Trong cùng ngày 16/7/2019, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tổ chức trao đổi với các tổ chức khoa học công nghệ, nhà khoa học khu vực phía Nam tại hai sự kiện diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh: Hội nghị đánh giá hoạt động tài trợ/hỗ trợ của Quỹ đối với tổ chức khoa học và công nghệ và Hội nghị khoa học trao đổi kinh nghiệm công bố quốc tế. Hội nghị đánh giá hoạt động tài trợ/hỗ trợ của Quỹ đối với các tổ chức KH&CN Nhằm mục đích đánh giá kết quả tài trợ, hỗ trợ và tiếp nhận các ý kiến của các tổ chức KH&CN về hoạt động giai đoạn 2008 – 2018, cung cấp thông tin về các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ, Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia đã tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động tài trợ/hỗ trợ của Quỹ đối với các tổ chức KH&CN. Tham dự Hội nghị có CQĐH Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ và đại diện Lãnh đạo, ban KH&CN của 20 tổ chức KH&CN có nhiều đề tài do Quỹ tài trợ khu vực phía Nam. Toàn cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc CQĐH Quỹ đã cung cấp các thông tin tổng quan về Quỹ, các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ, một số kết quả sau 10 năm hoạt động và một số thông tin tài trợ khu vực phía Nam (từ Quy Nhơn trở vào). Theo đó, Quỹ đã tài trợ cho nhà khoa học, nhóm nghiên cứu thuộc 72 tổ chức chủ trì tại khu vực, với số lượng đề tài đã tài trợ là 574 đề tài, tổng kinh phí được phê duyệt là 422 tỷ đồng. Ba tổ chức chủ trì có số lượng đề tài nhiều nhất khu vực phía Nam (giai đoạn 2008 – 2018) là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG-HCM (91 đề tài), Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM (75 đề tài) và Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG-HCM (59 đề tài). Mười TCCT nhiều đề tài khu vực phía Nam (Số liệu đề tài được tài trợ giai đoạn 2008 – 2018) Ông Đỗ Tiến Dũng cũng trình bày chi tiết về cơ chế hoạt động của Quỹ, bao gồm cơ chế đánh giá khoa học yêu cầu kết quả nghiên cứu công bố dưới dạng bài báo đăng tạp chí khoa học (danh mục tạp chí uy tín), văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (bằng sáng chế, giải pháp hữu ích); xem xét tài trợ, hỗ trợ thông qua hồ sơ, đảm bảo tính khách quan và giảm thủ tục, thời gian đánh giá, tạo thuận lợi cho nhà khoa học; chuyên gia, hội đồng khoa học có năng lực khoa học và uy tín trong cộng đồng khoa học (lựa chọn dựa trên kết quả nghiên cứu và tín nhiệm của nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu). Cơ chế tài trợ của Quỹ cũng yêu cầu nhóm nghiên cứu phải có kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả đăng ký (yêu cầu) của đề tài để đảm bảo tính khả thi của đề tài và tăng tính minh bạch của việc xem xét tài trợ. Kinh phí hỗ trợ tập trung cho các hoạt động trực tiếp của đề tài như công lao động khoa học, nguyên vật liệu và các hoạt động của đề tài (hội thảo, điều tra, khảo sát). Quy mô các chương trình tài trợ theo trung hạn và gắn với kết quả thực hiện giai đoạn trước để thực hiện theo lộ trình phù hợp và đảm bảo chất lượng và hiệu quả tài trợ. Thủ tục tài trợ hướng tới đơn giản hóa và tin học hóa thủ tục hành chính, cải thiện cách thức và thái độ hỗ trợ, xử lý của cán bộ Quỹ. Tại Hội nghị, đại diện các tổ chức chủ trì cũng trình bày tham luận đánh giá tác động hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ đối với tổ chức chủ trì, phương thức quản lý các đề tài của Quỹ tại tổ chức chủ trì. TS. Trần Văn Mẫn, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM TS. Trần Văn Mẫn, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, đại diện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG-HCM đánh giá cao cơ chế tài trợ của Quỹ. NAFOSTED thực hiện cơ chế xét duyệt theo hội đồng, quản lý trực truyến nên đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quá trình đánh giá xét chọn đề tài. Nhiều tiến sĩ trẻ có thể xây dựng nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, nhóm nghiên cứu nhỏ, trẻ, tăng tiềm lực nghiên cứu khoa học của trường. Cơ chế quản lý tài chính của NAFOSTED cũng tương đối tiện lợi (các chi phí quản lý gián tiếp không nằm trong chi phí thực hiện nghiên cứu khoa học), các chuyên viên quản lý khoa học của NAFOSTED luôn hỗ trợ nhiệt tình cho các nhà khoa học. Đại diện Trường Đại học KHTN TP.HCM cũng đưa ra các đề xuất liên quan đến việc tăng kinh phí đề tài, công bố thông tin chi tiết quá trình đánh giá xét chọn, cácthủ tục đối với đề tài đã nghiệm thu. Ngoài ra, TS. Trần Văn Mẫn hy vọng thời gian tới NAFOSTED có thể thành lập Văn phòng Đại diện khu vực phía Nam. TS. Phạm Tấn Thi, Phó trưởng phòng Khoa học Công nghệ & Dự án, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM đưa ra các đánh giá cụ thể về tác động của hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ đến Đại học Bách khoa, bao gồm nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học của TCCT, tăng số