năng lực nghiên cứu của đất nước nằm trong nhóm các nước dẫn đầu về nghiên cứu của Đông Nam Á. Các kết quả đáng khích lệ trên là cơ sở để nền khoa học nước nhà hướng tới những mục tiêu cao hơn, trong đó có việc đầu tư cho các nghiên cứu dài hạn, chú trọng đến các nghiên cứu liên ngành, thúc đẩy phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc đồng thời với việc tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu cho các nhà khoa học trẻ tài năng; không ưu tiên đầu tư, tài trợ cho các nghiên cứu chỉ đặt mục tiêu là công bố khoa học quốc tế. Thứ trưởng cho biết, một số hướng nghiên cứu có ý nghĩa chiến lược sẽ được Bộ KH&CN ưu tiên trong thời gian tới, ví dụ ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; bán dẫn; công nghệ sinh học; y học; khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV). Trong mỗi lĩnh vực, đối với từng giai đoạn phát triển, Bộ KH&CN sẽ đưa ra những mục tiêu cụ thể và đồng hành với các nhóm nghiên cứu xuất sắc để thực hiện được các mục tiêu này. Tọa đàm lần này đã góp phần thể hiện thông điệp của lãnh đạo Bộ KH&CN trong việc đẩy mạnh các nhóm nghiên cứu xuất sắc, hướng đến các mục tiêu lớn hơn trong nghiên cứu đồng thời với việc đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu KH&CN trình độ cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Toàn cảnh tọa đàm Phát biểu tại tọa đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến nhận định, các ý kiến của các nhà khoa học tại tọa đàm rất hữu ích cho Bộ KH&CN trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ các nhóm nghiên cứu xuất sắc nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của nền KH&CN đất nước nói chung. Ông cho rằng cần thảo luận kỹ về các tiêu chí xác định nhóm nghiên cứu xuất sắc để xây dựng các tiêu chí cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực, ví dụ như ở cấp độ quốc gia, các nhóm nghiên cứu xuất sắc ở cấp độ này phải hướng tới giải quyết những vấn đề, thách thức ưu tiên, cấp bách và quan trọng của quốc gia. Tại tọa đàm, các nhà khoa học đại diện cho một số nhóm nghiên cứu mạnh cũng trình bày về quá trình hình thành và phát triển của một số nhóm nghiên cứu mạnh, thông qua các trường hợp cụ thể như Trung tâm Nghiên cứu công nghệ môi trường và Phát triển bền vững (Trường ĐHKHTN, ĐH QGHN), Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Lọc hóa dầu (Bộ Công Thương), Trung tâm Nano và Năng lượng (Trường ĐH KHTN, ĐH QGHN), Trung tâm nghiên cứu Y học Việt – Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cũng như thảo luận về sự phát triển của các nhóm nghiên cứu khối ngành KHXH&NV. Từ những vấn đề đã gặp phải trong thực tiễn, các nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị liên quan đến cơ chế tài chính cho hoạt động tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học. Báo cáo tại Tọa đàm, bà Nguyễn Thị Thu Oanh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ (Bộ KH&CN) cho rằng cần phải có một chương trình quốc gia về phát triển nhóm nghiên cứu xuất sắc. Đại diện Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED), ông Phạm Đình Nguyên chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai tài trợ nhóm nghiên cứu mạnh. Theo đó, các nhóm nghiên cứu mạnh được Quỹ tài trợ cần có hướng nghiên cứu dài hạn, nội dung nghiên cứu mang tính đột phá, thành viên nghiên cứu, tổ chức chủ trì phải đáp ứng các điều kiện về năng lực nghiên cứu, cơ sở vật chất phục vụ cho thời gian nghiên cứu dài hạn. Giám đốc NAFOSTED cho

Tin sự kiện, Tin tức

Họp hội đồng xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Theo kế hoạch triển khai Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024, ngày 02/5/2024 tại Hà Nội, Hội đồng xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 đã tiến hành họp, đánh giá các hồ sơ Giải thưởng được các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đề xuất. Phiên họp được tổ chức trực tiếp và trực tuyến giữa các đầu cầu Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Pháp – Hoa Kỳ, với sự tham dự của 18/20 thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng (02 thành viên Hội đồng không tham dự họp theo quy định do là tác giả, đồng tác giả của các công trình khoa học trong hồ sơ được đề cử xét tặng Giải thưởng kỳ này). Thiếu tướng GS.TS. Trần Xuân Nam, Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp còn có các thành viên Ban Tổ chức Giải thưởng, Cơ quan thường trực Giải thưởng, các cơ quan báo chí và truyền thông Bộ KH&CN. Toàn cảnh phiên họp Trao đổi tại phiên họp, ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ, Phó trưởng Ban tổ chức Giải thưởng cảm ơn các thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng và các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản của Quỹ đã làm việc hết sức tích cực trong suốt thời gian vừa qua để đánh giá các hồ sơ Giải thưởng năm 2024. Ông Phạm Đình Nguyên cho biết, tại phiên họp trước, Hội đồng xét tặng Giải thưởng đã trao đổi rất kỹ lưỡng về phương thức và các lưu ý trong quá trình đánh giá. Đây cũng là năm đầu tiên có sự tham dự của lĩnh vực KHXH&NV, Giám đốc CQĐH Quỹ mong muốn các thành viên Hội đồng trao đổi cởi mở, thẳng thắn nhằm lựa chọn được những nhà khoa học xuất sắc và xứng đáng để trao Giải thưởng năm nay. Thiếu tướng, GS.TS. Trần Xuân Nam – Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng năm 2024 Tại phiên họp, Thiếu tướng, GS.TS. Trần Xuân Nam cho biết số hồ sơ đề cử tại kỳ xét tặng Giải thưởng năm nay tăng gấp đôi so với mọi năm, với 97 hồ sơ đề cử hợp lệ, trong đó có 71 hồ sơ đề cử Giải thưởng chính và 26 hồ sơ đề cử Giải thưởng cho nhà khoa học trẻ. Việc mở rộng hồ sơ đối với hai ngành là Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn cũng được Hội đồng xét tặng Giải thưởng đặc biệt quan tâm. Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng cho biết, Hội đồng đã thống nhất quy trình làm việc để đảm bảo quá trình đánh giá công tâm, khoa học. Các hồ sơ được đề cử năm nay đều có chất lượng rất tốt, nên Hội đồng xét tặng Giải thưởng phải thảo luận rất kỹ để lựa chọn ra những công trình xuất sắc nhất, xứng đáng để trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024. Các thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cùng đại diện Ban Tổ chức Giải thưởng tại phiên họp Sau phiên họp của Hội đồng xét tặng Giải thưởng, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia – Cơ quan thường trực của Giải thưởng sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả với Ban Tổ chức Giải thưởng và Bộ trưởng Bộ KH&CN. Theo quy chế mới của Giải thưởng, Ban tổ chức sẽ giữ kín thông tin về các hồ sơ đề cử. Thông tin về nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 theo Quyết định phê duyệt chính thức của Bộ trưởng Bộ KH&CN Ban tổ chức sẽ công bố tại Lễ trao Giải thưởng. Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến sẽ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay vào ngày 17/5/2024, nhân dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Thông tin về Giải thưởng Tạ Quang Bửu được đăng tải đầy đủ tại địa chỉ: https://taquangbuuprize.nafosted.gov.vn/ Tin: NAFOSTED

Lên đầu trang