Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Tin tức

Thông báo tài trợ các đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Flanders (Bỉ) thực hiện từ 2013

1. Giới thiệu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) và Quỹ khoa học Flanders (FWO) đã ký kết một thỏa thuận khung về triển khai chương trình đồng tài trợ cho các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học Việt Nam và Bỉ. Thời gian thực hiện đề tài hợp tác nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình này là hai năm.Thuyết minh đề cương nghiên cứu cần thể hiện được sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên, sự cần thiết và tác dụng đối với cả phía Việt Nam và phía Bỉ. 2. Phạm vi tài trợ Các đề tài nghiên cứu thuộc phạm vi tài trợ của cả hai Quỹ (FWO và NAFOSTED) đều có thể được xem xét tài trợ, bao gồm các ngành khoa học sau: –          Toán học, khoa học thông tin, khoa học máy tính –          Khoa học vật lý –          Hóa học –          Sinh học –          Y học –          Cơ học, kỹ thuật –          Khoa học vật liệu –          Khoa học nông nghiệp –          Khoa học trái đất và môi trường –          Khoa học xã hội và kinh tế 3. Kinh phí tài trợ Mỗi bên (NAFOSTED/FWO) sẽ dành một khoản kinh phí hàng năm là 300,000 Euro để tài trợ cho các đề tài hợp tác nghiên cứu thuộc chương trình này.Kinh phí tài trợ từ phía NAFOSTED cho mỗi đề tài hợp tác nghiên cứu thuộc chương trình này có thể lên tới 75,000 Euro/năm (tương đương 2 tỷ VNĐ) để chi trả nhân công lao động khoa học, nguyên vật liệu, thiết bị (nhỏ), chi phí đi lại của nhà khoa học Việt Nam đến Bỉ, chi phí bảo hiểm của nhà khoa học Việt Nam tại Bỉ, chi phí ăn ở của nhà khoa học Bỉ tại Việt Nam. 4. Đăng ký hồ sơ đề tài Các nhà khoa học của từng bên nộp hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài đồng thời cho Quỹ khoa học ở nước mình.Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ do nhà khoa học Việt Nam và Flanders cùng thống nhất xây dựng, nộp đúng thời hạn cho cả hai Quỹ. Tại Flander, mẫu hồ sơ đăng ký có thể tìm thấy trên trang Web của FWO (www.fwo.be). Tại Việt Nam, hồ sơ đăng ký đề tài gồm có: –          Đơn đăng kí đề tài (Mẫu F1, F1e) –          Thuyết minh đề cương nghiên cứu (Mẫu F2, F2e) –          Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và từng thành viên nhóm nghiên cứu (Mẫu F3, F3e) a/ Bản mềm nộp trên hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (OMS) của NAFOSTED. Xem Hướng dẫn sử dụng hệ thống OMS tại đây. Hệ thống sẽ sẵn sàng cho việc đăng ký đề tài từ 15/05/2013. b/ Bản cứng (trong đó đơn đăng ký và lý lịch khoa học xuất từ hệ thống OMS) gửi tới cơ quan điều hành Quỹ theo địa chỉ: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Số 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Trên phong bì ghi rõ: Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài hợp tác song phương Việt – Bỉ 5. Đánh giá xét chọn đề tài Các đề tài được tài trợ là các đề tài đáp ứng các đòi hỏi về chất lượng khoa học cũng như các yêu cầu cụ thể theo quy định hiện hành của Quỹ khoa học (NAFOSTED; FWO)ở nước mình. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: –          Sự phù hợp (nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học được hai Quỹ tài trợ); –          Tính mới và sáng tạo; –          Trọng tâm nghiên cứu rõ ràng, cụ thể; –          Phương pháp nghiên cứu chặt chẽ và chính xác; –          Tính khả thi; –          Năng lực khoa học và thành tích nghiên cứu (tầm quốc tế) của nhóm nghiên cứu; –          Khả năng hợp tác / phối hợp giữa các nhóm nghiên cứu có liên quan; –          Tính hợp lý của kinh phí nghiên cứu đề nghị được tài trợ. Đề tài được đánh giá bởi hội đồng khoa học do NAFOSTED và FWO chỉ định cùng với việc xem xét ý kiến nhận xét của các chuyên gia phản biện độc lập. 6. Tiến độ thực hiện dự kiến –          Hạn nộp hồ sơ: Từ 08h00 ngày 15/05/2013 đến 17h30 ngày 14/06/2013 –          Kiểm tra tính hợp lệ, đánh giá của chuyên gia: tháng 6 ~ 9/2013 –          Đánh giá của Hội đồng khoa học: 11/2013 –          Bắt đầu triển khai thực hiện đề tài: 01/01/2014 Thông tin về chương trình tài trợ này từ phía FWO có thể được tham khảo trên trang web của Quỹ Khoa học Flanders (www.fwo.be).

Sự kiện, Tin tức

Nguyễn Hải Kế – nhà khoa học xuất sắc, người thầy tận tụy đã ra đi

PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế – Chủ nhiệm khoa Lịch sử của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ra đi mãi mãi sau hơn 10 ngày nhập viện trong niềm tiếc thương của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và nhiều thế hệ học trò. Khoa Lịch sử và Trường ĐH KHXH&NV đã mất đi một nhà khoa học với trí tuệ tuyệt vời, một nhà quản lí tâm huyết; các thế hệ học trò đã mất đi một người Thầy lớn với nhân cách trong sáng cùng những bài giảng lôi cuốn và độc đáo về lịch sử, văn hóa Việt Nam; đồng nghiệp mất đi một người bạn, người anh luôn chan hòa, giản dị và hết lòng với mọi người; và xã hội mất đi một con người luôn tận tụy, nhiệt huyết và tràn đầy tình yêu đến tận cùng với cuộc đời này. PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế sinh năm 1954 tại Hải Phòng. Ông công tác tại khoa Lịch sử (ĐHQGHN) từ năm 1975 đến nay. Ông hoàn thành luận án tiến sĩ năm 1992 và Tiến sĩ khoa học năm 1996. Ông được phong tặng chức danh Phó giáo sư năm 2002. PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế là Chủ nhiệm khoa Lịch sử (ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn – ĐHQGHN) nhiệm kỳ 2009-2014. Ông là tác giả của rất nhiều các cuốn sách, công trình khoa học lịch sử có tiếng. Lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chính của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế là về: Làng – xã châu thổ sông Hồng (kết cấu kinh tế, văn hóa, xã hội); Tiếp xúc, giao lưu văn hóa ở Việt Nam; Lịch sử giáo dục và đào tạo ở Việt Nam; Chống ngoại xâm với quá trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Ông cũng được nhiều thế hệ học trò biết đến trên cương vị cố vấn cho chương trình truyền hình “Theo dòng lịch sử” của Đài Truyền hình Việt Nam và nhiều chương trình phổ biến kiến thức lịch sử. PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế là thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Văn hóa học, Nghiên cứu nghệ thuật, Báo chí-Truyền thông của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia từ năm 2010 đến nay. Trong quá trình tham gia Hội đồng, ông luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với các hoạt động tư vấn, đánh giá xét chọn đề tài NCCB của Quỹ. (Theo VTC News và tongocthach.vn)

Tin tức

Thông báo tài trợ NCCB trong khoa học tự nhiên năm 2013

Trong khuôn khổ Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên, theo Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ, Quỹ thông báo kế hoạch tài trợ cho các đề tài năm 2013. 1. Mục tiêu tài trợ: Tạo điều kiện và xây dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, có tính liên tục và kế thừa nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam. Phát triển năng lực nghiên cứu của cá nhân, tập thể nghiên cứu cơ bản ở các trường đại học, viện nghiên cứu; hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh có năng lực nghiên cứu cơ bản ở trình độ quốc tế; góp phần đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tăng nhanh số lượng kết quả nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu cơ bản nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung 2. Phạm vi tài trợ: Nghiên cứu cơ bản thuộc các ngành khoa học tự nhiên: Toán học, Tin học, Vật lý, Hoá học, Khoa học sự sống (chuyên ngành Sinh học Nông nghiệp và chuyên ngành Y sinh Dược học), Khoa học trái đất, Cơ học do các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân nhà khoa học đề xuất. 3. Đối tượng tài trợ: a) Tổ chức khoa học và công nghệ có chức năng nghiên cứu cơ bản, cá nhân nhà khoa học là công dân Việt Nam tham gia nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học trong phạm vi tài trợ b) Tổ chức khoa học và công nghệ, nhà khoa học nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức, cá nhân nhà khoa học Việt Nam quy định tại điểm a. * Về điều kiện đối với chủ nhiệm đề tài và thành viên nhóm nghiên cứu: a.   Chủ nhiệm đề tài: Có chuyên môn phù hợp, đang làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp chủ nhiệm đề tài không thuộc một tổ chức khoa học và công nghệ nào, phải được một tổ chức khoa học và công nghệ chuyên ngành có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp bảo trợ và chấp nhận làm tổ chức chủ trì. Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: Có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư; có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế uy tín (các tạp chí do Viện thông tin khoa học quốc tế ISI xếp hạng) trong khoảng thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Các công trình công bố thuộc Danh mục tạp chí ISI được tra cứu theo năm, tính tại thời điểm công bố công trình. Tham khảo tra cứu kết quả công bố trên danh mục tạp chí ISI tại đây: Tạp chí thuộc danh mục SCI http://science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jlsearch.cgi?PC=K Tạp chí thuộc danh mục SCIE http://science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jlsearch.cgi?PC=D Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì đề tài (Đề tài đã được Quỹ tài trợ, nếu kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt” hoặc bị đình chỉ hợp đồng nghiên cứu thì chủ nhiệm đề tài không được đăng ký chủ trì nghiên cứu đề tài mới trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thông báo kết quả). b.   Thành viên nhóm nghiên cứu: có chuyên môn, trình độ, kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài; nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu đề tài phải có nội dung luận án phù hợp đề tài. 4. Kế hoạch thực hiện ·         Tiếp nhận hồ sơ: tháng 5/2013 ·         Rà soát, phân loại hồ sơ: tháng 5/2013 ·         Đánh giá xét chọn: tháng 6 – 9/2013 ·         Công bố kết quả xét chọn: tháng 9/2013 ·         Hoàn chỉnh hồ sơ, ký hợp đồng: tháng 11/2013 ·         Cấp kinh phí: tháng 12/2013 5. Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài: bao gồm hồ sơ điện tử và hồ sơ in trên giấy Hồ sơ điện tử (nhập trên hệ thống OMS tại địa chỉ: http://www.nafosted.gov.vn/oms_ns) bao gồm: Đơn đăng ký đề tài NCCB ( tiếng Anh và tiếng Việt ) Thuyết minh đề cương nghiên cứu ( tiếng Anh và tiếng Việt ) – Tải mẫu tiếng Anh và tải mẫu tiếng Việt Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và từng thành viên nhóm nghiên cứu ( tiếng Anh và tiếng Việt) Tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu (trong đó có tối thiểu 01 công bố của Chủ nhiệm đề tài thuộc danh mục ISI trong vòng 05 năm gần nhất). Đối với các nghiên cứu sinh tham gia đề tài, đề nghị CNĐT cung cấp Quyết định công nhận nghiên cứu sinh trong quá trình nộp hồ sơ đề tài. Hồ sơ in trên giấy (đóng thành 01 bộ tiếng việt và 01 bộ tiếng anh) gồm: 01 đơn đăng ký in từ hệ thống OMS có xác nhận của tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ Thuyết minh đề cương nghiên cứu có xác nhận của tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và từng thành viên nhóm nghiên cứu (tiếng Anh và tiếng Việt) in từ hệ thống OMS có xác nhận của tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ Tài liệu chứng minh thành tích

Tin tức

Danh sách đề tài khoa học tự nhiên năm 2012 (đợt I)

Ngày 24/9/2012, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục (Đợt 1) 202 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2012 (Quyết định số 33/QĐ-HĐQLQ). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: STT Lĩnh vực Số lượng đề tài được tài trợ (Đợt 1) 1 Toán học 8 2 KH thông tin & Máy tính 20 3 Vật lý 50 4 Hóa học 44 5 Khoa học Trái đất 13 6 Khoa học Sự sống 46 7 Cơ học 21 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiến trong thời gian từ 25/9 đến 15/10). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng. Danh mục đề tài phê duyệt đợt 2 bao gồm các đề tài có chủ nhiệm đề tài đang thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ trong các năm 2009, 2010. Quá trình phê duyệt các đề tài này sẽ phụ thuộc vào tiến độ thực hiện, nghiệm thu, dự kiến tiến hành từ nay đến cuối năm 2012. Xem danh mục tại đây

Sự kiện, Tin tức

Thành lập Ban Kiểm soát Quỹ phát triển KH&CN quốc gia

Nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành, vừa qua, Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã bổ nhiệm Ban Kiểm soát Quỹ gồm các thành viên: –       Bà Nguyễn Thị Mai Phương – Vụ Phó Vụ Pháp chế, Bộ KH&CN – Trưởng Ban Kiểm soát –       Ông Nguyễn Hữu Quân – Trưởng Phòng Thanh tra 2, Bộ KH&CN – Ủy viên –       Bà Đào Thị Minh Nguyệt – Chuyên viên Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ KH&CN – Ủy viên Ban Kiểm soát hoạt động độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, có nhiệm vụ kiểm tra và báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình thực hiện Điều lệ của Quỹ, các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ; đồng thời xem xét, trình cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động của Quỹ. Ban Kiểm soát hoạt động kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm.

Tin tức

Danh sách đề tài khoa học xã hội và nhân văn năm 2013

Ngày 24 tháng 12 năm 2012, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục 95 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2013 (Quyết định số 44/QĐ-HĐQLQ). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐƯỢC QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA TÀI TRỢ NĂM 2013 (Kèm theo Quyết định số 44 /QĐ-HĐQLQ ngày 24 tháng 12 năm 2012  của Hội đồng quản lý Quỹ) STT Mã số Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì Thời gian thực hiện(tháng) Triết học – Chính trị học – Tôn giáo học – Xã hội học ( 18 đề tài) 1 I1.1-2012.08 Lý luận mác xít về hình thái kinh tế – xã hội được vận dụng trong thế kỷ XX và con đường phát triển lên CNXH ở Việt Nam hiện nay PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm Viện CNXH khoa học – Học viện chính trị quốc gia HCM 24 2 I1.3-2012.10 Lý  luận địa chính trị hiện đại và việc xây dựng khoa học địa chính trị ở Việt Nam TSKH Lương Văn Kế Đại học KHXH&NV 24 3 I1.3-2012.12 Nghiên cứu vận dụng tổng tích hợp các lý thuyết về Phân tầng xã hội nhằm thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay GS.TS Nguyễn Đình Tấn Viện xã hội học- Viện KHXH Việt Nam 24 4 I1.4-2012.04 Lý luận triết học về nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay TS Hoàng Anh Học viện báo chí tuyên truyền 24 5 I1.4-2012.14 Triết học về lòng biết ơn trong đạo lý ” uống nước nhớ nguồn” PGS.TS Trần Đăng Sinh Đại học sư phạm Hà Nội 24 6 I1.6-2012.18 Logic học Aristotle và ý nghĩa của nó trong sự phát triển logic hình thức truyền thống PGS.TS Nguyễn Gia Thơ Viện triết học – Viện KHXH Việt Nam 24 7 I2.2-2012.24 Những vấn đề lý luận về sống đạo Công giáo và ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa -xã hội TS Lê Đức Hạnh Viện nghiên cứu tôn giáo – Viện KHXH Việt Nam 24 8 I2.3-2012.17 Công giáo ở miền Trung – Lịch sử và những tác động đối với đời sống xã hội hiện tại TS Đoàn Triệu Long Học viện chính trị hành chính khu vực III- Học viện chính trị hành chính quốc gia HCM 24 9 I2.3-2012.15 Đa dạng tôn giáo – Lý luận và thực tiễn (một cái nhìn từ đời sống tôn giáo Việt Nam đương đại) TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc Viện nghiên cứu tôn giáo – Viện KHXH Việt Nam 24 10 I3.1-2012.07 Xã hội tiểu nông : diện mạo và các xu hường biến đổi (nghiên cứu trường hợp vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long) PGS.TS Vũ Mạnh Lơi Viện xã hội học- Viện KHXH Việt Nam 24 11 I3.1-2012.11 Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước PGS.TS Phạm Văn Quyết Trường ĐHKHXH&NV 24 12 I3.1-2012.13 Nhận diện những mô thức ứng xử kinh tế của nông hộ châu thổ sông Cửu Long ngày nay PGS.TS Trần Hữu Quang Viện phát triển bền vững vùng Nam bộ – Viện KHXH Việt Nam 24 13 I3-2012.09 Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX PGS.TS Lê Thị Lan Viện thông tin KHXH – Viện KHXH Việt Nam 24 14 I3-2012.21 Khoa học lãnh đạo, quản lý và sự vận dùng vào Việt Nam giai đoạn hiện nay PGS.TS Đỗ Minh Cương Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia HN 24 15 I3.99-2012.02 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay PGS.TS Đặng Hữu Toàn Viện triết học – Viện KHXH Việt Nam 24 16 I4.4-2012.03 Nhận diện nhóm lợi ích kinh tế và cơ chế ảnh hưởng đến chính sách công ở Việt Nam hiện nay TS Trịnh Thị Xuyến Viện chính trị học – Học viện chính trị quốc gia HCM 24 17 I13.3-2012.19 Sự hình thành tầng lớp trung lưu Việt Nam trong thời kỳ đổi mới PGS.TS Hoàng Bá Thịnh Đại học KHXH&NV 24 18 I13.3-2012.01 Nghiên cứu về các liên kết dân sự và vai trò của các liên kết này trong phát triển nông thôn (nghiên cứu so sánh trường hợp đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long) TS Bế Quỳnh Nga Viện xã hội học- Viện KHXH Việt Nam 24 Kinh tế học ( 15 đề tài) 1 II 1.1-2012.17 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết giải thích thương mại quốc tế dựa trên sự khác biệt về chất lượng hàng hóa  TS Lê  Đức Niêm Đại học Tây Nguyên 24 2 II 2.2-2012.18 Hội tụ năng suất, hiệu quả và hội tụ thu nhập theo vùng: Lý thuyết và thực nghiệm.  GS. TS Nguyễn Khắc Minh Đại học Kinh tế quốc dân 24 3 II 2.3-2012.05 Hành vi thiết lập giá của các doanh nghiệp và hiệu ứng lan truyền của chính sách tiền tệ  TS Phạm Thế Anh Đại học Kinh tế quốc dân 24 4 II 3.2-2012.15 Xây dựng chính sách hội tụ ngành nhằm nâng cấp cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới cho Việt Nam: cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế  TS Nguyễn Bình Giang Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 24 5 II 4.1-2012.04  Nghiên cứu tổng quát về nhập siêu

Sự kiện, Tin tức

Thông báo khắc phục sự cố

Kính gửi các chủ nhiệm đề tài, các cơ quan chủ trì, các nhà khoa học. Hiện tại hệ thống ứng dụng trực tuyến của Quỹ phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia (Nafosted) đang sử dụng dịch vụ server của VDC ONLINE để đảm bảo tính liên tục thông tin và an toàn dữ liệu. Ngày 29/01/2013 hệ thống dịch vụ bị lỗi dẫn đến các dữ liệu từ ngày 16/01/2013 đến ngày 29/01/2013 bị xóa (cả các phần dữ liệu sao lưu). Một số thông tin của Quỹ trong thời gian này có thể bị gián đoạn. Hiện tại công ty VDC ONLINE đang cố gắng khắc phục sự cố và bảo đảm việc này không xảy ra trong tương lai. Vậy Quỹ phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia xin được thông báo về việc này, mong các chủ nhiệm đề tài, các cơ quan chủ trì, các nhà khoa học và toàn bộ độc giả thông cảm. Đề nghị các chủ nhiệm đề tài cùng phối hợp với Quỹ để cập nhật lại dữ liệu đã mất (các báo cáo định kỳ, báo cáo cuối kỳ) bị xóa từ ngày 16/01/2013 đến 29/01/2013. Xin chân thành cảm ơn!

Tin tức

Danh sách đề tài khoa học xã hội và nhân văn năm 2013

Ngày 24 tháng 12 năm 2012, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục 95 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2013 (Quyết định số 44/QĐ-HĐQLQ). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐƯỢC QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA TÀI TRỢ NĂM 2013 (Kèm theo Quyết định số 44 /QĐ-HĐQLQ ngày 24 tháng 12 năm 2012  của Hội đồng quản lý Quỹ) STT Mã số Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì Thời gian thực hiện(tháng) 1 2 3 4 5 6 Triết học – Chính trị học – Tôn giáo học – Xã hội học ( 18 đề tài) 1 I1.1-2012.08 Lý luận mác xít về hình thái kinh tế – xã hội được vận dụng trong thế kỷ XX và con đường phát triển lên CNXH ở Việt Nam hiện nay PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm Viện CNXH khoa học – Học viện chính trị quốc gia HCM 24 2 I1.3-2012.10 Lý  luận địa chính trị hiện đại và việc xây dựng khoa học địa chính trị ở Việt Nam TSKH Lương Văn Kế Đại học KHXH&NV 24 3 I1.3-2012.12 Nghiên cứu vận dụng tổng tích hợp các lý thuyết về Phân tầng xã hội nhằm thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay GS.TS Nguyễn Đình Tấn Viện xã hội học- Viện KHXH Việt Nam 24 4 I1.4-2012.04 Lý luận triết học về nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay TS Hoàng Anh Học viện báo chí tuyên truyền 24 5 I1.4-2012.14 Triết học về lòng biết ơn trong đạo lý ” uống nước nhớ nguồn” PGS.TS Trần Đăng Sinh Đại học sư phạm Hà Nội 24 6 I1.6-2012.18 Logic học Aristotle và ý nghĩa của nó trong sự phát triển logic hình thức truyền thống PGS.TS Nguyễn Gia Thơ Viện triết học – Viện KHXH Việt Nam 24 7 I2.2-2012.24 Những vấn đề lý luận về sống đạo Công giáo và ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa -xã hội TS Lê Đức Hạnh Viện nghiên cứu tôn giáo – Viện KHXH Việt Nam 24 8 I2.3-2012.17 Công giáo ở miền Trung – Lịch sử và những tác động đối với đời sống xã hội hiện tại TS Đoàn Triệu Long Học viện chính trị hành chính khu vực III- Học viện chính trị hành chính quốc gia HCM 24 9 I2.3-2012.15 Đa dạng tôn giáo – Lý luận và thực tiễn (một cái nhìn từ đời sống tôn giáo Việt Nam đương đại) TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc Viện nghiên cứu tôn giáo – Viện KHXH Việt Nam 24 10 I3.1-2012.07 Xã hội tiểu nông : diện mạo và các xu hường biến đổi (nghiên cứu trường hợp vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long) PGS.TS Vũ Mạnh Lơi Viện xã hội học- Viện KHXH Việt Nam 24 11 I3.1-2012.11 Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước PGS.TS Phạm Văn Quyết Trường ĐHKHXH&NV 24 12 I3.1-2012.13 Nhận diện những mô thức ứng xử kinh tế của nông hộ châu thổ sông Cửu Long ngày nay PGS.TS Trần Hữu Quang Viện phát triển bền vững vùng Nam bộ – Viện KHXH Việt Nam 24 13 I3-2012.09 Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX PGS.TS Lê Thị Lan Viện thông tin KHXH – Viện KHXH Việt Nam 24 14 I3-2012.21 Khoa học lãnh đạo, quản lý và sự vận dùng vào Việt Nam giai đoạn hiện nay PGS.TS Đỗ Minh Cương Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia HN 24 15 I3.99-2012.02 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay PGS.TS Đặng Hữu Toàn Viện triết học – Viện KHXH Việt Nam 24 16 I4.4-2012.03 Nhận diện nhóm lợi ích kinh tế và cơ chế ảnh hưởng đến chính sách công ở Việt Nam hiện nay TS Trịnh Thị Xuyến Viện chính trị học – Học viện chính trị quốc gia HCM 24 17 I13.3-2012.19 Sự hình thành tầng lớp trung lưu Việt Nam trong thời kỳ đổi mới PGS.TS Hoàng Bá Thịnh Đại học KHXH&NV 24 18 I13.3-2012.01 Nghiên cứu về các liên kết dân sự và vai trò của các liên kết này trong phát triển nông thôn (nghiên cứu so sánh trường hợp đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long) TS Bế Quỳnh Nga Viện xã hội học- Viện KHXH Việt Nam 24 Kinh tế học ( 15 đề tài) 1 II 1.1-2012.17 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết giải thích thương mại quốc tế dựa trên sự khác biệt về chất lượng hàng hóa  TS Lê  Đức Niêm Đại học Tây Nguyên 24 2 II 2.2-2012.18 Hội tụ năng suất, hiệu quả và hội tụ thu nhập theo vùng: Lý thuyết và thực nghiệm.  GS. TS Nguyễn Khắc Minh Đại học Kinh tế quốc dân 24 3 II 2.3-2012.05 Hành vi thiết lập giá của các doanh nghiệp và hiệu ứng lan truyền của chính sách tiền tệ  TS Phạm Thế Anh Đại học Kinh tế quốc dân 24 4 II 3.2-2012.15 Xây dựng chính sách hội tụ ngành nhằm nâng cấp cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới cho Việt Nam: cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế  TS Nguyễn Bình Giang Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 24 5 II 4.1-2012.04  Nghiên

Tin tức

Thông báo về việc phê duyệt danh mục đề tài NCCB trong KHXH&NV được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2013

Ngày 24/12/2012, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2013 kèm theo Quyết định số 44/QĐ-HĐQLQ Danh mục các đề tài – Tải file

Sự kiện, Tin tức

Kế hoạch ký hợp đồng và cấp kinh phí cho các đề tài NCCB trong KHTN được tài trợ năm 2012

Hiện nay, Cơ quan Điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã hoàn tất việc rà soát kinh phí 202 đề tài NCCB đã được Hội đồng Quản lý Quỹ ký phê duyệt trong danh mục tài trợ năm 2012, đồng thời Quỹ đã được Bộ Tài chính phê duyệt kinh phí đợt tiếp theo của năm 2012 để cấp cho các đề tài. Theo kế hoạch dự kiến, Quỹ sẽ gửi thông báo đến các chủ nhiệm đề tài để hoàn chỉnh thuyết minh đề cương trong tháng 1/2013. Việc ký hợp đồng và cấp kinh phí sẽ được tiến hành vào tháng 2/2013. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia xin cáo lỗi về việc chậm cấp kinh phí cho các đề tài được tài trợ năm 2012 và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác của các nhà khoa học trong thời gian tới.

Lên đầu trang