Print This Post

Thông báo Danh sách nhà khoa học nghiên cứu sau Tiến sĩ do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ thực hiện từ năm 2020

Ngày 25/02/2020, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã phê duyệt Danh sách nhà khoa học nghiên cứu sau Tiến sĩ do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ thực hiện từ năm 2020 theo Quyết định số 29/QĐ-HĐQL-NAFOSTED. Cơ quan điều hành Quỹ dự kiến ký hợp đồng với các nhà khoa học được phê duyệt tài trợ vào đầu tháng 3/2020.

Chương trình tài trợ sau Tiến sĩ được Quỹ triển khai từ năm 2019 theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BKHCN ngày 15/5/2015 về Hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ Quốc gia. Nội dung hỗ trợ bao gồm sinh hoạt phí (theo mức công lao động đối với thành viên thực hiện nhiệm vụ KHCN) và chi phí đi lại (trực tiếp tới đơn vị chủ trì nghiên cứu sau Tiến sĩ và ngược lại). Ngoài ra, nhà khoa học thực hiện nghiên cứu sau Tiến sĩ có thể được nhận công lao động khoa học do người bảo trợ nghiên cứu sau Tiến sĩ chi trả từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Về yêu cầu kết quả, nhà khoa học được hỗ trợ tham gia hoàn thành và là tác giả chính của ít nhất một bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín có nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu đã đăng ký (Các kết quả nghiên cứu có ghi nhận sự hỗ trợ của Quỹ).

Quỹ dự kiến thông báo nộp hồ sơ tài trợ nghiên cứu sau Tiến sĩ đợt tiếp vào tháng 6/2020.

Danh sách nhà khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu được phê duyệt:

TT Nhà khoa học Cơ quan công tác Người bảo trợ Nơi thực hiện nghiên cứu Tên nhiệm vụ nghiên cứu
1 TS. Nguyễn Thị Thu Hương Học viện Kỹ thuật Quân sự – Bộ Quốc phòng PGS.TS. Nguyễn Năng Tâm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Nghiệm hữu hiệu chính thường trong tối ưu véc tơ phân thức tuyến tính
2 TS. Nguyễn Văn Thìn Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên PGS.TSKH. Sĩ Đức Quang Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Lý thuyết Nevanlinma và bài toán kiểu Kirchhoff-Schrodinger-Hardy cho toán tử p-Laplace thứ
3 TS. Đoàn Duy Trung Viện Toán ứng dụng và Tin học – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội GS.TS. Ngô Đắc Tân Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nghiên cứu các vấn đề về số kết nối trong đồ thị liên thông
4 TS. Tống Văn Luyên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội PGS.TS. Nguyễn Linh Trung Viện Tiên tiến về Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội Phát triển các giải pháp chống nhiễu dựa trên kỹ thuật định dạng búp sóng trong các hệ thống anten tiên tiến của mạng 5G
5 TS. Dương Thị Hiền Thanh Trường Đại học Mỏ – Địa chất PGS.TS Lê Thị Lan Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nâng cao hiệu quả phân tách nguồn âm thanh bằng kỹ thuật xấp xỉ tối ưu ma trận hạng thấp dựa trên sự hỗ trợ của thông tin hình ảnh
6 TS. Phạm Thị Thanh Thủy Học viện An ninh nhân dân PGS.TS Trần Thị Thanh Hải Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nghiên cứu các phương pháp ước lượng tự động mối liên hệ giữa câu mô tả ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt và hình ảnh, ứng dụng trong tìm kiếm người dựa trên ngôn ngữ tự nhiên
7 TS. Trần Quốc Hoàn Trường Đại học Trần Đại Nghĩa PGS.TS. Nguyễn Đình Tuyên Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Nghiên cứu giải thuật điều chế lai cho bộ biến tần ma trận gián tiếp hai chiều nguồn tổng trở
8 TS. Dương Hữu Huy Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh PGS.TS. Tô Thị Hiền Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân dựa trên nồng độ khối lượng và mật độ bụi theo phân bố kích thước hạt đối với nhóm người sử dụng xe máy ở TP. Hồ Chí Minh
9 TS. Đào Việt Hưng Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ PGS.TS. Trần Khắc Vũ Viện Kỹ thuật Hóa học – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tổng hợp và thử tác dụng gây độc tế bào ung thư của một số dẫn chất dibenzofuran mới hướng tới ức chế Protein kinase C (CaPkc1)
10 TS. Võ Thị Diệu Hiền Trường Đại học Nguyễn Tất Thành PGS.TS. Bùi Xuân Thành Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Ứng dụng công nghệ sinh học quang hóa vi tảo – vi khuẩn dạng hạt trong xử lý nước thải kết hợp thu hồi sinh khối vi tảo

 

11 TS. Nguyễn Thành Nho Trường Đại học Nguyễn Tất Thành TS. Emilie Strady Trung tâm Châu Á Nghiên cứu về Nước (CARE) Tác động của hàm lượng vết nguyên tố được phóng thích từ lỗ rỗng của đất ngập mặn lên động học của chúng trong cột nước ở những con rạch chịu tác động bởi thủy triều ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

Bài viết liên quan