Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo phê duyệt Danh mục đề tài NCCB trong KHTN&KT do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2024

Ngày 08/12/2023, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục 212 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật được Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2024 (Quyết định số 49/QĐ-HĐQL- NAFOSTED), trong đó có 07 đề tài do nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện. Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt như sau: STT Lĩnh vực Số lượng đề tài thông thường Số lượng đề tài nhóm nghiên cứu mạnh 1 Toán học 27 2 Khoa học Thông tin & Máy tính 20 02 3 Vật lý 49 03 4 Hóa học 28 5 Khoa học Trái đất – Khoa học Biển 18 6 Sinh học Nông nghiệp 23 01 7 Cơ học – Kỹ thuật 31 01 8 Y sinh Dược học 09 Tổng số 205 07 Trong đợt đánh giá xét chọn lần này, Quỹ và các Hội đồng khoa học đã rà soát và xem xét kỹ các yếu tố sau: – Liêm chính nghiên cứu: Không tài trợ các đề tài có minh chứng về việc chủ nhiệm đề tài vi phạm liêm chính nghiên cứu, căn cứ trên quy định do Quỹ ban hành vào tháng 3/2022. – Năng lực quản lý của tổ chức chủ trì đề tài: Không tài trợ các đề tài có tổ chức chủ trì là các đơn vị không đảm bảo có đủ năng lực tổ chức triển khai thực hiện nghiên cứu và quản lý đề tài. – Nhóm nghiên cứu: Không ưu tiên đề xuất tài trợ các đề tài có cùng hướng nghiên cứu thuộc cùng tổ chức chủ trì để khuyến khích phối hợp và phát triển nhóm nghiên cứu, phát triển các đề tài có quy mô lớn, dài hạn. – Chủ nhiệm đề tài đã được tài trợ trước đó: Không đề xuất tài trợ đối với các chủ nhiệm đề tài đã được tài trợ trước đó nhưng vấn đề nghiên cứu, kết quả, sản phẩm dự kiến của đề tài đề xuất đợt này không thấy được sự phát triển, gia tăng về chất lượng so với đề tài đã được tài trợ giai đoạn trước. Sau khi Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến trong tháng 3-4/2024). Danh sách các đề tài được phê duyệt (tải tại đây). Tin: NAFOSTED  

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo Danh mục đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ từ năm 2024

Tại Quyết định số 02/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 12/01/2024, Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã phê duyệt Danh mục đề tài Nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2024 (Danh mục đề tài được phê duyệt tải tại đây). Đây là các đề tài được các Hội đồng khoa học Nghiên cứu ứng dụng của Quỹ đánh giá xét chọn từ 103 hồ sơ đề tài đăng ký hợp lệ gửi đến Quỹ vào tháng 9/2023. Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức thẩm định nội dung thuyết minh và dự toán kinh phí của đề tài thuộc Danh mục nêu trên, trình Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí tài trợ các đề tài, dự kiến trong tháng 3/2024. Ngay sau khi Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt danh mục kinh phí tài trợ, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài để hoàn thiện hồ sơ ký hợp đồng (bao gồm thuyết minh đề tài) và cấp kinh phí đợt 1 để triển khai đề tài. Việc ký hợp đồng tài trợ sẽ áp dụng phương thức ký số và gửi nhận hồ sơ trực tuyến qua các tài khoản Quỹ cung cấp cho các nhà khoa học và tổ chức chủ trì. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng thông báo để các nhà khoa học, các tổ chức chủ trì được biết ./.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc Báo cáo định kỳ đối với các đề tài tiềm năng tài trợ thực hiện từ năm 2022

Theo Quy định về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng (đề tài tiềm năng) do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ và hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký giữa Quỹ với các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài, Quỹ sẽ tổ chức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài tiềm năng do Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2022 (Đề tài ký hợp đồng tháng 12/2022). Đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài, tình hình sử dụng kinh phí của đề tài và gửi tới Quỹ. Kết quả đánh giá định kỳ là căn cứ để quyết định việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Báo cáo gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: 1. Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (E-services) của Quỹ thông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn và gửi tới Quỹ. Link truy cập hệ thống: https://e-services.nafosted.gov.vn/ Hướng dẫn điền báo cáo định kỳ: xem tại đây 2. Sau khi hoàn thiện báo cáo trên hệ thống, nhà khoa học gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: Nộp hồ sơ điện tử (ký số) – Ký số bằng chữ ký số của chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì đề tài lên tệp hồ sơ (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính) và tải lên hệ thống. Nộp hồ sơ bằng bản giấy – Xuất ra từ hệ thống (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính), in, ký và xác nhận bằng bút mực xanh, dấu đỏ. – Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Quỹ NAFOSTED – phòng 405, số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Quỹ khuyến khích nhà khoa học, tổ chức chủ trì thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký số điện tử. Thời hạn tiếp nhận báo cáo (bao gồm bản trên hệ thống và bản giấy): Trước 17h00 ngày 20/02/2024 (thứ Ba). Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo kết quả đánh giá định kỳ tới các chủ nhiệm đề tài trong tháng 3/2024. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Cơ quan điều hành Quỹ theo số điện thoại: – Hỗ trợ về chuyên môn: 024. 3936 7750 (Máy lẻ: 304; 305; 306) – Hỗ trợ về tin học, hệ thống: 024. 3936 7750 (Máy lẻ: 801; 802) Tin: Phòng Dự án

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài thuộc Chương trình tài trợ song phương NAFOSTED – SNSF (Thụy Sỹ)

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sỹ (SNSF) thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài lần thứ hai trong Chương trình hợp tác tài trợ giữa hai Quỹ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ 13h00 – giờ Thụy Sỹ (19h00 – giờ Việt Nam) ngày 08/1/2024 đến 17h00 giờ Thụy Sỹ (22h00 – giờ Việt Nam) ngày 11/4/2024. Thời hạn nộp Đăng ký ý tưởng là ngày 28/2/2024. 1. Thông báo chi tiết chương trình và hướng dẫn nộp hồ sơ: Tải về tại đây. 2. Một số lưu ý: – Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài: không giới hạn. – Thời gian thực hiện đề tài: 03 năm hoặc 04 năm (dự kiến bắt đầu từ năm 2025). – Tiêu chí đối với thành viên đề tài: Mỗi đề tài phải có cả nhóm nghiên cứu Thụy Sỹ và nhóm nghiên cứu Việt Nam. Nhà khoa học phía Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện đối với Chủ nhiệm đề tài, thành viên nghiên cứu và cơ quan chủ trì theo quy định tại Thông tư 37/2014/TT/BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ. Nhà khoa học phía Thụy Sỹ phải đáp ứng các điều kiện theo các quy định của SNSF. – Cách thức nộp hồ sơ: Hồ sơ đề tài cần được Chủ nhiệm đề tài phía Việt Nam và phía Thụy Sỹ phối hợp chuẩn bị và do Chủ nhiệm đề tài phía Thụy Sỹ đại diện hai nhóm nghiên cứu nộp qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến mySNF. – Dự toán kinh phí đề tài dành cho nhóm nghiên cứu phía Việt Nam: hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08/05/2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ và các văn bản pháp lý liên quan. – Thời hạn nộp hồ sơ: Đăng ký ý tưởng: ngày 28/2/2024 (thứ Tư) Đăng ký ý tưởng là nội dung không bắt buộc, tuy nhiên NAFOSTED và SNSF khuyến khích các Chủ nhiệm đề tài thực hiện đăng ký ý tưởng qua hệ thống mySNF để quá trình chuẩn bị đánh giá hồ sơ được thuận lợi. Nộp hồ sơ đề tài: từ 13h00 – giờ Thụy Sỹ (19h00 – giờ Việt Nam) ngày 08/1/2024 đến 17h00 giờ Thụy Sỹ (22h00 – giờ Việt Nam) ngày 11/4/2024 (thứ Năm). 3. Biểu mẫu và văn bản liên quan sử dụng cho nhà khoa học Việt Nam: – Mẫu Dự toán kinh phí NAFOSTED; – Mẫu Đăng ký kết quả dự kiến của đề tài do NAFOSTED tài trợ; – Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa NAFOSTED và SNSF; – Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí; – Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ; – Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 22/4/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính Quỵ định khoán chỉ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; – Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ; – Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10/08/2018 của Bộ Tài chính Quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước; – Thông tư số 12/2018/TT-BKHCN ngày 31/8/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về xây dựng, ký kết và quản lý các chương trình hợp tác quốc tế của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trong tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia; – Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ Tài chính Quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; – Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08/05/2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; – Quyết định số 251/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 11/12/2019 của Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia về việc ban hành Danh mục tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; – Quyết định số 95/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 30/12/2021 của Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia về việc ban hành Danh mục tạp chí có uy tín áp dụng đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ tài trợ; Thông báo tài trợ của Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sỹ (SNSF): https://www.snf.ch/en/YWZ5ABIqvyYa0yT6/news/new-bilateral-call-with-vietnam  4. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Chị Nguyễn Thanh Huyền, Chuyên viên Hợp tác quốc

Tin sự kiện, Tin tức

Hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu

Thời gian vừa qua, vấn đề liêm chính nghiên cứu đã được cộng đồng khoa học Việt Nam quan tâm, trao đổi. Nhằm tạo diễn đàn giữa các cơ quan quản lý, các tổ chức khoa học và công nghệ, các nhà khoa học về liêm chính nghiên cứu, hướng tới môi trường nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế, ngày 19/12/2023, Bộ KH&CN phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo khoa học về Liêm chính nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Toàn cảnh Hội thảo Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, tại Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây, kết quả nổi bật của hoạt động KH&CN&ĐMST, đó là số lượng công bố trên các tạp chí nổi tiếng quốc tế gia tăng mạnh mẽ. Qua đó, thể hiện sự đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam trong việc phát triển nền tri thức của nhân loại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao vị thế và tiềm lực KH&CN của quốc gia. Cụ thể, theo cơ sở dữ liệu của Elsevier, tổng số công bố khoa học của Việt Nam trong danh mục Scopus năm 2013 là khoảng 3.800 bài và năm 2022 là gần 18.500 bài, tăng khoảng 5 lần, đưa xếp hạng của Việt Nam lên đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 12 châu Á và thứ 45 trên thế giới về số lượng công bố quốc tế trên Scopus. Số lượng công bố quốc tế này góp phần đưa chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng cao và Việt Nam xếp thứ 4 trong Đông Nam Á và xếp thứ 2 trong các quốc gia có mức thu nhập trung bình về chỉ số ĐMST. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc Hội thảo. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, Hội thảo mong muốn lắng nghe ý kiến tham luận, thảo luận thẳng thắn, khách quan, đa chiều về các nội dung có liên quan đến vấn đề liêm chính trong nghiên cứu khoa học (từ các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đến việc tổ chức triển khai thực hiện, từ trách nhiệm, quyền lợi, đạo đức, của cá nhân, cộng đồng, tổ chức KH&CN…) để thống nhất, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, hiệu quả tăng cường tính liêm chính trong nghiên cứu khoa học nói chung và công bố khoa học nói riêng nhằm nâng cao chất lượng, uy tín, giá trị của hoạt động KH&CN, giáo dục và đào tạo, đáp ứng mục tiêu và kỳ vọng của yêu cầu đổi mới và phát triển đất nước. Sau phát biểu đề dẫn của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Hội thảo lắng nghe 03 báo cáo tham luận của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước và Đại học Bách khoa Hà Nội. Trao đổi tại Hội thảo, ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc CQĐH Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia cho biết, để đảm bảo liêm chính trong hoạt động nghiên cứu, trên cơ sở Tuyên bố Singapore về liêm chính nghiên cứu tại the Second World Conference on Research Integrit, Quỹ đã ban hành Quy định về liêm chính nghiên cứu áp dụng đối với các đề tài do Quỹ tài trợ. Ông Phạm Đình Nguyên chia sẻ, Quỹ đã coi trọng thực hiện đảm bảo liêm chính trong nghiên cứu trong toàn bộ quá trình quản lý thực hiện nghiên cứu từ thiết kế cơ quan tài trợ theo thông lệ quốc tế, thủ tục đăng ký, đánh giá xét chọn đề tài, chọn lựa chuyên gia và công khai đánh giá kết quả. Trong thời gian tới, Quỹ sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, quy mô tài trợ của Quỹ, ưu tiên tài trợ cho các nghiên cứu xuất sắc, có tính đột phá, hỗ trợ nhà khoa học trẻ song hành với đảm bảo liêm chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Cũng tại Hội thảo, PGS.TS. Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước cho biết, Văn phòng HĐGSNN cũng đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm phát triển cơ sở dữ liệu tạp chí khoa học Việt Nam, qua đó, định hướng các tạp chí trong nước nâng cao chất lượng, tuân thủ liêm chính khoa học. Bên cạnh đó, đại diện VPHĐGSNN cũng cho rằng, việc soạn thảo quy định về liêm chính khoa học áp dụng cho các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục là cần thiết; cá nhân các nhà khoc học cần có ý thức tuân thủ quy định liêm chính theo quy định chung của quốc gia, theo thông lệ quốc tế. PGS.TS. Trương Việt Anh, Trưởng Ban KH&CN Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã có tham luận về việc xây dựng liêm chính học thuật ở cơ sở giáo dục đại học. PGS.TS Trương Việt Anh cho biết, hiện tượng đạo văn vẫn tồn tại ở cả các nước phát triển hay đang phát triển. Qua khảo sát, đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định các cơ sở giáo dục đại học cần ban hành quy định về liêm chính khoa học, có kế hoạch tuyên truyền phổ biến, tập huấn về liêm chính học thuật cho cán bộ, sinh viên. Các hoạt động này cần có sự phối hợp và chia sẻ giữa các đơn vị đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc (giữa) chủ trì phần trao đổi thảo luận Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tham luận, thảo luận của các nhà khoa học xung quanh thực trạng, kinh nghiệm

Thông báo, Tin sự kiện, Truyền thông khoa học

Đăng ký dự hội thảo kết nối ngành y tế với các nhà khoa học Anh

Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED) bắt đầu triển khai hợp tác với UKRI (Quỹ Nghiên cứu và đổi mới Vương Quốc Anh) từ năm 2016. Trong giai đoạn tiếp theo, NAFOSTED đang hoàn thiện các thủ tục và  dự kiến sẽ tiếp tục triển khai hợp tác với MRC (Hội đồng nghiên cứu Y khoa Vương Quốc Anh) trong năm 2024. Trong khuôn khổ hợp tác nêu trên, Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia và Đại sứ quán Anh trân trọng thông báo Sự kiện kết nối các nhà khoa học Anh và các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực y tế về (i) Bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch bệnh và (ii) Kháng thuốc, sẽ diễn ra tại Bangkok từ ngày 20-22/2/2024. Đây là sự kiện để các nhà khoa học quốc tế kết nối, chia sẻ ý tưởng nghiên cứu, hướng đến việc cùng xây dựng các đề xuất nghiên cứu thuộc Quỹ Hợp tác Khoa học Quốc tế (ISPF) và các chương trình hợp tác nghiên cứu y tế khác của Chính phủ Anh. Bộ Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh (FCDO) và Hội đồng Nghiên cứu Y học Vương quốc Anh (MRC) hân hạnh đài thọ chi phí đi lại (vé máy bay khứ hồi) và ăn ở trong thời gian tham gia sự kiện cho 10 nhà khoa học Việt Nam tham gia sự kiện. Các nhà khoa học được mong đợi tham gia sự kiện với tư cách đại diện cho tổ chức nghiên cứu của mình, để chia sẻ về thế mạnh và những hướng nghiên cứu chính của cả tổ chức, chứ không đơn thuần đại diện cho nhóm nghiên cứu của cá nhân nhà khoa học. Thông tin chi tiết về sự kiện có thể tham khảo tại đường link: Networking event: infectious diseases relevant to Southeast Asia – UKRI. Xin lưu ý đường link đăng ký trên website này chỉ dành cho các nhà khoa học Anh. Kính mời các nhà khoa học Việt Nam quan tâm, gửi đơn bày tỏ quan tâm (theo mẫu đính kèm) và CV khoa học về địa chỉ email phan.huong@fcdo.gov.uk trước 17:00 ngày 17/12/2023 (giờ Việt Nam). Tên file được đặt theo mẫu: Họ tên_EOI và Họ tên_CV. Xin lưu ý, ở thời điểm này, Ban tổ chức không giới hạn số đơn Bày tỏ quan tâm từ mỗi tổ chức nghiên cứu của Việt Nam. Kết quả sẽ được gửi tới các nhà khoa học vào cuối tháng 12/2023 hoặc đầu tháng 1/2024. Tin: NAFOSTED & Đại sứ quán Anh

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị tổng kết hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia nhân dịp 20 năm thành lập, 15 năm triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ

Trong suốt 20 năm hoạt động, 15 năm triển khai tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN), Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Nafosted) đã có nhiều nỗ lực và trở thành địa chỉ được đông đảo các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN trên khắp cả nước biết đến, góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi, hội nhập quốc tế tại Việt Nam.  Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 20 năm thành lập, 15 năm hoạt động của Nafosted tổ chức ngày 6/12/2023 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Trần Hồng Thái đã nhấn mạnh như trên. Toàn cảnh Hội nghị. Được thành lập từ năm 2003 theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP của Chính phủ, sau 05 năm chuẩn bị hành lang pháp lý, Quỹ chính thức triển khai hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ năm 2008. Tổ chức và hoạt động của Quỹ được thiết kế đổi mới theo mô hình cơ quan tài trợ nghiên cứu của các quốc gia phát triển, theo đó về chuyên môn Quỹ áp dụng quản lý theo thông lệ quốc tế, về tài chính và hành chính được triển khai và quản lý theo hướng đơn giản hoá, tạo thuận lợi cho các nhóm nghiên cứu, nhưng vẫn đảm bảo khoa học, chặt chẽ. Phát biểu đề dẫn tại Hội nghị, ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ gửi lời tri ân, lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất tới các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Bộ KH&CN và các Bộ ban ngành có liên quan, các đơn vị quản lý trong và ngoài Bộ KH&CN, đội ngũ cán bộ Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan quản lý của Quỹ, các thành viên HĐKH của Quỹ, các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN đã có đóng góp tích cực trong suốt quá trình hình thành và hoạt động của Quỹ 20 năm qua. Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ mong muốn qua Hội nghị sẽ có được nhiều trao đổi, nhiều ý kiến đóng góp từ các đồng chí lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà khoa học để Quỹ tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động, hoàn thiện các quy định quản lý, tiếp tục cải thiện việc triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu nhằm phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn công tác nghiên cứu KH&CN ở Việt Nam. Kỷ yếu hoạt động giai đoạn 2008-2023 xem tại đây Ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ phát biểu tại Hội nghị. Tham dự Hội nghị, GS.TS. Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ KH&CN giai đoạn 2002 – 2011 và TS. Lê Đình Tiến, Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ giai đoạn 2008 – 2014 đã có những chia sẻ về quá trình hình thành và hoạt động của Quỹ trong những năm đầu tiên. GS. Hoàng Văn Phong cho biết, Chính phủ đã tạo tiền đề cho sự hình thành Quỹ ngay từ những năm 2000 – 2003 khi ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực KH&CN trong đó có Đề án Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, Luật KH&CN. Sau một thời gian dài chuẩn bị hành lang chính sách cho hoạt động của Quỹ, Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đã được thành lập với những điểm mới, nổi bật về mô hình cơ chế và về quy mô tài chính cho Quỹ. Ông cũng chia sẻ, thời gian đầu mới đi vào hoạt động, Quỹ gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, nhờ sự ủng hộ của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, mô hình của Quỹ được hoàn thiện và phát triển. TS. Lê Đình Tiến cho biết hội nhập quốc tế trong đánh giá khoa học, đặt ra yêu cầu cao về chất lượng đối với tài trợ của Quỹ theo thông lệ quốc tế, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi trong quản lý tài chính, hành chính, trao cơ hội cho nhà khoa học trẻ là những điểm đột phá nhưng vô cùng thách thức khi Quỹ mới đi vào hoạt động, tuy vậy đến nay đã cho thấy là thành công. Các đồng chí nguyên Lãnh đạo Bộ ghi nhận thành tựu của Quỹ ngày hôm nay không thể không kể đến sự tận tâm của các cán bộ Quỹ, sự đồng hành, sáng tạo, tâm huyết của các nhà khoa học, và đặc biệt là sự quan tâm, ủng hộ, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ KH&CN cùng các đơn vị phối hợp. GS.TS. Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ KH&CN giai đoạn 2002 – 2011 phát biểu tại Hội nghị TS. Lê Đình Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, nguyên Chủ tịch HĐQL Quỹ phát biểu tại Hội nghị Tại Hội nghị, nhiều nhà khoa học đã đề cập đến các chính sách của Quỹ mang tính tiên phong, thực sự phù hợp và đã phát huy hiệu quả đối với công tác nghiên cứu khoa học tại Việt Nam thời gian qua. Thiếu tướng, GS.TS. Trần Xuân Nam – Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng – đánh giá rất cao mô hình tổ chức và hoạt động của Quỹ như một cơ quan tài trợ nghiên cứu KH&CN tiên tiến phổ biến tại các nước phát triển, tinh gọn, hiệu quả; phương thức quản lý và đánh giá khoa học đơn giản, linh hoạt nhưng nghiêm cẩn theo thông lệ quốc tế; minh bạch, rõ ràng về các quy định cũng như thông tin tài trợ, hỗ trợ; thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong toàn bộ quá trình từ tiếp nhận hồ

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12 tháng 01 năm 2015 sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 18/2023/TT-BKHCN ngày 15/8/2023, cụ thể như sau: 1. Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu (sau đây gọi tắt là Giải thưởng) là Giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức định kỳ ba (03) năm một lần nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc, góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ của Việt Nam hội nhập và phát triển. 2. Đối tượng, lĩnh vực xét tặng Giải thưởng Giải thưởng được xét, trao tặng cho nhà khoa học là tác giả chính của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc được thực hiện tại Việt Nam thuộc các lĩnh vực: a) Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường liên quan, sinh học, khoa học tự nhiên khác; b) Khoa học kỹ thuật và công nghệ; c) Khoa học y, dược; d) Khoa học nông nghiệp; đ) Khoa học xã hội; e) Khoa học nhân văn. 3. Cơ cấu giải thưởng – Tối đa năm (05) Giải thưởng chính, trong đó không quá ba (03) giải thưởng đối với các nhóm lĩnh vực nêu tại điểm a, b, c, d hoặc nhóm lĩnh vực nêu tại điểm đ, e mục 2 của Thông báo này. – Tối đa ba (03) Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ), trong đó không quá hai (02) giải thưởng đối với các nhóm lĩnh vực nêu tại điểm a, b, c, d hoặc nhóm lĩnh vực nêu tại điểm đ, e mục 2 của Thông báo này. 4. Quyền lợi của nhà khoa học được tặng Giải thưởng – Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng. – Được nhận Tiền thưởng. – Được mời tham dự Lễ trao Giải thưởng. – Được hưởng các quyền lợi khác có liên quan đến Giải thưởng. 5. Kế hoạch tổ chức Giải thưởng năm 2024 – Tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 15/11/2023 đến 17h00 ngày 10/1/2024. – Công tác xét chọn Giải thưởng: từ tháng 01/2024 đến tháng 4/2024. – Trao tặng Giải thưởng: tháng 5/2024 6. Tiêu chuẩn đối với nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng Nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: – Được tổ chức, cá nhân đề cử và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng theo quy định. – Có kết quả nghiên cứu cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau: a) Được thực hiện tại Việt Nam; b) Được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ít nhất một (01) năm và không quá bảy (07) năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng; c) Được đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật trong trường hợp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước; – Có đóng góp quan trọng nhất đối với kết quả nghiên cứu cơ bản nêu trên. – Không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ. 7. Các bước nộp hồ sơ đề cử Giải thưởng Tổ chức, cá nhân thực hiện đề cử Giải thưởng bằng cách đăng nhập vào Cổng dịch vụ công của Quỹ tại địa chỉ https://e-services.nafosted.gov.vn/ và kê khai các thông tin dưới đây: – Đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (mẫu tự động TQB01); – Bản sao từ một (01) đến ba (03) bài báo khoa học quốc tế theo quy định tại mục 6 của Thông báo này (Tải lên hệ thống); – Thư giới thiệu nhà khoa học được đề cử xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu và các tài liệu liên quan khác (nếu có) (Tải mẫu tại đây và tải lên hệ thống); – Thư giới thiệu của nhà khoa học quốc tế cùng chuyên môn với nghiên cứu trong hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng (nếu có) (Tải lên hệ thống). Hướng dẫn chi tiết các bước nộp hồ sơ đề cử Giải thưởng tại đây. Thông tin liên quan có thể tham khảo tại: Website Giải thưởng: https://taquangbuuprize.nafosted.gov.vn/  Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Thứ trưởng Trần Hồng Thái làm việc với Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia

Ngày 23/10/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ đã ký Quyết định số 2048/QĐ-BKHCN về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ KH&CN, theo đó Thứ trưởng Trần Hồng Thái được phân công phụ trách Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Tại Quyết định số 2545/QĐ-BKHCN ngày 9/11/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ đã giao Thứ trưởng Trần Hồng Thái đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ngày 02/11/2023, Thứ trưởng Trần Hồng Thái đã có buổi làm việc với Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Quỹ). Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Vụ Kế hoạch – Tài chính, Khoa học xã hội nhân văn và tự nhiên, Hợp tác quốc tế của Bộ KH&CN. Về phía Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia có các đồng chí Lãnh đạo Cơ quan điều hành (CQĐH), đại diện Ban Kiểm soát và các cán bộ CQĐH Quỹ. Toàn cảnh buổi làm việc Tại buổi làm việc, ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc CQĐH Quỹ đã báo cáo về tình hình, kết quả hoạt động của Quỹ, cả giai đoạn từ khi thành lập đến nay và các nhiệm vụ, hoạt động chính trong năm 2023. Bên cạnh việc báo cáo những kết quả tích cực đã đạt được, Giám đốc CQĐH Quỹ cũng nêu lên một số tồn tại, vướng mắc về hành lang pháp lý cũng như một số bất cập bộc lộ sau 15 năm vận hành các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học của Quỹ. Giám đốc CQĐH Quỹ mong muốn Lãnh đạo Bộ cùng lãnh đạo các cơ quan trong Bộ quan tâm, ủng hộ, có ý kiến để Quỹ hoàn thiện đề xuất về hành lang pháp lý đối với Quỹ, trình Lãnh đạo Bộ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2023. Tại buổi làm việc, đại diện Lãnh đạo các Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Khoa học xã hội nhân văn và tự nhiên, Vụ Hợp tác quốc tế đã có ý kiến về các hoạt động của Quỹ trong giai đoạn vừa qua, nhìn chung đều đánh giá các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ được triển khai hiệu quả trong nhiều năm, có đóng góp rất tích cực vào kết quả nghiên cứu KHCN của Việt Nam. Trong ba năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong triển khai hoạt động khi cơ chế quản lý có những điều chỉnh cùng dịch Covid-19 xuất hiện nhưng Quỹ vẫn nỗ lực thích ứng và tiếp tục triển khai các hoạt động tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ, tham gia tổ chức thành công Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, thu hút tốt nguồn lực nước ngoài cho KHCN của Việt Nam. Thứ trưởng Trần Hồng Thái phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Hồng Thái đánh giá cao mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của Quỹ thời gian qua. Đối với các công việc trước mắt, trong công tác xét chọn tài trợ nghiên cứu Thứ trưởng lưu ý CQĐH Quỹ quan tâm đến các đặc thù ngành, đánh giá kỹ các nhóm nghiên cứu, các tổ chức chủ trì, đảm bảo tài trợ hiệu quả, đồng thời các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài Quỹ tài trợ chấp hành nghiêm quy định về chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của đất nước, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học; Đối với công tác quản lý của Quỹ Thứ trưởng đề nghị CQĐH Quỹ rà soát, xem xét kiện toàn các HĐKH của Quỹ nếu cần thiết, chuẩn bị tổ chức họp HĐQL Quỹ phiên thứ 9. Trong giai đoạn tiếp theo, Thứ trưởng Trần Hồng Thái đề nghị Quỹ tiếp tục rà soát các vướng mắc, đề xuất cơ chế phù hợp cho hoạt động của Quỹ, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động quản lý, đảm bảo việc vận hành tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu đúng theo cơ chế Quỹ. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng chỉ đạo các đơn vị trong Bộ KH&CN có liên quan phối hợp với Quỹ, đề xuất phương án để tháo gỡ các vướng mắc hiện nay, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Quỹ trong giai đoạn tiếp theo./. Tin: NAFOSTED

Kết quả tài trợ nổi bật, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giải thưởng Tạ Quang Bửu – khích lệ các nhà khoa học Việt Nam thực hiện các nghiên cứu cơ bản xuất sắc

Ngày 18/5/2014, lần đầu tiên, Bộ Khoa học & Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu nhằm vinh danh các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản(i) xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Qua 9 năm tổ chức và triển khai, nhìn lại chặng đường đã đi qua, có thể thấy Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã bước đầu tạo được uy tín và niềm tin trong cộng đồng khoa học Việt Nam, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong quá trình triển khai, chất lượng Giải thưởng phù hợp thông lệ quốc tế là điểm quan trọng nhất, luôn được Lãnh đạo Bộ Khoa học & Công nghệ nhấn mạnh khi chỉ đạo triển khai tổ chức Giải thưởng. Chính việc yêu cầu cao về chất lượng giải thưởng theo thông lệ quốc tế đã dần tạo nên uy tín của Giải thưởng theo thời gian. Để giải quyết điều này, một số điểm quan trọng sau đây được thiết kế và nghiêm cẩn thực hiện: – Đặt ra tiêu chí rõ ràng, phù hợp thông lệ quốc tế để đánh giá, lựa chọn ứng viên. Đó là đánh giá ứng viên giải thưởng thông qua chất lượng các kết quả nghiên cứu cơ bản được ứng viên công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. – Chất lượng các kết quả nghiên cứu cơ bản được xác định qua ý nghĩa và giá trị của nghiên cứu, có tham khảo chất lượng, xếp hạng tạp chí khoa học đăng tải các kết quả nghiên cứu cơ bản. – Việc đánh giá chất lượng các kết quả nghiên cứu cơ bản, lựa chọn ứng viên giải thưởng được thực hiện qua hai vòng đánh giá nghiêm cẩn, vòng 1 đánh giá bởi các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản của NAFOSTED là các nhà khoa học cùng ngành, vòng 2 đánh giá bởi Hội đồng Giải thưởng, là các nhà khoa học xuất sắc, uy tín cao ở nhiều ngành khác nhau. Cả hai vòng đánh giá đều có tham khảo đánh giá của chuyên gia quốc tế độc lập. Uy tín, sự thành công trong nghiên cứu khoa học của các thành viên Hội đồng Giải thưởng trong môi trường học thuật quốc tế đỉnh cao và công tác đánh giá xét chọn hoàn toàn chủ động, dân chủ và độc lập của Hội đồng Giải thưởng cũng là những yếu tố quan trọng đem lại thành công, chất lượng và uy tín cho Giải thưởng. Giải thưởng đã góp phần động viên, khích lệ các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu cơ bản xuất sắc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong nước hội nhập quốc tế. GS.TS Nguyễn Hữu Việt Hưng – Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2014 – Cái thú vị nằm ở những công trình sắp được nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Bá Ân – Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2014 – “Chỉ cần một photon có tần số vượt ngưỡng” PGS.TS. Vương Thị Ngọc Lan – Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 GS.TSKH. Ngô Việt Trung – Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 Tính đến hết năm 2022, 18 nhà khoa học là tác giả của các công trình khoa học xuất sắc và 04 nhà khoa học trẻ đã được trao tặng Giải thưởng trong tổng số hơn 400 hồ sơ đăng ký tham dự. Giải thưởng đã ghi nhận sự phân bố đa dạng các nhà khoa học về độ tuổi, về giới tính, về vùng miền trên cả nước. Giải thưởng được trao cho các nhà khoa học thuộc đầy đủ các ngành trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật, với các công trình tính lý thuyết thuần túy (thuộc các ngành Toán học, Vật lý, Khoa học thông tin và máy tính), cũng như các công trình có tính ứng dụng cao, sát với thực tế của Việt Nam (thuộc các ngành Vật lý – vật liệu, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Y dược, Nông nghiệp). Thống kê nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu theo giới tính và vùng miền Ngày 15 tháng 8 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 18/2023/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 18). Đây là kết quả của quá trình tiếp nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết từ các nhà khoa học, nhà quản lý trong các Hội đồng khoa học chuyên ngành, Hội đồng Giải thưởng và từ các tổ chức khoa học công nghệ trên khắp cả nước với mong muốn Giải thưởng được tổ chức tốt hơn nữa, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng lòng mong mỏi của cộng đồng khoa học nói chung và cộng đồng khoa học nghiên cứu cơ bản nói riêng. Theo đó, Giải thưởng Tạ Quang Bửu sẽ mở rộng việc xem xét trao giải thưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn. Thực tế cho thấy, sau thời gian triển khai và đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, việc mở rộng Giải thưởng sang lĩnh vực Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn là cần thiết. Các tiêu chí đánh giá, xét tặng Giải thưởng được áp dụng chung bên cạnh việc xem xét tính đặc thù trong mỗi lĩnh vực. Giải thưởng sẽ tiếp nhận hồ sơ theo hình thức đề

Lên đầu trang