Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin sự kiện

Tin sự kiện, Tin tức

Họp Hội đồng đánh giá xét chọn đề tài hợp tác song phương NAFOSTED – NHMRC năm 2018

Ngày 10-12/07/2018, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Hội đồng nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Úc (NHMRC) đã tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học chung đánh giá xét chọn đề tài hợp tác song phương NAFOSTED – NHMRC năm 2018. Phiên họp của Hội đồng khoa học chung được tổ chức trực tuyến, trong đó năm (05) nhà khoa học phía Việt Nam họp tại Hà Nội và năm (05) nhà khoa học phía Úc họp tại Canberra (Úc). Phiên họp cũng có sự tham gia của đại diện Cơ quan điều hành NAFOSTED và NHMRC tại phòng họp trực tuyến tại Hà  Nội. Chương trình hợp tác NAFOSTED – NHMRC thực hiện đồng tài trợ cho các nghiên cứu thuộc lĩnh vực Y sinh của nhà khoa học hai nước. Các nghiên cứu được thực hiện trong thời gian tối đa 3 năm. Các hồ sơ đề nghị tài trợ được gửi xin ý kiến chuyên gia phản biện (04 chuyên gia phản biện/hồ sơ) và ủy viên giới thiệu (spokesperson) thuộc Hội đồng khoa học chung (02 ủy viên/hồ sơ). Tại phiên họp, Hội đồng khoa học chung đánh giá các hồ sơ trên cơ sở kết quả nhận xét của các chuyên gia phản biện và ý kiến thảo luận của các thành viên Hội đồng. Theo đánh giá của Hội đồng, chương trình tài trợ đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trong lĩnh vực, trong đó nhiều nhà khoa học có kinh nghiệm, công tác tại những trường đại học, viện nghiên cứu hoặc các bệnh viện lớn trên khắp cả nước. Các vấn đề nghiên cứu có tính cập nhật, hứa hẹn mang lại nhiều giá trị khoa học và ý nghĩa thực hiện cho cả 2 phía Úc và Việt Nam. Sau phiên họp đánh giá xét chọn, đại diện NAFOSTED và NHMRC đã trao đổi về tình hình và kết quả triển khai chương trình đồng tài trợ theo biên bản thỏa thuận đã ký và các biện pháp để thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới. Kết quả đánh giá, đề xuất của Hội đồng chung sẽ được cơ quan quản lý của hai Quỹ phê duyệt và thông báo tới các nhóm nghiên cứu để tổ chức, thực hiện, dự kiến vào tháng 9-10/2018.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc chỉnh sửa thuyết minh đề cương và ký hợp đồng thực hiện đề tài NCCB do Quỹ tài trợ năm 2017 – đợt 2

Ngày 04/7/2018, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục kinh phí 172 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật được Quỹ tài trợ năm 2017- đợt 2. Cơ quan điều hành Quỹ sẽ gửi thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để chỉnh sửa hồ sơ và chuẩn bị ký hợp đồng từ 6-10/7/2018. Thời gian thực hiện đề tài dự kiến từ tháng 8/2018.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo phê duyệt “Danh mục đề tài NCCB trong KHTN&KT được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ năm 2018 – đợt 1”

Ngày 05/7/2018, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục 146 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật được Quỹ tài trợ năm 2018 – đợt 1 (Quyết định số 119/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 05/07/2018). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: STT Lĩnh vực Số lượng đề tài được tài trợ 1 Toán học 5 2 KH Thông tin & Máy tính 10 3 Vật lý 44 4 Hóa học 27 5 Khoa học Trái đất và Môi trường 9 6 Khoa học Sự sống – Sinh học Nông nghiệp 20 7 Khoa học Sự sống – Y sinh Dược học 9 8 Cơ học 22 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiến trong tháng 7/2018). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến thông báo trong tháng 8/2018). Danh sách các đề tài được phê duyệt (tải tại đây).

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo thực hiện điều tra khảo sát hoạt động tài trợ, hỗ trợ

Với mục đích điều tra kết quả, hiệu quả chương trình tài trợ, hỗ trợ, Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia thực hiện điều tra khảo sát trực tuyến đánh giá tác động của đề tài đối với cá nhân nhà khoa học / nhóm nghiên cứu. Đối tượng đánh giá: Hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ (các đề tài NCCB, Hợp tác song phương 2009 – 2014) Thời gian thực hiện: Từ 30/6/2018 đến 10/7/2018 Thông tin thực hiện khảo sát được gửi trực tiếp qua email của Chủ nhiệm đề tài đăng ký trên hệ thống OMS của Quỹ. Trong thời gian thực hiện khảo sát, nếu có vấn đề phát sinh cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: CV. Nguyễn Thành Trung – nguyentrung@most.gov.vn hoặc gọi đến số điện thoại: 024.3936.7750, số máy lẻ 501. Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đề nghị các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu hỗ trợ để thực hiện điều tra, đánh giá nhằm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tài trợ, hỗ trợ.

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân (GS.NGND) Phan Huy Lê, được biết đến là nhà khoa học tâm huyết có nhiều đóng góp cho nền sử học của đất nước, là người thầy mẫu mực được các nhà nghiên cứu lịch sử quý mến, kính trọng. Ông qua đời để lại niềm thương tiếc cho nhiều thế hệ học trò, đồng nghiệp, các nhà khoa học và những người yêu lịch sử Việt Nam. GS.NGND Phan Huy Lê Giáo sư Phan Huy Lê đã tham gia nhiều hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ). Ông là Chủ tịch Hội đồng khoa học liên ngành Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học thuộc chương trình nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn của Quỹ nhiệm kỳ 2010 – 2016 và 2016 – 2018. Giáo sư Phan Huy Lê là chủ nhiệm Đề án khoa học xã hội cấp quốc gia “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phê duyệt, giao Quỹ tổ chức thực hiện (Đề án thực hiện theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tháng 01/2014 về việc nghiên cứu, biên soạn bộ sách Lịch sử Việt Nam). Đây là một Đề án có tầm quan trọng đặc biệt với hệ thống đề tài và sản phẩm đồ sộ, bao gồm: bộ Lịch sử Việt Nam 25 tập, bộ Biên niên sự kiện lịch sử Việt Nam 5 tập và Cơ sở dữ liệu lịch sử Việt Nam. Đề án đã huy động được trên 300 nhà khoa học thuộc các trường, viện, học viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội trong cả nước tham gia thực hiện. Giáo sư Phan Huy Lê tại Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài Nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn tài trợ đợt 2 năm 2018 Buổi họp cuối cùng của Giáo sư Phan Huy Lê tại Văn phòng Đề án “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam”, ngày 24/5/2018 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ nhiệm Đề án “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam”,  nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, về Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê. ——————————————————             Giáo sư (GS) Phan Huy Lê sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934 tại làng Thu Hoạch (nay là xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) – một vùng quê văn hiến của xứ Nghệ, giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, trọng tình nghĩa, cần cù và hiếu học. Cả hai dòng họ nội, ngoại của GS Phan Huy Lê đều là những dòng họ khoa bảng nổi tiếng với những danh nhân văn hoá lớn như Phan Huy Cận (1722-1789), Phan Huy Ích (1751-1822), Phan Huy Ôn (1755-1786), Phan Huy Sảng (1764-1811),Phan Huy Quýnh (1775-1844), Phan Huy Thực (1778-1842), Phan Huy Chú (1782-1840), Phan Huy Vịnh (1800-1870), Cao Xuân Dục (1842-1923), Cao Xuân Tiếu (1865-1939), Cao Xuân Huy (1900-1983)… Bà nội ông là cụ Lê Thị Hòe, mặc dù góa chồng lúc mới 18 tuổi, con chưa đủ năm, nhưng đã một lòng nuôi dạy con trai thành tài nên được vua Nam Triều sắc phong bốn chữ “Tiết hạnh khả phong”. Cụ thân sinh ông là Phan Huy Tùng (1878-1939), Tiến sĩ Nho học khoa Quý Sửu đời vua Duy Tân (năm 1913), từng làm quan trong triều đình Huế, nổi tiếng thanh liêm, phúc đức, nhân hậu, hết mực yêu con, quý cháu.             Phan Huy Lê đã sống trọn những năm tháng tuổi thơ tại quê hương, thừa hưởng truyền thống trọng nghĩa và hiếu học từ hai gia đình nội ngoại, lại được khai tâm bằng những bài học làm người của một nhà giáo cách mạng mẫu mực[1]. Những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm bên cánh võng cùng bà nội và tình cảm sâu sắc với gia đình, quê hương đã định hình cá tính và nhân cách trước khi ông rời quê hoà nhập vào cuộc sống xã hội. Nếu bản thân ông thuộc về thế hệ trải qua thời kì gian nan của lịch sử Việt Nam hiện đại, thì tầm nhìn của ông đã vượt ra ngoài giới hạn đó. Chính truyền thống do tổ tông truyền lại đã giúp ông vững vàng trên con đường nghiên cứu một cách khách quan lịch sử nước nhà.             Năm 1952, khi 18 tuổi, ông ra học dự bị đại học ở Thanh Hoá. Tại đây, ông có cơ hội tiếp xúc với những trí thức cách mạng hàng đầu của đất nước. Không ít người đã ngạc nhiên khi nghe ông kể mình vốn ham mê khoa học tự nhiên và dự định chọn Toán – Lý cho tương lai nghề nghiệp của mình. Nhưng dường như số phận đã định trước cho Giáo sư Phan Huy Lê con đường nối nghiệp tổ tông, trở thành nhà Sử học. Ông dự cảm con đường đi của mình gắn liền với lịch sử Việt Nam: “Đất nước ta không rộng lớn lắm, lịch sử không để lại những công trình kỳ vĩ như Kim tự tháp, Vạn lý trường thành…, nhưng ông cha ta đã tạo dựng, lưu giữ và truyền lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một di sản thật vô giá với giang sơn tươi đẹp, đa dạng được lao động của con người khai phá, điểm tô; với những trang sử xây dựng và bảo vệ đất nước gian truân, hào hùng; với một kho tàng văn hoá phong phú và những giá trị truyền thống tiêu

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo chuyển đổi giao diện website

Nhằm mục đích cung cấp thông tin đầy đủ và thuận lợi tới các nhà khoa học, nhà quản lý, từ ngày 18/6/2018, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia sử dụng giao diện website mới.   Giao diện website Website mới ngoài những cải tiến về giao diện, bổ sung nội dung các chương trình tài trợ, hỗ trợ còn cho phép người dùng có thể đăng ký nhận tin tức mới nhất về các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ và tra cứu danh mục đề tài được Quỹ tài trợ qua các năm đơn giản, thuận tiện. Website www.nafosted.gov.vn hoạt động tốt nhất trên công cụ trình duyệt Firefox, Chrome, Safari và Opera. Trong thời gian chuyển đổi, mong Quý người dùng đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể khắc phục các sai sót (nếu có). Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về email nafosted@most.gov.vn hoặc gọi đến số điện thoại: 024.3934.7750, số máy lẻ 505 (chị Vũ Quỳnh Trang). Trân trọng cảm ơn,

Tin sự kiện, Tin tức

Vinh danh 3 nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018

Giải thưởng Tạ Quang Bửu là sự kiện gắn liền với Kỷ niệm Ngày KH&CN 18/5 – Ngày hội của những người làm công tác nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học, của các doanh nghiệp có tinh thần đổi mới sáng tạo; là điểm hẹn thường niên để cộng đồng KH&CN cả nước tổ chức các sự kiện có ý nghĩa thiết thực vừa để ghi nhận những nỗ lực, thành công của ngành KH&CN đóng góp cho kho tàng tri thức cũng như phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, vừa để thảo luận, định hướng hoạt động nhằm hướng đích các mục tiêu của ngành KH&CN nói riêng, của đất nước nói chung trong ngắn hạn và dài hạn. Toàn cảnh Lễ trao giải. Tại Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 sáng ngày 18/5, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết đây là một trong số các sự kiện quan trọng, thiết thực chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5). Tham dự buổi Lễ có đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành và địa phương. Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ, có sự tham dự của đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; các đồng chí Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ. Buổi Lễ còn có sự tham dự của Đại diện gia đình cố Giáo sư Tạ Quang Bửu; các nhà khoa học, đại biểu đại diện cho các tổ chức khoa học và công nghệ, các thành viên Hội đồng Giải thưởng và các nhà khoa học đã được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu, sinh viên các trường đại học; các cơ quan thông tấn, báo chí. Đặc biệt, tham dự Lễ trao Giải thưởng còn có GS. TS. Pierre Darriulat, người đã đồng hành cùng Giải thưởng Tạ Quang Bửu suốt 5 năm qua. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu tại lễ trao giải Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, phát triển khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo đã được khẳng định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tích cực cùng với các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và địa phương triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Cùng với đó, việc tổ chức trao tặng các giải thưởng về khoa học và công nghệ cũng đã góp phần động viên các nhà khoa học tiếp tục hăng say nghiên cứu và cống hiến cho cộng đồng, cho đất nước. Thời gian qua, ngành KH&CN đã có những chuyển biến tích cực, trong đó chú trọng đến đồng hành, gắn kết và phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển giao, đổi mới công nghệ; hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; chuyển mạnh công tác quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu sang chế độ hậu kiểm; tham gia trực tiếp vào các chuỗi sản xuất-kinh doanh ; … để phục vụ hiệu quả cho việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Song hành với những vấn đề nêu trên, khoa học cơ bản vẫn nhận được sự quan tâm, đầu tư thích đáng từ Chính phủ. Việc thúc đẩy thực hiện các Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học đến 2020; Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020, Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025 cũng như là đưa vào vận hành 02 Trung tâm quốc tế về Toán học và Vật lý được UNESCO công nhận là mục tiêu quan trọng của ngành KH&CN. Đây sẽ là môi trường nền tảng, cùng với các chương trình KH&CN của các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hướng tới gặt hái được những kết quả, công trình nghiên cứu ở tầm quốc tế như những công trình đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã trao. “Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng thường niên của Bộ Khoa KH&CN nhằm tôn vinh những nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Qua 5 năm tổ chức xét tặng, Giải thưởng đã nhận được sự đánh giá, ghi nhận tích cực của cộng đồng các nhà khoa học như một Giải thưởng uy tín, nghiêm túc, chất lượng. Giải thưởng đã góp phần động viên, khích lệ các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN hướng tới những nghiên cứu chất lượng cao tại Việt Nam; cổ vũ cho việc xây dựng môi trường học thuật, sáng tạo và thúc đẩy phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh đủ tầm thực hiện những công trình nghiên cứu ở trình độ quốc tế”, Bộ trưởng nhấn mạnh. GS.TS Nguyễn Đức Chiến – Đại diện Hội đồng Giải thưởng phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 GS.TS Nguyễn Đức Chiến, Phó Chủ tịch Hội

Tin sự kiện, Tin tức

Nâng cao hiệu quả hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Bỉ

Ngày 14/5 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã đón tiếp ngài Geert Bourgeois – Thủ hiến vùng Flanders, Vương quốc Bỉ cùng đoàn đại biểu của Quỹ nghiên cứu vùng Flanders (FWO) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có GS.TS Phan Tuấn Nghĩa – Thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ, GS.TS Nguyễn Hải Nam – thành viên Hội đồng khoa học hỗn hợp NAFOSTED – FWO năm 2017. Tại buổi tiếp, ông Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ chào mừng đoàn đại biểu vùng Flanders do thủ hiến Geert Bourgerois dẫn đầu tới thăm Quỹ. Giám đốc CQĐH Quỹ cho biết hợp tác NAFOSTED và FWO được thực hiện đều đặn với mỗi đợt kêu gọi đăng kỳ và xem xét tài trợ mỗi hai năm. Kể từ năm 2009 đến nay, hai quỹ đã đồng tài trợ 33 đề tài hợp tác nghiên cứu song phương, trong đó 14 đề tài đã hoàn thành và được đánh giá kết quả đạt, đem lại nhiều kết quả khoa học chất lượng với hơn 40 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín; đồng thời đào tạo cho gần 40 nghiên cứu sinh và thạc sĩ. Đại diện NAFOSTED và FWO báo cáo quá trình hợp tác giữa hai quỹ GS.TS Phan Tuấn Nghĩa – Thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ nhận quà tặng  từ ông Geert Bourgeois – Thủ hiến vùng Flanders, Vương quốc Bỉ Tại buổi làm việc, đại diện các nhà khoa học Việt Nam và Bỉ đã đồng giới thiệu các dự án hợp tác nghiên cứu song phương. GS. Maarten Hertog – Trường Đại học KULeuven và PGS.TS Trần Thị Định – Trường Đại học Nông nghiệp Việt Nam đã giới thiệu đề tài “Nghiên cứu tính chịu nhiệt và điều khiển quá trình chín đột biến của quả ở mức độ phân tử”. Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ cơ chế điều khiển quá trình chín đột biến của cà chua chịu nhiệt/nhạy cảm với nhiệt thông qua quá trình truyền và nhận tín hiệu etylen, mô hình hoá mối tương quan giữa quá trình sinh tổng hợp etylen và con đường dẫn truyền tín hiệu để sản sinh chất thụ thể trong quá trình chín đột biến của quả. Kết quả của đề tài sẽ tạo ra bước đột phá trong những nghiên cứu cơ bản về sinh tổng hợp etylen trong quá trình phát triển và chín quả của cà chua chịu nhiệt/ nhạy cảm với nhiệt, là cơ sở để cải thiện chất lượng cà chua sau thu hoạch. Những kết quả nghiên cứu này cũng sẽ được áp dụng cho các loại cây ăn quả quan trọng khác có cùng qui luật phát triển và chín đột biến. Nhóm các nhà khoa học gồm GS. An Verberckmoes – Trường Đại học Ghent,  TS. Đỗ Hữu Nghị – Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã đồng trình bày đề tài “Nghiên cứu khai thác tiềm năng giá trị của Lignin bằng chuyển hóa enzyme, xúc tác hóa học và phân tách các hợp chất thơm từ chúng”. Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về cấu trúc lignin của sinh khối (rơm rạ…) cũng như các thành phần liên kết của cấu trúc polymer (ether, ester, C-C) với các đơn vị thành phần phenolic. Tính mới của đề tài là cách tiếp cận dựa trên sự tấn công của enzyme và xúc tác hóa học lên cấu trúc lignin kết hợp với công nghệ phân tách màng tiên tiến; phát triển các enzyme có hoạt tính cao và đặc hiệu để thu được các sản phẩm phản ứng cho phát triển các polymer có đặc tính mới; depolymer hóa bằng xúc tác hóa học ở điều kiện tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường hơn (sử dụng dung môi “xanh”) và phát triển tối ưu hóa sử dụng các xúc tác khác nhau (sinh học và hóa học) một cách phù hợp. Các nhà khoa học Việt Nam và Bỉ trình bày các dự án hợp tác song phương Phát biểu tại sự kiện, Thủ hiến bang Flanders, ông Geert Bourgeois bày tỏ vui mừng trước kết quả hợp tác khoa học giữa NAFOSTED và FWO, cho rằng đây là minh chứng cụ thể cho mối quan hệ song phương vững bền giữa Việt Nam và Bỉ. Ông Geert Bourgeois cũng bày tỏ tin tưởng sẽ có nhiều đề tài hợp tác hiệu quả giữa nhà khoa học hai bên trong tương lai. Tác giả bài viết: NTM Quyên Nguồn tin: nafosted

Tin sự kiện, Tin tức

Vài nét về các công trình được Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã phê duyệt trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 cho ba nhà khoa học là TSKH. Trần Đình Phong, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Giải thưởng chính), PGS.TS Phạm Văn Hùng, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM (Giải thưởng chính) và TS. Đỗ Quốc Tuấn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ). TSKH. Trần Đình Phong là tác giả chính của công trình trong lĩnh vực Vật lý: Phong D. Tran,* Thu V. Tran, Maylis Orio, Stephane Torelli, Quang Duc Truong, Keiichiro Nayuki, Yoshikazu Sasaki, Sing Yang Chiam, Ren Yi, Itaru Honma, James Barber, Vincent Artero, Coordination polymer structure and revisited hydrogen evolution catalytic mechanism for amorphous molybdenum sulfide. Nature Materials 15, 640-646, 2016. TSKH. Trần Đình Phong (Ảnh: Internet) Hiện nay trong công nghiệp, nhiên liệu hydro đang được sản xuất từ khí thiên nhiên. Thách thức hiện nay là có thể sản xuất được hydro từ nước với giá thành rẻ hơn từ khí thiên nhiên. Để đạt được mục tiêu đó, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu chất xúc tác molybdenum sulfide có thể chế tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau với khối lượng lớn. Công trình này xác định được cơ chế hoạt động xúc tác của vật liệu này một cách đầy đủ và từ đó đề xuất phương pháp thiết kế một thiết bị sản xuất tách hydro từ nước bằng năng lượng mặt trời có thể đạt hiệu suất chuẩn của Cơ quan năng lượng Mỹ. Công trình được công bố trong Nature Materials là một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới,  được SCIMAGO xếp hạng 2/1983 trong Khoa học vật liệu, 2/863 trong Hoá học và 3/4363 trong Kỹ thuật. PGS.TS Phạm Văn Hùng là tác giả chính của công trình khoa học trong lĩnh vực Sinh học Nông nghiệp: Pham Van Hung, Huynh Thi Chau, Nguyen Thi Lan Phi, In vitro digestibility and in vivo glucose response of native and physically modified rice starches varying amylose contents. Food Chemistry 191, 74-80, 2016. PGS.TS Phạm Văn Hùng (Ảnh: Internet) Công trình nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và chỉ số đường huyết của các loại tinh bột gạo ở Việt Nam khi tiến hành xử lý nhiệt-ẩm và ẩm-nhiệt. Bằng các phương pháp xử lý trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được các loại tinh bột có chỉ số đường huyết trung bình và thấp. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng ở Việt Nam để phòng chống các bệnh mãn tính của con người và đặc biệt dùng cho các bệnh nhân tiểu đường và béo phì. Công trình được công bố trong Food Chemistry là một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Sinh học,  được SCIMAGO xếp hạng 9/273 trong Công nghệ thực phẩm. TS. Đỗ Quốc Tuấn là tác giả công trình khoa học trong lĩnh vực Vật lý: T. Q. Do, Higher dimensional nonlinear massive gravity. Physical Review D 93, 104003, 2016. TS. Đỗ Quốc Tuấn (Ảnh: Internet) Lý thuyết hấp dẫn phi tuyến có khối lượng là một chủ đề nghiên cứu thời sự trong Vật lý và Thiên văn học. Để giải thích được các hiện tượng thực tế, người ta cần mở rộng lý thuyết này cho mô hình không thời gian có số chiều lớn hơn 4. Hầu hết các công trình trước đây đều tập trung nghiên cứu mô hình không thời gian bốn chiều. Các kết quả tính toán của công trình này cho thấy lý thuyết hấp dẫn phi tuyến trong mô hình không thời gian bốn chiều hoàn toàn có thể mở rộng lên không thời gian năm chiều hoặc cao hơn nữa. Công trình được công bố trong Physical Review D là một tạp chí khoa học có uy tín cao trong lĩnh vực Vật lý, được SCIMAGO xếp hạng 79/1225 trong Vật lý và Thiên văn học. Trước đó, ngày 25/4/2018, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 đã họp đánh giá 9 công trình khoa học được đề cử bởi các Hội đồng khoa học chuyên ngành trong các lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) (xem danh sách đề cử cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 tại đây). Theo nhận xét của Hội đồng, các công trình được đề cử có chất lượng tốt, đồng đều và được đăng tải trên các tạp chí hàng đầu của các chuyên ngành theo xếp hạng của SCIMAGO. Bên cạnh giá trị khoa học, nhiều công trình còn có tiềm năng ứng dụng cao. Kết thúc phiên họp, Hội đồng đã bầu chọn ba (03) nhà khoa học nêu trên cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018. Lễ trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2018) tại Hà Nội. Tác giả bài viết: GS.TSKH Ngô Việt Trung & Trương Thị Thanh Huyền

Tin sự kiện, Tin tức

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã phê duyệt trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 cho ba (03) nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề xuất. 1. Giải thưởng chính được trao tặng cho 02 nhà khoa học: – TS. Trần Đình Phong, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội , Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Là tác giả công trình khoa học trong lĩnh vực Vật lý: Phong D. Tran,* Thu V. Tran, Maylis Orio, Stephane Torelli, Quang Duc Truong, Keiichiro Nayuki, Yoshikazu Sasaki, Sing Yang Chiam, Ren Yi, Itaru Honma, James Barber, Vincent Artero, 2016. Coordination polymer structure and revisited hydrogen evolution catalytic mechanism for amorphous molybdenum sulfide. Nature Materials, 15, 640-646. – PGS. TS. Phạm Văn Hùng, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM; Là tác giả công trình khoa học trong lĩnh vực Sinh học Nông nghiệp: Pham Van Hung, Huynh Thi Chau, Nguyen Thi Lan Phi, 2016. In vitro digestibility and in vivo glucose response of native and physically modified rice starches varying amylose contents. Food Chemistry 191, 74-80. 2. Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ được trao cho : – TS. Đỗ Quốc Tuấn, Trường Đại học Khoa học Tự  nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Là tác giả công trình khoa học trong lĩnh vực Vật lý: T. Q. Do, 2016. Higher dimensional nonlinear massive gravity. Physical Review D 93, 104003. Trước đó, ngày 25/4/2018, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 đã họp xem xét, đánh giá, lựa chọn các nhà khoa học được các Hội đồng khoa học chuyên ngành trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đề xuất (xem danh sách 09 đề cử cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 tại đây). Kết thúc phiên họp, Hội đồng đã chọn ba (03) nhà khoa học nêu trên, đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018. Lễ trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2018) tại Hà Nội.

Lên đầu trang