Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Thông báo

Thông báo phê duyệt Danh mục đề tài thuộc Chương trình hợp tác NAFOSTED – RCUK được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ năm 2016

Ngày 03/02/2017, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục 05 đề tài do Quỹ tài trợ năm 2016 trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Quỹ và Hội đồng nghiên cứu Anh quốc RCUK (Quyết định số 11/QĐ-HĐQL-NAFOSTED). Danh mục các đề tài được phê duyệt Cơ quan điều hành Quỹ đã tổ chức rà soát kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên theo quy định. Ngày 24/5/2017, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ đã tiếp tục phê duyệt kinh phí tài trợ cho 05 đề tài này (Quyết định số 76/QĐ-HĐQL-NAFOSTED). Trong thời gian tới, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng. Lưu ý: Đối với đề tài có sự tham gia của đối tác Indonesia, các bước thông báo và ký kết hợp đồng sẽ được triển khai sau khi có xác nhận chính thức từ phía cơ quan tài trợ tại Indonesia (Quỹ Khoa học Indonesia DIPI) về kinh phí tài trợ.

Tin sự kiện, Tin tức

Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017

Sáng ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng ngày KH&CN – 18/5. Tham dự buổi Lễ có UV BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội Phan Xuân Dũng; Giám đốc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Đạt; Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng Phạm Công Tạc, cùng các thành viên thuộc Ban Tổ chức giải thưởng; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành; các nhà khoa học thuộc các Viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong cả nước và các cơ quan báo chí. Giải thưởng Tạ Quang Bửu – giải thưởng của Bộ KH&CN, do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia làm Cơ quan thường trực được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. Được triển khai từ năm 2013, Giải thưởng Tạ Quang Bửu ngày càng khẳng định được uy tín trong cộng đồng khoa học Việt Nam, được các nhà khoa học quan tâm và ủng hộ. Các lĩnh vực của Giải thưởng bao gồm: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Khoa học sự sống – Y sinh Dược học, Khoa học sự sống – Sinh học Nông nghiệp, Cơ học. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 Theo quy chế của Giải thưởng, các hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng được đánh giá tại các Hội đồng khoa học chuyên ngành và Hội đồng Giải thưởng. Hội đồng khoa học chuyên ngành là các Hội đồng khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tương ứng với các lĩnh vực xét thưởng. Hội đồng Giải thưởng  xem xét và lựa chọn tác giả được đề xuất từ các Hội đồng khoa học chuyên ngành để tặng Giải thưởng. Bên cạnh các chuyên gia trong nước, Hội đồng Giải thưởng cũng lấy ý kiến của các chuyên gia phản biện quốc tế đối với các hồ sơ được đề cử. Trong các năm 2014, 2015 và 2016, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao tặng cho 07 nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc trong các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Khoa học Thông tin và Máy tính, Khoa học Trái đất và Môi trường và 02 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Toán học và Vật lý.Năm 2017, Ban Tổ chức Giải thưởng đã tiếp nhận 30 hồ sơ đăng ký. Các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đã đánh giá và đề cử 4 hồ sơ để đánh giá tại Hội đồng Giải thưởng. Ngày 28/4/2017, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (HĐGT) đã họp phiên chính thức đánh giá 04 hồ sơ đề cử. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã quyết định trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 cho hai nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề xuất, bao gồm: –         PGS.TS. Nguyễn Sum, Trường Đại học Quy Nhơn, lĩnh vực Toán học đoạt giải với công trình: On the Peterson hit problem, đăng trên tạp chí Advances in Mathematics năm 2015 (Vol. 274, 432–489). Kết quả của công trình được ứng dụng để rút ngắn rất nhiều trường hợp được xem xét khi giải tường minh bài toán hit trong trường hợp số biến cụ thể và mô tả ngắn gọn cấu trúc của các tập hợp sinh cực tiểu. Cụ thể là, nó được ứng dụng để giải tường minh bài toán hit đối với đại số đa thức 4 biến. Đây là cơ sở để kiểm định giả thuyết của William Singer đối với đồng cấu chuyển đại số thứ tư và xác định các biểu diễn modular của nhóm tuyến tính tổng quát hạng –         GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Tp. HCM, lĩnh vực Hóa học đoạt giải với công trình: Propargylamine synthesis via sequential methylation and C-H functionalization of N-methylanilines and terminal alkynes under metal-organic-framework Cu2(BDC)2(DABCO) catalysis đăng trên tạp chí Journal of Catalysis năm 2014 (Vol. 319, 258–264). Nội dung công trình tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng vật liệu khung hữu cơ-kim loại làm xúc tác cho phản ứng điều chế các hợp chất họ propargylamine theo con đường hoạt hóa trực tiếp liên kết cacbon – hydro. Các hợp chất chứa cấu trúc propargylamine có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực hóa dược, hóa chất nông nghiệp, vật liệu chức năng. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu đã phát hiện ra một chuyển hóa mới của N-methylaniline và công trình của nhóm nghiên cứu đều được thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam, với toàn bộ tác giả là người Việt Nam. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cùng hai nhà khoa học đoạt giải năm 2017: PGS.TS Nguyễn Sum và GS.TS Phan Thanh Sơn Nam Tại Lễ trao giải, GS.TS Phan Thanh Sơn Nam cảm ơn sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, các đơn vị quản lý khoa học, cộng đồng khoa học đã nỗ lực hết mình để thúc đấy hoạt

Tin sự kiện, Tin tức

Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017

Sáng ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng ngày KH&CN – 18/5. Tham dự buổi Lễ có UV BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội Phan Xuân Dũng; Giám đốc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Đạt; Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng Phạm Công Tạc, cùng các thành viên thuộc Ban Tổ chức giải thưởng; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành; các nhà khoa học thuộc các Viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong cả nước và các cơ quan báo chí. Giải thưởng Tạ Quang Bửu – giải thưởng của Bộ KH&CN, do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia làm Cơ quan thường trực được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. Được triển khai từ năm 2013, Giải thưởng Tạ Quang Bửu ngày càng khẳng định được uy tín trong cộng đồng khoa học Việt Nam, được các nhà khoa học quan tâm và ủng hộ. Các lĩnh vực của Giải thưởng bao gồm: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Khoa học sự sống – Y sinh Dược học, Khoa học sự sống – Sinh học Nông nghiệp, Cơ học. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 Theo quy chế của Giải thưởng, các hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng được đánh giá tại các Hội đồng khoa học chuyên ngành và Hội đồng Giải thưởng. Hội đồng khoa học chuyên ngành là các Hội đồng khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tương ứng với các lĩnh vực xét thưởng. Hội đồng Giải thưởng  xem xét và lựa chọn tác giả được đề xuất từ các Hội đồng khoa học chuyên ngành để tặng Giải thưởng. Bên cạnh các chuyên gia trong nước, Hội đồng Giải thưởng cũng lấy ý kiến của các chuyên gia phản biện quốc tế đối với các hồ sơ được đề cử. Trong các năm 2014, 2015 và 2016, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao tặng cho 07 nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc trong các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Khoa học Thông tin và Máy tính, Khoa học Trái đất và Môi trường và 02 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Toán học và Vật lý. Năm 2017, Ban Tổ chức Giải thưởng đã tiếp nhận 30 hồ sơ đăng ký. Các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đã đánh giá và đề cử 4 hồ sơ để đánh giá tại Hội đồng Giải thưởng. Ngày 28/4/2017, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (HĐGT) đã họp phiên chính thức đánh giá 04 hồ sơ đề cử. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã quyết định trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 cho hai nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề xuất, bao gồm: –         PGS.TS. Nguyễn Sum, Trường Đại học Quy Nhơn, lĩnh vực Toán học đoạt giải với công trình: On the Peterson hit problem, đăng trên tạp chí Advances in Mathematics năm 2015 (Vol. 274, 432–489). Kết quả của công trình được ứng dụng để rút ngắn rất nhiều trường hợp được xem xét khi giải tường minh bài toán hit trong trường hợp số biến cụ thể và mô tả ngắn gọn cấu trúc của các tập hợp sinh cực tiểu. Cụ thể là, nó được ứng dụng để giải tường minh bài toán hit đối với đại số đa thức 4 biến. Đây là cơ sở để kiểm định giả thuyết của William Singer đối với đồng cấu chuyển đại số thứ tư và xác định các biểu diễn modular của nhóm tuyến tính tổng quát hạng –         GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Tp. HCM, lĩnh vực Hóa học đoạt giải với công trình: Propargylamine synthesis via sequential methylation and C-H functionalization of N-methylanilines and terminal alkynes under metal-organic-framework Cu2(BDC)2(DABCO) catalysis đăng trên tạp chí Journal of Catalysis năm 2014 (Vol. 319, 258–264). Nội dung công trình tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng vật liệu khung hữu cơ-kim loại làm xúc tác cho phản ứng điều chế các hợp chất họ propargylamine theo con đường hoạt hóa trực tiếp liên kết cacbon – hydro. Các hợp chất chứa cấu trúc propargylamine có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực hóa dược, hóa chất nông nghiệp, vật liệu chức năng. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu đã phát hiện ra một chuyển hóa mới của N-methylaniline và công trình của nhóm nghiên cứu đều được thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam, với toàn bộ tác giả là người Việt Nam.   Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cùng hai nhà khoa học đoạt giải năm 2017: PGS.TS Nguyễn Sum và GS.TS Phan Thanh Sơn Nam Tại Lễ trao giải, GS.TS Phan Thanh Sơn Nam cảm ơn sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, các đơn vị quản lý khoa học, cộng đồng khoa học đã nỗ lực hết mình để thúc

Tin sự kiện, Tin tức

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 thuộc về các nhà khoa học trong lĩnh vực Toán học và Hóa học

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã phê duyệt trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 cho hai nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề xuất. Theo đó, hai nhà khoa học đoạt Giải thưởng năm 2017 bao gồm: 1. PGS.TS. Nguyễn Sum, Trường Đại học Quy Nhơn Lĩnh vực: Toán học Công trình: Nguyễn Sum, 2015. On the Peterson hit problem, Advances in Mathematics, Vol. 274, 432–489.    2. GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Tp. HCM Lĩnh vực: Hóa học Công trình: Giao H. Dang, Thinh T. Dang, Dung T. Le, Thanh Truong, Nam T. S. Phan, 2014. Propargylamine synthesis via sequential methylation and C-H functionalization of N-methylanilines and terminal alkynes under metal-organic-framework Cu2(BDC)2(DABCO) catalysis, Journal of Catalysis, Vol. 319, 258–264.   Trước đó, ngày 28/4/2017, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 đã họp xem xét, đánh giá, lựa chọn các nhà khoa học được đề xuất (xem danh sách 04 đề cử cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 tại đây). Kết thúc phiên họp, Hội đồng đã chọn hai (02) nhà khoa học nêu trên, đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017. Năm nay, Hội đồng không đề xuất Giải thưởng cho nhà khoa học trẻ. Lễ trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2017) tại Hà Nội. Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Họp Hội đồng xét chọn Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017

Sáng ngày 28/4/2017, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (HĐGT) đã họp phiên chính thức đánh giá xét chọn giải thưởng năm 2017. Tham dự phiên họp, có 11 thành viên HĐGT: TS. Phạm Công Tạc (Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch HĐGT), GS. TSKH Đinh Dũng (Phó Chủ tịch HĐGT), GS.TSKH Nguyễn Đông Anh, GS.TS Nguyễn Đức Chiến, GS. TS Nguyễn Hữu Dư, PGS.TS Dương Tấn Nhựt, PGS.TS Phan Văn Tân, GS.TS Nguyễn Văn Tuyến, PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh, GS.TS Pierre Darriulat và GS.TS Trịnh Xuân Thuận (Đại học Virginia, Hoa Kỳ). Ngoài ra, phiên họp còn có sự có mặt ông Đỗ Tiến Dũng, ông Phạm Đình Nguyên (Lãnh đạo CQĐH Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Cơ quan thường trực của Giải thưởng), Bà Nguyễn Thị Thanh Hà (Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên). Các thành viên Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2017, Lãnh đạo CQĐH Quỹ và khách mời Năm 2017, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tiếp nhận 30 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng từ 6 ngành: Toán học, Vật lý, Hóa học, Cơ học, Khoa học trái đất và Y sinh – Dược học. Sau khi HĐKH ngành xem xét, đã có 4 hồ sơ được đề xuất lựa chọn để trình HĐGT đánh giá xét chọn cho giải thưởng năm nay. Xem danh sách 04 đề cử tại đây. Thứ trưởng Phạm Công Tạc – Chủ tịch HĐGT Tạ Quang Bửu 2017 phát biểu tại phiên họp Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Phạm Công Tạc (Chủ tịch HĐGT) cho biết Hội đồng sẽ thực hiện đánh giá, xét chọn theo quy chế của HĐGT đã được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (kèm theo Quyết định số 817/QĐ-BKHCN ngày 23/4/2015). Nguyên tắc làm việc của HĐGT theo cơ chế đồng thuận, cùng xem xét các đánh giá từ thành viên hội đồng và bỏ phiếu cho các đề cử giải thưởng. Tiêu chí đánh giá hồ sơ sẽ dựa trên giá trị khoa học của công trình, xếp hạng chất lượng công trình được công bố cũng như đóng góp của nhà khoa học đối với công trình nghiên cứu. Toàn cảnh phiên họp Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 Thông tin về người đạt giải thưởng sẽ được công bố trước lễ trao giải Tạ Quang Bửu 2017 dự kiến tổ chức vào dịp ngày Khoa học & Công nghệ Việt Nam 18/5/2017, tại Bộ Khoa học & Công nghệ. Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Họp Hội đồng xét chọn Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017

Sáng ngày 28/4/2017, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (HĐGT) đã họp phiên chính thức đánh giá xét chọn giải thưởng năm 2017. Tham dự phiên họp, có 11 thành viên HĐGT: TS. Phạm Công Tạc (Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch HĐGT), GS. TSKH Đinh Dũng (Phó Chủ tịch HĐGT), GS.TSKH Nguyễn Đông Anh, GS.TS Nguyễn Đức Chiến, GS. TS Nguyễn Hữu Dư, PGS.TS Dương Tấn Nhựt, PGS.TS Phan Văn Tân, GS.TS Nguyễn Văn Tuyến, PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh, GS.TS Pierre Darriulat và GS.TS Trịnh Xuân Thuận (Đại học Virginia, Hoa Kỳ). Ngoài ra, phiên họp còn có sự có mặt ông Đỗ Tiến Dũng, ông Phạm Đình Nguyên (Lãnh đạo CQĐH Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Cơ quan thường trực của Giải thưởng), Bà Nguyễn Thị Thanh Hà (Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên). Các thành viên Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2017, Lãnh đạo CQĐH Quỹ và khách mời Năm 2017, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tiếp nhận 30 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng từ 6 ngành: Toán học, Vật lý, Hóa học, Cơ học, Khoa học trái đất và Y sinh – Dược học. Sau khi HĐKH ngành xem xét, đã có 4 hồ sơ được đề xuất lựa chọn để trình HĐGT đánh giá xét chọn cho giải thưởng năm nay. Xem danh sách 04 đề cử tại đây. Thứ trưởng Phạm Công Tạc – Chủ tịch HĐGT Tạ Quang Bửu 2017 phát biểu tại phiên họp Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Phạm Công Tạc (Chủ tịch HĐGT) cho biết Hội đồng sẽ thực hiện đánh giá, xét chọn theo quy chế của HĐGT đã được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (kèm theo Quyết định số 817/QĐ-BKHCN ngày 23/4/2015). Nguyên tắc làm việc của HĐGT theo cơ chế đồng thuận, cùng xem xét các đánh giá từ thành viên hội đồng và bỏ phiếu cho các đề cử giải thưởng. Tiêu chí đánh giá hồ sơ sẽ dựa trên giá trị khoa học của công trình, xếp hạng chất lượng công trình được công bố cũng như đóng góp của nhà khoa học đối với công trình nghiên cứu. Toàn cảnh phiên họp Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 Thông tin về người đạt giải thưởng sẽ được công bố trước lễ trao giải Tạ Quang Bửu 2017 dự kiến tổ chức vào dịp ngày Khoa học & Công nghệ Việt Nam 18/5/2017, tại Bộ Khoa học & Công nghệ. Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

NAFOSTED tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài NCCB trong Khoa học xã hội và Nhân văn đợt 1 năm 2017

Ngày 25/4/2017, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài NCCB trong Khoa học xã hội và Nhân văn đợt 1 năm 2017. Tới dự Hội nghị có ông Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (HĐQL) Quỹ, các thành viên Hội đồng khoa học (HĐKH) ngành/liên ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV, Lãnh đạo và cán bộ Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ. Toàn cảnh hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc CQĐH Quỹ chào mừng các nhà khoa học thuộc các HĐKH ngành/liên ngành trong lĩnh vực KHXH&NV nhiệm kỳ 2016 – 2018 tham dự các phiên họp đánh giá xét chọn đề tài, đồng thời cảm ơn sự đóng góp của các HĐKH vào việc đảm bảo chất lượng đánh giá xét chọn hồ sơ cũng như chất lượng quản lý các đề tài được tài trợ. Ông cho biết, trong thời gian qua, các hoạt động của CQĐH Quỹ tiếp tục được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả tài trợ trong lĩnh vực, đồng thời cải thiện công tác tổ chức điều hành thông qua hồ sơ điện tử, đánh giá phản biện và họp trực tuyến, nhằm đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học (NKH) và HĐKH. Cụ thể, chất lượng của các nhiệm vụ được tài trợ được đảm bảo thông qua sự kết hợp của yếu tố con người và tiêu chí, quy trình thực hiện: HĐKH thực hiện đánh giá hồ sơ gồm những chuyên gia có thành tích cao, có uy tín được bầu chọn bởi các NKH trong cùng lĩnh vực; các quy định, tiêu chí được đưa ra rõ ràng (kết quả nghiên cứu của các NKH được đánh giá bởi hệ thống bình duyệt của các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế, đảm bảo tính khách quan và chất lượng khoa học). Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, CQĐH Quỹ tiếp tục tham vấn, trao đổi với các HĐKH, từ đó đề xuất các phương án điều chỉnh chính sách tài trợ, tiêu chí đánh giá để HĐQL Quỹ xem xét, ban hành các chính sách, tiêu chí cho các chương trình tài trợ của Quỹ, nhằm đảm bảo chất lượng và phù hợp với đặc thù của từng ngành/liên ngành. Số liệu thống kê trong 02 đợt đánh giá hồ sơ năm 2016 và đợt 1 năm 2017 đã cho thấy, số lượng hồ sơ đăng ký tuy giảm so với giai đoạn trước nhưng chất lượng vẫn đảm bảo và cải thiện dần, thể hiện ở xu hướng tăng số lượng hồ sơ hợp lệ, số lượng nhiệm vụ được tài trợ cũng như đa dạng hơn trong phân bố ngành/liên ngành của các hồ sơ. Theo Nghị quyết của HĐQL Quỹ năm 2016, phương hướng hoạt động của Quỹ trong giai đoạn sắp tới là duy trì số lượng và nâng cao chất lượng tài trợ/hỗ trợ, để các hoạt động của Quỹ thực sự đóng góp vào năng suất khoa học và đóng góp vào sự phát triển của nguồn lực khoa học chất lượng cao. CQĐH Quỹ hy vọng với nỗ lực làm việc của HĐKH và các đơn vị trong Quỹ, sự ủng hộ của cộng đồng khoa học, các chương trình tài trợ của Quỹ, đặc biệt NCCB trong KHXH&NV sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới, thực hiện được phương hướng mà HĐQL Quỹ đã đề ra. Ông Mai Thế Bình, PGĐ CQĐH Quỹ báo cáo kết quả tiếp nhận hồ sơ đợt 1 2017 và kết quả tài trợ từ 2009 – 2016 Trong phần trình bày tiếp nối, ông Mai Thế Bình, Phó Giám đốc CQĐH Quỹ báo cáo kết quả tiếp nhận hồ sơ đề nghị tài trợ trong KHXH&NV năm 2017 (đợt 1) và báo cáo kết quả tài trợ giai đoạn 2009 – 2016. Trong đợt tiếp nhận hồ sơ lần này, Quỹ đã tiếp nhận 42 hồ sơ, trong đó số lượng hồ sơ hợp lệ (theo rà soát trước họp) là 36 hồ sơ. Năm 2016 là năm đầu tiên Quỹ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ hai kỳ một năm.Giai đoạn từ 2009 – 2014, số lượng đề tài được tài trợ trung bình hàng năm từ 40 – 95 đề tài, kinh phí tài trợ tăng nhẹ và ở mức trung bình 700 – 750 triệu/đề tài. Các đề tài được nghiệm thu đạt chiếm tỉ lệ cao, với kết quả trung bình mỗi đề tài là 0.5 bài báo quốc tế, 3.7 bài báo quốc gia, 0.9 bản thảo sách chuyên khảo. Trong đó, 58 trong số 222 bản thảo sách chuyên khảo đã được xuất bản. Ông Mai Thế Bình cũng đề cập đến một số thông tin về công bố quốc tế uy tín trong lĩnh vực KHXH&NV của Việt Nam trong tương quan với các nước trong khu vực và quốc tế. Cụ thể, theo số liệu thống kê, Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực về số lượng công bố ISI trong lĩnh vực KHXH&NV giai đoạn 2006 – 2015. Bên cạnh đó, các phân tích về tỷ lệ của số lượng công bố ISI của Việt Nam so với thế giới trong KHXH&NV, KHTN&KT cho thấy dù KHTN&KT vẫn đang đi trước, khoảng cách giữa hai lĩnh vực lại đang thu hẹp dần. Các quy định trong Thông tư 37 bắt đầu được áp dụng từ năm 2015 sẽ góp phần vào quá trình phát triển của lĩnh vực KHXH&NV. Tiếp theo, Bộ phận Tin học của CQĐH Quỹ giới thiệu và hướng dẫn sử dụng hệ thống đánh giá phản biện đề tài trực tuyến. Hệ thống quản lý đề tài trực tuyến được Quỹ sử

Tin sự kiện, Tin tức

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tuyển dụng

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tuyển dụng cán bộ hợp đồng: Văn thư lưu trữ, Tin học, Thực tập Tin học . Thông tin tuyển dụng vị trí Chuyên viên Văn thư lưu trữ: Xem tại đây Thông tin tuyển dụng vị trí Chuyên viên Tin học: Xem tại đây Thông tin tuyển dụng vị trí Thực tập Tin học: Xem tại đây  Thời hạn nộp hồ sơ: 18/4/2017 Tác giả bài viết: DHAnh Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải cuộc thi viết về phòng chống tác hại của thuốc lá

Sáng 07/4/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức trao giải cho 25 cá nhân, tập thể xuất sắc của cuộc thi “Viết về phòng, chống tác hại của thuốc lá”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ lễ Tổng kết cuộc thi viết về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia giành 01 giải tập thể và 01 giải cá nhân. Tham dự buổi lễ có ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống thuốc lá của Bộ KH&CN; ông Đoàn Minh Huyền – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn Viên chức Việt Nam; PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá; bà Đoàn Thu Huyền, cán bộ phụ trách giám sát Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá; ông Đặng Quang Huấn – Chủ tịch Công đoàn, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng, Bộ KH&CN, thành viên Ban chỉ đạo của Bộ KH&CN về phòng chống thuốc lá, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi “Viết về phòng, chống tác hại của thuốc lá” cùng nhiều đại biểu tới dự. Được biết, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức về tác hại của thuốc lá, đồng thời thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ KH&CN đã tổ chức cuộc thi “Viết về phòng, chống tác hại của thuốc lá”, phát động từ ngày 13/3/2017; đối tượng tham gia là các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác và làm việc tại Bộ KH&CN. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết: “Trong thời gian phát động cuộc thi đã có trên 450 bài viết của các Công đoàn trực thuộc Công đoàn Bộ tham gia cuộc thi tìm hiểu và viết về phòng chống tác hại thuốc lá. Ban Giám khảo là cán bộ của Bộ KH&CN và Bộ Y tế đã chấm trên 450 bài viết và chọn ra được 25 bài viết. Ban tổ chức cuộc thi quyết định trao 02 giải Nhất; 04 giải Nhì; 06 giải Ba; 10 giải Khuyến khích và 03 giải cá nhân có triển vọng cho các cá nhân, tập thể”. Theo đó, giải tập thể thuộc về các đơn vị: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam giành giải Nhất; Cục Thông tin KH&CN quốc gia và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giành giải Nhì; Văn phòng Bộ KH&CN, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Công đoàn Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia giành giải Ba. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh (đứng giữa) trao giải tập thể cho các đơn vị Giải thưởng cá nhân bao gồm: ông Phạm Văn Hùng – Cục Thông tin KH&CN Quốc gia giành giải Nhất; Ông Trương Quốc Anh – Viện Năng suất Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) và ông Bùi Bá Duy – Viện Công nghệ xạ hiếm giành giải Nhì. Ngoài ra Ban tổ chức trao 03 giải Ba, 05 giải Khuyến khích và 03 giải Triển vọng cho các cá nhân. Ông Đặng Quang Huấn chia sẻ: “Tập thể Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam giành được giải Nhất là rất xứng đáng bởi đây là đơn vị có số bài tham dự nhiều nhất, đồng thời trước đó Viện cũng đã có những chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo Đảng, chỉ đạo của tập thể công đoàn xuống các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, các bài viết của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng được Ban giám khảo đánh giá có chất lượng tốt”. Ông Đặng Quang Huấn trao giải thưởng cho các cá nhân   Là một trong những thành viên của Ban giám khảo cuộc thi, bà Đoàn Thu Huyền đánh giá: “Hầu hết các bài viết đều phản ánh chính xác, kịp thời vấn đề liên quan đến tác hại của thuốc lá, những thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc sử dụng thuốc lá. Tất cả những bài viết đã đề xuất được giải pháp để làm sao chúng ta xây dựng được môi trường làm việc văn minh sạch đẹp và không khói thuốc lá và có rất nhiều bài viết tâm huyết và thể hiện sự sáng tạo của mỗi cá nhân tham gia, đặc biệt là những bài viết đến từ Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia”.   Bà Huyền cũng cho biết thêm, trong năm 2016 Bộ KH&CN và Bộ Y tế đã đồng hành triển khai rất nhiều các hoạt động tuyên truyền nâng cao năng lực, giám sát cho việc triển khai môi trường làm việc không khói thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá. Ngày 30/5/2014, Bộ KH&CN đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá của Bộ (Ban chỉ đạo) gồm 12 thành viên do một đồng chí Lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban. Ngày 28/3/2016, Bộ KH&CN và Bộ Y tế đã ký thỏa thuận để triển khai các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá tại các đơn vị trực thuộc Bộ. Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo đã chỉ đạo, triển khai nhiều nội dung, trong đó nổi bật là các sự kiện như tổ chức mít tinh tuyên truyền, hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và tuần lễ quốc gia không khói thuốc 25 – 31/3. Tổ chức khảo sát tình hình sử dụng thuốc lá và thực trạng hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại các cơ quan thuộc Bộ

Tin sự kiện, Tin tức

Hội thảo khoa học Phát triển năng lực về chính sách đổi mới và quản lý các chương trình nghiên cứu và phát triển

Trong hai ngày 4 – 5/4 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển năng lực về chính sách đổi mới và quản lý các chương trình nghiên cứu và phát triển” với sự phối hợp của Quỹ Đổi mới khoa học và công nghệ Quốc gia (NATIF), Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NASATI), và Mạng lưới hợp tác Khoa học và Công nghệ giữa Đông Nam Á và Châu Âu (SEA – EU – Net). Tham dự Hội thảo có Ông Phan Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý NATIF, Ông Nguyễn Đình Bình, Bà Nguyễn Thị Phượng, Lãnh đạo CQĐH NATIF, Ông Đào Mạnh Thắng, Cục phó Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Ông Đỗ Tiến Dũng, Ông Phạm Đình Nguyên, Lãnh đạo CQĐH NAFOSTED, đại biểu đến từ các đơn vị Vụ Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược chính sách KH&CN, Cục Sở hữu trí tuệ, Viện Nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ, Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Văn phòng hội đồng chính sách KH&CN Quốc gia, các cơ quan truyền thông báo chí và 04 chuyên gia từ SEA – EU – Net. Hội thảo cũng có sự tham gia của 02 khách mời đến từ Bộ khoa học và công nghệ Phi-líp-pin. Ông Đỗ Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội thảo Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Đỗ Tiến Dũng Giám đốc CQĐH Quỹ chào mừng sự có mặt của đại diện các đơn vị tổ chức và khách mời, đồng thời trao đổi tóm tắt về mục tiêu và ý nghĩa của Hội thảo. Với cấu trúc hai ngày, hội thảo đi từ thông tin tổng quan như chính sách đổi mới, các điều kiện nền tảng cho việc đổi mới, đến các nội dung cụ thể giúp thúc đẩy quá trình đổi mới gắn liền với hoạt động của các tổ chức tài trợ như các quy định về sở hữu trí tuệ, cách thức quản lý các chương trình nghiên cứu và phát triển trong nước và quốc tế. Với thiết kế chương trình có nhiều thời gian thảo luận, các bài trình bày phong phú từ 8 diễn giả của 7 tổ chức, hội thảo hy vọng sẽ có tính tương tác cao, mang đến những thông tin hữu ích và phù hợp với thành phần tham gia. Trong phiên làm việc đầu tiên của Hội thảo, ông Alex Degelsegger, đại diện ZSI trình bày về một số bài học trong chính sách và công cụ đổi mới tại Liên minh Châu Âu (EU) và Đông Nam Á (ASEAN). Ông Đào Mạnh Thắng, đại diện NASATI trình bày về chỉ số đổi mới sáng tạo và kết quả đầu ra của khoa học tại Việt Nam. Ông Svend Otto Remoe, đại diện RCN trình bày về các điều kiện khung của đổi mới (tổng quan, hội nhập kinh tế, MTA, mua sắm công). Trong phiên làm việc tiếp theo vào buổi chiều, Ông Alex Degelsegger tiếp tục trình bày về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ. Trong phần thảo luận ngay sau các bài trình bày, nhiều câu hỏi được đưa ra thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của nhiều có mặt tại hội thảo cũng như diễn giả. Các câu hỏi tập trung vào một số đặc điểm đặc biệt của ASEAN được đề cập trong phần trình bày của diễn giả như tỷ lệ bằng sáng chế thuộc sở hữu công ở các nước ASEAN có xu hướng cao hơn rất nhiều nếu so với các nước Châu Âu. Bên cạnh chia sẻ từ diễn giả Châu Âu và đại biểu Việt Nam, các khách mời Phi-líp-pin cũng chia sẻ kinh nghiệm khuyến khích các nhà nghiên cứu, các tổ chức khoa học & công nghệ đăng ký bằng sáng chế là kết quả của các nhiệm vụ được tài trợ bởi ngân sách nhà nước. Ông Alex Degelsegger, đại diện ZSI (ảnh trên) và ông Đào Mạnh Thắng – đại diện NASATI (ảnh dưới) trình bày tại ngày hội thảo đầu tiên Ngày làm việc thứ hai mở đầu với phần phát biểu chào mừng của Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó giám đốc CQĐH NATIF. Tiếp theo đó, Ông Christoph Elineau, đại diện DLR trao đổi về chương trình hợp tác đồng tài trợ nghiên cứu đổi mới sáng tạo JFS với sự tham gia của các tổ chức tài trợ Châu Âu và Đông Nam Á. Bài trình bày cung cấp thông tin chi tiết về mục tiêu, quá trình xây dựng chương trình, thông báo tài trợ; quy trình, thủ tục đánh giá trong JFS; và kinh nghiệm từ quá trình triển khai thí điểm giai đoạn trước. Sau phần trao đổi của Ông Christoph Elineau, Bà Nguyễn Thị Mai, đại diện NATIF giới thiệu về các chương trình tài trợ của NATIF. Ông Rudie Trienes, đại diện KNAW trao đổi cụ thể về các quy trình cụ thể khi mời gọi hồ sơ, mục tiêu, hướng dẫn cụ thể về ngành và chủ đề cho các nhà khoa học trong việc nộp hồ sơ, cách thành lập quy chế cho việc gọi hồ sơ, thiết kế quy trình gọi hồ sơ cụ thể. Ông Svend Otto Remoe, chuyên gia Hội đồng nghiên cứu Na Uy (RCN) trình bày tại Hội thảo  Ông Christoph Elineau, đại diện DLR trao đổi về chương trình hợp tác đồng tài trợ nghiên cứu đổi mới sáng tạo JFS  Bà Nguyễn Thị Mai, đại diện NATIF trình bày tại hội thảo Đại diện NAFOSTED, Ông Phạm Đình Nguyên và Bà Trương Thị Thanh Huyền chia sẻ thông tin về quy trình đánh giá xét chọn hồ sơ đề nghị tài trợ cũng như quá

Lên đầu trang