Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Tin sự kiện, Tin tức

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2016, phương hướng hoạt động năm 2017

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc tổ chức tổng kết công tác năm 2016 của các đơn vị trực thuộc Bộ, ngày 29/12/2016, khối Ban – Quỹ bao gồm: Ban Quản lý dự án FIRST, Ban Quản lý dự án IPP, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Quỹ Đổi mới khoa học và công nghệ Quốc gia đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2016, phương hướng hoạt động năm 2017. Tham dự Hội nghị có TS. Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; GS. Hoàng Văn Phong, Chủ tịch Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (NATIF) cùng các đại biểu đại diện các đơn vị có liên quan, cán bộ các đơn vị thuộc Khối Ban – Quỹ của Bộ Khoa học và công nghệ. Toàn cảnh hội nghị Tại hội nghị, đại diện các đơn vị thuộc khối Ban – Quỹ, bao gồm ông Trần Quốc Thắng, Giám đốc Dự án và ông Lương Văn Thắng Phó Giám đốc dự án Đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu KH&CN (FIRST), bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Dự án Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP2), ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED); ông Nguyễn Đình Bình, Giám đốc Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2016 và phương hướng hoạt động của năm 2017 của các đơn vị. Bên cạnh thông tin về hoạt động, kết quả và dự kiến công việc, các báo cáo chỉ ra điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục và các đề xuất với Lãnh đạo Bộ và các đơn vị liên quan trong Bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Sau khi nghe báo cáo, đại diện các đơn vị có liên quan trong Bộ đều cho rằng, các đơn vị trong khối đã mang lại những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển KH&CN nói chung, đồng thời bày tỏ mong muốn cùng hợp tác thực hiện các nhiệm vụ được giao, sẵn sàng cùng triển khai, đồng hành với các đơn vị để thực hiện tốt nhiệm vụ, đẩy nhanh các vấn đề cùng giải quyết. Trao đổi tại hội nghị, GS. Hoàng Văn Phong đánh giá mặc dù có các chức năng, mục tiêu, với phương thức hoạt động khác nhau nhưng các đơn vị đều cho thấy hiệu quả trong hầu hết các hoạt động. Hoạt động của hai dự án FIRST và IPP trong thời gian qua đã góp phần hình thành mô hình hợp tác quốc tế phù hợp, đạt được kết quả tốt mà các đơn vị khác có thể học hỏi kinh nghiệm. Quỹ NAFOSTED, NATIF đã cập nhật nhu cầu KH&CN, đưa ra các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu KH&CN và các hoạt động nâng cao năng lực, hỗ trợ nguồn lực KH&CN. GS. Hoàng Văn Phong cũng đề xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các đơn vị trong những năm tiếp theo. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại hội nghị Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN – Chủ tịch HĐQL Quỹ Trần Quốc Khánh cũng ghi nhận nỗ lực của các đơn vị trong năm 2016 và nêu lên định hướng triển khai nhiệm vụ năm 2017, tập trung vào một số điểm như hoàn thiện cơ sở pháp chế, đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, xây dựng cơ chế chính sách, xác định định hướng nghiên cứu, quy hoạch và phân bổ nguồn lực hợp lý, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ mới, tăng cường xây dựng đội ngũ, hoàn thiện quy trình, tổ chức xét duyệt nhiệm vụ. Về hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, ông Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc CQĐH Quỹ đã báo cáo tổng kết hoạt động năm 2016 và nêu lên phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Trong năm 2016, các chính sách, hoạt động của Quỹ gắn liền với việc triển khai thực hiện theo phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020 (ban hành theo Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015), bao gồm: 1) Đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động KH&CN (áp dụng Danh mục tạp chí quốc tế uy tín, tạp chí ISI uy tín cho chương trình Nghiên cứu cơ bản, triển khai áp dụng quy định mới về cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thực hiện nhiệm vụ KH&CN đối với các nhiệm vụ thuộc đề án Lịch sử Việt Nam, các nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và đánh giá xét chọn năm 2016; thực hiện cấp phát kinh phí thông qua Quỹ đối với một số nhiệm vụ KH&CN); 2) Tiếp tục nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia (triển khai chính sách nâng cao chất lượng tài trợ đề tài NCCB, triển khai các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực KH&CN giúp bồi dưỡng nguồn nhân lực đặc biệt là nhà khoa học trẻ, triển khai giải thưởng Tạ Quang Bửu tôn vinh các nhà khoa học); 3) Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN (triển khai các chương trình, hoạt động hợp tác song phương với đối tác Anh, Đức, Na Uy, Úc). Bên cạnh đó, Quỹ tiếp tục triển khai các hoạt động quan trọng khác theo kế hoạch được giao: trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành thông tư số 14/2016/TT-BKHCN quy định về quản lý các hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ; thành lập 07

Tin sự kiện, Tin tức

Hội thảo khoa học “Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong lịch sử Việt Nam”

Ngày 18/12/2016, tại Hội trường trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Đề án Khoa học xã hội cấp Quốc gia “Nghiên cứu biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong lịch sử Việt Nam”. Tham dự Hội thảo có PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Ban Chủ nhiệm, thư ký Đề án, thành viên Ban Biên soạn của các đề tài thuộc Đề án và các nhà khoa học, học viên, nghiên cứu sinh thuộc các viện, trường, trung tâm nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, dân tộc học, văn hóa tại miền Nam. GS Phan Huy Lê – Chủ nhiệm Đề án Tại Hội thảo, GS Phan Huy Lê, Chủ nhiệm Đề án nghiên cứu, biên soạn Bộ Lịch sử Việt Nam đã giới thiệu tổng quan về Đề án, những yêu cầu và quan điểm cơ bản trong nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam cũng như các vấn đề cần thảo luận để đi đến thống nhất về quan điểm và cách trình bày lịch sử Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong tổng thể bộ lịch sử Việt Nam. Hội thảo đã nghe báo cáo 7 vấn đề chính về lịch sử Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong lịch sử Việt Nam, bao gồm: văn hóa Óc Eo và Nhà nước Phù Nam; văn hóa Sa Huỳnh – Chămpa và Nhà nước Lâm Ấp; vùng đất Tây Nguyên trong lịch sử Việt Nam; Đàng Trong và vấn đề Nam tiến trong lịch sử Việt Nam; Biển đảo và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa – Trường Sa theo hướng tiếp cận toàn bộ; vùng đất bị đối phương chiếm đóng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và vấn đề thể chế Quốc gia Việt Mam, Việt Nam Cộng hòa. Yêu cầu của hội thảo là không đi sâu vào nội dung chuyên môn mà trên cơ sở kết quả nghiên cứu hiện nay, xác định mối quan hệ với lịch sử Việt Nam và thống nhất cách trình bày trong bộ Lịch sử Việt Nam. Toàn cảnh Hội thảo Các nhà khoa học đã đóng góp ý kiến, thảo luận rất cởi mở, sôi nổi về 7 nhóm vấn đề trong nội dung Hội thảo. Các ý kiến đóng góp đã được Ban thư ký ghi chép đầy đủ để Ban Chủ nhiệm nghiên cứu trong quá trình tổ chức biên soạn lịch sử Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong bộ Lịch sử Việt Nam với yêu cầu đảm bảo tính khách quan, toàn bộ và toàn diện của lịch sử dân tộc. Trước khi kết thúc hội thảo, GS Phan Huy Lê đã phát biểu tổng kết, nêu lên những quan điểm đã thống nhất và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Hội thảo “Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong lịch sử Việt Nam” đã thống nhất quan điểm biên soạn về lịch sử Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong tổng thể bộ Lịch sử Việt Nam. Ngoài hội thảo bàn về 7 vấn đề trên, theo kế hoạch Ban Chủ nhiệm Đề án sẽ tổ chức hội thảo thứ 2 dự kiến vào ngày 25-2-2017 tiếp tục trao đổi thêm về một số vấn đề liên quan đến toàn bộ Đề án. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác chưa đạt được sự thống nhất trong giới sử học, liên quan đến từng đề tài hay nhóm đề tài, Ban Chủ nhiệm Đề án giao cho các đề tài và nhóm đề tài tổ chức hội thảo để đi đến thống nhất trong quá trình biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam. Đề án “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” là đề án Khoa học xã hội cấp Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và tổ chức thực hiện theo chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ. Bộ máy quản lý Đề án bao gồm Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và Ban Chủ nhiệm Đề án. Sản phẩm của Đề án là 25 tập Lịch sử Việt Nam, 5 tập Biên niên Lịch sử Việt Nam và Cơ sở dữ liệu về lịch sử Việt Nam. Bộ Lịch sử Việt Nam mang tính chất của bộ Quốc sử, tổng kết các kết quả nghiên cứu của giới sử học trong và ngoài nước về lịch sử Việt Nam từ trước tới nay, đồng thời nghiên cứu bổ sung một số nội dung cần thiết nhằm đảm bảo tính liên tục, toàn bộ và toàn diện của lịch sử Việt Nam với yêu cầu khoa học, khách quan, cập nhật. Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Hội thảo NAFOSTED – NHMRC kết nối các nhà khoa học trong lĩnh vực Y sinh

Ngày 29/11/2016 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) phối hợp với Hội đồng Nghiên cứu y học và sức khỏe Quốc gia Úc (NHMRC) tổ chức Hội thảo NAFOSTED – NHMRC kết nối các nhà khoa học trong lĩnh vực Y sinh. Hội thảo là hoạt động chính thức chuẩn bị cho chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực Y sinh dược học được NAFOSTED và NHMRC đồng tài trợ, với mục tiêu thúc đẩy quan hệ nghiên cứu hợp tác trong khuôn khổ quy định của Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa 2 bên. Mục đích của hội thảo là cung cấp thông tin về tình hình nghiên cứu và xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nhà khoa học trong lĩnh vực Y sinh của hai nước; xác định ý tưởng nghiên cứu và chuẩn bị đề cương cho những dự án hợp tác tiềm năng trong tương lai. Toàn cảnh hội thảo Hội thảo đã nhận được 110 hồ sơ từ nhà khoa học Việt Nam đề nghị tham dự Hội thảo, trong đó có 34 hồ sơ đề nghị trình bày báo cáo, 22 hồ sơ đề nghị trình bày poster; 35 hồ sơ đề nghị trình bày báo cáo từ nhà khoa học Úc. Ông Willis, Giám đốc chương trình nghiên cứu Hội đồng Nghiên cứu y học và sức khỏe Quốc gia Úc (NHMRC) Tại phiên toàn thể, 6 báo cáo đề dẫn (Keynotes speakers) được trình bày bởi các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực Y sinh, trong đó có 03 báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam, 03 báo cáo của các nhà khoa học Úc. Tại phiên họp buổi chiều, Hội thảo được chia thành ba tiểu ban: Tiểu ban bệnh truyền nhiễm (8 báo cáo); Tiểu ban bà mẹ trẻ em (4 báo cáo); Tiểu ban y tế công cộng (7 báo cáo). 24 poster cũng được chọn để trình bày tại hội thảo. Các báo cáo trình bày tại Hội thảo tập trung vào việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến 03 lĩnh vực của Hội thảo. Các vấn đề được nhà khoa học hai bên quan tâm nhất là các bệnh không lây nhiễm, tình trạng kháng kháng sinh, kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, phát triển các loại vắc xin mới, các dịch bệnh liên quan đến sức khoẻ bà mẹ và trẻ em,… Bên cạnh đó, trong quá trình thảo luận tại Hội thảo, các nhà khoa học hai bên cũng có dịp thảo luận, chia sẻ và kết nối nhằm tạo cơ hội hợp tác trong tương lai. Nhà khoa học trình bày báo cáo tại hội thảo Dựa trên các kết quả thảo luận tại Hội thảo, hai Quỹ cũng dành thời gian bàn thêm về các hướng nghiên cứu tiềm năng, kế hoạch đồng tài trợ giữa Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Hội đồng Nghiên cứu y học và sức khỏe Quốc gia Úc (NHMRC) dự kiến được triển khai vào đầu năm 2017. Kỷ yếu hội thảo (tải tại đây) Báo cáo hội thảo (tải tại đây) Tác giả bài viết: TrangVQ Nguồn tin: nafosted

Thông báo

Thông báo phê duyệt “Danh mục đề tài NCCB trong KHTN&KT được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ năm 2016”

Ngày 24/11/2016, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục 210 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật được Quỹ tài trợ năm 2016 (Quyết định số 195/QĐ-HĐQL- NAFOSTED). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: STT Lĩnh vực Số lượng đề tài được tài trợ năm 2016 1 Toán học 19 2 KH Thông tin & Máy tính 16 3 Vật lý 60 4 Hóa học 38 5 Khoa học Trái đất 12 6 Khoa học Sự sống – Sinh học Nông nghiệp 30 7 Khoa học Sự sống – Y sinh Dược học 10 8 Cơ học 25 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiến trong tháng 11-12/2016). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến trong tháng 1-2/2017). Danh sách các đề tài được phê duyệt (tải tại đây).

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo kết quả trúng tuyển viên chức năm 2016 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Thông tư 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; Căn cứ Quyết định 3461/QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công nhận kết quả thi tuyển viên chức năm 2016 của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo kết quả trúng tuyển viên chức Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia năm 2016. Danh sách trúng tuyển được kèm theo thông báo này.Tải quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng và danh sách trúng tuyển tại đây.  Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia kính mời thí sinh trúng tuyển có mặt vào hồi 10:00, ngày 28 tháng 11 năm 2016 để nhận Quyết định tuyển dụng và làm thủ tục ký hợp đồng làm việc. Tác giả bài viết: DHAnh Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc tổ chức giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017

1.  Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng được xét tặng cho các công trình nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm: a) Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường, sinh học, khoa học tự nhiên khác; b) Khoa học kỹ thuật và công nghệ; c) Khoa học y, dược; d) Khoa học nông nghiệp. 3. Đối tượng tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc thuộc các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng. 4. Cơ cấu giải thưởng – Từ một (01) đến ba (03) Giải thưởng dành cho tác giả của công trình khoa học. – Một (01) Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học. 5. Quyền lợi của nhà khoa học được tặng Giải thưởng – Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng. – Được nhận Tiền thưởng. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các tổ chức, các nhân đề cử hoặc tự ứng cử gửi hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu tới Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia từ ngày 22/11/2016 đến hết ngày 21/01/2017. – Công tác xét chọn Giải thưởng: từ tháng 2/2017 đến tháng 4/2017. – Trao giải thưởng: tháng 5 năm 2017 7. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng, do cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ đề cử hoặc cá nhân nhà khoa học ứng cử, bao gồm: a) Đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Mẫu TQB01); b) Bài báo công bố công trình khoa học theo quy định; c) Thuyết minh công trình khoa học (Mẫu TQB02); d) Lý lịch khoa học (Mẫu TQB03); đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước); e) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có). Tải toàn bộ tại đây. Trường hợp hồ sơ được lựa chọn đưa vào đánh giá tại Hội đồng Giải thưởng, tác giả được xem xét trao Giải thưởng phải bổ sung bản xác nhận về mức độ đóng góp đối với công trình khoa học từ các tác giả còn lại của công trình. Hồ sơ đăng ký đề nghị gửi tới: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-39.367.750 Hồ sơ bản mềm được gửi tới email: nafosted@most.gov.vn và cc tới email: nman@most.gov.vn Website: http://www.nafosted.gov.vn 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Bà Nguyễn Thị Mỹ An Điện thoại: 84-4-39.440.555 Thông tin thêm có thể tham khảo tại: Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Tác giả bài viết: AnNM Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

NAFOSTED tổ chức thành công hội thảo khoa học “Quản lý KH&CN, đầu tư cho KH&CN thông qua cơ quan tài trợ”

Ngày 8/11/2016 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý KH&CN, đầu tư cho KH&CN thông quan cơ quan tài trợ”. Tham dự hội thảo, về phía diễn giả khách mời có ông Svend Otto Remøe – Cố vấn đặc biệt Hội đồng nghiên cứu Na Uy RCN, Bà Anke Stahl – Trưởng VPDD Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức DAAD Hà Nội (cho Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia và Mi – an – ma), Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Hội thảo cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các tổ chức KH&CN. Toàn cảnh Hội thảo ngày 8/11/2016 Phát biểu khai mạc hội nghị, Ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc CQĐH Quỹ, chia sẻ hiện nay mô hình hoạt động của Quỹ đã bước đầu thu được một số kết quả khả quan nhờ việc áp dụng phương thức hoạt động của mô hình Quỹ khoa học phổ biến trên thế giới. Mục tiêu của hội thảo là trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, mô hình tài trợ thông qua các tổ chức tài trợ nhằm tiếp tục hoàn thiện phương thức hoạt động, tăng cường hiệu quả tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Hội thảo bao gồm các chủ đề về vai trò và tác động của cơ quan tài trợ đến hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo quốc gia (trình bày bởi chuyên gia Hội đồng nghiên cứu Na Uy), hoạt động hỗ trợ trao đổi học thuật (trình bày bởi DAAD) và xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển trường đại học nghiên cứu (trình bày của Đại học Quốc gia Hà Nội). Ông Svend Otto Remøe – Chuyên gia Hội đồng nghiên cứu Na Uy (RCN) Mở đầu hội nghị, Ông Svend Otto Remøe trình bày về “Đầu tư phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo quốc gia: từ thực tế kinh nghiệm của Na Uy và Hội đồng nghiên cứu Na Uy”. Trong phần trình bày, chuyên gia Hội đồng nghiên cứu Na Uy đưa ra các thông tin cơ bản về nền kinh tế Na Uy hiện nay, những khó khăn, thách thức quốc gia này hiện đang đối mặt qua đó nêu lên các chỉ số đánh giá trình độ phát triển KH&CN tại Na Uy. Sau phần tổng quan, ông Svend Otto Remøe chia sẻ những kinh nghiệm của Na Uy và Hội đồng nghiên cứu Na Uy trong đầu tư, phát triển KH&CN quốc gia, trong đó nhấn mạnh một số nội dung nổi bật: xây dựng chiến lược dài; tập trung đầu tư các chương trình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu định hướng và đổi mới và sáng tạo. Hoạt động của RCN hiện nay có nhiều điểm tương đồng với NAFOSTED trong các nội dung tài trợ cũng như một số hình thức đánh giá. Với quy mô lớn, nguồn vốn hàng năm lên đến 1 tỉ Euro, Hội đồng nghiên cứu Na Uy đang chứng minh hiệu quả trong hoạt động phát triển khoa học và công nghệ trong nước cũng như hợp tác quốc tế, đây thực sự là một mô hình tốt để Quỹ có thể tham khảo và học hỏi. Bà Anke Stahl – Trưởng VPDD DAAD Hà Nội cho Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia, Mi – an  ma Sau phần trình bày của ông Svend Otto Remøe, hội thảo tiếp tục nghe phần chia sẻ của bà Anke Stahl về “Kinh nghiệm quản lý các chương trình tài trợ nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật của DAAD tại Đông Nam Á”. DAAD thực hiện các chương trình hỗ trợ trao đổi học thuật, trong đó có nhiều điểm tương đồng với hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực KH&CN quốc gia tại NAFOSTED. DAAD có mạng lưới rộng lớn, tài trợ cho 200 chương trình, mang đến cơ hội học bổng cho sinh viên khắp thế giới được học tập và trao đổi kiến thức cũng như cách thức quản lý khoa học. Phần trao đổi về các hoạt động mà DAAD mang lại thông tin hữu ích đối với các đại biểu tham dự hội thảo, cũng như là nguồn tham khảo để Quỹ tổ chức các chương trình hỗ trợ, tài trợ. Đặc biệt là việc tổ chức các chương trình hỗ trợ trao đổi học thuật, tạo điều kiện cho các nhà khoa học Việt Nam trao đổi, tiếp xúc với các nhà khoa học và môi trường nghiên cứu quốc tế. Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phần trình bày thứ ba của Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia về “Tăng cường tiềm lực KH&CN ở Đại học Quốc gia Hà Nội”. Ông Nguyễn Hữu Đức đưa ra so sánh tương quan giữa vị trí của trường Đại học Quốc gia với một số trường Đại học trong khu vực để từ đó định hướng chiến lược phát triển thời gian tới của trường. Bên cạnh đó, Ông cũng nêu lên bốn nguyên tắc của Đại học Quốc gia Hà Nội xoay quay các mục tiêu quản trị đại học; định hướng nghiên cứu và công bố quốc tế; định hướng ưu tiên cho quốc gia; phát triển con người. Ông Nguyễn Hữu Đức kỳ vọng trong thời gian tới, Quỹ Nafosted sẽ phát triển các chương trình hỗ trợ/tài trợ phù hợp để giúp các nhà khoa học đang hoạt động trong các tổ chức KH&CN nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh, phát triển khoa học công nghệ

Tin sự kiện, Tin tức

NAFOSTED tổ chức hội nghị đánh giá xét chọn đề tài NCCB lĩnh vực KHXH&NV đợt 2 năm 2016

Ngày 28/10/2016 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tổ chức Hội  nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài NCCB lĩnh vực KHXH&NV đợt 2 năm 2016. Hội nghị có sự tham dự của các nhà khoa học là thành viên HĐKH ngành/liên ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV, Lãnh đạo và các cán bộ CQĐH Quỹ. Khai mạc hội nghị, Giám đốc Đỗ Tiến Dũng có bài phát biểu tổng kết kết quả tài trợ giai đoạn 2011 – 2015 và tình hình triển khai thực hiện xét chọn hồ sơ năm 2016. Theo đó, từ năm 2011 – 2015, chương trình tài trợ cho NCCB chiếm khoảng ¾ kinh phí tài trợ của Quỹ. Tổng hợp kết quả tài trợ đề tài KHXN&NV từ 2011 – 2015 cho thấy, số lượng đề tài được tài trợ hàng năm là 40 – 95 đề tài (trung bình 56 đề tài/năm), kinh phí cấp cho các đề tài tăng nhẹ hàng năm, trung bình 700 – 750 triệu. Kết quả thực hiện các đề tài đã được đánh giá đạt tỷ lệ cao, đóng góp giải quyết các vấn đề học thuật và thực tiễn. Toàn cảnh hội nghị Giám đốc CQĐH Quỹ báo cáo phương hướng tài trợ của chương trình NCCB đến năm 2020 là nâng cao chất lượng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ nhóm nghiên cứu mạnh, hỗ trợ công bố quốc tế. Bên cạnh đó, Quỹ cũng tiếp tục hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, hỗ trợ trao đổi học thuật trong nước và quốc tế, đáp ứng chiến lược KH&CN từ 2011 – 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Chương trình NCCB trong KHXH&NV được thực hiện theo quy định của Thông tư 37/2014/BKHCN với mục tiêu: nâng cao chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước, hội nhập quốc tế, đóng góp tỉ trọng công bố quốc tế của các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước theo chiến lược khoa học và công nghệ 2011 – 2020. Tại hội nghị, các đại biểu cũng nghe phần chia sẻ của TS. Trần Văn Kham – Thành viên HĐKH liên ngành Triết học, Xã hội học, Chính trị học về vấn đề nhận diện công bố quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus của KHXH&NV Việt Nam. Theo TS. Kham, hiện nay trong lĩnh vực KHXH&NV, số bài công bố quốc tế của các ngành thuộc Khoa học xã hội chiếm tỉ trọng cao hơn so với các ngành thuộc lĩnh vực Nhân văn và nghệ thuật. Một số ngành như Kinh tế học, Giáo dục học, Tâm lý có số lượngcông bố nhiều hơn các ngành như Luật học hay Văn hóa học.. Đứng trước thực trạng đó, TS. Trần Văn Kham đưa ra thảo luận tại hội nghị một vài hướng điều chỉnh điều kiện của đề tài như: ưu tiên các lĩnh vực khó xuất bản bằng cách công nhận bài viết trên các tạp chí, chương sách của các trường Đại học uy tín, được xếp hạng; chấp nhận các chương sách thuộc các nhà xuất bản uy tín (có thể xem xét  căn cứ theo danh sách phân loại về khả năng trích dẫn của Thompson Reuters…). Phần cuối bài trình bày, TS. Trần Văn Kham cũng có những cảnh báo về việc xuất hiện các tạp chí giả mạo, những tạp chí nằm trong danh mục nghi ngờ và khẳng định, số lượng hồ sơ đề nghị tài trợ tăng lên là dấu hiệu đáng mừng cho thấy các nhà khoa học đang có những nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng nghiên cứu. TS Trần Văn Kham chia sẻ tại hội nghị Trao đổi tại hội nghị, hầu hết các nhà khoa học đều ủng hộ quy định công bố quốc tế, tuy nhiên cần xem xét để có những điều chỉnh nhỏ sao cho có sự phù hợp với ngành. TS. Nguyễn Việt Cường – Hội đồng khoa học ngành Kinh tế, cho rằng bên cạnh các bài báo trên tạp chí quốc tế, nên công nhận thêm các chương sách của các nhà xuất bản uy tín. Mặt khác, để thuận lợi hơn trong công bố quốc tế, các nhà khoa học nên lưu ý đến các nghiên cứu liên ngành, những nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học có thêm nhiều lựa chọn các tạp chí chất lượng. PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa – Hội đồng ngành Luật cho rằng quy định về công bố quốc tế có thể khiến các hồ sơ đăng ký tài trợ giảm về số lượng nhưng lại tăng về chất lượng các nghiên cứu. Công bố quốc tế đang là một hướng đi đúng, cần duy trì, tuy nhiên cần đa dạng hóa hình thức đánh giá như: công nhận bài in trên các trang sách, các bài đăng trong kỷ yếu của các hội nghị quốc tế. Bên cạnh đó, để góp phần phát triển của nền học thuật nước nhà, cần tăng cường hỗ trợ cho tạp chí của các trường Đại học hướng tới chuẩn quốc tế. PGS.TS Vũ Minh Giang – HĐKH liên ngành Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học đưa ra những lưu ý khi công bố trên tạp chí nước ngoài, tránh bệnh “hình thức” khi chất lượng của một nghiên cứu không chỉ đánh giá dựa vào công bố quốc tế. Bên cạnh đó, KHXH&NV có tình trạng lệch cơ cấu khi một số ngành khó có công bố quốc tế. Vì vậy, PGS cho rằng không nên tuyệt đối hóa công bố quốc tế mà chỉ nên đưa vào tiêu chí đầu ra để quản lý chất lượng. Kết thúc hội nghị, Ông Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc CQĐH Quỹ trao đổi

Tin sự kiện, Tin tức

NAFOSTED đón tiếp và làm việc với chuyên gia Hội đồng Nghiên cứu Na Uy (RCN)

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc  tại Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ), sáng ngày 2/11, Ông Svend Otto Remøe, Cố vấn đặc biệt của Hội đồng Nghiên cứu Na Uy (RCN), đã có buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với toàn thể Cơ quan điều hành Quỹ. Trong bài trình bày, ông Remøe giới thiệu tổng quan về Hội đồng Nghiên cứu Na Uy (RCN), chia sẻ kinh nghiệm thực tế tại RCN về quy trình quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chiến lược và phương pháp đánh giá hiệu quả của các chương trình tài trợ. Na Uy là một trong những quốc gia thịnh vượng và có khối lượng dự trữ vốn đầu người cao nhất thế giới. Hội đồng Nghiên cứu Na Uy hoạt động từ năm 2006, với quy mô 500 cán bộ, có vai trò là cố vấn cho chính phủ, tài trợ cho nghiên cứu cơ bản, thực hiện các chương trình ưu tiên của quốc gia, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển tư, kết nối và triển khai quốc tế hóa nghiên cứu khác. RCN có nguồn vốn được cấp hàng năm là 1 tỉ Euro, đây cũng  đơn vị duy nhất có chức năng tài trợ cho các dự án phát triển KH&CN tại Na Uy. Bài trình bày cho thấy vị trí cũng như tầm ảnh hưởng của RCN đối với sự phát triển KH&CN đất nước. Ông Svend Otto Remøe cũng giới thiệu chi tiết quy trình quản lý khoa học của RCN, trong đó có nhiều điểm tương đồng với NAFOSTED. Tuy nhiên, bên cạnh các tiêu chí đánh giá chính như tính mới, tính khả thi, ý nghĩa của nghiên cứu, RCN còn chú ý đến vấn đề đạo đức nghiên cứu, cân bằng giới, và tác động môi trường. Bên cạnh đó, RCN thường xuyên sử dụng các chuyên gia phản biện quốc tế để đánh giá hồ sơ. Đối với đánh giá chương trình tài trợ, hỗ trợ, RCN đặt ra các mục tiêu cụ thể và định lượng từ khi thiết kế và chuẩn bị triển khai chương trình, và tiến hành đánh giá giữa kỳ và kết thúc chương trình dựa trên các chỉ tiêu đã xác định đó. Việc đánh giá chương trình thường được thực hiện bởi một bên thứ ba, RCN cung cấp dữ liệu và hợp tác trong quá trình đánh giá, để đảm bảo kết quả đánh giá được khách quan. Ông Svend Otto Remøe – Cố vấn đặc biệt Hội đồng Nghiên cứu Na Uy (RCN) Sau phần chia sẻ của ông Remøe, các vấn đề được các cán bộ CQĐH Quỹ quan tâm và thảo luận sôi nổi như quy trình đánh giá đề tài, thời gian thẩm định đề tài, quy trình xử lý kết quả và đánh giá tác động của nghiên cứu. Trong các ngày tiếp theo của chuyến công tác, Ông Svend Otto Remøe sẽ tiếp tục làm việc với các Phòng ban cũng như Ban Lãnh đạo Cơ quan điều hành Quỹ để trao đổi về các kinh nghiệm cụ thể trong quá trình quản lý tại RCN và kế hoạch hợp tác giữa hai bên trong tương lai. Đồng thời, ngày 8/11/2016 tới đây, Ông Svend Otto Remøe sẽ tham dự với vai trò là diễn giả tại Hội thảo khoa học quốc tế về quản lý khoa học. Tác giả bài viết: TrangVQ Nguồn tin: nafosted

Thông báo

Thông báo phê duyệt đợt 1 “Danh mục đề tài NCCB thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2016”

Ngày 17/10//2016, Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục (Đợt 1) gồm 19 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ tài trợ bắt đầu thực hiện từ năm 2016 (Quyết định số 180/QĐ-HĐQL-NAFOSTED). Danh sách các đề tài phê duyệt kèm Quyết định được liệt kê dưới đây: STT Ngành/Liên ngành Số lượng đề tài được tài trợ năm 2016, Đợt 1 1 Kinh tế học 17 2 Tâm lý học, Giáo dục học 02 Cơ quan điều hành Quỹ tổ chức rà soát dự toán kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên trong đầu tháng 11/2016. Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến tháng 11,12/2016). Danh sách các đề tài được phê duyệt (tải tại đây).

Lên đầu trang