Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin sự kiện

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo kết quả trúng tuyển viên chức năm 2016 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Thông tư 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; Căn cứ Quyết định 3461/QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công nhận kết quả thi tuyển viên chức năm 2016 của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo kết quả trúng tuyển viên chức Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia năm 2016. Danh sách trúng tuyển được kèm theo thông báo này.Tải quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng và danh sách trúng tuyển tại đây.  Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia kính mời thí sinh trúng tuyển có mặt vào hồi 10:00, ngày 28 tháng 11 năm 2016 để nhận Quyết định tuyển dụng và làm thủ tục ký hợp đồng làm việc. Tác giả bài viết: DHAnh Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc tổ chức giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017

1.  Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng được xét tặng cho các công trình nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm: a) Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường, sinh học, khoa học tự nhiên khác; b) Khoa học kỹ thuật và công nghệ; c) Khoa học y, dược; d) Khoa học nông nghiệp. 3. Đối tượng tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc thuộc các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng. 4. Cơ cấu giải thưởng – Từ một (01) đến ba (03) Giải thưởng dành cho tác giả của công trình khoa học. – Một (01) Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học. 5. Quyền lợi của nhà khoa học được tặng Giải thưởng – Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng. – Được nhận Tiền thưởng. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các tổ chức, các nhân đề cử hoặc tự ứng cử gửi hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu tới Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia từ ngày 22/11/2016 đến hết ngày 21/01/2017. – Công tác xét chọn Giải thưởng: từ tháng 2/2017 đến tháng 4/2017. – Trao giải thưởng: tháng 5 năm 2017 7. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng, do cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ đề cử hoặc cá nhân nhà khoa học ứng cử, bao gồm: a) Đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Mẫu TQB01); b) Bài báo công bố công trình khoa học theo quy định; c) Thuyết minh công trình khoa học (Mẫu TQB02); d) Lý lịch khoa học (Mẫu TQB03); đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước); e) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có). Tải toàn bộ tại đây. Trường hợp hồ sơ được lựa chọn đưa vào đánh giá tại Hội đồng Giải thưởng, tác giả được xem xét trao Giải thưởng phải bổ sung bản xác nhận về mức độ đóng góp đối với công trình khoa học từ các tác giả còn lại của công trình. Hồ sơ đăng ký đề nghị gửi tới: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-39.367.750 Hồ sơ bản mềm được gửi tới email: nafosted@most.gov.vn và cc tới email: nman@most.gov.vn Website: http://www.nafosted.gov.vn 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Bà Nguyễn Thị Mỹ An Điện thoại: 84-4-39.440.555 Thông tin thêm có thể tham khảo tại: Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Tác giả bài viết: AnNM Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

NAFOSTED tổ chức thành công hội thảo khoa học “Quản lý KH&CN, đầu tư cho KH&CN thông qua cơ quan tài trợ”

Ngày 8/11/2016 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý KH&CN, đầu tư cho KH&CN thông quan cơ quan tài trợ”. Tham dự hội thảo, về phía diễn giả khách mời có ông Svend Otto Remøe – Cố vấn đặc biệt Hội đồng nghiên cứu Na Uy RCN, Bà Anke Stahl – Trưởng VPDD Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức DAAD Hà Nội (cho Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia và Mi – an – ma), Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Hội thảo cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các tổ chức KH&CN. Toàn cảnh Hội thảo ngày 8/11/2016 Phát biểu khai mạc hội nghị, Ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc CQĐH Quỹ, chia sẻ hiện nay mô hình hoạt động của Quỹ đã bước đầu thu được một số kết quả khả quan nhờ việc áp dụng phương thức hoạt động của mô hình Quỹ khoa học phổ biến trên thế giới. Mục tiêu của hội thảo là trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, mô hình tài trợ thông qua các tổ chức tài trợ nhằm tiếp tục hoàn thiện phương thức hoạt động, tăng cường hiệu quả tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Hội thảo bao gồm các chủ đề về vai trò và tác động của cơ quan tài trợ đến hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo quốc gia (trình bày bởi chuyên gia Hội đồng nghiên cứu Na Uy), hoạt động hỗ trợ trao đổi học thuật (trình bày bởi DAAD) và xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển trường đại học nghiên cứu (trình bày của Đại học Quốc gia Hà Nội). Ông Svend Otto Remøe – Chuyên gia Hội đồng nghiên cứu Na Uy (RCN) Mở đầu hội nghị, Ông Svend Otto Remøe trình bày về “Đầu tư phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo quốc gia: từ thực tế kinh nghiệm của Na Uy và Hội đồng nghiên cứu Na Uy”. Trong phần trình bày, chuyên gia Hội đồng nghiên cứu Na Uy đưa ra các thông tin cơ bản về nền kinh tế Na Uy hiện nay, những khó khăn, thách thức quốc gia này hiện đang đối mặt qua đó nêu lên các chỉ số đánh giá trình độ phát triển KH&CN tại Na Uy. Sau phần tổng quan, ông Svend Otto Remøe chia sẻ những kinh nghiệm của Na Uy và Hội đồng nghiên cứu Na Uy trong đầu tư, phát triển KH&CN quốc gia, trong đó nhấn mạnh một số nội dung nổi bật: xây dựng chiến lược dài; tập trung đầu tư các chương trình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu định hướng và đổi mới và sáng tạo. Hoạt động của RCN hiện nay có nhiều điểm tương đồng với NAFOSTED trong các nội dung tài trợ cũng như một số hình thức đánh giá. Với quy mô lớn, nguồn vốn hàng năm lên đến 1 tỉ Euro, Hội đồng nghiên cứu Na Uy đang chứng minh hiệu quả trong hoạt động phát triển khoa học và công nghệ trong nước cũng như hợp tác quốc tế, đây thực sự là một mô hình tốt để Quỹ có thể tham khảo và học hỏi. Bà Anke Stahl – Trưởng VPDD DAAD Hà Nội cho Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia, Mi – an  ma Sau phần trình bày của ông Svend Otto Remøe, hội thảo tiếp tục nghe phần chia sẻ của bà Anke Stahl về “Kinh nghiệm quản lý các chương trình tài trợ nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật của DAAD tại Đông Nam Á”. DAAD thực hiện các chương trình hỗ trợ trao đổi học thuật, trong đó có nhiều điểm tương đồng với hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực KH&CN quốc gia tại NAFOSTED. DAAD có mạng lưới rộng lớn, tài trợ cho 200 chương trình, mang đến cơ hội học bổng cho sinh viên khắp thế giới được học tập và trao đổi kiến thức cũng như cách thức quản lý khoa học. Phần trao đổi về các hoạt động mà DAAD mang lại thông tin hữu ích đối với các đại biểu tham dự hội thảo, cũng như là nguồn tham khảo để Quỹ tổ chức các chương trình hỗ trợ, tài trợ. Đặc biệt là việc tổ chức các chương trình hỗ trợ trao đổi học thuật, tạo điều kiện cho các nhà khoa học Việt Nam trao đổi, tiếp xúc với các nhà khoa học và môi trường nghiên cứu quốc tế. Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phần trình bày thứ ba của Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia về “Tăng cường tiềm lực KH&CN ở Đại học Quốc gia Hà Nội”. Ông Nguyễn Hữu Đức đưa ra so sánh tương quan giữa vị trí của trường Đại học Quốc gia với một số trường Đại học trong khu vực để từ đó định hướng chiến lược phát triển thời gian tới của trường. Bên cạnh đó, Ông cũng nêu lên bốn nguyên tắc của Đại học Quốc gia Hà Nội xoay quay các mục tiêu quản trị đại học; định hướng nghiên cứu và công bố quốc tế; định hướng ưu tiên cho quốc gia; phát triển con người. Ông Nguyễn Hữu Đức kỳ vọng trong thời gian tới, Quỹ Nafosted sẽ phát triển các chương trình hỗ trợ/tài trợ phù hợp để giúp các nhà khoa học đang hoạt động trong các tổ chức KH&CN nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh, phát triển khoa học công nghệ

Tin sự kiện, Tin tức

NAFOSTED tổ chức hội nghị đánh giá xét chọn đề tài NCCB lĩnh vực KHXH&NV đợt 2 năm 2016

Ngày 28/10/2016 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tổ chức Hội  nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài NCCB lĩnh vực KHXH&NV đợt 2 năm 2016. Hội nghị có sự tham dự của các nhà khoa học là thành viên HĐKH ngành/liên ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV, Lãnh đạo và các cán bộ CQĐH Quỹ. Khai mạc hội nghị, Giám đốc Đỗ Tiến Dũng có bài phát biểu tổng kết kết quả tài trợ giai đoạn 2011 – 2015 và tình hình triển khai thực hiện xét chọn hồ sơ năm 2016. Theo đó, từ năm 2011 – 2015, chương trình tài trợ cho NCCB chiếm khoảng ¾ kinh phí tài trợ của Quỹ. Tổng hợp kết quả tài trợ đề tài KHXN&NV từ 2011 – 2015 cho thấy, số lượng đề tài được tài trợ hàng năm là 40 – 95 đề tài (trung bình 56 đề tài/năm), kinh phí cấp cho các đề tài tăng nhẹ hàng năm, trung bình 700 – 750 triệu. Kết quả thực hiện các đề tài đã được đánh giá đạt tỷ lệ cao, đóng góp giải quyết các vấn đề học thuật và thực tiễn. Toàn cảnh hội nghị Giám đốc CQĐH Quỹ báo cáo phương hướng tài trợ của chương trình NCCB đến năm 2020 là nâng cao chất lượng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ nhóm nghiên cứu mạnh, hỗ trợ công bố quốc tế. Bên cạnh đó, Quỹ cũng tiếp tục hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, hỗ trợ trao đổi học thuật trong nước và quốc tế, đáp ứng chiến lược KH&CN từ 2011 – 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Chương trình NCCB trong KHXH&NV được thực hiện theo quy định của Thông tư 37/2014/BKHCN với mục tiêu: nâng cao chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước, hội nhập quốc tế, đóng góp tỉ trọng công bố quốc tế của các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước theo chiến lược khoa học và công nghệ 2011 – 2020. Tại hội nghị, các đại biểu cũng nghe phần chia sẻ của TS. Trần Văn Kham – Thành viên HĐKH liên ngành Triết học, Xã hội học, Chính trị học về vấn đề nhận diện công bố quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus của KHXH&NV Việt Nam. Theo TS. Kham, hiện nay trong lĩnh vực KHXH&NV, số bài công bố quốc tế của các ngành thuộc Khoa học xã hội chiếm tỉ trọng cao hơn so với các ngành thuộc lĩnh vực Nhân văn và nghệ thuật. Một số ngành như Kinh tế học, Giáo dục học, Tâm lý có số lượngcông bố nhiều hơn các ngành như Luật học hay Văn hóa học.. Đứng trước thực trạng đó, TS. Trần Văn Kham đưa ra thảo luận tại hội nghị một vài hướng điều chỉnh điều kiện của đề tài như: ưu tiên các lĩnh vực khó xuất bản bằng cách công nhận bài viết trên các tạp chí, chương sách của các trường Đại học uy tín, được xếp hạng; chấp nhận các chương sách thuộc các nhà xuất bản uy tín (có thể xem xét  căn cứ theo danh sách phân loại về khả năng trích dẫn của Thompson Reuters…). Phần cuối bài trình bày, TS. Trần Văn Kham cũng có những cảnh báo về việc xuất hiện các tạp chí giả mạo, những tạp chí nằm trong danh mục nghi ngờ và khẳng định, số lượng hồ sơ đề nghị tài trợ tăng lên là dấu hiệu đáng mừng cho thấy các nhà khoa học đang có những nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng nghiên cứu. TS Trần Văn Kham chia sẻ tại hội nghị Trao đổi tại hội nghị, hầu hết các nhà khoa học đều ủng hộ quy định công bố quốc tế, tuy nhiên cần xem xét để có những điều chỉnh nhỏ sao cho có sự phù hợp với ngành. TS. Nguyễn Việt Cường – Hội đồng khoa học ngành Kinh tế, cho rằng bên cạnh các bài báo trên tạp chí quốc tế, nên công nhận thêm các chương sách của các nhà xuất bản uy tín. Mặt khác, để thuận lợi hơn trong công bố quốc tế, các nhà khoa học nên lưu ý đến các nghiên cứu liên ngành, những nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học có thêm nhiều lựa chọn các tạp chí chất lượng. PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa – Hội đồng ngành Luật cho rằng quy định về công bố quốc tế có thể khiến các hồ sơ đăng ký tài trợ giảm về số lượng nhưng lại tăng về chất lượng các nghiên cứu. Công bố quốc tế đang là một hướng đi đúng, cần duy trì, tuy nhiên cần đa dạng hóa hình thức đánh giá như: công nhận bài in trên các trang sách, các bài đăng trong kỷ yếu của các hội nghị quốc tế. Bên cạnh đó, để góp phần phát triển của nền học thuật nước nhà, cần tăng cường hỗ trợ cho tạp chí của các trường Đại học hướng tới chuẩn quốc tế. PGS.TS Vũ Minh Giang – HĐKH liên ngành Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học đưa ra những lưu ý khi công bố trên tạp chí nước ngoài, tránh bệnh “hình thức” khi chất lượng của một nghiên cứu không chỉ đánh giá dựa vào công bố quốc tế. Bên cạnh đó, KHXH&NV có tình trạng lệch cơ cấu khi một số ngành khó có công bố quốc tế. Vì vậy, PGS cho rằng không nên tuyệt đối hóa công bố quốc tế mà chỉ nên đưa vào tiêu chí đầu ra để quản lý chất lượng. Kết thúc hội nghị, Ông Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc CQĐH Quỹ trao đổi

Tin sự kiện, Tin tức

NAFOSTED đón tiếp và làm việc với chuyên gia Hội đồng Nghiên cứu Na Uy (RCN)

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc  tại Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ), sáng ngày 2/11, Ông Svend Otto Remøe, Cố vấn đặc biệt của Hội đồng Nghiên cứu Na Uy (RCN), đã có buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với toàn thể Cơ quan điều hành Quỹ. Trong bài trình bày, ông Remøe giới thiệu tổng quan về Hội đồng Nghiên cứu Na Uy (RCN), chia sẻ kinh nghiệm thực tế tại RCN về quy trình quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chiến lược và phương pháp đánh giá hiệu quả của các chương trình tài trợ. Na Uy là một trong những quốc gia thịnh vượng và có khối lượng dự trữ vốn đầu người cao nhất thế giới. Hội đồng Nghiên cứu Na Uy hoạt động từ năm 2006, với quy mô 500 cán bộ, có vai trò là cố vấn cho chính phủ, tài trợ cho nghiên cứu cơ bản, thực hiện các chương trình ưu tiên của quốc gia, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển tư, kết nối và triển khai quốc tế hóa nghiên cứu khác. RCN có nguồn vốn được cấp hàng năm là 1 tỉ Euro, đây cũng  đơn vị duy nhất có chức năng tài trợ cho các dự án phát triển KH&CN tại Na Uy. Bài trình bày cho thấy vị trí cũng như tầm ảnh hưởng của RCN đối với sự phát triển KH&CN đất nước. Ông Svend Otto Remøe cũng giới thiệu chi tiết quy trình quản lý khoa học của RCN, trong đó có nhiều điểm tương đồng với NAFOSTED. Tuy nhiên, bên cạnh các tiêu chí đánh giá chính như tính mới, tính khả thi, ý nghĩa của nghiên cứu, RCN còn chú ý đến vấn đề đạo đức nghiên cứu, cân bằng giới, và tác động môi trường. Bên cạnh đó, RCN thường xuyên sử dụng các chuyên gia phản biện quốc tế để đánh giá hồ sơ. Đối với đánh giá chương trình tài trợ, hỗ trợ, RCN đặt ra các mục tiêu cụ thể và định lượng từ khi thiết kế và chuẩn bị triển khai chương trình, và tiến hành đánh giá giữa kỳ và kết thúc chương trình dựa trên các chỉ tiêu đã xác định đó. Việc đánh giá chương trình thường được thực hiện bởi một bên thứ ba, RCN cung cấp dữ liệu và hợp tác trong quá trình đánh giá, để đảm bảo kết quả đánh giá được khách quan. Ông Svend Otto Remøe – Cố vấn đặc biệt Hội đồng Nghiên cứu Na Uy (RCN) Sau phần chia sẻ của ông Remøe, các vấn đề được các cán bộ CQĐH Quỹ quan tâm và thảo luận sôi nổi như quy trình đánh giá đề tài, thời gian thẩm định đề tài, quy trình xử lý kết quả và đánh giá tác động của nghiên cứu. Trong các ngày tiếp theo của chuyến công tác, Ông Svend Otto Remøe sẽ tiếp tục làm việc với các Phòng ban cũng như Ban Lãnh đạo Cơ quan điều hành Quỹ để trao đổi về các kinh nghiệm cụ thể trong quá trình quản lý tại RCN và kế hoạch hợp tác giữa hai bên trong tương lai. Đồng thời, ngày 8/11/2016 tới đây, Ông Svend Otto Remøe sẽ tham dự với vai trò là diễn giả tại Hội thảo khoa học quốc tế về quản lý khoa học. Tác giả bài viết: TrangVQ Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Nghiên cứu công nghệ tạo chủng giống gốc để sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung do HPV

Trong thời gian từ tháng 9/2012 đến tháng 6/2016, nhóm nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) do GS.TS. Nguyễn Thu Vân dẫn đầu đã thực hiện đề tài độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu công nghệ tạo chủng giống gốc để sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung do HPV”. Human papillomavirus (HPV) gây nhiều dạng bệnh khác nhau ở người. Các týp HPV liên quan đến quá trình phát triển ung thư biểu mô (cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn và hầu họng) được xem là các týp có nguy cơ cao. Trong đó týp 16 và 18 là nguyên nhân của gần 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung trên thế giới. Các týp HPV nguy cơ thấp gây u sùi mào gà lành tính ở đường sinh dục, đường hô hấp và các loạn sản cổ tử cung mức độ thấp. Trong đó, HPV 6 và 11 là nguyên nhân của trên 90% các trường hợp u sùi mào gà đường sinh dục và u sùi đường hô hấp tái phát, 9 đến 12% các tổn thương loạn sản cổ tử cung mức độ thấp. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy HPV16 và 18 là các týp phổ biến nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HPV týp 58 cũng chiếm từ 11% đến 19% các trường hợp HPV dương tính tại Việt Nam cũng như tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Phillipin. Xác định HPV là tác nhân vi rút gây bệnh, từ đó hình thành các nghiên cứu tạo ra vắc xin phòng lây nhiễm vi rút. Tuy nhiên do chủng HPV hoang dại không phù hợp để phát triển vắc xin do khó nhân nuôi trong môi trường nhân tạo nên các nghiên cứu hướng đến tạo ra dạng tiểu thể giống vi rút (virus-liked particles – VLP) bằng cách biểu hiện protein L1 của vi rút trên các hệ tế bào khác loài như vi khuẩn, nấm men hay baculovirus/tế bào côn trùng. VLP này có tính sinh miễn dịch cao ở chuột và thỏ, kháng thể được sản sinh có khả năng trung hòa và ức chế đặc hiệu týp khi tiến hành thử nghiệm trung hòa giả dạng vi rút (pseudovirion neutralization assay). Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang tiếp tục nghiên cứu protein L2 của HPV. Một số nghiên cứu cho thấy huyết thanh thu được ở các động vật thí nghiệm sau khi tiêm peptit L2 có thể trung hòa chéo với nhiều giả dạng vi rút (pseudovirus – PSV) của các týp HPV khác nhau. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng vắc xin tái tổ hợp có cài gen mã hóa vùng L2 của vi rút HPV sẽ có khả năng ngừa nhiễm nhiều týp hơn và làm giảm giá thành vắc xin so với việc phải bổ sung thêm các týp cho vắc xin vùng L1. Hai vắc xin đang được lưu hành tại Việt Nam là Cervarix (GSK) và Gardasil (MSD) mới chỉ chứa 4 kháng nguyên của 4 týp 6, 11, 16 và 18. Trong nước hiện cũng chưa có cơ sở nào tiến hành nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do HPV. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trong nước và trên thế giới, đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu công nghệ tạo chủng giống gốc để sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung do HPV’ nhằm đạt muc tiêu tạo được các chủng vắc xin giống gốc để sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung do HPV. Đề tài đã được Hội đồng cấp nhà nước (được thành lập theo Quyết định số 2506/QĐ-BKHCN ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) nghiệm thu chính thức vào ngày 29/9/2016, đánh giá xếp loại “KHÁ”. Kết quả nổi bật của đề tài là đã tạo được 10 chủng giống gốc để sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung do HPV, trong đó chủng HPV týp 58 là týp lưu hành phổ biến tại Việt Nam. Typ HPV 58 hiện chưa có trong thành phần của các vắc xin thương mại do vậy đây là nguy cơ ung thư cổ tử cung tiềm tàng chưa dự phòng được tại Việt Nam. Kết quả này của đề tài sẽ góp phần chủ động tạo chủng giống tiến tới sản xuất vắcxin trong nước với giá thành thấp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng rộng rãi cho mọi người dân. So sánh với các vắcxin HPV hiện đang lưu hành, việc chủ động sản xuất vắcxin HPV trong nước sẽ làm giảm chi phí sản xuất cho mỗi liều vắc xin từ đó có được giá bán phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt Nam. Ung thư cổ tử cung do HPV hiện nay là một vấn đề của y tế công cộng tại Việt Nam với hàng ngàn người có nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong mỗi năm. Khi người dân bị nhiễm bệnh, chi phí điều trị sẽ lớn gấp nhiều lần so với chi phí tiêm phòng đồng thời gây gánh nặng lên gia đình và xã hội. Tạo được chủng giống tiến tới sản xuất được vắc xin HPV trong nước sẽ làm giảm chi phí tiêm phòng cho bệnh nhân, nhiều người dân sẽ được tiếp cận và phòng ngừa bệnh hơn đặc biệt là người nghèo. Nghiên cứu, phát triển và tiến tới đưa ra sử dụng rộng rãi vắc xin HPV được sản xuất trong nước là cần thiết và để Việt Nam dần tự túc được vắcxin với giá thành chấp nhận được và chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu của đề tài này có ý nghĩa

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo địa điểm và thời gian phỏng vấn xét tuyển viên chức

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo kế hoạch phỏng vấn xét tuyển viên chức ngày 24/9/2016 , cụ thể như sau: 1.     Thời gian: thí sinh có mặt tại 113 Trần Duy Hưng vào lúc 13h00. Thời gian bắt đầu phỏng vấn 13h30. 2.     Địa điểm: phòng 202 và 206 – 113 Trần Duy Hưng 3.     Khi đi thi mang theo giấy tờ tùy thân (CMT, hộ chiếu….) 4.     Danh sách thí sinh đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm sau khi Hội đồng tuyển dụng phê duyệt và Nội quy phỏng vấn (tải tại đây) được đính kèm theo thông báo này. DANH SÁCH PHỎNG VẤN XÉT TUYỂN (Ngày 24/9/2016) STT HỌ  TÊN NĂM SINH VỊ TRÍ ĐĂNG KÝ I Tuyển dụng đặc cách 1 Lâm Thu Hà 1986 Kế toán 2 Nguyễn Diệu Hương 1983 Quản lý khoa học 3 Nguyễn Thị Phương 1983 Quản lý khoa học 4 Trần Tuấn Thanh 1983 Quản lý khoa học II Xét tuyển 1 Nguyễn Linh Chi 1976 Quản lý khoa học 2 Nguyễn Thị Thu Hà 1979 Quản lý khoa học 3 Nguyễn Thị Phương Hảo 1984 Kế toán 4 Nguyễn Thị Bích Hằng 1981 Kế toán 5 Phùng Thị Hiệp 1982 Văn phòng 6 Đặng Thị Bích Hợp 1984 Quản lý khoa học 7 Trần Thị Thu Huyền 1982 Quản lý khoa học 8 Tô Như Huỳnh 1984 Quản lý khoa học 9 Nguyễn Thị Thu Hương 1984 Quản lý khoa học 10 Trịnh Thị Thu Hương 1989 Quản lý khoa học 11 Bùi Thị Hương 1985 Kế toán 12 Phạm Thị Lê 1981 Quản lý khoa học 13 Dương Thành Long 1974 Quản lý khoa học 14 Đặng Thị Minh Lụa 1984 Quản lý khoa học 15 Hoàng Tuấn Minh 1985 Quản lý khoa học 16 Nguyễn Thị Ly Na 1985 Kế toán 17 Đỗ Thị Nga 1980 Kế toán 18 Lê Minh Ngọc 1982 Kế toán 19 Nguyễn Minh Quân 1987 Quản lý khoa học 20 Vũ Cẩm Tú 1977 Kế toán 21 Nguyễn Thị Thảo 1981 Quản lý khoa học 22 Tạ Việt Thắng 1976 Quản lý khoa học 23 Phạm Thanh Thủy 1984 Quản lý khoa học 24 Nguyễn Thị Huyền Trang 1986 Quản lý khoa học 25 Ngô Thị Thanh Xoan 1984 Kế toán Tác giả bài viết: DHAnh Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị Nafosted về Khoa học thông tin và máy tính lần thứ 3, 2016 (NICS 2016)

Hội nghị quốc tế thường niên lần 3 về “Khoa học thông tin và Máy tính” (gọi tắt là NICS 2016) do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) phối hợp với Đại học Đà Nẵng tổ chức vừa diễn ra từ ngày 14/9 đến 16/9/2016. NICS 16 làm việc với 13 tiểu ban kỹ thuật: 4 tiểu ban về Trí tuệ nhân tạo; 7 tiểu ban về Truyền thông và Mạng, 1 tiểu ban về Kỹ thuật phần mềm cùng 1 tiểu ban về Khoa học máy tính. Hội nghị đã mở ra cơ hội gặp gỡ, giao lưu và hợp tác khoa học cho các nhà khoa học Việt Nam và nhà khoa học ở nước ngoài. Ông Phạm Đình Nguyên – PGĐ CQĐH Quỹ phát biểu khai mạc hội nghị  Với mục tiêu góp phần thúc đẩy phát triển nghiên cứu cơ bản trong khoa học thông tin và máy tính nói chung (trong khuôn khổ các hoạt động học thuật của NAFOSTED), NICS 2016 đã nhận được 103 bài báo khoa học của các các nhà khoa học đến từ 14 quốc gia thuộc 4 châu lục. Trong đó, có 2 báo cáo mời (Keynote Speech) do 2 nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng trình bày. Báo cáo mời thứ nhất do Giáo sư Lê Ngọc Thọ (Đại Học McGill, Canada), một trong những nhà khoa học gốc Việt hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông, giới thiệu về “Công nghệ Massive MIMO (viết tắt của cụm từ: Multiple-Input Multiple-Output)” – một công nghệ lõi cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 5. Báo cáo mời thứ hai của một nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội: TS. Lê Hoàng Sơn, trình bày về chủ đề “Hệ thống thông minh theo dõi để cải thiện sức khỏe con người”. Ngoài 2 báo cáo mời, hội nghị còn nghe và trao đổi các báo cáo liên quan đến các vấn đề khoa học mới trong lĩnh vực ICT, tiệm cận với xu hướng nghiên cứu trên thế giới ví dụ như mạng vô tuyến thu thập năng lượng, trí tuệ nhân tạo, tính toán hiệu năng cao,… GS Lê Ngọc Thọ và TS Lê Hoàng Sơn trình bày báo cáo tại hội nghị Mục đích của hội nghị là tạo một diễn đàn học thuật cho các nhà khoa học của Việt Nam và trên thế giới trình bày các kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực thông tin và máy tính, đặc biệt là các kết quả thuộc hướng nghiên cứu ưu tiên được NAFOSTED tài trợ ở các lĩnh vực như khoa học máy tính, hệ thống mạng, truyền thông, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo, phát triển tri thức. Các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị Nguồn tin: Đại học Đà Nẵng

Tin sự kiện, Tin tức

Tổ chức thành công hội nghị “Trao đổi kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ/hỗ trợ” tại TP. Đà Nẵng

Ngày 16/9/2016, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tổ chức thành công hội nghị “Trao đổi kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ/hỗ trợ” tại TP. Đà Nẵng, kết thúc chuỗi ba sự kiện trong tháng Chín của Quỹ tại miền Nam và miền Trung. Toàn cảnh hội nghị tại TP. Đà Nẵng Tham dự hội nghị, có ông Phạm Đình Nguyên, PGĐ CQĐH Quỹ; GS.TSKH Đinh Dũng – Chủ tịch HĐKH ngành Khoa học thông tin và máy tính; PGS. TS Trần Xuân Nam – Phó Chủ tịch HĐKH ngành Khoa học thông tin và máy tính cùng các cán bộ đại diện CQĐH Quỹ. Hội nghị đã nhận được sự quan tâm và tham dự của hơn 80 đại biểu đến từ các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Duy Tân, Đại học Tây Nguyên, Đại học Nha Trang… Hội nghị đã cung cấp cho các nhà khoa học đang hoạt động trong các trường, viện, các tổ chức KH&CN tại miền Trung những thông tin cần thiết, liên quan đến chương trình tài trợ, hỗ trợ, cơ chế tài chính của Quỹ. Bên cạnh phần trình bày chi tiết của cán bộ CQĐH Quỹ, diễn giả khách mời tại hội nghị, PGS. TS Trần Xuân Nam – Phó Chủ tịch HĐKH ngành Khoa học thông tin và máy tính cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân trong việc xây dựng thuyết minh đề cương đề tài nghiên cứu cơ bản. Tải toàn bộ tài liệu hội nghị tại đây. Các cán bộ CQĐH Quỹ và nhà khoa học trình bày tại hội nghị Sau phần cung cấp thông tin về Quỹ, hội nghị dành phần lớn thời lượng chương trình cho phần trao đổi – thảo luận cùng các đại biểu. Đại biểu tham dự hội nghị tại Đà Nẵng dành sự quan tâm đến các vấn đề liên quan tới công bố quốc tế như thời gian tính kết quả nghiệm thu bài báo, yêu cầu của chủ nhiệm đề tài về số lượng bài báo công bố quốc tế, danh mục tạp chí ISI uy tín… Bên cạnh đó, đại biểu cũng đặt ra nhiều câu hỏi về cơ chế tài chính của Quỹ. Các đại biểu bày tỏ mong muốn Quỹ đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình tài trợ nghiên cứu ứng dụng, chương trình hỗ trợ đối với nghiên cứu sinh… Đại biểu đặt câu hỏi tại hội nghị Các thắc mắc của đại biểu được PGĐ CQĐH Quỹ Phạm Đình Nguyên, cán bộ phụ trách các chương trình liên quan và nhà khoa học đại diện HĐKH – PGS.TS Trần Xuân Nam giải đáp chi tiết. Kết thúc hội nghị, ông Phạm Đình Nguyên – PGĐ CQĐH Quỹ gửi lời cảm ơn, bày tỏ sự ghi nhận với những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự. Trong khoảng thời gian từ 7/9 đến 16/9/2016, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức ba hội nghị trao đổi kinh nghiệm tại miền Nam và miền Trung, với mục đích cung cấp các thông tin về các chương trình tài trợ/hỗ trợ của Quỹ tới cộng đồng nghiên cứu khoa học trên khắp đất nước. Ba hội nghị đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học đến từ nhiều tỉnh thành tại khu vực miền Nam và miền Trung. Hội nghị nhận được những ý kiến đóng góp quý báu cũng như giải đáp được nhiều thắc mắc từ phía các nhà khoa học, cung cấp thông tin hữu ích, tạo điều kiện cho các nhà khoa học đăng ký đề tài xin tài trợ/hỗ trợ từ Quỹ, góp phần phát triển và đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong thời gian tới Ảnh: MinhVV Tác giả bài viết: TrangVQ

Lên đầu trang