Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin sự kiện

Tin sự kiện, Tin tức

Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016

Chiều 18/5/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016, tôn vinh 03 nhà khoa học có thành tích nghiên cứu xuất sắc trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Đại diện từ Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện các tổ chức khoa học và công nghệ trong cả nước; cùng nhiều nhà khoa học đã tới tham dự buổi lễ. Đại diện từ Chính phủ, Lãnh đạo Bộ KH&CN và 3 nhà khoa học được trao tặng giải thưởng năm 2016 tham dự Lễ trao giải Năm 2016, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao cho 03 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực vật lý và khoa học trái đất. Hai giải thưởng dành cho nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc: GS.TS Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 1972), Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh (sinh năm 1979), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học xuất sắc được trao cho TS Phùng Văn Đồng (sinh năm 1981), Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. GS.TS Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại Lễ trao giải GS.TS Nguyễn Văn Hiếu đạt giải thưởng với công trình “Thiết kế cấu tạo nano thứ cấp SnO2/ZnO nhằm tăng cường khả năng chống khí hơi cồn” (Design of SnO2/ZnO hierarchical nanostructures for enhanced ethanol gas-sensing performance) công bố năm 2012 trên tạp chí Sensors and Actuators B. Công trình này đưa ra phương pháp mới chế tạo nano thứ cấp có khả năng mở rộng được ứng dụng không những trong nano cảm biến nhạy khí mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như linh kiện điện tử nano, pin năng lượng. PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh phát biểu tại Lễ trao giải PGS. TS Nguyễn Ngọc Minh đạt giải thưởng với công trình “Nghiên cứu sự giải phóng Kali đi kèm với quá trình hòa tan Phytolith trong rơm rạ” (Release of potassium accompanying the dissolution of rice straw phytolith). Công trình đã được công bố năm 2014 trên tạp chí Chemosphere. Công trình này thuộc lĩnh vực Khoa học Thổ nhưỡng và Đất, nghiên cứu được cấu trúc phytolith được hình thành trong quá trình kết tủa silic ở thân cây lúa, từ đó đề xuất ra quy trình xử lý rơm rạ tránh ô nhiễm môi trường và tăng độ phì cho đất trồng trọt có thể áp dụng được trên quy mô đại trà trên các vùng đồng bằng trồng lúa. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh trao kỷ niệm chương cho TS Phùng Văn Đồng TS Phùng Văn Đồng đạt giải thưởng với công trình “Mô hình 3-3-1-1 cho vật chất tối” (3-3-1-1 model for dark matter) được đăng năm 2013 trên tạp chí Physical Review D  Công trình này thuộc lĩnh vực thiên văn học và vật lý năng lượng cao có ý nghĩa lý thuyết rất cao, góp phần vào việc giải thích cấu tạo vật chất và năng lượng của vũ trụ, đã phát triển và hiệu chỉnh mô hình chuẩn đã có 3-3-1 của vật chất tối trong vũ trụ thành mô hình 3-3-1-1 thông qua sử dụng các tính chất đối xứng.Phát biểu tại Lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển khoa học và công nghệ, cũng như tầm quan trọng của nghiên cứu cơ bản trong xây dựng lực lượng khoa học và công nghệ, tạo dựng và duy trì môi trường nghiên cứu, đào tạo có chất lượng. Được bắt đầu từ năm 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Các tiêu chí của Giải thưởng hướng tới các công trình khoa học được thực hiện trong nước, trong thời gian gần đây, được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Theo đánh giá của GS. TS. Đinh Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng giải thưởng, các đề cử cho giải thưởng năm nay đều là những công trình khoa học xuất sắc mang tầm quốc tế. Giải thưởng Tạ Quang Bửu  không được trao tặng vì thành tích nghiên cứu trong cả một quá trình, mà cho nhà khoa học có đóng góp chính trong một công trình khoa học xuất sắc duy nhất. Vì thế giải thưởng Tạ Quang Bửu đem lại cơ hội cho cả những nhà khoa học lão thành đã nổi tiếng và những nhà khoa học trẻ. Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Những hoạt động của Quỹ dịp kỉ niệm ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam (tháng 5/2016)

Nhân dịp ngày Khoa học & Công nghệ Việt Nam (18/5), Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng. Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016 Toàn cảnh buổi họp Hội đồng giải thưởng sáng 7/5/2016 (Ảnh: HàVTM) Ngày 7/5/2016, Hội đồng Giải thưởng đã tổ chức họp và đề xuất trao giải cho 03 nhà khoa học có kết quả nghiên cứu xuất sắc trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên & kỹ thuật lên Bộ Khoa học & Công nghệ. Ngày 11/5/2016, Bộ Khoa học & Công nghệ đã chính thức ký quyết định số 1091/QĐ-BKHCN trao tặng giải thưởng cho 03 nhà khoa học này, gồm 02 giải thưởng dành cho nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc thuộc về GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu (Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) và 01 giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học xuất sắc thuộc về TS. Phùng Văn Đồng (Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Lễ trao Giải thưởng sẽ được tổ chức vào chiều ngày 18/05/2016 tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ. Tham dự sự kiện “Những ngày Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN-EU (STI Days) 2016” Toàn cảnh buổi họp SEA-EU-NET (Ảnh: VânHT) Ngày 11, 12, và 13/5/2016, đoàn đại diện của Quỹ NAFOSTED đã tham gia sự kiện STI Days tổ chức tại Hà Nội. Trong dịp này, Quỹ lần đầu tiên tham dự buổi họp riêng dành cho các tổ chức tài trợ khoa học và công nghệ đến từ các nước Châu Âu và Đông Nam Á (SEA-EU-NET). Đây là cuộc họp tiếp nối 02 cuộc họp trước của nhóm SEA-EU-NET. Buổi họp SEA-EU-NET đã thảo luận đến khả năng cùng tổ chức cơ chế đồng tài trợ (Joint Funding Scheme) giữa các nước châu Âu và Đông Nam Á, các bước cùng tổ chức thực hiện và các yêu cầu, ưu tiên về lĩnh vực, khả năng đáp ứng tài chính của mỗi bên. Tiếp đón đại diện các Quỹ khoa học và công nghệ quốc tế tới trao đổi và tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong tương lai Tiếp đón bà Andrea Landolt, đại diện Quỹ SNSF (Thụy Sỹ) (Ảnh: TrangNH) Trong tháng 5/2016, NAFOSTED cũng đã tổ chức tiếp và làm việc với 5 đơn vị tài trợ, tư vấn về khoa học và công nghệ châu Âu tới tham dự STI Days gồm: Swiss National Science Foundation (SNSF- Thụy Sỹ), Alexander von Humboldt Foundation of Germany (Đức), Research Council of Norway (Na Uy), EU Commission và Công ty SPI (Bồ Đào Nha). Trong các buổi gặp gỡ, các bên đã cùng chia sẻ và tìm hiểu về cách thực tổ chức, hoạt động, các chương trình, nhiệm vụ và trao đổi khả năng hợp tác, hỗ trợ nhau trong các chương trình, hoạt động tổ chức, đào tạo trong tương lai. Tiếp đón ngài Svend Otto Remøe, Cố vấn đặc biệt của Research Council of Norway (Ảnh: VânHT) Tác giả bài viết: HaVTM Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Vài nét về Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016

GS. TS Đinh Dũng trong buổi giao lưu trực tuyến giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016 (Ảnh: Báo Tiền Phong) Được bắt đầu từ năm 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Các tiêu chí của Giải thưởng hướng tới các công trình khoa học được thực hiện trong nước, trong thời gian gần đây, được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng trong nước đầu tiên vinh danh các nhà khoa học có công trình khoa học xuất sắc mang tầm thế giới. Các nhà khoa học được giải thưởng không chỉ được cộng đồng khoa học trong nước mà cả cộng đồng khoa học thế giới công nhận là có đóng góp xuất sắc thật sự cho khoa học. Mặt khác, các công trình khoa học này phải được các nhà khoa học thực hiện ở Việt Nam, hoặc nếu có hợp tác quốc tế thì phần công việc được thực hiện ở Việt Nam phải là chủ yếu và đóng vai trò quyết định. Điều đặc biệt là giải thưởng này không được tặng vì thành tích nghiên cứu trong cả một quá trình, mà cho nhà khoa học có đóng góp chính trong một công trình khoa học xuất sắc duy nhất. Chính vì thế mà cơ hội được tặng giải thưởng đối với các nhà khoa học lão thành đã nổi tiếng và các nhà khoa học trẻ là như nhau. Giải thưởng Tạ Quang Bửu chỉ tặng cho cá nhân nhà khoa học, không tặng cho cả tập thể tác giả của một công trình khoa học. Vai trò chủ chốt trong công trình nghiên của nhà khoa học được tặng giải có ý nghĩa quyết định. Chính vì thế mà mới ra đời được ba năm, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã có uy tín trong giới khoa học và công nghệ. Bản thân nhà khoa học được nhận Giải thưởng cũng cảm thấy rất vinh dự. Quy trình xét chọn là chặt chẽ, khoa học, công khai và minh bạch. Đây là giải thưởng duy nhất mà các nhà khoa học đóng vai trò quyết định trong việc xét chọn. Hội đồng xét chọn chủ yếu gồm các nhà khoa học tiêu biểu, đại diện cho các lĩnh vực khoa học liên quan đến giải thưởng và một số nhà khoa học quốc tế có uy tín. Các công trình được đánh giá qua uy tín của tạp chí chuyên ngành mà công trình đã được đăng và nội dung khoa học nổi trội của công trình dựa trên ý kiến của các phản biện và được các hội đồng khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia sơ tuyển. Mỗi công trình đều được gửi xin đánh giá của hai nhà khoa học uy tín trong nước và hai nhà khoa học quốc tế uy tín. Và cuối cùng, các công trình được tặng giải thưởng đều nằm trong top đầu trong hàng trăm các tạp chí ISI có uy tín trong từng chuyên ngành và mỗi công trình đều có những kết quả đỉnh cao tầm cỡ quốc tế. Năm nay Giải thưởng chính Tạ Quang Bửu được trao cho hai nhà khoa học là GS.TS Nguyễn Văn Hiếu, sinh năm 1972, Đại học Bách khoa Hà Nội, và PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh, sinh năm 1979, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Giải thưởng trẻ Tạ Quang Bửu được trao cho TS Phùng Văn Đồng, sinh năm 1981, Viện Vật lý, Viện HLKHCNQG. Các phản biện trong nước và quốc tế, các hội đồng khoa học chuyên ngành và Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu đều đánh giá các nhà khoa học trên đây đều là tác giả chính của công trình khoa học xuất sắc tầm cỡ quốc tế, được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế hàng đầu. Nét nổi bật đầu tiên là khác với các năm trước đây cả hai giải thưởng chính đều thuộc các nhà khoa học có tuổi đời còn trẻ. Điều này một lần nữa khẳng định rằng cơ hội được nhận giải thưởng chính là như nhau đối với các nhà khoa học “lão làng” đã có bề dầy trong nghiên cứu khoa học và các nhà khoa học trẻ. Điểm nổi bật thứ hai là các công trình khoa học mà tác giả chính của chúng được trao giải thưởng đều mang “đậm đà bản sắc Việt Nam”. Cả ba công trình đều được tài trợ và thực hiện trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu cơ bản thực hiện trong nước. Đặc biệt các công trình khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Hiếu và TS Phùng Văn Đồng có các đồng tác giả hoàn toàn là các đồng nghiệp Việt Nam và hoàn toàn được thực hiên ở Việt Nam, không có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, hai công trình này được trích dẫn nhiều lần kể từ khi xuất bản: công trình khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Hiếu (2012) được trích dẫn 69 lần và của TS Phùng Văn Đồng (2013) được trích dẫn 19 lần (không tính tự trích dẫn). Điều này chứng tỏ các công trình khoa học này được các đồng nghiệp quốc tế rất quan tâm và có ảnh hưởng lớn đến các công trình cùng lĩnh vực nghiên cứu. Điểm nổi bất thứba là các công trình khoa học của hai giải thưởng chính đều thuộc lĩnh vực khoa học thực nghiệm, có ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng rất lớn. Công trình khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Hiếu

Tin sự kiện, Tin tức

Họp Hội đồng xét chọn giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016

Toàn cảnh buổi họp Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016 (Ảnh: HaVTM) Sáng thứ Bảy (7/5/2016), Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã họp phiên chính thức và xét chọn giải thưởng của năm nay. Phiên họp có sự tham gia của 10/11 thành viên Hội đồng gồm: TS. Phạm Công Tạc (Thứ trưởng bộ KH&CN, Chủ tịch); GS.TSKH. Đinh Dũng; GS.TSKH. Nguyễn Đông Anh; GS.TS. Đặng Đức Anh; GS.TS. Nguyễn Đức Chiến; GS.TS. Pierre Darriulat; PGS.TS. Dương Tấn Nhựt; GS.TS. Phan Văn Tân; GS.TS. Nguyễn Hải Nam; GS.TS. Đoàn An Hải (Đại học Wisconsin). Thông tin về người đạt giải thưởng sẽ được công bố trước lễ trao giải Tạ Quang Bửu 2016 dự kiến tổ chức vào ngày 18/5/2016, ngày Khoa học & Công nghệ Việt Nam tại Bộ Khoa học & Công nghệ. Tác giả bài viết: havtm Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo danh sách đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016

Khởi động từ năm 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm, đánh giá cao của các nhà quản lý, nhà khoa học và toàn xã hội. Sự kiện tổ chức Giải thưởng được cộng đồng khoa học, báo chí lựa chọn trong các sự kiện KH&CN ấn tượng năm 2014, 2015. Năm 2016, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Cơ quan Thường trực của Giải thưởng đã tiếp nhận 49 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng. Theo kế hoạch, từ ngày 05/2 đến 04/3/2016, các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã đánh giá các hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng. Kết quả 09 (chín) hồ sơ đã được đề cử xét chọn tại Hội đồng Giải thưởng (danh sách kèm theo phía dưới). Dự kiến, Hội đồng Giải thưởng sẽ xem xét, lựa chọn, đề xuất nhà khoa học đạt Giải thưởng năm 2016 vào tháng 4/2016. Lễ trao Giải thưởng dự kiến được tổ chức vào ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5/2016 tại Hà Nội. Danh sách 09 đề cử xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 tại Hội đồng Giải thưởng:  TT Tên công trình Tên người đề nghị xét tặng Ngành Cơ quan công tác ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG CHÍNH (05 đề cử) 1 Nguyen Duc Khoang, Do Dang Trung, Nguyen Van Duy, Nguyen Duc Hoa, Nguyen Van Hieu*, “Design  of  SnO2/ZnO  hierarchical  nanostructures  for  enhanced ethanol gas-sensing performance”. Sensors and Actuators B 174 (2012) 594-601. GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu Vật lý Viện ITIMS, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 2 Do Cong Cuong, Dao T. Khoa, and Yoshiko Kanada-En’yo, “Folding-model analysis of inelastic α+ 12 C scattering at medium energies, and the isoscalar transition strengths of the cluster states of  12 C”. Physical Review C 88 (2013) 064317. GS.TS. Đào Tiến Khoa Vật lý Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. 3 Nam T. S. Phan*, Phuong H. L. Vu, Tung T. Nguyen, “Expanding applications of copper-based metal-organic frameworks in catalysis: Oxidative C-O coupling by direct C-H activation of ethers over Cu2(BPDC)2(BPY) as an efficient heterogeneous catalyst”. Journal of Catalysis, 2013, 306, 38-46. GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam Hóa học Trường Đại học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. 4 Nguyen Van Tuyen et al, “Nucleophile – Directed Selective Transformation of cis-1-Tosyl-2-tosyloxymethyl-3-(trifluoromethyl)aziridine into Aziridines, Azetidines, and Benzo-Fused Dithianes, Oxathianes, Dioxanes, and (Thio)morpholines”. Chemistry A European Journal, 2013 (19), 5966-5971. GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến Hóa học Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. 5 Nguyen,  N.M.,  Dultz,  S.,  Picardal,  F.,  Bui,  T.K.A.,  Pham,  V.Q.,  Schieber,  J., “Release  of  potassium  accompanying  the  dissolution  of  rice  straw  phytolith”. Chemosphere,  2015, 119, 371–376. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh Khoa học Trái đất và Môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG TRẺ (04 đề cử) 1 P. V. Dong, T. D. Tham, and H. T. Hung, “3-3-1-1 model for dark matter”. Physical Review D 87, 115003 (2013). TS. Phùng Văn Đồng Vật lý Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 2 Nga T.T. Tran, Quan H. Tran, Thanh Truong*, “Removable Bidentate Directing Group Assisted-Recyclable Metal-Organic Frameworks-Catalyzed Direct Oxidative Amination of Sp2 C-H Bonds”. Journal of Catalysis, 2014, 320, 9-15. TS. Trương Vũ Thanh Hóa học Trường Đại Học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM 3 Phuc Van Pham, Khanh Hong-Thien Bui, Dat Quoc Ngo, Ngoc Bich Vu, Nhung Hai Truong, Nhan Lu-Chinh Phan, Dung Minh Le, Triet Dinh Duong, Thanh Duc Nguyen, Vien Tuong Le and Ngoc Kim Phan, “Activated platelet-rich plasma improves adipose-derived stem cell transplantation efficiency in injured articular cartilage”. Stem Cell Research & Therapy 2013. TS. Phạm Văn Phúc Khoa học sự sống – Y Sinh Dược học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. 4 Phuc Van Pham, Ngoc Bich Vu, Vuong Minh Pham, Nhung Hai Truong, Truc Le-Buu Pham, Loan Thi-Tung Dang, Tam Thanh Nguyen, Anh Nguyen-Tu Bui, Ngoc Kim Phan, “Good manufacturing practice-compliant isolation and culture of human umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cells”. Journal of Translational Medicine 2014 TS. Phạm Văn Phúc Khoa học sự sống – Sinh học Nông nghiệp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Tác giả bài viết: NMAn Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Giao lưu trực tuyến Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016

Giữa tháng 5/2016 sẽ diễn ra lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu lần thứ 3 nhằm vinh danh những nhà khoa học Việt có công trình nghiên cứu xuất sắc mang tầm quốc tế trong nghiên cứu khoa học cơ bản. Các vị khách mời tham dự cuộc giao lưu trực tuyến Được trao giải lần đầu vào năm 2014, giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển.Qua hai lần trao giải, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã vinh danh 6 nhà khoa học với sáu công trình nghiên cứu đặc biệt xuất sắc. Theo GS. Ngô Việt Trung, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng, Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh các công bố khoa học xuất sắc mang tầm thế giới với Hội đồng xét chọn bao gồm các nhà khoa học tiêu biểu. Để biết thêm về Giải thưởng khoa học danh giá này cũng như lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản nhiều khởi sắc những năm gần đây, Báo Tiền phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Vinh danh những công trình nghiên cứu Việt mang tầm quốc tế”. Cuộc giao lưu trực tuyến diễn ra vào 14h ngày thứ Tư 16 tháng 3 năm 2016 tại tòa soạn báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội. Khách mời giao lưu gồm có: 1. GS.TSKH Đinh Dũng, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. GS.TS Phan Tuấn Nghĩa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ Enzym và Protein. 3. GS.TS Nguyễn Đức Chiến, giảng viên cao cấp của Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 4. PGS.TS Trần Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ – Địa chất. 5. Ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc điều hành Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia – Cơ quan thường trực Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Đúng 14h, buổi giao lưu chính thức bắt đầu. Mở đầu cuộc giao lưu, nhà báo Trần Thanh Lâm, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong đã gửi lời cảm ơn và tặng hoa các vị khách mời. Nói về mục đích của cuộc giao lưu, nhà báo Nguyễn Việt Hùng, Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo Tiền Phong, cho biết: “Mục đích buổi giao lưu trực tuyến về “Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Vinh danh những công trình nghiên cứu Việt mang tầm quốc tế” hôm nay là nhằm quảng bá, vinh danh giải thưởng khoa học mang tên một nhà khoa học rất có uy tín, đồng thời là cuộc trao đổi, đóng góp ý kiến từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu để phục vụ phát triển nhu cầu hội nhập quốc tế, khích lệ động viên nền khoa học nước nhà”. Tại cuộc giao lưu, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc điều hành Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia – Cơ quan thường trực Giải thưởng Tạ Quang Bửu, cho biết: “Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ KH&CN nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Các hồ sơ đề xuất giải thưởng Tạ Quang Bửu được đánh giá qua Hội đồng khoa học chuyên ngành và Hội đồng Giải thưởng. Hội đồng khoa học chuyên ngành là các Hội đồng ngành thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Hội đồng Giải thưởng gồm các nhà khoa học có uy tín đại diện các Hội đồng khoa học ngành, và các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài, làm việc trong và ngoài nước. Năm 2014 là năm đầu tiên Giải thưởng được tổ chức với 52 hồ sơ đăng ký tham dự. Qua 2 năm tổ chức, các nhà khoa học được trao tặng giải thưởng bao gồm GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng (Lĩnh vực Toán học – Giải thưởng 2014) và PGS.TS Nguyễn Bá Ân (Lĩnh vực Vật lý – Giải thưởng 2014). GS. TSKH. Đinh Dũng (Lĩnh vực Khoa học máy tính và thông tin – Giải thưởng 2015), GS. TSKH. Nguyễn Đông Yên (Lĩnh vực Toán học – Giải thưởng 2015), PGS. TS Trần Thanh Hải (Lĩnh vực Khoa học trái đất và môi trường – Giải thưởng 2015), PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp (Lĩnh vực Toán học – Giải thưởng NKH trẻ 2015)”. GS.TSKH Đinh Dũng, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội Trao đổi tại cuộc giao lưu, GS.TSKH Đinh Dũng, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: Tôi có thể nói rằng giải thưởng Tạ Quang Bửu rất khác biệt so với các giải thưởng cấp nhà nước, cấp quốc gia về công nghệ, cũng như văn học nghê thuật. Bởi chúng ta đang muốn nâng giải thưởng này lên tầm quốc tế. Người nhận giải thưởng phải có đóng góp thật sự xuất sắc. Điều đó làm nên nét mới của

Tin sự kiện, Tin tức

Giao lưu trực tuyến Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016

Giữa tháng 5/2016 sẽ diễn ra lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu lần thứ 3 nhằm vinh danh những nhà khoa học Việt có công trình nghiên cứu xuất sắc mang tầm quốc tế trong nghiên cứu khoa học cơ bản. Các vị khách mời tham dự cuộc giao lưu trực tuyến Được trao giải lần đầu vào năm 2014, giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển.Qua hai lần trao giải, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã vinh danh 6 nhà khoa học với sáu công trình nghiên cứu đặc biệt xuất sắc. Theo GS. Ngô Việt Trung, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng, Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh các công bố khoa học xuất sắc mang tầm thế giới với Hội đồng xét chọn bao gồm các nhà khoa học tiêu biểu. Để biết thêm về Giải thưởng khoa học danh giá này cũng như lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản nhiều khởi sắc những năm gần đây, Báo Tiền phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Vinh danh những công trình nghiên cứu Việt mang tầm quốc tế”. Cuộc giao lưu trực tuyến diễn ra vào 14h ngày thứ Tư 16 tháng 3 năm 2016 tại tòa soạn báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội. Khách mời giao lưu gồm có: 1. GS.TSKH Đinh Dũng, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. GS.TS Phan Tuấn Nghĩa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ Enzym và Protein. 3. GS.TS Nguyễn Đức Chiến, giảng viên cao cấp của Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 4. PGS.TS Trần Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ – Địa chất. 5. Ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc điều hành Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia – Cơ quan thường trực Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Đúng 14h, buổi giao lưu chính thức bắt đầu. Mở đầu cuộc giao lưu, nhà báo Trần Thanh Lâm, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong đã gửi lời cảm ơn và tặng hoa các vị khách mời. Nói về mục đích của cuộc giao lưu, nhà báo Nguyễn Việt Hùng, Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo Tiền Phong, cho biết: “Mục đích buổi giao lưu trực tuyến về “Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Vinh danh những công trình nghiên cứu Việt mang tầm quốc tế” hôm nay là nhằm quảng bá, vinh danh giải thưởng khoa học mang tên một nhà khoa học rất có uy tín, đồng thời là cuộc trao đổi, đóng góp ý kiến từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu để phục vụ phát triển nhu cầu hội nhập quốc tế, khích lệ động viên nền khoa học nước nhà”. Tại cuộc giao lưu, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc điều hành Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia – Cơ quan thường trực Giải thưởng Tạ Quang Bửu, cho biết: “Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ KH&CN nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Các hồ sơ đề xuất giải thưởng Tạ Quang Bửu được đánh giá qua Hội đồng khoa học chuyên ngành và Hội đồng Giải thưởng. Hội đồng khoa học chuyên ngành là các Hội đồng ngành thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Hội đồng Giải thưởng gồm các nhà khoa học có uy tín đại diện các Hội đồng khoa học ngành, và các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài, làm việc trong và ngoài nước. Năm 2014 là năm đầu tiên Giải thưởng được tổ chức với 52 hồ sơ đăng ký tham dự. Qua 2 năm tổ chức, các nhà khoa học được trao tặng giải thưởng bao gồm GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng (Lĩnh vực Toán học – Giải thưởng 2014) và PGS.TS Nguyễn Bá Ân (Lĩnh vực Vật lý – Giải thưởng 2014). GS. TSKH. Đinh Dũng (Lĩnh vực Khoa học máy tính và thông tin – Giải thưởng 2015), GS. TSKH. Nguyễn Đông Yên (Lĩnh vực Toán học – Giải thưởng 2015), PGS. TS Trần Thanh Hải (Lĩnh vực Khoa học trái đất và môi trường – Giải thưởng 2015), PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp (Lĩnh vực Toán học – Giải thưởng NKH trẻ 2015)”. GS.TSKH Đinh Dũng, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội Trao đổi tại cuộc giao lưu, GS.TSKH Đinh Dũng, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: Tôi có thể nói rằng giải thưởng Tạ Quang Bửu rất khác biệt so với các giải thưởng cấp nhà nước, cấp quốc gia về công nghệ, cũng như văn học nghê thuật. Bởi chúng ta đang muốn nâng giải thưởng này lên tầm quốc tế. Người nhận giải thưởng phải có đóng góp thật sự xuất sắc. Điều đó làm nên nét mới của

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo danh sách đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016

Khởi động từ năm 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm, đánh giá cao của các nhà quản lý, nhà khoa học và toàn xã hội. Sự kiện tổ chức Giải thưởng được cộng đồng khoa học, báo chí lựa chọn trong các sự kiện KH&CN ấn tượng năm 2014, 2015. Năm 2016, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Cơ quan Thường trực của Giải thưởng đã tiếp nhận 49 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng. Theo kế hoạch, từ ngày 05/2 đến 04/3/2016, các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã đánh giá các hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng. Kết quả 09 (chín) hồ sơ đã được đề cử xét chọn tại Hội đồng Giải thưởng (danh sách kèm theo phía dưới). Dự kiến, Hội đồng Giải thưởng sẽ xem xét, lựa chọn, đề xuất nhà khoa học đạt Giải thưởng năm 2016 vào tháng 4/2016. Lễ trao Giải thưởng dự kiến được tổ chức vào ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5/2016 tại Hà Nội. Danh sách 09 đề cử xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 tại Hội đồng Giải thưởng:  TT Tên công trình Tên người đề nghị xét tặng Ngành Cơ quan công tác ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG CHÍNH (05 đề cử) 1 Nguyen Duc Khoang, Do Dang Trung, Nguyen Van Duy, Nguyen Duc Hoa, Nguyen Van Hieu*, “Design  of  SnO2/ZnO  hierarchical  nanostructures  for  enhanced ethanol gas-sensing performance”. Sensors and Actuators B 174 (2012) 594-601. GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu Vật lý Viện ITIMS, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 2 Do Cong Cuong, Dao T. Khoa, and Yoshiko Kanada-En’yo, “Folding-model analysis of inelastic α+ 12 C scattering at medium energies, and the isoscalar transition strengths of the cluster states of  12 C”. Physical Review C 88 (2013) 064317. GS.TS. Đào Tiến Khoa Vật lý Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. 3 Nam T. S. Phan*, Phuong H. L. Vu, Tung T. Nguyen, “Expanding applications of copper-based metal-organic frameworks in catalysis: Oxidative C-O coupling by direct C-H activation of ethers over Cu2(BPDC)2(BPY) as an efficient heterogeneous catalyst”. Journal of Catalysis, 2013, 306, 38-46. GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam Hóa học Trường Đại học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. 4 Nguyen Van Tuyen et al, “Nucleophile – Directed Selective Transformation of cis-1-Tosyl-2-tosyloxymethyl-3-(trifluoromethyl)aziridine into Aziridines, Azetidines, and Benzo-Fused Dithianes, Oxathianes, Dioxanes, and (Thio)morpholines”. Chemistry A European Journal, 2013 (19), 5966-5971. GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến Hóa học Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. 5 Nguyen,  N.M.,  Dultz,  S.,  Picardal,  F.,  Bui,  T.K.A.,  Pham,  V.Q.,  Schieber,  J., “Release  of  potassium  accompanying  the  dissolution  of  rice  straw  phytolith”. Chemosphere,  2015, 119, 371–376. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh Khoa học Trái đất và Môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG TRẺ (04 đề cử) 1 P. V. Dong, T. D. Tham, and H. T. Hung, “3-3-1-1 model for dark matter”. Physical Review D 87, 115003 (2013). TS. Phùng Văn Đồng Vật lý Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 2 Nga T.T. Tran, Quan H. Tran, Thanh Truong*, “Removable Bidentate Directing Group Assisted-Recyclable Metal-Organic Frameworks-Catalyzed Direct Oxidative Amination of Sp2 C-H Bonds”. Journal of Catalysis, 2014, 320, 9-15. TS. Trương Vũ Thanh Hóa học Trường Đại Học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM 3 Phuc Van Pham, Khanh Hong-Thien Bui, Dat Quoc Ngo, Ngoc Bich Vu, Nhung Hai Truong, Nhan Lu-Chinh Phan, Dung Minh Le, Triet Dinh Duong, Thanh Duc Nguyen, Vien Tuong Le and Ngoc Kim Phan, “Activated platelet-rich plasma improves adipose-derived stem cell transplantation efficiency in injured articular cartilage”. Stem Cell Research & Therapy 2013. TS. Phạm Văn Phúc Khoa học sự sống – Y Sinh Dược học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. 4 Phuc Van Pham, Ngoc Bich Vu, Vuong Minh Pham, Nhung Hai Truong, Truc Le-Buu Pham, Loan Thi-Tung Dang, Tam Thanh Nguyen, Anh Nguyen-Tu Bui, Ngoc Kim Phan, “Good manufacturing practice-compliant isolation and culture of human umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cells”. Journal of Translational Medicine 2014 TS. Phạm Văn Phúc Khoa học sự sống – Sinh học Nông nghiệp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc Báo cáo định kỳ và cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài NCCB trong KHTN&KT do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ năm 2013 và năm 2014

Theo Quy định về tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, để có căn cứ cấp tiếp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài năm 2013 (36 tháng) và năm 2014, Quỹ đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ. Báo cáo gửi đến Quỹ thông qua 2 bước:1. Truy cập vào hệ thống quản lý online của quỹ: www.nafosted.gov.vn/oms_ns thông qua tài khoản cá nhân đã được thông báo, chuẩn bị báo cáo theo mẫu và hướng dẫn trên hệ thống, gửi cho Quỹ trực tiếp qua mạng. 2. In 01 bản báo cáo từ hệ thống, lấy xác nhận của tổ chức chủ trì đề tài (lãnh đạo đơn vị ký, đóng dấu) và gửi tới Quỹ theo địa chỉ sau đây: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài NCCB trong KHTN năm …) Thời hạn gửi báo cáo: – Trước ngày 30/4/2016: đối với các đề tài NCCB do Quỹ tài trợ năm 2013 (36 tháng – đợt 1) và năm 2014 (đợt 1) – Trước ngày 30/6/2016: đối với các đề tài NCCB do Quỹ tài trợ năm 2013 (36 tháng – đợt 2) và năm 2014 (đợt 2). Kết quả đánh giá báo cáo định kỳ là căn cứ cho việc cấp kinh phí đợt tiếp theo của đề tài. Tác giả bài viết: MinhVV Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 dành cho các nhà khoa học trong lĩnh vực vật lý và khoa học trái đất và môi trường

Ngày 07/5/2016, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016 đã tổ chức họp xem xét, đánh giá lựa chọn các nhà khoa học được đề xuất từ các hội đồng khoa học chuyên ngành cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016. Các thành viên Hội đồng Giải thưởng bao gồm TS. Phạm Công Tạc – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, GS.TSKH. Đinh Dũng, GS.TS. Nguyễn Đức Chiến, GS.TS. Nguyễn Hải Nam, GS.TS. Phan Văn Tân, PGS.TS. Dương Tấn Nhựt, GS.TS. Đặng Đức Anh, GS.TSKH. Nguyễn Đông Anh, và GS. TS. Pierre Darruilat dự họp tại Hà Nội, kết nối trực tuyến qua Internet với GS. Đoàn An Hải tại Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ. Kết thúc phiên họp, Hội đồng đã đề xuất ba (03) nhà khoa học trong số chín (09) hồ sơ đề cử Giải thưởng, đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016. Ngày 11/5/2016, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định số 1091/QĐ-BKHCN, tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016 cho ba (03) nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề xuất, bao gồm: 1. Hai (02) giải thưởng dành cho nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc: – GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu, Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học xuất sắc: TS. Phùng Văn Đồng, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Lễ trao Giải thưởng sẽ được tổ chức vào chiều ngày 18/05/2016 tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ. Tác giả bài viết: nguyenpd Nguồn tin: nafosted

Lên đầu trang