Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo v/v bổ sung mẫu phụ lục dự toán kinh phí cho dự án VIIP

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ tiểu dự án tham gia vào dự án “ Đổi mới, sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp”, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia bổ sung mẫu phụ lục dự toán kinh phí, trang cuối của bản thuyết minh tiểu dự án và phiếu khai hồ sơ. Chi tiết xem tại: http://www.nafosted.gov.vn/vi/viip/Tin-tuc-va-su-kien/Mau-phu-luc-du-toan-kinh-phi-8/ 

Tin tức

Hội thảo NAFOSTED hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ dự án VIIP

Trong hai ngày 11 và 13/03/2015, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), phối hợp cùng Ban quản lý Dự án “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp” (VIIP), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đã tổ chức 2 buổi hội thảo hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký các tiểu dự án thuộc phạm vi hoạt động của VIIP. Hội thảo có sự tham dự của ông Triệu Quang Khánh, điều phối viên dự án, bà Đỗ Phương Lan, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ NAFOSTED, cùng đại diện các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank và rất nhiều các cá nhân, đơn vị quan tâm tới dự án VIIP. Toàn cảnh buổi hội thảo tại Hà Nội Mở đầu Hội thảo, đại diện Ban quản lý Dự án đã giới thiệu sơ lược về Dự án VIIP, các nội dung và cách thức hoạt động của Dự án. Tiếp đó, ông Lê Đức Lập, đại diện chuyên gia NAFOSTED đã trình bày hướng dẫn chi tiết chuẩn bị hồ sơ cấp phát cho tiểu dự án, cũng như các tiêu chí đánh giá dự án. Bên cạnh những nội dung hồ sơ đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Lập cũng lưu ý các tiểu dự án thuộc Hợp phần 2 “Nâng cấp và thương mại hóa công nghệ” sẽ cần thêm tài liệu theo yêu cầu của các ngân hàng tham gia. Ngoài ra, với dự án VIIP, mỗi tổ chức, cá nhân hoặc nhóm cá nhân có thể nộp nhiều hồ sơ trong cùng một đợt thông báo. Ông Lê Đức Lập trình bày hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký tiểu dự án Tại hội thảo, rất nhiều câu hỏi đã được đưa ra về cách thức đăng ký, những yêu cầu cũng như điều cần chú ý trong quá trình thực hiện các tiểu dự án. Không chỉ giải đáp các thắc mắc, đại diện các đơn vị quản lý dự án còn đưa ra những hướng dẫn cụ thể, hỗ trợ các cá nhân và đơn vị tham dự hoàn thiện hồ sơ đăng ký của mình. Cũng trong buổi hội thảo, Cơ quan điều hành Quỹ NAFOSTED đã tổ chức tiếp nhận những hồ sơ đầu tiên từ các cá nhân và đơn vị đến tham dự. Đợt tiếp nhận hồ sơ đầu tiên của Dự án VIIP đã bắt đầu và sẽ kéo dài đến hết ngày 31/03/2015 hoặc đến khi nhận đủ 100 bộ hồ sơ. Tuy nhiên, những cá nhân và đơn vị quan tâm vẫn có thể nộp hồ sơ sau thời hạn này, những hồ sơ nộp sau sẽ được đưa vào các đợt đánh giá tiếp theo, dự kiến mỗi năm sẽ có 2-3 đợt thông báo (4-6 tháng/lần).

Tin tức

Thông báo phê duyệt đợt 2 “Danh mục đề tài NCCB trong KHTN được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ năm 2014”

Ngày 9/3/2015, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục (Đợt 2) 33 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ tài trợ năm 2014 (Quyết định số 31/QĐ-HĐQL- NAFOSTED). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: STT Lĩnh vực Số lượng đề tài được tài trợ (Đợt 2) 1 Toán học 07 2 KH thông tin & Máy tính 02 3 Vật lý 04 4 Hóa học 10 5 Khoa học Trái đất 01 6 Khoa học Sự sống – Sinh học Nông nghiệp 02 7 Khoa học Sự sống – Y sinh Dược học 02 8 Cơ học 05 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiến trong tháng 03/2015). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến trong tháng 3-4/2015). Danh sách các đề tài được phê duyệt (tải tại đây).

Thông báo, Tin tức

Danh sách đề tài Khoa học tự nhiên năm 2014 (Đợt II)

Ngày 9/3/2015, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục (Đợt 2) 33 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ tài trợ năm 2014 (Quyết định số 31/QĐ-HĐQL- NAFOSTED). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: STT Lĩnh vực Số lượng đề tài được tài trợ (Đợt 2) 1 Toán học 07 2 KH thông tin & Máy tính 02 3 Vật lý 04 4 Hóa học 10 5 Khoa học Trái đất 01 6 Khoa học Sự sống – Sinh học Nông nghiệp 02 7 Khoa học Sự sống – Y sinh Dược học 02 8 Cơ học 05 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiến trong tháng 03/2015). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến trong tháng 3-4/2015). Danh sách các đề tài được phê duyệt (tải tại đây).

Tin sự kiện, Tin tức

Khởi động Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2015

Bộ Khoa học Công nghệ sẽ xét duyệt các công trình khoa học tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2015 vào giữa tháng sau, dự kiến trao giải vào tháng 5. Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Phạm Công Tạc, giữa, trao đổi với các nhà khoa học tại cuộc họp sáng nay. Ảnh: Việt Anh Giải thưởng Tạ Quang Bửu, nhằm vinh danh các nhà khoa học trong nghiên cứu cơ bản, năm nay xét tặng cho các công trình nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường liên quan, sinh học, cùng khoa học kỹ thuật và công nghệ, y dược và nông nghiệp, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ (BKHCN), cho biết trong cuộc họp hôm qua. Theo ông Dũng, đối tượng được tham gia xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu gồm các nhà khoa học là tác giả của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc thuộc các lĩnh vực trên. Giải thưởng năm nay bao gồm từ một đến ba giải dành cho tác giả của công trình khoa học và một giải dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học. Mỗi giải thưởng gồm Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng BKHCN và tiền thưởng trị giá 200 triệu đồng (với giải thưởng dành cho tác giả của công trình khoa học) hoặc 50 triệu đồng (với giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học). Các nhà khoa học nộp hồ sơ đến Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia từ ngày 6/3 đến hết ngày 18/4 năm nay. Mẫu hồ sơ đăng ký được đăng tải trên trang thông tin điện tử của quỹ tại địa chỉ www.nafosted.gov.vn. Công tác xét duyệt Giải thưởng sẽ được tiến hành từ ngày 20/4 đến ngày 15/5 và Lễ trao Giải thưởng sẽ được tổ chức trong tháng 5. Thứ trưởng BKHCN Phạm Công Tạc, Trưởng ban tổ chức giải thưởng Tạ Quang Bửu cho biết giải thưởng này dành cho lĩnh vực khoa học cơ bản nhằm hướng tới đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào sản xuất và công nghiệp trong thời gian tới. Phó giáo sư Trần Trọng Hòa, Viện Địa chất, cho rằng các nhà khoa học được trao giải cần được tạo điều kiện làm việc tốt hơn, để các giải thưởng không chỉ là phong trào. Các cơ quan nghiên cứu khoa học nếu được lôi cuốn theo hướng không chỉ nhắm tới giải thưởng thì sẽ tăng được chất lượng nghiên cứu. Trao đổi với VnExpress, Giáo sư Ngô Việt Trung, chủ tịch hội đồng xét giải năm ngoái, cho biết để tạo điều kiện nghiên cứu tốt hơn cho các nhà khoa học giành giải thưởng, Việt Nam có thể có cơ chế linh hoạt về tài chính, xem xét tăng giá trị giải thưởng để cải thiện điều kiện làm việc của họ. Chẳng hạn như ở Đức, một giải thưởng có trị giá lên đến hai triệu Euro, số tiền đó không phải dành riêng cho bản thân nhà khoa học được giải, mà dành cho nghiên cứu của họ. Ông Trung cho rằng hiện nay Việt Nam còn có hạn chế về hạn định tài chính cho giải thưởng ở cấp liên bộ. Ngoài ra, theo ông Trung, các nhà khoa học làm công tác nghiên cứu cơ bản nói chung đều mong muốn được mở rộng cơ hội giao lưu, trao đổi khoa học với đối tác bên ngoài. “Cái đó là thiết yếu trong quá trình phát triển khoa học, khoa học không làm cho riêng mình mà là thế giới rộng mở. Việc được hỗ trợ dự các hội nghị quốc tế là rất quan trọng”, ông Trung nói. Giáo sư Trung cũng đề xuất Việt Nam cần có thêm các giải thưởng dành cho khoa học ứng dụng. Các nhà khoa học ở lĩnh vực này rất cần các thiết bị thí nghiệm có chất lượng cao, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ những vấn đề cấp thiết với nghiên cứu khoa học, ví dụ mở những phòng thí nghiệm trọng điểm. Giải thưởng Tạ Quang Bửu đầu tiên được tổ chức năm ngoái. Hai nhà khoa học được trao giải này là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Hữu Việt Hưng, Khoa Toán, Trường Đại học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, thuộc lĩnh vực Toán học và Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Ân, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thuộc lĩnh vực Vật lý. Công trình của ông Hưng là “Các đồng cấu giữa các đại số Dickson- Mùi xem như các Moodun trên đại số Steenrod”, Công trình của PGS Ân là “Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử thông qua các trạng thái W và kiểu W”. Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng do BKHCN tổ chức hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển. Việt Anh – Vnexpress Nguồn tin: vnexpress.net

Tin sự kiện, Tin tức

Khởi động Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2015

Bộ Khoa học Công nghệ sẽ xét duyệt các công trình khoa học tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2015 vào giữa tháng sau, dự kiến trao giải vào tháng 5. Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Phạm Công Tạc, giữa, trao đổi với các nhà khoa học tại cuộc họp sáng nay. Ảnh: Việt Anh Giải thưởng Tạ Quang Bửu, nhằm vinh danh các nhà khoa học trong nghiên cứu cơ bản, năm nay xét tặng cho các công trình nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường liên quan, sinh học, cùng khoa học kỹ thuật và công nghệ, y dược và nông nghiệp, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ (BKHCN), cho biết trong cuộc họp hôm qua. Theo ông Dũng, đối tượng được tham gia xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu gồm các nhà khoa học là tác giả của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc thuộc các lĩnh vực trên. Giải thưởng năm nay bao gồm từ một đến ba giải dành cho tác giả của công trình khoa học và một giải dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học. Mỗi giải thưởng gồm Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng BKHCN và tiền thưởng trị giá 200 triệu đồng (với giải thưởng dành cho tác giả của công trình khoa học) hoặc 50 triệu đồng (với giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học). Các nhà khoa học nộp hồ sơ đến Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia từ ngày 6/3 đến hết ngày 18/4 năm nay. Mẫu hồ sơ đăng ký được đăng tải trên trang thông tin điện tử của quỹ tại địa chỉ www.nafosted.gov.vn. Công tác xét duyệt Giải thưởng sẽ được tiến hành từ ngày 20/4 đến ngày 15/5 và Lễ trao Giải thưởng sẽ được tổ chức trong tháng 5. Thứ trưởng BKHCN Phạm Công Tạc, Trưởng ban tổ chức giải thưởng Tạ Quang Bửu cho biết giải thưởng này dành cho lĩnh vực khoa học cơ bản nhằm hướng tới đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào sản xuất và công nghiệp trong thời gian tới. Phó giáo sư Trần Trọng Hòa, Viện Địa chất, cho rằng các nhà khoa học được trao giải cần được tạo điều kiện làm việc tốt hơn, để các giải thưởng không chỉ là phong trào. Các cơ quan nghiên cứu khoa học nếu được lôi cuốn theo hướng không chỉ nhắm tới giải thưởng thì sẽ tăng được chất lượng nghiên cứu. Trao đổi với VnExpress, Giáo sư Ngô Việt Trung, chủ tịch hội đồng xét giải năm ngoái, cho biết để tạo điều kiện nghiên cứu tốt hơn cho các nhà khoa học giành giải thưởng, Việt Nam có thể có cơ chế linh hoạt về tài chính, xem xét tăng giá trị giải thưởng để cải thiện điều kiện làm việc của họ. Chẳng hạn như ở Đức, một giải thưởng có trị giá lên đến hai triệu Euro, số tiền đó không phải dành riêng cho bản thân nhà khoa học được giải, mà dành cho nghiên cứu của họ. Ông Trung cho rằng hiện nay Việt Nam còn có hạn chế về hạn định tài chính cho giải thưởng ở cấp liên bộ. Ngoài ra, theo ông Trung, các nhà khoa học làm công tác nghiên cứu cơ bản nói chung đều mong muốn được mở rộng cơ hội giao lưu, trao đổi khoa học với đối tác bên ngoài. “Cái đó là thiết yếu trong quá trình phát triển khoa học, khoa học không làm cho riêng mình mà là thế giới rộng mở. Việc được hỗ trợ dự các hội nghị quốc tế là rất quan trọng”, ông Trung nói. Giáo sư Trung cũng đề xuất Việt Nam cần có thêm các giải thưởng dành cho khoa học ứng dụng. Các nhà khoa học ở lĩnh vực này rất cần các thiết bị thí nghiệm có chất lượng cao, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ những vấn đề cấp thiết với nghiên cứu khoa học, ví dụ mở những phòng thí nghiệm trọng điểm. Giải thưởng Tạ Quang Bửu đầu tiên được tổ chức năm ngoái. Hai nhà khoa học được trao giải này là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Hữu Việt Hưng, Khoa Toán, Trường Đại học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, thuộc lĩnh vực Toán học và Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Ân, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thuộc lĩnh vực Vật lý. Công trình của ông Hưng là “Các đồng cấu giữa các đại số Dickson- Mùi xem như các Moodun trên đại số Steenrod”, Công trình của PGS Ân là “Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử thông qua các trạng thái W và kiểu W”. Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng do BKHCN tổ chức hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển. Việt Anh – Vnexpress

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc tổ chức giải thưởng Tạ Quang Bửu 2015

1.  Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng được xét tặng cho các công trình nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm: a) Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường liên quan, sinh học, khoa học tự nhiên khác; b) Khoa học kỹ thuật và công nghệ; c) Khoa học y, dược; d) Khoa học nông nghiệp. 3. Đối tượng tham gia xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc thuộc các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng. 4. Cơ cấu giải thưởng – Từ một (01) đến ba (03) Giải thưởng dành cho tác giả của công trình khoa học. – Một (01) Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học. 5. Quyền lợi của nhà khoa học được tặng Giải thưởng – Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng. – Được nhận Tiền thưởng. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các cá nhân nộp hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho Cơ quan thường trực Giải thưởng từ ngày 06/3/2015 đến hết ngày 18/4/2015. – Công tác xét chọn Giải thưởng: từ ngày 20/4/2015 đến ngày 15/5/2015. – Công bố và trao giải thưởng: Ngày 18 tháng 5/2015 7. Hồ sơ xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng, do cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ đề cử hoặc cá nhân nhà khoa học ứng cử, bao gồm: 01 bản in và 01 bản điện tử được ghi trên đĩa quang (dạng PDF), không đặt mật khẩu. a) Đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Mẫu TQB01); b) Bài báo công bố công trình khoa học theo quy định; c) Thuyết minh công trình khoa học (Mẫu TQB02) d) Lý lịch khoa học (Mẫu TQB03); đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước); e) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có). Trường hợp hồ sơ được lựa chọn xem xét tại Hội đồng Giải thưởng, tác giả được xem xét trao Giải thưởng phải bổ sung bản xác nhận về mức độ đóng góp đối với công trình khoa học từ các tác giả còn lại của công trình. 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-39367750 Email: nafosted@most.gov.vn Website: http://www.nafosted.gov.vn Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tổ chức hội thảo hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký tiểu dự án VIIP

Được sự đồng ý của Ngân hàng Thế giới, Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia phối hợp với Ban quản lý Dự án, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ tổ chức 2 buổi hội thảo hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký tiểu dự án tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau: BUỔI #1: Tại Hà Nội – Địa điểm:    Nhà khách Bộ Quốc phòng, 33A Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, HN. – Thời gian:   1 ngày, từ 8:00 đến 17:00, ngày 11/3/2015 (thứ Tư). BUỔI #2: Tại Tp. Hồ Chí Minh – Địa điểm: Nhà khách Quốc hội, 165 Nam kỳ khởi nghĩa, quận 3, Tp. HCM. – Thời gian: 1 ngày, từ 8:00 đến 17:00, ngày 13/3/2015 (thứ Sáu). Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia kính mời các đơn vị, cá nhân quan tâm tham dự và trao đổi thông tin liên quan. Tất cả các chi phí liên quan đến đi lại, ăn ở v.v… do các đơn vị và cá nhân tự chi trả. Đăng ký tham dự (mẫu đăng ký kèm theo) xin gửi về Văn phòng Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia theo địa chỉ: Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia 39 Trần Hưng đạo (tầng 4), Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: 04-39369503;               Fax: 04-39367751 Email: nafosted@most.gov.vn, cc. viip.nafosted@gmail.com Khuyến khích các đơn vị, cá nhân gửi đăng ký tham dự thông qua các địa chỉ email trên. Tải mẫu đăng ký

Tin tức

Qũy Newton thông báo chương trình hợp tác hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn tại Vương Quốc Anh

03/03/2015 – 09:34 Trong khuôn khổ Quỹ Newton Việt Nam, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đang phối hợp với Viện Hàn lâm Anh quốc (British Academy) triển khai chương trình hợp tác “Trao đổi nghiên cứu giữa các nhà khoa học Việt Nam và Vương quốc Anh” trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Viện Hàn lâm Anh quốc sẽ tài trợ toàn phần cho một số đề xuất hợp tác nghiên cứu ngắn hạn của các nhóm 2 nhà khoa học của hai nước, trong thời gian tối đa tới 12 tháng. Thông tin chi tiết về chương trình và phương thức nộp hồ sơ được thông báo tại trang web của Viện Hàn lâm Anh quốc:  www.britac.ac.uk/newton-mobility-grants Hạn nộp hồ sơ: 17.00 ngày 18/3/2015 (giờ UK) Thông tin liên hệ: chị Phan Liên Hương, Cán bộ Chương trình Nghiên cứu, Đại sứ quán Anh, Hà Nội. Email: phan.huong@fco.gov.uk; Tel: 04. 3936 0500/ ext.2297. * Quỹ Newton Việt Nam là một chương trình hợp tác phát triển về khoa học và đổi mới sáng tạo giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Anh trong thời gian 5 năm (2014-2019). Chương trình “Trao đổi nghiên cứu giữa các nhà khoa học” là một trong các chương trình được hỗ trợ bởi Quỹ Newton. Xin xem thêm thông tin thêm về Quỹ Newton tại đây.

Tin sự kiện, Tin tức

Đoàn Thanh niên Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tham gia chương trình tình nguyện “Xuân nghĩa tình Tây Bắc”

Với mục đích mang lại một cái Tết đầy đủ hơn cho đồng bào nghèo tại các xã, bản vùng cao phía Bắc, trong những ngày đầu tháng 2 năm 2015, Đoàn Thanh niên Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã kết hợp với đội tình nguyện đến từ các trường Đại học Công nghệ, Đại học Bách Khoa, các Câu lạc bộ Motor Cầu Giấy, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên tổ chức chương trình từ thiện “Xuân nghĩa tình Tây Bắc” tại xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.                      Đoàn Thanh niên Quỹ cùng các đội tình nguyện chuẩn bị quà cho đồng bào vùng cao Đóng góp vào chương trình, Đoàn Thanh niên Quỹ đã huy động quyên góp được nhiều quần áo, chăn màn cũng như tiền mặt để mua gạo, đường và những vật dụng cần thiết khác cho đồng bào vùng cao. Vượt qua quãng đường dài 1600km với nhiều đoạn đường đèo, núi cao hiểm trở của tỉnh Lai Châu, đại diện Đoàn Thanh niên và cán bộ Quỹ đã đến 8 thôn bản, tận tay trao quà và các suất học bổng cho các gia đình trong bản, các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn đạt thành tích cao trong học tập.        Đội tình nguyện Quỹ chụp ảnh kỷ niệm với các chiến sỹ Đồn biên phòng Mù Cả, tỉnh Lai Châu Trong chuyến đi, Đoàn Thanh niên Quỹ cũng đã gặp và trao những phần quà khích lệ tinh thần cho các chiến sỹ biên phòng đang công tác tại Đồn biên phòng Mù Cả, tỉnh Lai Châu. Tại đây, các cán bộ Quỹ đã có dịp trò chuyện, qua đó hiểu thêm về cuộc sống cũng như những khó khăn, vất vả trong quá trình làm việc của các chiến sỹ. Chuyến đi đã góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết giữa những cán bộ trẻ của Quỹ, đồng thời khởi động cho các hoạt động của Đoàn Thanh niên Quỹ năm 2015. Dự kiến trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Quỹ sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiện nguyện khác nhằm chung tay giúp đỡ những đồng bào vùng cao, những người dân còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Lên đầu trang