Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài Nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn tài trợ đợt 2 năm 2018

Ngày 20/4/2018 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài Nghiên cứu cơ bản (NCCB) thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) tài trợ đợt 2 năm 2018. Tham dự Hội nghị có các nhà khoa học là thành viên Hội đồng khoa học (HĐKH) lĩnh vực KHXH&NV nhiệm kỳ 2016 – 2018, Cơ quan điều hành Quỹ, Trưởng Ban Kiểm soát Quỹ cùng đại diện các cơ quan truyền thông Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Toàn cảnh Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ báo cáo một số kết quả tài trợ chương trình NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV và thông tin triển khai đánh giá hồ sơ năm 2018 đợt 2. Theo đó, chương trình NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV được triển khai từ năm 2011 đến nay đã tài trợ gần 400 đề tài. Kinh phí tài trợ được phê duyệt trung bình khoảng 700 – 800 triệu/đề tài. Về tình hình triển khai đánh giá hồ sơ năm 2018, ông Đỗ Tiến Dũng cho biết, theo chiến lược KH&CN 2011 – 2020 hướng tới tăng số lượng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước trung bình 15 – 20%/năm; hình thành 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng giải quyết vấn đề trọng yếu quốc gia, việc tài trợ của Quỹ sẽ hướng tới tiếp tục nâng cao chất lượng nhóm nghiên cứu (công bố quốc tế, hỗ trợ nhóm nghiên cứu mạnh) và hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, hỗ trợ trao đổi học thuật trong nước và quốc tế. Từ năm 2016, Quỹ triển khai đánh giá, tài trợ hai lần một năm, giúp các nhà khoa học có thêm thời gian và cơ hội đề xuất tài trợ cho các nghiên cứu. Trong năm 2017, Hội đồng khoa học đã đề xuất Danh mục tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín trong lĩnh vực KHXH&NV, việc điều chỉnh, mở rộng danh mục các tạp chí nhằm mục tiêu phù hợp với đặc thù của từng ngành trong công bố quốc tế. Danh mục tạp chí đã được Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt và ban hành ngày 8/11/2017. Ông Mai Thế Bình, Phó Giám đốc CQĐH Quỹ báo cáo kết quả tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài trợ năm 2018 đợt 2 và phương thức đánh giá, xét chọn đề tài. Trong đợt tiếp nhận hồ sơ này, CQĐH Quỹ đã tiếp nhận 43 hồ sơ đề nghị tài trợ, trong đó hai ngành Kinh tế học và liên ngành Triết học, Chính trị học, Xã hội học có số lượng hồ sơ nhiều nhất. Tại Hội nghị, Quỹ cũng đã giới thiệu và hướng dẫn chi tiết về hệ thống đánh giá, xét chọn đề tài NCCB cho các nhà khoa học. Hệ thống đánh giá, phản biện đề tài trực tuyến khắc phục một số khó khăn, hạn chế của phương pháp gửi nhận truyền thống, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, giúp các chuyên gia có thể tham gia tư vấn mọi lúc, mọi nơi và bảo mật thông tin về các đề tài tham gia. Nhân dịp triển khai đánh giá xét chọn đợt 2 năm 2018 đề tài NCCB trong KHXH&NV, các nhà khoa học dành nhiều thời gian trao đổi về các chính sách và tiếp tục cải thiện việc thực hiện các chương trình tài trợ, hỗ trợ. Trao đổi về vấn đề xây dựng tạp chí quốc tế uy tín trong lĩnh vực KHXH&NV, PGS.TS Phạm Quang Minh, thành viên HĐKH liên ngành Triết học, Chính trị học, Xã hội học cho biết, vừa qua, một tạp chí thuộc lĩnh vực KHTN&KT của trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã được chấp nhận vào cơ sở dữ liệu ISI và Scopus. Đối với chương trình NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV, vấn đề được đặt ra ngoài việc thúc đẩy công bố quốc tế trong KHXH&NV, là cần chú ý hỗ trợ cho các tạp chí trong nước đạt chuẩn quốc tế. Đồng tình với quan điểm trên, GS.TS Phan Huy Lê, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, GS.TS Lê Huy Bắc cho rằng cần đưa ra kế hoạch xây dựng một tạp chí quốc tế uy tín trong lĩnh vực KHXH&NV với các bài viết được tuyển chọn công phu, được phản biện và biên tập bởi các chuyên gia quốc tế uy tín. PGS.TS Mai Quỳnh Nam cũng chia sẻ  bên cạnh những hỗ trợ của Quỹ đối với các nhà khoa học trẻ có bài báo quốc tế, cần có thêm những hoạt động tuyên truyền mạnh mẽ hơn để các nhà khoa học cùng hợp tác, xây dựng một tạp chí quốc tế uy tín của Việt Nam. Các nhà khoa học cũng đánh giá, đưa ra định hướng về việc xây dựng tạp chí quốc tế chuyên ngành Việt Nam học là khả thi, và hi vọng Quỹ có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các trường Đại học, các Viện nghiên cứu để thực hiện mục tiêu này. Các nhà khoa học trao đổi tại Hội nghị Trao đổi về việc điều chỉnh danh mục tạp chí quốc tế uy tín, các nhà khoa học cho rằng, việc danh mục tạp chí được mở rộng và điều chỉnh cho thấy Quỹ đã chú ý đến đặc thù của các ngành khác nhau, qua đó hỗ trợ và thúc đẩy các nhà khoa học lĩnh vực KHXH&NV trong việc công bố quốc tế. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng bày tỏ hi vọng thời gian tới có thể điều chỉnh, mở rộng thêm danh mục

Thông báo, Tin tức

Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật năm 2018 – đợt 2

Trong khuôn khổ Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo kế hoạch đánh giá xét chọn và tài trợ đề tài năm 2018 – đợt 2 như sau: 1. Mục tiêu tài trợ: – Tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản trong các tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam. – Nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh; góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hướng tới chuẩn mực quốc tế. – Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học. 2. Phạm vi tài trợ Các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật bao gồm: – Khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học Thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và môi trường, Sinh học và các khoa học tự nhiên khác; – Khoa học kỹ thuật và công nghệ; – Khoa học y, dược; – Khoa học nông nghiệp. 3. Đối tượng tài trợ – Tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học; tổ chức nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam. – Cá nhân nhà khoa học là công dân Việt Nam; nhà khoa học nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân nhà khoa học Việt Nam. 4. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài và yêu cầu về kết quả đề tài 1. Đối với tổ chức chủ trì đề tài: a) Các tổ chức khoa học và công nghệ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài; b) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ chức chủ trì đối với các đề tài đã được Quỹ tài trợ. 2. Đối với chủ nhiệm đề tài: a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài, đang làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp chủ nhiệm đề tài không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ nào, phải được một tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam uy tín trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp bảo trợ và chấp nhận làm tổ chức chủ trì; b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín (*) trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài; d) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì, tham gia đề tài theo quy định. 3. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: a) Thành viên nghiên cứu chủ chốt, thư ký khoa học: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu phù hợp được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ. Trường hợp là thạc sĩ phải có kết quả nghiên cứu phù hợp, có 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín (***) trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; b) Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài phải có nội dung luận án phù hợp với đề tài, có quyết định giao đề tài luận án không quá 24 tháng tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; c) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác. 4.  Yêu cầu đối với kết quả đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài phải có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín. Chủ nhiệm đề tài là tác giả chính của ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín là kết quả của đề tài. Trường hợp đề tài có bài báo công bố trên tạp chí ISI có uy tín (**) được xem xét thay thế cho 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín; Hằng năm, Quỹ công bố các danh mục tạp chí ISI có uy tín, quốc tế có uy tín và quốc gia có uy tín làm căn cứ cho việc xem xét điều kiện đầu vào của chủ nhiệm đề tài (đối chiếu với Danh mục tạp chí ISI có uy tín và quốc tế có uy tín do Quỹ ban hành gần nhất trước đó) và

Tin sự kiện

Các đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018

Giải thưởng Tạ Quang Bửu do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hằng năm, nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả công bố xuất sắc trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển. Được tổ chức lần đầu vào năm 2014, đến nay Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm, đánh giá tích cực của các nhà quản lý và cộng đồng khoa học. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ), Cơ quan Thường trực của Giải thưởng đã tiếp nhận 54 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018. Các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ đã họp đánh giá các hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng và đề cử chín (09) hồ sơ lên Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018, trong đó đề cử bảy (07) Giải thưởng chính và hai (02) Giải thưởng trẻ là tác giả của công trình khoa học xuất sắc. Hội đồng Giải thưởng sẽ làm việc, xem xét và đề xuất nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 vào cuối tháng 4/2018. Lễ trao Giải thưởng dự kiến được tổ chức vào dịp ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 tại Hà Nội. DANH SÁCH CÁC ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG TẠ QUANG BỬU NĂM 2018 TT Tên công trình Tên nhà khoa học đề nghị xét tặng Ngành Cơ quan công tác GIẢI THƯỞNG CHÍNH (07 ĐỀ CỬ) 1 Thieu Huy Nguyen, 2014. Periodic motions of Stokes and Navier-Stokes flows around a rotating obstacle. Archive for Rational Mechanics and Analysis, 213, 689-703 PGS. TSKH. Nguyễn Thiệu Huy TOÁN HỌC Viện Toán ứng dụng và Tin học – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2 Phong D. Tran,* Thu V. Tran, Maylis Orio, Stephane Torelli, Quang Duc Truong, Keiichiro Nayuki, Yoshikazu Sasaki, Sing Yang Chiam, Ren Yi, Itaru Honma, James Barber, Vincent Artero, 2016. Coordination polymer structure and revisited hydrogen evolution catalytic mechanism for amorphous molybdenum sulfide. Nature Materials, 15, 640-646. TS. Trần Đình Phong VẬT LÝ Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội 3 Le-Thu T. Nguyen, Thuy T. Truong, Ha T. Nguyen, Lam Le,Viet Q. Nguyen, Thang V. Le, Anh T. Luu, 2015. Healable shape-memory (thio) urethane thermosets. Polymer Chemistry, 6 (16), 3143-3154. TS. Nguyễn Thị Lệ Thu HÓA HỌC Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 4 Thanh  Tuan  Nguyen, Ann Verdoodt, Van  Y  Tran, Nele Delbecque, Thuy  Chi  Tran, Eric  Van  Ranst, 2015.  Design  of  a  GIS  and  multi-criteria  based  land  evaluation  procedure  for sustainable  land-use  planning  at  the  regional  level. Agriculture, Ecosystems and Environment. TS. Nguyễn Thanh Tuấn KH TRÁI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam 5 Pham Van Hung, Huynh Thi Chau, Nguyen Thi Lan Phi, 2016. In vitro digestibility and in vivo glucose response of native and physically modified rice starches varying amylose contents. Food Chemistry 191, 74-80. PGS. TS. Phạm Văn Hùng SINH HỌC NÔNG NGHIỆP Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh 6 Nho-Van Nguyen, Tam Tu Nguyen Khanh, Hong-Hee Lee,  2015. A Reduced Switching Loss PWM Strategy to Eliminate Common-Mode Voltage in Multilevel Inverters. IEEE Transactions on Power Electronics, Volume: 30, Issue: 10, 5425-5438. PGS. TS. Nguyễn Văn Nhờ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KY THUẬT Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 7 Ngo Tat Trung, Tran Thi Thu Hien, Tran Thi Thanh Huyen, Dao Thanh Quyen, Trinh Van Son, Phan Quoc Hoan, Nguyen Thi Kim Phuong, Tran Thi Lien, Mai Thanh Binh, Hoang Van Tong, Christian G. Meyer, Thirumalaisamy P. Velavan and Le Huu Song , 2016. Enrichment of bacterial DNA for the diagnosis of blood stream infections. BMC Infectious Disease. TS. Ngô Tất Trung Y SINH – DƯỢC HỌC Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 GIẢI THƯỞNG TRẺ (02 ĐỀ CỬ) 1 T. Q. Do (2016). Higher dimensional nonlinear massive gravity. Physical Review D 93, 104003. TS. Đỗ Quốc Tuấn VẬT LÝ Trường Đại học Khoa học Tự  nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Linh T. M. Hoang, Long H. Ngo,  Ha L. Nguyen,  Hanh T. H. Nguyen,   Chung K. Nguyen,  Binh T. Nguyen,   Quang T. Ton,  Hong K. D. Nguyen, Kyle E. Cordova, and   Thanh Truong*, 2015. An azobenzene-containing metal–organic framework as an efficient heterogeneous catalyst for direct amidation of benzoic acids: synthesis of bioactive compounds. Chemical Communication, 51, 17132 – 17135. TS. Trương Vũ Thanh HÓA HỌC Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh  

Thông báo

Thông báo Phê duyệt Danh mục đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn năm 2018 đợt 1 do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2018

Ngày 19/3/2018, Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục gồm 32 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn năm 2018 đợt 1 do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2018. Danh sách các đề tài phê duyệt kèm Quyết định được đăng tải (tại đây). Cơ quan điều hành Quỹ tổ chức rà soát dự toán kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên trong tháng 03/2018. Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến tháng 4/2018).

Thông báo

Thông báo về việc giới thiệu và đề xuất danh sách Hội đồng khoa học ngành/ liên ngành trong KHXH&NV nhiệm kỳ 2018-2020

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tổ chức thành lập Hội đồng khoa học ngành/ liên ngành (HĐKH) trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhiệm kỳ 2018-2020. Để có cơ sở lựa chọn thành viên HĐKH, kính mời các nhà khoa học quan tâm giới thiệu/ tự giới thiệu bản thân hoặc các nhà khoa học khác (đáp ứng đủ điều kiện) tham gia HĐKH nhiệm kỳ mới. Nhiệm vụ của Hội đồng khoa học: Hội đồng khoa học được thành lập để tư vấn cho Quỹ về các vấn đề sau đây: Hướng nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực KHXH&NV do Quỹ tài trợ; Đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ; Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ. Tiêu chí lựa chọn: Có trình độ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn (tiêu chí cụ thể xem tại đây); Được các nhà khoa học cùng ngành tín nhiệm giới thiệu; Cam kết tham gia và thực hiện các quy định của Quỹ. Kế hoạch thực hiện TT Nội dung Thông tin chi tiết Thời gian dự kiến 1 Giới thiệu nhà KH Cộng đồng khoa học giới thiệu bổ sung các nhà khoa học đủ điều kiện tham gia Hội đồng khoa học các ngành/ liên ngành. (Danh sách giới thiệu mặc định của Quỹ bao gồm thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2018-2020 và các Chủ nhiệm đề tài NCCB KHXH&NV được tài trợ của Quỹ từ 2010 đến 2018). Từ 15/3/2018-30/4/2018 2 Cập nhật lý lịch khoa học Các nhà khoa học trong danh sách đề cử cập nhật lý lịch khoa học. Chỉ những cá nhân đã cập nhật thông tin mới có tên trong danh sách lựa chọn HĐKH mới (Lý lịch khoa học có thể được cập nhật từ 15/3/2018). Từ 01/5/2018-30/5/2018 3 Đề xuất HĐKH mới Các nhà khoa học (bao gồm: Chủ nhiệm đề tài đủ điều kiện, Hội đồng khoa học các ngành/ liên ngành KHXH&NV nhiệm kỳ 2016 – 2018, các nhà khoa học được đề cử) vào hệ thống OMS đề xuất HĐKH nhiệm kỳ mới. Ghi chú: Danh sách đề xuất HĐKH không bao gồm các nhà khoa học đã tham gia 02 nhiệm kỳ liên tiếp HĐKH ngành/ liên ngành của Quỹ Từ 20/6/2018-30/7/2018 4 Tổng hợp kết quả – Tổng hợp kết quả giới thiệu từ cộng đồng khoa học – Rà soát các thông tin đăng ký của nhà khoa học Tháng 8-9/2018 5 Thành lập HĐKH ngành Họp ra mắt HĐKH ngành/ liên ngành mới Tháng 10/2018 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng kính mời các nhà khoa học tham gia tích cực vào việc bình chọn thành viên các HĐKH ngành/ liên ngành thông qua tài khoản trên hệ thống Quản lý Thông tin trực tuyến (OMS) (http://www.nafosted.gov.vn/oms_ss/account/index.php). Sự ủng hộ của các nhà khoa học sẽ góp phần quan trọng trong việc lựa chọn các thành viên có năng lực, uy tín để tham gia vào các HĐKH ngành/ liên ngành. Trân trọng cảm ơn./. Tác giả bài viết: NQHoa Nguồn tin: nafosted

Thông báo, Tin tức

Thông báo phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ năm 2018

Ngày 22/3/2018, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng được Quỹ tài trợ trong năm 2018 (theo Quyết định số 42/QĐ-HĐQL-NAFOSTED). Danh mục các đề tài tiềm năng được phê duyệt (file đính kèm). Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát nội dung và dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên trong tháng 4/2018. Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt Danh mục kinh phí, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến trong tháng 5/2018).

Thông báo, Tin tức

Thông báo Phê duyệt Danh mục đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn năm 2018 đợt 1 do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2018

Ngày 19/3/2018, Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục gồm 32 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn năm 2018 đợt 1 do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2018. Danh sách các đề tài phê duyệt kèm Quyết định được đăng tải (tại đây). Cơ quan điều hành Quỹ tổ chức rà soát dự toán kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên trong tháng 03/2018. Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến tháng 4/2018).

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc giới thiệu và đề xuất danh sách Hội đồng khoa học ngành/ liên ngành trong KHXH&NV nhiệm kỳ 2018-2020

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tổ chức thành lập Hội đồng khoa học ngành/ liên ngành (HĐKH) trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhiệm kỳ 2018-2020. Để có cơ sở lựa chọn thành viên HĐKH, kính mời các nhà khoa học quan tâm giới thiệu/ tự giới thiệu bản thân hoặc các nhà khoa học khác (đáp ứng đủ điều kiện) tham gia HĐKH nhiệm kỳ mới. Nhiệm vụ của Hội đồng khoa học:Hội đồng khoa học được thành lập để tư vấn cho Quỹ về các vấn đề sau đây: Hướng nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực KHXH&NV do Quỹ tài trợ; Đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ; Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ. Tiêu chí lựa chọn: Có trình độ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn (tiêu chí cụ thể xem tại đây); Được các nhà khoa học cùng ngành tín nhiệm giới thiệu; Cam kết tham gia và thực hiện các quy định của Quỹ. Kế hoạch thực hiện TT Nội dung Thông tin chi tiết Thời gian dự kiến 1 Giới thiệu nhà KH Cộng đồng khoa học giới thiệu bổ sung các nhà khoa học đủ điều kiện tham gia Hội đồng khoa học các ngành/ liên ngành. (Danh sách giới thiệu mặc định của Quỹ bao gồm thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2018-2020 và các Chủ nhiệm đề tài NCCB KHXH&NV được tài trợ của Quỹ từ 2010 đến 2018). Từ 15/3/2018-30/4/2018 2 Cập nhật lý lịch khoa học Các nhà khoa học trong danh sách đề cử cập nhật lý lịch khoa học. Chỉ những cá nhân đã cập nhật thông tin mới có tên trong danh sách lựa chọn HĐKH mới (Lý lịch khoa học có thể được cập nhật từ 15/3/2018). Từ 01/5/2018-30/5/2018 3 Đề xuấtHĐKH mới Các nhà khoa học (bao gồm: Chủ nhiệm đề tài đủ điều kiện, Hội đồng khoa học các ngành/ liên ngành KHXH&NV nhiệm kỳ 2016 – 2018, các nhà khoa học được đề cử) vào hệ thống OMS đề xuất HĐKH nhiệm kỳ mới. Từ 20/6/2018-30/7/2018 4 Tổng hợp kết quả – Tổng hợp kết quả giới thiệu từ cộng đồng khoa học– Rà soát các thông tin đăng ký của nhà khoa học Tháng 8-9/2018 5 Thành lậpHĐKH ngành Họp ra mắt HĐKH ngành/ liên ngành mới Tháng 10/2018 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng kính mời các nhà khoa học tham gia tích cực vào việc bình chọn thành viên các HĐKH ngành/ liên ngành thông qua tài khoản trên hệ thống Quản lý Thông tin trực tuyến (OMS) (http://www.nafosted.gov.vn/oms_ss/account/index.php). Sự ủng hộ của các nhà khoa học sẽ góp phần quan trọng trong việc lựa chọn các thành viên có năng lực, uy tín để tham gia vào các HĐKH ngành/ liên ngành. Trân trọng cảm ơn./.  

Thông báo

Thông báo tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội và nhân văn tài trợ bắt đầu thực hiện từ năm 2018 đợt II

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia công bố tiếp nhận hồ sơ đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn tài trợ bắt đầu thực hiện từ năm 2018 đợt II. Thời hạn nhận hồ sơ đánh giá xét chọn đợt này trước 17h00 ngày 30/3/2018. I. Mục tiêu tài trợ: – Tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản trong các tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam. – Nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh; góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hướng tới chuẩn mực quốc tế. – Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học. II. Phạm vi tài trợ: Đề tài nghiên cứu cơ bản gồm các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Triết học, đạo đức học và tôn giáo, Xã hội học, Khoa học chính trị, Kinh tế và kinh doanh, Địa lý kinh tế và xã hội, Pháp luật, Lịch sử và khảo cổ học, Dân tộc học, Tâm lý học, Khoa học giáo dục, Ngôn ngữ và văn học, Thông tin đại chúng và truyền thông, Nghệ thuật (theo bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (tải Danh mục tại đây). III. Đối tượng tài trợ: – Tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học; tổ chức nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam. – Cá nhân nhà khoa học là công dân Việt Nam; nhà khoa học nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân nhà khoa học Việt Nam. IV. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài và yêu cầu về kết quả đề tài: 1. Đối với tổ chức chủ trì đề tài: a) Các tổ chức khoa học và công nghệ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài; b) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ chức chủ trì theo quy định của Quỹ. 2. Đối với chủ nhiệm đề tài: a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài, đang làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp chủ nhiệm đề tài không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ nào, phải được một tổ chức khoa học và công nghệ uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp bảo trợ và chấp nhận làm tổ chức chủ trì (tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại kho bạc nhà nước); b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín (tải Quyết định số 224/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 08/11/2017 của Hội đồng quản lý Quỹ về việc công bố Danh mục tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tại đây) trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài; d) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì, tham gia đề tài theo quy định. 3. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: a) Thành viên nghiên cứu chủ chốt, thư ký khoa học: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu phù hợp được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ. Trường hợp là thạc sĩ phải có kết quả nghiên cứu phù hợp, có 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín hoặc 01 sách chuyên khảo trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; b) Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài phải có nội dung luận án phù hợp với đề tài, có quyết định giao đề tài luận án không quá 24 tháng tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ. 4. Kết quả nghiên cứu của đề tài phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:     – Có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín; – Có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín. – Trường hợp vấn đề nghiên cứu không thể công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín, kết quả đề tài phải

Thông báo

Quỹ Newton – Thông báo chương trình trao đổi nghiên cứu ngắn hạn tại Vương quốc Anh – Ngành Khoa học xã hội và nhân văn

Năm 2016, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và các Viện Hàn lâm Anh Quốc (British Academy), Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh (Royal Academy of Engineering – RAEng) đã ký kết thỏa thuận khung về hợp tác triển khai chương trình “Trao đổi nghiên cứu giữa các nhà khoa học Việt Nam và Vương quốc Anh”. Hợp tác này của BA và RAEng nằm trong khuôn khổ Quỹ Newton Việt Nam. Với thỏa thuận khung này, các bên sẽ hỗ trợ nhà khoa học Việt Nam đăng ký thực tập nghiên cứu ngắn hạn tại Anh theo chương trình và quy định của mỗi bên. Hiện nay Viện Hàn lâm Anh quốc đã chính thức mở đợt nhận hồ sơ mới cho các cá nhân nhà khoa học trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn. Viện Hàn lâm Anh quốc dành các suất tài trợ lên đến 10.000 Bảng cho hoạt động trao đổi nghiên cứu giữa các nhà khoa học của Việt Nam và Vương quốc Anh trong thời gian 12 tháng.  Hạn nộp hồ sơ: ngày 14/3/2018 (giờ UK). Thông tin chi tiết về chương trình và phương thức nộp hồ sơ được thông báo tại trang web của Viện Hàn lâm Anh quốc. Lưu ý: chương trình này không thuộc chương trình nhận hồ sơ thực tập ngắn hạn tại Anh của NAFOSTED. NAFOSTED sẽ mở thông báo tiếp nhận hồ sơ của phía Việt Nam trong thời gian sắp tới. * Quỹ Newton xây dựng quan hệ đối tác giữa Vương quốc Anh và 18 quốc gia nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội tại các nước đối tác vì mục tiêu phát triển bền vững. Quỹ có tổng kinh phí 735 triệu Bảng từ Chính phủ Anh và nguồn đóng góp đối ứng từ đối tác đến năm 2021.Chương trình Trao đổi nghiên cứu giữa các nhà khoa học là một trong các chương trình được hỗ trợ bởi Quỹ Newton. Xin mời xem thêm thông tin thêm về Quỹ Newton tại đây. Nguồn tin: Đại sứ quán Anh

Lên đầu trang