Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Truyền thông khoa học

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng Quỹ NAFOSTED và Quỹ NATIF

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018”, sáng ngày 25/3, Đoàn Giám sát đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về tình hình hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) thuộc Bộ. Tham dự buổi làm việc, về phía Lãnh đạo đoàn giám sát có đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát; đồng chí Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn; đồng chí Dương Quốc Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát. Về phía Bộ KH&CN có đồng chí Chu Ngọc Anh – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN. Cùng dự có đại diện Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, các thành viên đoàn giám sát, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ KH&CN. Toàn cảnh buổi làm việc.  Đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống Theo báo cáo của Bộ KH&CN, những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cơ chế tài chính cho KH&CN đã có những bước đổi mới, trong đó có việc chuyển từ cơ chế cấp phát tài chính theo kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sang cơ chế quỹ với việc hình thành, ra đời Quỹ NAFOSTED và Quỹ NATIF. Định hướng hình thành và phát triển cả hai quỹ NAFOSTED và NATIF đều đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sau đó đã được Quốc hội thể chế hóa thành các quy định pháp luật về KH&CN. Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/04/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 chỉ rõ:“…Nghiên cứu, ban hành các cơ chế mang tính chất đột phá nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất lao động và gia tăng giá trị của sản phẩm”. Chủ trương của Đảng về phát triển KH&CN đã được Quốc hội thể chế hóa thành Luật KH&CN năm 2000 và năm 2013. Quỹ NAFOSTED được quy định tại Luật KH&CN năm 2000 (Điều 39) và Luật KH&CN năm 2013 (Điều 60). Năm 2003, Quỹ NAFOSTED được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ, khai trương đi vào hoạt động từ tháng 02/2008 và bắt đầu hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ tháng 11/2009. Việc ra đời và đi vào hoạt động của Quỹ được đánh giá là một trong những dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý KH&CN. Quỹ NATIF được thành lập, hoạt động theo quy định tại Điều 39 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Điều 38 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 05/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia; Quyết định số 1051/QĐ-TTg ngày 03/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ về Tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Năm 2015, Quỹ chính thức đi vào hoạt động. Việc thành lập Quỹ NATIF thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ cũng như của Bộ KH&CN trong việc tập trung các nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng lấy KH&CN và hoạt động đổi mới sáng tạo làm nền tảng, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước; xác định doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.  Điều đặc biệt, cơ chế thực hiện đối với cả 2 Quỹ nói trên đều rất đổi mới, linh hoạt, kịp thời và tiếp cận cách quản lý KH&CN trên thế giới. Đặc trưng lớn nhất của quỹ là tổ chức, bộ máy và phương thức hoạt động là đề cao tính tự quản, dân chủ và công khai. Ví dụ, với cơ chế tài chính hiện tại của Quỹ NATIF được NSNN cấp vốn để thực hiện tài trợ và chi hoạt động của Quỹ đã góp phần giúp Quỹ chủ động triển khai các hoạt động. Quỹ NATIF có thể tiếp nhận đề xuất và xét chọn các nhiệm vụ KH&CN quanh năm, cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo tiến độ thực hiện được phê duyệt trong thuyết minh và ký kết trong hợp đồng thực hiện nhiệm vụ mà không phải phụ thuộc vào năm kế hoạch, hay nói cách khác, phương thức cấp phát kinh phí được đổi mới hơn so với cách thức truyền thống. Hơn nữa, với một số vốn được cấp từ ngân sách, Quỹ NATIF có thể huy động được lượng vốn lớn hơn 2 đến 3 lần từ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Duy trì hoạt động của 2 Quỹ là thực sự cần thiết Tại buổi làm việc, phần lớn các thành viên Đoàn giám sát đều đánh giá cao các báo cáo của Bộ KH&CN, đồng tình với cách tiếp cận, đổi mới của 2 Quỹ và nhấn mạnh, đối với Việt Nam cần phải coi KH&CN là yếu tố then chốt hàng đầu để nâng cao năng suất, chất lượng, động lực phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, việc duy trì 2 Quỹ này thực sự

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng Quỹ NAFOSTED và Quỹ NATIF

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018”, sáng ngày 25/3, Đoàn Giám sát đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về tình hình hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) thuộc Bộ. Tham dự buổi làm việc, về phía Lãnh đạo đoàn giám sát có đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát; đồng chí Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn; đồng chí Dương Quốc Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát. Về phía Bộ KH&CN có đồng chí Chu Ngọc Anh – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN. Cùng dự có đại diện Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, các thành viên đoàn giám sát, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ KH&CN.  Toàn cảnh buổi làm việc.  Đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống Theo báo cáo của Bộ KH&CN, những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cơ chế tài chính cho KH&CN đã có những bước đổi mới, trong đó có việc chuyển từ cơ chế cấp phát tài chính theo kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sang cơ chế quỹ với việc hình thành, ra đời Quỹ NAFOSTED và Quỹ NATIF. Định hướng hình thành và phát triển cả hai quỹ NAFOSTED và NATIF đều đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sau đó đã được Quốc hội thể chế hóa thành các quy định pháp luật về KH&CN. Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/04/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 chỉ rõ:“…Nghiên cứu, ban hành các cơ chế mang tính chất đột phá nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất lao động và gia tăng giá trị của sản phẩm”. Chủ trương của Đảng về phát triển KH&CN đã được Quốc hội thể chế hóa thành Luật KH&CN năm 2000 và năm 2013. Quỹ NAFOSTED được quy định tại Luật KH&CN năm 2000 (Điều 39) và Luật KH&CN năm 2013 (Điều 60). Năm 2003, Quỹ NAFOSTED được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ, khai trương đi vào hoạt động từ tháng 02/2008 và bắt đầu hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ tháng 11/2009. Việc ra đời và đi vào hoạt động của Quỹ được đánh giá là một trong những dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý KH&CN. Quỹ NATIF được thành lập, hoạt động theo quy định tại Điều 39 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Điều 38 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 05/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia; Quyết định số 1051/QĐ-TTg ngày 03/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ về Tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Năm 2015, Quỹ chính thức đi vào hoạt động. Việc thành lập Quỹ NATIF thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ cũng như của Bộ KH&CN trong việc tập trung các nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng lấy KH&CN và hoạt động đổi mới sáng tạo làm nền tảng, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước; xác định doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.  Điều đặc biệt, cơ chế thực hiện đối với cả 2 Quỹ nói trên đều rất đổi mới, linh hoạt, kịp thời và tiếp cận cách quản lý KH&CN trên thế giới. Đặc trưng lớn nhất của quỹ là tổ chức, bộ máy và phương thức hoạt động là đề cao tính tự quản, dân chủ và công khai. Ví dụ, với cơ chế tài chính hiện tại của Quỹ NATIF được NSNN cấp vốn để thực hiện tài trợ và chi hoạt động của Quỹ đã góp phần giúp Quỹ chủ động triển khai các hoạt động. Quỹ NATIF có thể tiếp nhận đề xuất và xét chọn các nhiệm vụ KH&CN quanh năm, cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo tiến độ thực hiện được phê duyệt trong thuyết minh và ký kết trong hợp đồng thực hiện nhiệm vụ mà không phải phụ thuộc vào năm kế hoạch, hay nói cách khác, phương thức cấp phát kinh phí được đổi mới hơn so với cách thức truyền thống. Hơn nữa, với một số vốn được cấp từ ngân sách, Quỹ NATIF có thể huy động được lượng vốn lớn hơn 2 đến 3 lần từ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Duy trì hoạt động của 2 Quỹ là thực sự cần thiết Tại buổi làm việc, phần lớn các thành viên Đoàn giám sát đều đánh giá cao các báo cáo của Bộ KH&CN, đồng tình với cách tiếp cận, đổi mới của 2 Quỹ và nhấn mạnh, đối với Việt Nam cần phải coi KH&CN là yếu tố then chốt hàng đầu để nâng cao năng suất, chất lượng, động lực phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, việc duy trì 2 Quỹ này thực sự

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Tạp chí tiếng Anh của Bộ KH&CN được chấp nhận tham gia cơ sở dữ liệu của ASEAN Citation Index

Tại Hội nghị lần thứ 6 của Ban chỉ đạo ASEAN Citation Index (ACI) diễn ra trong 2 ngày 31/10-1/11/2018 (Băng-cốc, Thái Lan), Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering (VJSTE) – tạp chí tiếng Anh của Bộ Khoa học và Công nghệ, đã chính thức được chấp nhận tham gia cơ sở dữ liệu ACI. Cùng với VJSTE còn có 2 tạp chí là Journal of Information and Telecomunition (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) và Vietnam Journal of Mechanics (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Như vậy, hiện nay, Việt Nam đã có 9 tạp chí khoa học trong cơ sở dữ liệu của ACI, gồm: Biomedical Research and Therapy; Dalat University Journal of Science; Journal of Asian Business and Economic Studies; Journal of Economics and Development; Vietnam Journal of Earth Sciences; Vietnam Journal of Science and Technology; Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering; Journal of Information and Telecomunition; Vietnam Journal of Mechanics. ACI có chức năng lưu trữ, tìm kiếm bài báo và trích dẫn, giúp phân loại và đánh giá chất lượng tạp chí khoa học của các nước ASEAN. Để có mặt trong cơ sở dữ liệu này, các tạp chí khoa học cần phải đạt những tiêu chuẩn về hình thức và nội dung tiệm cận với tiêu chuẩn của Scopus. Tại Hội nghị lần này, Ban chỉ đạo ACI (do GS Narongrit  Sombatsompop làm Chủ tịch) cũng có buổi làm việc với đại diện của Scopus về kế hoạch lựa chọn những tạp chí khoa học có chất lượng tốt vào cơ sở dữ liệu của Scopus trong những năm tới. Như vậy, với việc tham gia cơ sở dữ liệu của ACI sẽ giúp cho các tạp chí khoa học có nhiều cơ hội được xét duyệt vào các cơ sở dữ liệu quốc tế như ISI hay Scopus. Trước đó, từ số 1/2018, VJSTE đã được chấp nhận vào cơ sở dữ liệu của CABI Abstracts và Global Health. CABI (Centre for Agriculture and Biosciences International) có trụ sở tại United Kingdom là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận có uy tín, phổ biến các tri thức khoa học trên toàn cầu trong các lĩnh vực khoa học sự sống từ năm 1913. Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân (GS.NGND) Phan Huy Lê, được biết đến là nhà khoa học tâm huyết có nhiều đóng góp cho nền sử học của đất nước, là người thầy mẫu mực được các nhà nghiên cứu lịch sử quý mến, kính trọng. Ông qua đời để lại niềm thương tiếc cho nhiều thế hệ học trò, đồng nghiệp, các nhà khoa học và những người yêu lịch sử Việt Nam. GS.NGND Phan Huy Lê Giáo sư Phan Huy Lê đã tham gia nhiều hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ). Ông là Chủ tịch Hội đồng khoa học liên ngành Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học thuộc chương trình nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn của Quỹ nhiệm kỳ 2010 – 2016 và 2016 – 2018. Giáo sư Phan Huy Lê là chủ nhiệm Đề án khoa học xã hội cấp quốc gia “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phê duyệt, giao Quỹ tổ chức thực hiện (Đề án thực hiện theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tháng 01/2014 về việc nghiên cứu, biên soạn bộ sách Lịch sử Việt Nam). Đây là một Đề án có tầm quan trọng đặc biệt với hệ thống đề tài và sản phẩm đồ sộ, bao gồm: bộ Lịch sử Việt Nam 25 tập, bộ Biên niên sự kiện lịch sử Việt Nam 5 tập và Cơ sở dữ liệu lịch sử Việt Nam. Đề án đã huy động được trên 300 nhà khoa học thuộc các trường, viện, học viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội trong cả nước tham gia thực hiện. Giáo sư Phan Huy Lê tại Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài Nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn tài trợ đợt 2 năm 2018 Buổi họp cuối cùng của Giáo sư Phan Huy Lê tại Văn phòng Đề án “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam”, ngày 24/5/2018 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ nhiệm Đề án “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam”,  nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, về Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê. ——————————————————             Giáo sư (GS) Phan Huy Lê sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934 tại làng Thu Hoạch (nay là xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) – một vùng quê văn hiến của xứ Nghệ, giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, trọng tình nghĩa, cần cù và hiếu học. Cả hai dòng họ nội, ngoại của GS Phan Huy Lê đều là những dòng họ khoa bảng nổi tiếng với những danh nhân văn hoá lớn như Phan Huy Cận (1722-1789), Phan Huy Ích (1751-1822), Phan Huy Ôn (1755-1786), Phan Huy Sảng (1764-1811),Phan Huy Quýnh (1775-1844), Phan Huy Thực (1778-1842), Phan Huy Chú (1782-1840), Phan Huy Vịnh (1800-1870), Cao Xuân Dục (1842-1923), Cao Xuân Tiếu (1865-1939), Cao Xuân Huy (1900-1983)… Bà nội ông là cụ Lê Thị Hòe, mặc dù góa chồng lúc mới 18 tuổi, con chưa đủ năm, nhưng đã một lòng nuôi dạy con trai thành tài nên được vua Nam Triều sắc phong bốn chữ “Tiết hạnh khả phong”. Cụ thân sinh ông là Phan Huy Tùng (1878-1939), Tiến sĩ Nho học khoa Quý Sửu đời vua Duy Tân (năm 1913), từng làm quan trong triều đình Huế, nổi tiếng thanh liêm, phúc đức, nhân hậu, hết mực yêu con, quý cháu.             Phan Huy Lê đã sống trọn những năm tháng tuổi thơ tại quê hương, thừa hưởng truyền thống trọng nghĩa và hiếu học từ hai gia đình nội ngoại, lại được khai tâm bằng những bài học làm người của một nhà giáo cách mạng mẫu mực[1]. Những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm bên cánh võng cùng bà nội và tình cảm sâu sắc với gia đình, quê hương đã định hình cá tính và nhân cách trước khi ông rời quê hoà nhập vào cuộc sống xã hội. Nếu bản thân ông thuộc về thế hệ trải qua thời kì gian nan của lịch sử Việt Nam hiện đại, thì tầm nhìn của ông đã vượt ra ngoài giới hạn đó. Chính truyền thống do tổ tông truyền lại đã giúp ông vững vàng trên con đường nghiên cứu một cách khách quan lịch sử nước nhà.             Năm 1952, khi 18 tuổi, ông ra học dự bị đại học ở Thanh Hoá. Tại đây, ông có cơ hội tiếp xúc với những trí thức cách mạng hàng đầu của đất nước. Không ít người đã ngạc nhiên khi nghe ông kể mình vốn ham mê khoa học tự nhiên và dự định chọn Toán – Lý cho tương lai nghề nghiệp của mình. Nhưng dường như số phận đã định trước cho Giáo sư Phan Huy Lê con đường nối nghiệp tổ tông, trở thành nhà Sử học. Ông dự cảm con đường đi của mình gắn liền với lịch sử Việt Nam: “Đất nước ta không rộng lớn lắm, lịch sử không để lại những công trình kỳ vĩ như Kim tự tháp, Vạn lý trường thành…, nhưng ông cha ta đã tạo dựng, lưu giữ và truyền lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một di sản thật vô giá với giang sơn tươi đẹp, đa dạng được lao động của con người khai phá, điểm tô; với những trang sử xây dựng và bảo vệ đất nước gian truân, hào hùng; với một kho tàng văn hoá phong phú và những giá trị truyền thống tiêu

Tin tức, Truyền thông khoa học

Bộ KH&CN Việt Nam – Lào: tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Sáng 25/6, tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An, Ủy ban hợp tác KH&CN Việt Nam – Lào đã tổ chức khóa họp lần thứ 4. Tại khóa họp lần thứ 4 Ủy ban Hợp tác KH&CN Việt Nam – Lào, Bộ KH&CN Việt Nam và Lào thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Dự Hội nghị về phía Bộ KH&CN Việt Nam có các đồng chí: Chu Ngọc Anh – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng; Trần Việt Thanh – Thứ trưởng, lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ và một số tỉnh. Về phía Bộ KH&CN nước CHDCND Lào có các đồng chí: Boviengkham Vongdara – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, Bộ trưởng; Bounty Thamith – Thứ trưởng. Đồng chí Phomma Sitsena – Công sứ Đại sứ quán nước CHDCND Lào tại Việt Nam; lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ và một số tỉnh. Toàn cảnh khóa họp lần thứ 4 Ủy ban Hợp tác KH&CN Việt Nam Hiệp định hợp tác về KH&CN giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào được ký vào tháng 12/2008, thay thế Hiệp định ký năm 1985. Căn cứ theo Hiệp định, Ủy ban Hợp tác KH&CN Việt Nam – Lào được tổ chức 2 năm một lần, luân phiên tại mỗi nước. Tại khóa họp lần thứ 3 được tổ chức tại Viêng Chăn (Lào) vào tháng 12/2014, hai bên đã thống nhất các hướng ưu tiên hợp tác giai đoạn 2015 – 2016, tập trung vào các nội dung: trao đổi các đoàn cấp cao, hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực KH&CN của Lào; tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, thông tin KH&CN, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật gữa các địa phương của hai bên. Qua chương trình hợp tác, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào nói chung và hợp tác trong lĩnh vực KH&CN nói riêng đang ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu. Tính đến tháng 12/2016, Bộ KH&CN Việt Nam cũng đã đào tạo 114 lượt cán bộ cho phía Lào trong các lĩnh vực như: viễn thám cơ bản và xử lý ảnh viễn thám, công nghệ chế tạo pin mặt trời và pin nhiên liệu… Đặc biệt, Bộ KH&CN Việt Nam và Lào phối hợp tổ chức triển khai Dự án xây dựng: Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý KH&CN của Lào từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào, dự kiến bàn giao trong quý 3/2017 với tổng mức đầu tư hơn 98,8 tỷ đồng, trong đó phía Việt Nam là hơn 89,8 tỷ đồng và vốn đối ứng của Lào hơn 8,8 tỷ đồng;… Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu tại khóa họp Phát biểu tại Khóa họp, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, trong những năm qua, Bộ KH&CN Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác KH&CN với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt – Lào nói chung và hợp tác trong lĩnh vực KH&CN nói riêng đang ngày càng phát triển đặt yêu cầu hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng được mong mỏi của cộng đồng các nhà khoa học và nhân dân hai nước. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh mong muốn: “Toàn thể lãnh đạo, cán bộ hai Bộ KH&CN tiếp tục cố gắng và nỗ lực không ngừng để hợp tác giữa hai bộ đạt được nhiều kết quả hơn nữa, góp phần vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Nghị quyết Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như góp phần tô thắm thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt lâu đời giữa nhân dân hai nước. Đồng thời cùng nhau đánh giá, trao đổi thỏa thuận Chương trình hợp tác mới cho giai đoạn 2017 – 2019 để thúc đẩy phát triển KH&CN của hai nước”. Bộ trưởng Bộ KH&CN Lào Boviengkham Vongdara cho biết hoàn toàn thống nhất với ý kiến của Bộ trưởng Chu Ngọc Anh; đồng thời đánh giá cao những kết quả Bộ KH&CN Việt Nam đạt được, góp phần xây dựng Việt Nam phát triển. Bộ trưởng Boviengkham Vongdara cũng đánh giá cao mối quan hệ hợp tác ở cấp Trung ương, địa phương trong lĩnh vực KH&CN giữa hai nước, đặc biệt là sự phối hợp trong khuôn khổ các nước ASEAN; qua đó góp phần vun đắp mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Bộ trưởng Bộ KH&CN Lào Boviengkham Vongdara phát biểu tại khóa họp Những năm gần đây, ngoài sự hỗ trợ của các sở KH&CN của các tỉnh ở Việt Nam có đường biên giới với Lào (như Quảng Bình, Quảng Trị và Sơn La với các tỉnh Xa-va-na-khẹt, Xa-la-văn, Hủa Phăn), trong việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất tại các địa phương Lào, sự hợp tác giữa ngành KH&CN của hai nước đã có bước phát triển đáng khích lệ. Trước hết, Bộ KH&CN Việt Nam đã hỗ trợ Bộ KH&CN Lào xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN; xác định phương hướng ưu tiên và hình thức hợp tác trong lĩnh vực KH&CN giữa hai nước giai đoạn 2014 – 2016 và các năm tiếp theo; Bộ KH&CN Việt Nam (từ nguồn vốn ODA) giúp xây dựng Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý KH&CN của Lào. Theo kế hoạch, công trình

Tin tức, Truyền thông khoa học

GS. Nguyễn Hữu Dư được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Ngày 18/10/2013, GS. Nguyễn Hữu Dư – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội (đồng thời cũng là Thư ký Hội đồng Khoa học của Viện) được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán thay cho GS. Lê Tuấn Hoa mới đây được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. GS. Lê Tuấn Hoa giữ cương vị là Giám đốc Điều hành của Viện từ ngày 01/06/2011 tới ngày 18/10/2013. GS. Lê Tuấn Hoa đã có công lao to lớn đóng góp vào quá trình soạn thảo Chương trình Trọng điểm quốc gia phát triển Toán học Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Gắn bó với Viện từ những ngày đầu, GS. Lê Tuấn Hoa đã phối hợp cùng GS. Ngô Bảo Châu chèo lái Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán qua những thời điểm khó khăn của Viện. Những đóng góp to lớn của GS. Lê Tuấn Hoa cùng Ban giám đốc đã đưa Viện dần đi vào hoạt động ổn định và đạt được những thành tựu nhất định. GS. Lê Tuấn Hoa (trái) và GS. Nguyễn Hữu Dư. Là một người làm toán và quản lý đại học có kinh nghiệm, GS. Nguyễn Hữu Dư sẽ đóng góp tốt cho sự phát triển toán học nước nhà với tư cách là Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. Viện NCCC về Toán hoạt động theo Quy chế được Thủ tướng ban hành kèm theo Quyết định số 2343/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2010. Ban Giám đốc của Viện hiện nay gồm Giám đốc khoa học, Giám đốc Điều hành và Phó Giám đốc hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm. GS. Nguyễn Hữu Dư hiện là thành viên Hội đồng Khoa học ngành Toán học của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED). Nhân dịp này xin được chúc GS. Nguyễn Hữu Dư trên cương vị mới sẽ có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành Toán. (Nguồn: VIASM)

Tin tức, Truyền thông khoa học

“Kết nối các nhà khoa học trẻ” của Vương Quốc Anh và Việt Nam

Sáng kiến “Kết nối các nhà khoa học trẻ” Trong tháng 2/2014, Hội đồng Anh Việt Nam sẽ có tổ chức hai hội thảo chuyên đề về công nghệ sinh học và viễn thông trong chương trình “Kết nối các nhà khoa học trẻ” của Vương Quốc Anh và Việt Nam. Đây là sáng kiến được Hội đồng Anh đưa ra nhằm thúc đẩy hợp tác nghiên cứu quốc tế. Hội đồng Anh sẽ tài trợ chi phí tham gia hội thảo (ăn, ở và đi lại) cho các nhà khoa học trẻ từ Anh và Việt Nam được lựa chọn. Hạn nộp hồ sơ đăng ký vào ngày 16/12/2013. Kết nối các nhà khoa học trẻ: Hội thảo về công nghệ sinh học và viễn thông. Trong khuôn khổ chương trình Kết nối các nhà khoa học, Hội đồng Anh Việt Nam sẽ tổ chức hai hội thảo từ ngày 18-20 tháng 2/2014 tại Tp. Hồ Chí Minh: ·         Công nghệ sinh học: “Tăng cường chế tạo vắc-xin và chiến lược thực hiện: các ứng dụng của khoa học protein, protein và tá dược”– được phối hợp tổ chức cùng Đại học Aston, Vương quốc Anh và Trung tâm công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. ·         Viễn thông: “Những tiến bộ và phát triển của hệ thống viễn thông”– được phối hợp tổ chức cùng Đại học Leeds, Vương quốc Anh và Đại học bách khoa Đà Nẵng, Việt Nam. Để đăng ký tham gia, vui lòng click vào tên của hội thảo và sử dụng form đăng ký ở cuối các trang rồi gửi tới hộp thư: hong.hoang@britishcouncil.org.vn (lưu ý: các thông tin của chương trình đều sử dụng Tiếng Anh).

Kết quả tài trợ nổi bật, Truyền thông khoa học

Kết quả nghiên cứu về cơ chế phát sinh ô nhiễm asen trong nước ngầm được công bố trên Tạp chí Nature

Tạp chí khoa học hàng đầu thế giới Nature vừa công bố kết quả nghiên cứu xuất sắc của các nhà khoa học ĐHQGHN (hợp tác với Trường ĐH Columbia – Hoa Kì) trong lĩnh vực nghiên cứu ô nhiễm asen trong nước ngầm. Ô nhiễm asen trong nước ngầm tầng nước nông (tầng Holocene)là một trong những mối đe dọa sức khỏe lớn nhất ở các nước đang phát triển. Tại đồng bằng sông Hồng nước ngầm đang là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của một trong những khu vực đông dân cư nhất trên thế giới. Đứng trước mối nguy cơ đó, từ năm 1998 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN đã cùng hợp tác với các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu uy tín trên thế giới để triển khai hướng nghiên cứu về ô nhiễm asen trong nước ngầm tại Việt Nam với mục đích phát hiện và khoanh vùng những khu vực ô nhiễm cũng như tìm hiểu cơ chế phát sinh ô nhiễm asen để có biện pháp giảm thiểu. Thực tế, các kết quả nghiên cứu trước đây của CETASD đã được sử dụng làm cơ sở khoa học góp phần tư vấn cho Chính phủ xây dựng “Chiến lược hành động quốc gia về nghiên cứu ô nhiễm asen trong nước ngầm và giải pháp khắc phục”, đồng thời đã và sẽ đóng góp vào cơ sở dữ liệu khoa học giúp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách về quản lý khai thác nước ngầm và định hướng về việc khai thác nước mặt dần thay thế cho nước ngầm tại Hà Nội bắt đầu từ nhiều năm nay. Bản đồ các địa điểm nghiên cứu Mới đây, các kết quả nghiên cứu “Cơ chế làm chậm sự di chuyển của asen qua tầng chứa nước sâu Pleistocene” (Retardation of arsenic transport through a Pleistocene aquifer) của nhóm nghiên cứu Địa hóa môi trường của Trung tâm CETASD hợp tác với các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Columbia đã được xuất bản trên Tạp chí Nature (Vol. 501, p. 204-207, 12 Sep., 2013). Một số nhà khoa học của nhóm nghiên cứu (từ trái sang: GS.TS Phạm Hùng Việt – giám đốc CETASD, ThS. Vi Mai lan, GS.TS. Benjamin Bostick – ĐH Columbia) tại phòng thí nghiệm của CETASD (Ảnh: Bùi Tuấn) Nghiên cứu này được thực hiện tại bãi giếng khoan tại xã Vạn Phúc nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km về phía Đông Nam, nơi có hiện tượng độc đáo là có vùng chuyển giữa hai môi trường có nồng độ asen hòa tan thấp và cao rất sắc nét, và đặc biệt vùng ranh giới chuyển tiếp này đang có nguy cơ di chuyển về phía tây tương ứng với sự tăng cường mức độ khai thác (bơm hút) nước ngầm ở Hà Nội. Các phát hiện của công trình nghiên cứu này được tóm tắt như sau: “Tầng chứa nước nông Holocene là nguồn gây ô nhiễm asen tại khu vực nghiên cứu tại xã Vạn Phúc, ngược lại, tầng cát Pleistocene được tích tụ từ hơn 12.000 năm trước chứa nước ngầm với nồng độ asen rất thấp. Các tầng chứa nước sâu Pleistocene ngày càng được khai thác nhiều để cung cấp nguồn nước an toàn, vì thế cần phải nghiên cứu rõ hàm lượng ô nhiễm asen thấp đó đã được duy trì dưới những điều kiện nào. Trong nghiên cứu này, giai đoạn đầu của sự ô nhiễm tầng chứa nước Pleistocene đã được tái tạo lại và đã chứng minh được rằng những thay đổi về các điều kiện dòng chảy nước ngầm và trạng thái oxy hóa khử của tầng cát chứa nước do sự bơm hút nước ngầm đã gây ra sự xâm nhập ô nhiễm asen dọc từ tầng Holocene vào tầng Pleistocene hơn 120 m. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính asen đã bị hấp phụ bởi các hạt cát trong tầng chứa nước. Do đó, phạm vi lây lan ô nhiễm asen giảm đi hơn 20 lần so với sự di chuyển dọc của nước ngầm trong cùng một giai đoạn nhất định. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sự ô nhiễm asen trong tầng chứa nước Pleistocene ở khu vực Nam và Đông nam Á dưới tác động của việc khai thác nước ngầm có thể được làm chậm do sự lưu giữ asen trong quá trình di chuyển”. Theo GS.TS Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN: Tạp chí Nature là một tạp chí có uy tín hàng đầu thế giới, có chỉ số ảnh hưởng IF = 38. Mỗi năm, Tạp chí nhận được hơn 10.000 bài gửi đến, nhưng chỉ có 8% trong số đó lọt qua được vòng bình duyệt và được công bố. Các công trình khoa học công bố trên Tạp chí này đạt trình độ nghiên cứu cơ bản xuất sắc, có tính đột phá, có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với cộng đồng khoa học và mà còn cả xã hội. Trên thế giới, số lượng bài báo xuất bản trên tạp chí Nature không chỉ là chỉ số đánh giá phát minh và tài năng cá nhân các nhà khoa học mà còn đánh giá trình độ khoa học của các cơ sở đạo tạo và nghiên cứu, thậm chí cả trình độ khoa học của một quốc gia. Trong 10 năm qua, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam chúng ta mới chỉ có khoảng 5 công trình (thực hiện tại Việt Nam) được đăng trên Tạp chí Nature. Để có các nghiên cứu hoàn chỉnh, đỉnh cao, hợp tác quốc tế giữa các phòng thí nghiệm hiện đại và các nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới ngày càng trở nên phổ biến. Đối với công trình nghiên

Tin tức, Truyền thông khoa học

Nguyễn Hải Kế – nhà khoa học xuất sắc, người thầy tận tụy đã ra đi

PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế – Chủ nhiệm khoa Lịch sử của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ra đi mãi mãi sau hơn 10 ngày nhập viện trong niềm tiếc thương của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và nhiều thế hệ học trò. Khoa Lịch sử và Trường ĐH KHXH&NV đã mất đi một nhà khoa học với trí tuệ tuyệt vời, một nhà quản lí tâm huyết; các thế hệ học trò đã mất đi một người Thầy lớn với nhân cách trong sáng cùng những bài giảng lôi cuốn và độc đáo về lịch sử, văn hóa Việt Nam; đồng nghiệp mất đi một người bạn, người anh luôn chan hòa, giản dị và hết lòng với mọi người; và xã hội mất đi một con người luôn tận tụy, nhiệt huyết và tràn đầy tình yêu đến tận cùng với cuộc đời này. PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế sinh năm 1954 tại Hải Phòng. Ông công tác tại khoa Lịch sử (ĐHQGHN) từ năm 1975 đến nay. Ông hoàn thành luận án tiến sĩ năm 1992 và Tiến sĩ khoa học năm 1996. Ông được phong tặng chức danh Phó giáo sư năm 2002. PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế là Chủ nhiệm khoa Lịch sử (ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn – ĐHQGHN) nhiệm kỳ 2009-2014. Ông là tác giả của rất nhiều các cuốn sách, công trình khoa học lịch sử có tiếng. Lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chính của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế là về: Làng – xã châu thổ sông Hồng (kết cấu kinh tế, văn hóa, xã hội); Tiếp xúc, giao lưu văn hóa ở Việt Nam; Lịch sử giáo dục và đào tạo ở Việt Nam; Chống ngoại xâm với quá trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Ông cũng được nhiều thế hệ học trò biết đến trên cương vị cố vấn cho chương trình truyền hình “Theo dòng lịch sử” của Đài Truyền hình Việt Nam và nhiều chương trình phổ biến kiến thức lịch sử. PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế là thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Văn hóa học, Nghiên cứu nghệ thuật, Báo chí-Truyền thông của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia từ năm 2010 đến nay. Trong quá trình tham gia Hội đồng, ông luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với các hoạt động tư vấn, đánh giá xét chọn đề tài NCCB của Quỹ. (Theo VTC News và tongocthach.vn)

Tin tức, Truyền thông khoa học

Hội thảo “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam”

Trong các ngày từ 22 đến 24/6/2012, Công ty Cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã tiến hành tổ chức Hội thảo về “Dự án KH&CN “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều  kiện Việt Nam”. Đại diện một số đơn vị thuộc Bộ KH&CN, các đơn vị đối tác, các công ty, Tổng công ty trong ngành cùng các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành thuộc các viện, trường đại học có quan tâm đã tham dự hội thảo. Qua trao đổi, chia sẻ của các chuyên gia, các đại biểu đã có được một cái nhìn cụ thể, đa chiều đối với lĩnh vực thiết kế và chế tạo giàn khoan dầu khí. Hội thảo cũng đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ của công ty PV Shipyard trong việc nghiên cứu, tiếp cận triển khai thực hiện các đề tài để từng bước làm chủ thiết kế chi tiết, công nghệ chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam, hứa hẹn mở ra triển vọng phát triển của ngành nghề mới đặc thù và đầy hứa hẹn này trong tương lai. Dự án Chế tạo giàn khoan tự nâng là công trình cơ khí trọng điểm quốc gia lần đầu tiên được thiết kế chi tiết và lắp dựng tại Việt Nam, được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện các đề tài thuộc dự án và giao cho Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) – Tập đoàn dầu khí Việt Nam chủ trì. Dự án này được thực hiện song song cùng với dự án đầu tư sản xuất đóng mới giàn khoan dầu khí tự nâng 90m nước đầu tiên tại Việt Nam (nay được đặt tên là Giàn Tam Đảo 03) do PV Shipyard là đơn vị trực tiếp tham gia thiết kế chi tiết, chế tạo, mang tính thực tiễn và ứng dụng cao. Hội thảo không chỉ góp phần giúp các chủ nhiệm đề tài – những cán bộ kỹ thuật trẻ của Công ty PV Shipyard, hoàn thiện các kết quả đề tài, mà còn nâng cao nhận thức một cách đầy đủ về ý nghĩa quan trọng trong công tác triển khai thực hiện các dự án KH&CN, từng bước tạo ra một đội ngũ cán bộ trẻ có đủ năng lực, kinh nghiệm, góp phần phát triển doanh nghiệp trong tương lai.            (Ảnh: Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia và những người quan tâm tham gia)

Lên đầu trang