Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin sự kiện

Tin sự kiện

Thông tin về các hoạt động chuẩn bị triển khai chương trình cho vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Để chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình cho vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống do các tổ chức và cá nhân đề xuất, Quỹ đã lựa chọn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Ngân hàng BIDV) là đơn vị ủy thác thực hiện Chương trình cho vay theo đúng với các quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc quản lý các hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ. Ngày 10 tháng 8 năm 2017, tại trụ sở chính của Ngân hàng BIDV, hai bên đã tiến hành ký biên bản ghi nhớ để thống nhất một số nội dung cơ bản trong việc ủy thác và nhận ủy thác thực hiện Chương trình cho vay trên; đồng thời, để làm cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục tiếp theo trước khi hai bên tiến hành ký hợp đồng ủy thác chính thức. Dự kiến Chương trình cho vay của Quỹ sẽ được thông báo tiếp nhận hồ sơ trong Quý 4 năm 2017. Thông tin chi tiết về các đợt thông báo tiếp nhận hồ sơ vay vốn sẽ được đăng tải thường xuyên trên trang website của Quỹ và một số các phương tiện truyền thông khác. Tải Thông tư 14/2016/TT-BKHCN tại đây.

Tin sự kiện

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá xét chọn đề tài NCCB trong lĩnh vực KHTN&KT đợt 2 năm 2017

Ngày 29/7 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã tổ chức Hội nghị đánh giá xét chọn đề tài Nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật (KHTN&KT) đợt 2 năm 2017. Tham dự Hội nghị có GS.TS Phan Tuấn Nghĩa, thành viên HĐQL Quỹ, các thành viên Hội đồng khoa học (HĐKH) ngành thuộc lĩnh vực KHTN&KT, cán bộ CQĐH Quỹ và đại diện các cơ quan truyền thông thuộc Bộ Khoa học và công nghệ (Bộ KH&CN). Toàn cảnh hội nghị Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc CQĐH Quỹ cung cấp một số thông tin chung về hoạt động của Quỹ, kết quả và định hướng thực hiện cũng như các lưu ý, phương thức trong việc đánh giá xét chọn các hồ sơ thuộc lĩnh vực KHTN&KT. Sau 9 năm đi vào hoạt động, Quỹ đã tài trợ cho hơn 2.400 nhiệm vụ với hàng chục nghìn lượt nhà khoa học tham gia thực hiện, hỗ trợ hơn 700 hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ Quốc gia (NCNL). Mỗi năm, Quỹ tiếp nhận trên 600 hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN, tài trợ từ 250 – 300 nhiệm vụ KH&CN, và trung bình các nhóm nghiên cứu được Quỹ tài trợ công bố 600 – 800 bài báo ISI mỗi năm.Kinh phí dành cho chương trình NCCB trong giai đoạn 2011 – 2015 chiếm khoảng 75% tổng kinh phí tài trợ của Quỹ. Tính đến nay, Quỹ đã tài trợ trên 2000 đề tài (8000 lượt nhà khoa học) NCCB và trên 600 hoạt động NCNL trong lĩnh vực KHTN&KT. Kinh phí tài trợ trung bình của chương trình NCCB trong lĩnh vực KHTN&KT giai đoạn 2014 – 2016 là 800 triệu/đề tài . Từ năm 2009, các HĐKH ngành trong lĩnh vực KHTN&KT đã hoạt động ba nhiệm kỳ tham gia chủ yếu vào đánh giá khoa học như nghiên cứu cơ bản, giải thưởng Tạ Quang Bửu, giới thiệu chuyên gia đánh giá trong nước và quốc tế và một số hoạt động khác bao gồm tư vấn về chính sách, cơ chế đánh giá khoa học, nâng cao chất lượng công bố cũng như tuyên truyền các hoạt động của Quỹ. Hiện nay, Quỹ cũng đang tiến hành giới thiệu và đề xuất thành viên HĐKH ngành trong lĩnh vực KHTN&KT nhiệm kỳ 2017 – 2019.Định hướng cho những năm tiếp theo, Quỹ sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu (công bố quốc tế), hỗ trợ nhóm nghiên cứu mạnh (về kinh phí và thời gian thực hiện), thực hiện tiếp nhận hồ sơ 02 lần một năm, đẩy mạnh chương trình hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ Quốc gia, tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu. Kết thúc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài NCCB trong KHTN&KT đợt 2 năm 2017, Quỹ đã tiếp nhận 310 hồ sơ đề nghị tài trợ lĩnh vực KHTN&KT. Số lượng hồ sơ trung bình là 38 hồ sơ/ngành trong đó các ngành có số lượng hồ sơ lớn nhất là Vật lý (76 hồ sơ), Hóa học (58 hồ sơ) và Y – Sinh Dược học (49 hồ sơ). Sau báo cáo của Giám đốc CQĐH Quỹ, hội nghị lắng nghe các ý kiến trao đổi từ phía HĐKH ngành. Các đại biểu là thành viên HĐKH ngành trong lĩnh vực KHTN&KT đánh giá cao hoạt độngvà tầm ảnh hưởng của Quỹ đến việc nâng cao số lượng và chất lượng các nghiên cứu khoa học ở Việt Nam cũng như công bố các kết quả nghiên cứu này.. Có ý kiến cho rằng, trong giai đoạn tới, việc nâng cao chất lượng  công bố công trình khoa học sẽ gặp một số thách thức, do thực tế hiện nay, sự tham gia của nhà khoa học Việt Nam trong các công bố quốc tế còn hạn chế (tỷ lệ trung bình của các công bố ISI là 1 nhà khoa học Việt Nam, 2 nhà khoa học nước ngoài). Các đại biểu cũng đưa ra kiến nghị trong năm năm tới, Quỹ nên tổ chức Hội thảo khoa học, để các nhà khoa học trong các lĩnh vực đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, có cơ hội trao đổi, cập nhật các thông tin về hoạt động của Quỹ. Thành viên HĐKH ngành lĩnh vực KHTN&KT trao đổi tại hội nghị Trong không khí trao đổi thẳng thắn tại hội nghị, các đại biểu cũng phản hồi một số thông tin liên quan đến quá trình triển khai đề tài như quy trình cấp kinh phí, nghiệm thu đề tài. Đồng thời, các đại biểu mong muốn có thông tin cung cấp tới các kho bạc địa phương (quận, huyện) để có thể hỗ trợ nhóm nghiên cứu hoàn thiện thủ tục thuận lợi hơn. Các thành viên HĐKH ngành cũng trao đổi tại hội nghị về thực tế triển khai hoạt động của nhóm nghiên cứu mạnh, đề nghị Quỹ sớm triển khai các chương trình NCNL Quốc gia như hỗ trợ nghiên cứu sau Tiến sĩ, tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu. Trao đổi với các nhà khoa học tại Hội nghị, đại diện HĐQL và CQĐH Quỹ cho biết, theo thống kê sơ bộ của Quỹ, các công trình do Quỹ tài trợ có “nội lực” cao (với các nhà khoa học Việt Nam chiếm đa số về tỷ lệ tác giả). Điều này phù hợp với định hướng của Quỹ, trong đó các nhà khoa học Việt Nam thực sự chủ trì các nghiên cứu và công trình công bố do Quỹ tài trợ. Đại diện HĐQL và CQĐH Quỹ cũng trao đổi chi

Tin sự kiện

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo mời thầu

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có kế hoạch tổ chức Chào hàng cạnh tranh cho gói thầu: “Mua sắm bổ sung trang thiết bị văn phòng cho Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia” thuộc dự án: “Mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị làm việc cho Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trong năm 2017”. Hình thức đấu thầu: Chào hàng cạnh tranh rộng rãi trong nước Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia mời tất cả các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và có điều kiện tới tham gia chào hàng cho gói thầu trên.  Nhà thầu có nguyện vọng tham gia có thể tìm hiểu thông tin chi tiết tại: Văn phòng  – Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia – Số 39 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội – Điện thoại số: 024.39367750 máy lẻ 605/606 Fax: 0243.39367751 Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh (HSYC) hoàn chỉnh với một khoản tiền không hoàn lại là: 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng chẵn) bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản. Thời gian bán HSYC: từ 08 giờ 00 ngày 02/8/2017 đến trước 8 giờ 00, ngày 09/08/2017. HSCH phải được gửi kèm theo một bảo lãnh chào hàng có trị giá 2.600.000 đồng (Hai triệu, sáu trăm nghìn đồng) bằng chứng thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tiền mặt, thời hạn bảo lãnh dự thầu là 60 ngày kể từ thời điểm đóng thầu và phải được chuyển đến Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia chậm nhất là 08 giờ 00, ngày 09/08/2017 (thời điểm đóng thầu). HSCH sẽ được mở công khai vào lúc 09 giờ 30, ngày 09/08 /2017 tại địa điểm trên. Để buổi mở thầu đảm bảo tính minh bạch công bằng khách quan và đạt kết quả tốt, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xin mời Quý Đơn vị cử cán bộ đến tham gia buổi mở thầu vào ngày, giờ và địa điểm như trên. Tác giả bài viết: ThanhND

Tin sự kiện

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tuyển dụng

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tuyển dụng 02 cán bộ hợp đồng: 01 cán bộ công nghệ thông tin và 01 cán bộ kế hoạch. –        Thông tin tuyển dụng Cán bộ Công nghệ thông tin –        Thông tin tuyển dụng Cán bộ Kế hoạch  Hồ sơ gồm –         Đơn xin việc –         Sơ yếu lý lịch có ảnh; –         Bản sao các văn bằng kèm bảng điểm học tập. Địa chỉ nộp hồ sơ  Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Chị Hoàng Anh: Phòng 407 – 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Thời hạn nộp hồ sơ: Từ ngày 01/8/2017-15/8/2017 Tác giả bài viết: DHAnh Nguồn tin: nafosed

Tin sự kiện

Thông báo hướng dẫn các đơn vị gửi hồ sơ xin quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Kính gửi các đơn vị, tổ chức và cá nhân đã ký hợp đồng tài trợ với Quỹ và đang chuẩn bị nội dung mua sắm nguyên vật liệu, thiết bị (có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên). Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, các tổ chức, cá nhân chú ý khi gửi hồ sơ xin phê duyệt kế hoạch đấu thầu về Quỹ cần gửi đầy đủ hồ sơ gồm: – Tờ trình theo mẫu số 01 (Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu kèm theo) của thông tư 10/2015/BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và TT 11/2015/BKHDT ngày 27/10/2015 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; – Danh mục nguyên vật liệu, thiết bị đề nghị mua sắm theo thuyết minh được phê duyệt; – Ba báo giá theo Điều 11 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 về Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu (Giá hàng hoá cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá). Tác giả bài viết: PTMNguyet Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện

Thông báo tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề hướng dẫn các quy định của Quỹ tại TP. Hồ Chí Minh

Thực hiện kế hoạch công tác 2017, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề hướng dẫn các quy định của Quỹ tại TP. Hồ Chí Minh. Nội dung: (01 buổi từ 8:30 – 12:00) –         Phần 1: Giới thiệu về các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. –         Phần 2: Quản lý tài chính đề tài nghiên cứu do Quỹ tài trợ (sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đề tài, lập dự toán đề tài theo Thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN). –         Phần 3: Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu (công bố quốc tế trong lĩnh vực KHXH&NV). –         Phần 4: Trao đổi, thảo luận. Dự kiến tổ chức ngày 7/7/2017 tại ĐH KHXH&NV, Tp. Hồ Chí Minh. (Lịch đã thay đổi so với thông báo trước) Link đăng ký online đã đóng. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Chị Vũ Quỳnh Trang – Phòng KHTH Số điện thoại: (04) 3936 7750 – Số máy lẻ: 505 Tác giả bài viết: TrangVQ

Tin sự kiện

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa NAFOSTED (Việt Nam) và FOSTED (Lào)

Ngày 25/6/2017, tại khóa họp lần thứ 4 của Ủy ban Hợp tác Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Lào, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Việt Nam (NAFOSTED) và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Lào (FOSTED) đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác song phương. Lễ ký có sự chứng kiến của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chu Ngọc Anh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ KH&CN nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Boviengkham Vongdara cùng nhiều Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ và một số tỉnh của Việt Nam và Lào. Ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Cơ quan điều hành NAFOSTED và Bà Keophayvanh Douangsavanh, Trưởng Thư ký Cơ quan điều hành FOSTED ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác Trong khuôn khổ của Biên bản ghi nhớ này, NAFOSTED và FOSTED cam kết sẽ hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và các văn bản phục vụ triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ khoa học và công nghệ, hướng tới tư vấn, khuyến nghị để FOSTED xem xét áp dụng triển khai tại Lào. Đồng thời, NAFOSTED cũng cam kết hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý của FOSTEDthông qua việc cử cán bộ trao đổi tại Lào và Việt Nam để bồi dưỡng tập huấn, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cũng như chia sẻ thực tế trong quá trình xây dựng và triển khai các chương trình. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chung cũng sẽ được thực hiện nhằm thúc đẩy và tăng cường hợp tác song phương trong phát triển KH&CN của cả hai bên.Khóa họp lần thứ 4 của Ủy ban hợp tác KH&CN Việt Nam – Lào là một trong những sự kiện trong hoạt động Giao lưu hữu nghị Việt – Lào 2017 nhân kỉ niệm 55 ngày Thiết lập Quan hệ Ngoại giao Lào – Việt Nam và 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào – Việt Nam. Tác giả bài viết: VanHT Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề hướng dẫn các quy định của Quỹ tại TP. Hồ Chí Minh

Thực hiện kế hoạch công tác 2017, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề hướng dẫn các quy định của Quỹ tại TP. Hồ Chí Minh. Nội dung: (01 buổi từ 8:30 – 12:00) –         Phần 1: Giới thiệu về các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. –         Phần 2: Quản lý tài chính đề tài nghiên cứu do Quỹ tài trợ (sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đề tài, lập dự toán đề tài theo Thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN). –         Phần 3: Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu (công bố quốc tế trong lĩnh vực KHXH&NV). –         Phần 4: Trao đổi, thảo luận. Dự kiến tổ chức ngày 7/7/2017 tại ĐH KHXH&NV, Tp. Hồ Chí Minh. (Lịch đã thay đổi so với thông báo trước) Link đăng ký online đã đóng. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Chị Vũ Quỳnh Trang – Phòng KHTH Số điện thoại: (04) 3936 7750 – Số máy lẻ: 505

Tin sự kiện, Tin tức

Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017

Sáng ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng ngày KH&CN – 18/5. Tham dự buổi Lễ có UV BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội Phan Xuân Dũng; Giám đốc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Đạt; Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng Phạm Công Tạc, cùng các thành viên thuộc Ban Tổ chức giải thưởng; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành; các nhà khoa học thuộc các Viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong cả nước và các cơ quan báo chí. Giải thưởng Tạ Quang Bửu – giải thưởng của Bộ KH&CN, do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia làm Cơ quan thường trực được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. Được triển khai từ năm 2013, Giải thưởng Tạ Quang Bửu ngày càng khẳng định được uy tín trong cộng đồng khoa học Việt Nam, được các nhà khoa học quan tâm và ủng hộ. Các lĩnh vực của Giải thưởng bao gồm: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Khoa học sự sống – Y sinh Dược học, Khoa học sự sống – Sinh học Nông nghiệp, Cơ học. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 Theo quy chế của Giải thưởng, các hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng được đánh giá tại các Hội đồng khoa học chuyên ngành và Hội đồng Giải thưởng. Hội đồng khoa học chuyên ngành là các Hội đồng khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tương ứng với các lĩnh vực xét thưởng. Hội đồng Giải thưởng  xem xét và lựa chọn tác giả được đề xuất từ các Hội đồng khoa học chuyên ngành để tặng Giải thưởng. Bên cạnh các chuyên gia trong nước, Hội đồng Giải thưởng cũng lấy ý kiến của các chuyên gia phản biện quốc tế đối với các hồ sơ được đề cử. Trong các năm 2014, 2015 và 2016, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao tặng cho 07 nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc trong các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Khoa học Thông tin và Máy tính, Khoa học Trái đất và Môi trường và 02 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Toán học và Vật lý.Năm 2017, Ban Tổ chức Giải thưởng đã tiếp nhận 30 hồ sơ đăng ký. Các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đã đánh giá và đề cử 4 hồ sơ để đánh giá tại Hội đồng Giải thưởng. Ngày 28/4/2017, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (HĐGT) đã họp phiên chính thức đánh giá 04 hồ sơ đề cử. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã quyết định trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 cho hai nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề xuất, bao gồm: –         PGS.TS. Nguyễn Sum, Trường Đại học Quy Nhơn, lĩnh vực Toán học đoạt giải với công trình: On the Peterson hit problem, đăng trên tạp chí Advances in Mathematics năm 2015 (Vol. 274, 432–489). Kết quả của công trình được ứng dụng để rút ngắn rất nhiều trường hợp được xem xét khi giải tường minh bài toán hit trong trường hợp số biến cụ thể và mô tả ngắn gọn cấu trúc của các tập hợp sinh cực tiểu. Cụ thể là, nó được ứng dụng để giải tường minh bài toán hit đối với đại số đa thức 4 biến. Đây là cơ sở để kiểm định giả thuyết của William Singer đối với đồng cấu chuyển đại số thứ tư và xác định các biểu diễn modular của nhóm tuyến tính tổng quát hạng –         GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Tp. HCM, lĩnh vực Hóa học đoạt giải với công trình: Propargylamine synthesis via sequential methylation and C-H functionalization of N-methylanilines and terminal alkynes under metal-organic-framework Cu2(BDC)2(DABCO) catalysis đăng trên tạp chí Journal of Catalysis năm 2014 (Vol. 319, 258–264). Nội dung công trình tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng vật liệu khung hữu cơ-kim loại làm xúc tác cho phản ứng điều chế các hợp chất họ propargylamine theo con đường hoạt hóa trực tiếp liên kết cacbon – hydro. Các hợp chất chứa cấu trúc propargylamine có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực hóa dược, hóa chất nông nghiệp, vật liệu chức năng. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu đã phát hiện ra một chuyển hóa mới của N-methylaniline và công trình của nhóm nghiên cứu đều được thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam, với toàn bộ tác giả là người Việt Nam. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cùng hai nhà khoa học đoạt giải năm 2017: PGS.TS Nguyễn Sum và GS.TS Phan Thanh Sơn Nam Tại Lễ trao giải, GS.TS Phan Thanh Sơn Nam cảm ơn sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, các đơn vị quản lý khoa học, cộng đồng khoa học đã nỗ lực hết mình để thúc đấy hoạt

Tin sự kiện, Tin tức

Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017

Sáng ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng ngày KH&CN – 18/5. Tham dự buổi Lễ có UV BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội Phan Xuân Dũng; Giám đốc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Đạt; Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng Phạm Công Tạc, cùng các thành viên thuộc Ban Tổ chức giải thưởng; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành; các nhà khoa học thuộc các Viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong cả nước và các cơ quan báo chí. Giải thưởng Tạ Quang Bửu – giải thưởng của Bộ KH&CN, do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia làm Cơ quan thường trực được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. Được triển khai từ năm 2013, Giải thưởng Tạ Quang Bửu ngày càng khẳng định được uy tín trong cộng đồng khoa học Việt Nam, được các nhà khoa học quan tâm và ủng hộ. Các lĩnh vực của Giải thưởng bao gồm: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Khoa học sự sống – Y sinh Dược học, Khoa học sự sống – Sinh học Nông nghiệp, Cơ học. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 Theo quy chế của Giải thưởng, các hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng được đánh giá tại các Hội đồng khoa học chuyên ngành và Hội đồng Giải thưởng. Hội đồng khoa học chuyên ngành là các Hội đồng khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tương ứng với các lĩnh vực xét thưởng. Hội đồng Giải thưởng  xem xét và lựa chọn tác giả được đề xuất từ các Hội đồng khoa học chuyên ngành để tặng Giải thưởng. Bên cạnh các chuyên gia trong nước, Hội đồng Giải thưởng cũng lấy ý kiến của các chuyên gia phản biện quốc tế đối với các hồ sơ được đề cử. Trong các năm 2014, 2015 và 2016, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao tặng cho 07 nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc trong các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Khoa học Thông tin và Máy tính, Khoa học Trái đất và Môi trường và 02 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Toán học và Vật lý. Năm 2017, Ban Tổ chức Giải thưởng đã tiếp nhận 30 hồ sơ đăng ký. Các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đã đánh giá và đề cử 4 hồ sơ để đánh giá tại Hội đồng Giải thưởng. Ngày 28/4/2017, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (HĐGT) đã họp phiên chính thức đánh giá 04 hồ sơ đề cử. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã quyết định trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 cho hai nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề xuất, bao gồm: –         PGS.TS. Nguyễn Sum, Trường Đại học Quy Nhơn, lĩnh vực Toán học đoạt giải với công trình: On the Peterson hit problem, đăng trên tạp chí Advances in Mathematics năm 2015 (Vol. 274, 432–489). Kết quả của công trình được ứng dụng để rút ngắn rất nhiều trường hợp được xem xét khi giải tường minh bài toán hit trong trường hợp số biến cụ thể và mô tả ngắn gọn cấu trúc của các tập hợp sinh cực tiểu. Cụ thể là, nó được ứng dụng để giải tường minh bài toán hit đối với đại số đa thức 4 biến. Đây là cơ sở để kiểm định giả thuyết của William Singer đối với đồng cấu chuyển đại số thứ tư và xác định các biểu diễn modular của nhóm tuyến tính tổng quát hạng –         GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Tp. HCM, lĩnh vực Hóa học đoạt giải với công trình: Propargylamine synthesis via sequential methylation and C-H functionalization of N-methylanilines and terminal alkynes under metal-organic-framework Cu2(BDC)2(DABCO) catalysis đăng trên tạp chí Journal of Catalysis năm 2014 (Vol. 319, 258–264). Nội dung công trình tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng vật liệu khung hữu cơ-kim loại làm xúc tác cho phản ứng điều chế các hợp chất họ propargylamine theo con đường hoạt hóa trực tiếp liên kết cacbon – hydro. Các hợp chất chứa cấu trúc propargylamine có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực hóa dược, hóa chất nông nghiệp, vật liệu chức năng. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu đã phát hiện ra một chuyển hóa mới của N-methylaniline và công trình của nhóm nghiên cứu đều được thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam, với toàn bộ tác giả là người Việt Nam.   Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cùng hai nhà khoa học đoạt giải năm 2017: PGS.TS Nguyễn Sum và GS.TS Phan Thanh Sơn Nam Tại Lễ trao giải, GS.TS Phan Thanh Sơn Nam cảm ơn sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, các đơn vị quản lý khoa học, cộng đồng khoa học đã nỗ lực hết mình để thúc

Lên đầu trang