Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Sự kiện, Tin tức

Hội nghị giới thiệu chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV năm 2013 tại Huế

Triển khai công tác tuyên truyền các chương trình tài trợ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED), ngày 30/8/2013, đoàn công tác do ông Mai Thế Bình, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ chủ trì đã có buổi làm việc tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Hội nghị thu hút sự quan tâm của hơn 80 nhà khoa học là các nhà quản lý, các giảng viên của trường Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học Huế. PGS.TS Nguyễn Thám – Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Huế cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị. Sau khi giới thiệu tổng quan các chương trình tài trợ của Quỹ, ông Mai Thế Bình nhấn mạnh vớicác đại biểu quy trình đăng ký cũng như các quy định về tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, cùng các hướng dẫn cụ thể về việc lập dự toán cho các đề tài nghiên cứu cơ bản, phương thức sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đề tài. Ông Mai Thế Bình cũng lưu ý các nhà khoa học thời hạn nhận hồ sơ đề tài NCCB trong KHXH&NV để xét duyệt tài trợ trong năm nay là trước 16h30 ngày 12/9/2013. Chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV của Quỹ Nafosted được triển khai từ năm 2010, đến nay đã được 4 năm.Tuy nhiên, do đặc thù riêng, chương trìnhcòn chưa thu hút được đông đảo lực lượng các nhà nghiên cứu khoa học đăng ký tham gia, nhất là các nhà khoa học ở khu vực miền Trung. Tổ chức Hội nghị lần này, Quỹ Nafosted cũng như Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế hy vọng, sau khi tiếp cận đầy đủ các thông tin về các chương trình tài trợ, các nhà khoa học sẽ quan tâm hơn đến chương trình tài trợ NCCB trong KHXH&NV nói riêng cũng như các chương trình tài trợ khác của Quỹ.

Tin tức

Thông báo về việc tổ chức Hội nghị NAFOSTED lần thứ nhất về Khoa học Thông tin và Máy tính

Nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động công bố khoa học trong nước và tạo diễn đàn trao đổi học thuật có chất lượng cao giữa các nhà khoa học, Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia (Quỹ) quyết định tổ chức hội nghị thường niên về lĩnh vực khoa học máy tính, công nghệ thông tin và truyền thông. Hội nghị lần đầu tiên có tên gọi  Hội nghị NAFOSTED lần thứ nhất về Khoa học Thông tin và Máy tính (tên tiếng Anh: The first NAFOSTED Conference on Information and Computer Science – NICS) sẽ do Quỹ và Học viện Kỹ thuật Quân sự phối hợp tổ chức. Trang web chính thức của Hội nghị (http://www.nafosted.gov.vn/nics2014/) đang được xây dựng và sẽ ra mắt trong khoảng thời gian từ ngày 10 – 20/08/2013. A. Thời gian tổ chức, địa điểm và các chủ đề Hội nghị –          Thời gian tổ chức: ngày 13, 14/3/2014 –          Địa điểm: Học viện Kỹ thuật Quân sự, 236 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội –          Các chủ đề Hội nghị bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn): Mô phỏng và giải thuật, tin sinh học, trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu, công nghệ phần mềm, mạng và truyền thông, xử lý tiếng nói và xử lý ảnh, công nghệ đa phương tiện, các hướng liên quan khác, … B. Danh sách Ban tổ chức *   Đồng Trưởng ban chỉ đạo 1      Ông Lê Đình Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia 2      Ông Phạm Thế Long, Giám đốc Học viện kỹ thuật quân sự *   Đồng Trưởng Ban tổ chức: 1      Ông Đỗ Tiến Dũng, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia 2      Ông Trần Xuân Nam, Học viện kỹ thuật quân sự *   Thành viên: 3      Ông Đặng Quang Á – Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam 4      Ông Đinh Dũng – Viện Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia Hà Nội 5      Ông Phạm Văn Biển – Học viện kỹ thuật quân sự 6      Ông Trần Xuân Tú – Trường Đại học Công nghệ 7      Ông Trần Đình Khang – Trường Đại học bách khoa Hà Nội 8      Ông Ngô Thành Long – Học viện kỹ thuật quân sự *   Tổ thư ký: 1      Ông Nguyễn Quốc Định – Học viện Kỹ thuật quân sự 2      Bà Nguyễn Thị Huyền Trang – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia C. Danh sách Ban chương trình *    Trưởng ban chương trình: Ông Đặng Quang Á – Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam *    Thường trực Ban chương trình: Ông Nguyễn Xuân Hoài – Trường Đại học Hà Nội, Võ Nguyễn Quốc Bảo – Học viện công nghệ bưu chính viễn thông TP. Hồ Chí Minh Thành viên ban chương trình: 1. Tiểu ban Khoa học máy tính (5):  thuật toán và độ phức tạp;  Tập mờ và lôgic mờ;  Phương pháp bảo mật hệ thống;  Mô phỏng và giải thuật; Tính toán mềm; Tin sinh học –      Ông Nguyễn Xuân Hoài (Trưởng tiểu ban) – Trường Đại học Hà Nội; –      Ông Đinh Dũng – Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội; –      Ông Đặng Quang Á – Viện Công nghệ thông tin, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; và các thành viên khác … 2. Tiểu ban Hệ thống mạng và truyền thông (9): Quản trị, an toàn và an ninh mạng;  Mạng internet thế hệ mới;  Mạng không dây;  Phương pháp nâng cao hiệu năng mạng; … –       Ông Võ Nguyễn Quốc Bảo (Trưởng tiểu ban) – Học viện công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở TP. Hồ Chí Minh; –       Ông Nguyễn Văn Đức – Trường Đại học bách khoa Hà Nội; và các thành viên khác … 3. Tiểu ban Công nghệ phần mềm và hệ thống thông tin (5): Tương tác người- máy;  Đánh giá kiểm tra chất lượng phần mềm;  Các hệ thống nhúng; Lý thuyết về cơ sở dữ liệu; Các hệ thống thông tin lớn; Dữ liệu đa phương tiện; Hiện thực ảo; …. –       Ông Nguyễn Việt Hà (Trưởng tiểu ban) – Trường Đại học Công nghệ; và các thành viên khác …. 4. Tiểu ban Trí tuệ nhân tạo (5): Xử lý ngôn ngữ tự nhiên;  Nhận dạng;  Học máy;  Hệ trợ giúp quyết định;  Khai phá dữ liệu,  Hệ thống thông minh nhân tạo. –       Ông Lê Hoài Bắc (Trưởng tiểu ban) – Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh; –       Ông Nguyễn Ngọc Thành – Trường Đại học Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh; và các thành

Sự kiện, Tin tức

Đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Thể lệ giải thưởng Tạ Quang Bửu

Sáng 18/6/2013, tại Hà Nội, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức buổi họp đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Thể lệ giải thưởng dành tặng cho những công trình nghiên cứu xuất sắc về nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên mang tên Giáo sư Tạ Quang Bửu.Tham dự buổi họp có nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, đại diện một số tổ chức KH&CN, viện nghiên cứu, trường đại học, đại diện Tạp chí Tia Sáng và một số đơn vị quản lý thuộc Bộ KH&CN. Tại buổi họp, các đại biểu bày tỏ sự phấn khởi bởi lần đầu tiên có một giải thưởng Quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Các đại biểu đã quan tâm trao đổi và tích cực đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo về các nội dung như: đối tượng được xét trao giải thưởng, các lĩnh vực của giải thưởng, số lượng và mức giải thưởng,….. Giải thưởng về nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhằm góp phần khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học Việt Nam có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung. Giải thưởng dự kiến mang tên Giáo sư Tạ Quang Bửu, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của UBKH Nhà nước (tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày nay), đồng thời là nhà khoa học có công lao to lớn trong xây dựng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ sau về nhân cách, đạo đức. Thể lệ Giải thưởng do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia phối hợp với Tạp chí Tia sáng và các đơn vị trong Bộ KH&CN xây dựng. Lễ trao giải được thực hiện hàng năm, dự kiến đợt trao giải đầu tiên vào tháng 5 năm 2014.

Sự kiện, Tin tức

Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên năm 2013

Ngày 8/6/2013 tại Hà Nội, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn các đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên (KHTN) năm 2013. Hội nghị có sự tham gia Hội đồng Quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và hơn 60 nhà khoa học là thành viên các Hội đồng khoa học ngành trong KHTN. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Lê Đình Tiến đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị. Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch HĐQL Quỹ phát biểu chỉ đạo Hội nghị Tại Phiên họp toàn thể vào buổi sáng, Hội nghị đã nghe báo cáo của TS. Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ về tình hình tiếp nhận hồ sơ đề tài nghiên cứu cơ bản trong KHTN năm 2013. Năm 2013, Cơ quan Điều hành Quỹ tiếp nhận tổng số 382 hồ sơ đề nghị tài trợ. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các hồ sơ, dự kiến 380 hồ sơ sẽ được đưa vào đánh giá xét chọn. Số lượng hồ sơ cụ thể của các ngành như sau: Ngành Số HS tiếp nhận Số HS hợp lệ Số HS đánh giá Toán học 24 24 24 Tin học 49 49 47 Vật lý 75 75 76 Hóa học 75 75 75 Khoa học Trái đất 21 20 20 Khoa học sự sống Sinh học Nông nghiệp 71 71 71 Khoa học sự sống Y sinh Dược học 39 39 39 Cơ học 28 27 28 Tổng số 382 380 380   TS. Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ trình bày báo cáo tại Hội nghị Buổi chiều, các Hội đồng khoa học ngành tiến hành các phiên họp riêng để triển khai hoạt động đánh giá xét chọn. Dự kiến, phiên họp đánh giá tiếp theo của các Hội đồng sẽ được tiến hành trong tháng 7- 8/2013. Quỹ dự kiến công bố Danh mục đề tài được đề nghị tài trợ vào tháng 9/2013.

Tin tức

Thông báo tài trợ NCCB trong KHXH&NV bắt đầu thực hiện từ năm 2014

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia công bố tài trợ đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn thực hiện từ năm 2014. Thời hạn nhận hồ sơ để xét duyệt đợt này là trước 16h30 ngày 12/9/2013, các hồ sơ nhận được sau thời hạn này sẽ xét chọn vào đợt sau. 1. Mục tiêu tài trợ nghiên cứu cơ bản: – Tạo điều kiện và xây dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, có tính liên tục, kế thừa và đổi mới nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn. – Phát triển năng lực nghiên cứu cơ bản của cá nhân, tập thể ở các trường đại học, viện nghiên cứu; hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh đạt trình độ quốc tế; góp phần đào tạo nhân lực khoa học xã hội và nhân văn trình độ cao. – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế, tăng nhanh số lượng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. – Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu cơ bản nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung. 2. Phạm vi tài trợ: Đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc các ngành: Triết học, Tôn giáo học, Xã hội học, Chính trị học; Kinh tế học; Luật học; Sử học, Khảo cổ, Dân tộc học; Khu vực học, Quốc tế học; Tâm lý học, Giáo dục học; Văn học, Ngôn ngữ học; Văn hóa học, Nghiên cứu nghệ thuật, Báo chí, Truyền thông. 3. Đối tượng: Các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ thuộc các tổ chức khoa học và công nghệ có chức năng nghiên cứu cơ bản đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn nêu tại Quy định tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-HĐQLQ ngày 08/4/2010 của Hội đồng quản lý Quỹ (các tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước quyết định số 207/QĐ- HĐCDGSNN ngày 19/8/2009 của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước). 4. Hồ sơ đăng ký đề tài: 4.1 Hồ sơ đăng ký đề tài, bao gồm: – Đơn đăng ký đề tài ( Phụ lục 1-ĐĐK; Phụ lục 1e ); – Thuyết minh đề tài ( Phụ lục 2-TMĐT, Phụ lục 2.1- TMĐT; Phụ lục 2e, Phụ lục 2e.1 ); – Năng lực của tổ chức chủ trì, Lý lịch khoa học của  chủ nhiệm đề tài và các thành viên nghiên cứu ( Phụ lục 3-NLTC , Phụ lục 3e-NLTC , Phụ lục 3.1-LLKH , Phụ lục 3.1e-LLKH ) – Các tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu: Chỉ nộp những bài đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia và sách chuyên khảo hoặc bài đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có giá trị chứng minh theo quy định, được công bố, xuất bản trong 5 năm gần đây tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Các biểu mẫu hồ sơ đăng ký đề tài có thể tải từ trang Web của Quỹ theo địa chỉ: www.nafosted.gov.vn. 4.2 Quy định về hồ sơ đăng ký: – Bản in trên giấy bao gồm 01 bộ hồ sơ tiếng Việt ( hồ sơ gốc chữ ký tươi, dấu đỏ) và 01 bộ hồ sơ tiếng Anh (chữ ký tươi không cần đóng dấu). Hồ sơ đăng ký phải được lập theo các biểu mẫu của Quỹ, có chữ ký của Chủ nhiệm Đề tài và xác nhận của tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ (tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại kho bạc nhà nước); – Bản điện tử được nhập trên hệ thống OMS tại địa chỉ http://www.nafosted.gov.vn/oms_xh/ hoặc được  lưu trong đĩa CD (file dạng Word, font chữ Times New Roman, khổ chữ 13) có ghi tên chủ nhiệm đề tài và ngành nghiên cứu (nội dung bản điện tử phải trùng khớp với nội dung hồ sơ gốc). – Các tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu (không đóng cùng Đơn đăng ký, Thuyết minh đề tài, Lý lịch khoa học), gồm: *   01 bản toàn văn (sách chuyên khảo và tạp chí khoa học chuyên ngành); *   02 bản sao các trang bìa và trang cuối đầy đủ các thông tin về tên tác giả, tên công trình, năm xuất bản, nhà xuất bản, thời gian nộp lưu chiểu (sách chuyên khảo) và trang bìa tạp chí, mục lục và trang đầu bài báo (tạp chí khoa học chuyên ngành). – Trước khi nộp hồ sơ, chủ nhiệm đề tài lập Phiếu khai Hồ sơ theo mẫu của Quỹ (02 bản) để đối chiếu và giao nhận. 4.3     Thời hạn và địa chỉ nhận hồ sơ: a. Thời hạn nhận hồ sơ đăng ký: Từ sau ngày thông báo đến trước 16h30 ngày 12/9/2013. b. Hồ sơ đăng ký được gửi đến: Cơ quan điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ phận Hành chính), Số 39 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, Điện thoại: (04) 3936 7750/ 3936 9502. c. Dự kiến thời gian tổ chức đánh giá xét chọn, công bố kết quả: – Rà soát phân loại hồ sơ:                16/9/2013 đến 30/9/2013 – Tổ chức đánh giá xét chọn:           01/10/2013 đến 31/10/2013 – Tổng hợp, công bố kết quả:          01/11/2013 đến 30/11/2013 – Hoàn chỉnh hồ sơ, ký hợp đồng:   01/12/2013 đến 31/12/2013 – Cấp kinh phí:                                Tháng  01/2014 5. Các văn

Tin tức

Thông báo tài trợ NCCB trong KHXH&NV bắt đầu thực hiện từ năm 2014

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia công bố tài trợ đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn thực hiện từ năm 2014. Thời hạn nhận hồ sơ để xét duyệt đợt này là trước 16h30 ngày 12/9/2013, các hồ sơ nhận được sau thời hạn này sẽ xét chọn vào đợt sau. 1. Mục tiêu tài trợ nghiên cứu cơ bản: – Tạo điều kiện và xây dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, có tính liên tục, kế thừa và đổi mới nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn. – Phát triển năng lực nghiên cứu cơ bản của cá nhân, tập thể ở các trường đại học, viện nghiên cứu; hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh đạt trình độ quốc tế; góp phần đào tạo nhân lực khoa học xã hội và nhân văn trình độ cao. – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế, tăng nhanh số lượng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. – Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu cơ bản nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung. 2. Phạm vi tài trợ: Đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc các ngành: Triết học, Tôn giáo học, Xã hội học, Chính trị học; Kinh tế học; Luật học; Sử học, Khảo cổ, Dân tộc học; Khu vực học, Quốc tế học; Tâm lý học, Giáo dục học; Văn học, Ngôn ngữ học; Văn hóa học, Nghiên cứu nghệ thuật, Báo chí, Truyền thông. 3. Đối tượng: Các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ thuộc các tổ chức khoa học và công nghệ có chức năng nghiên cứu cơ bản đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn nêu tại Quy định tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-HĐQLQ ngày 08/4/2010 của Hội đồng quản lý Quỹ (các tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước quyết định số 207/QĐ- HĐCDGSNN ngày 19/8/2009 của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước). 4. Hồ sơ đăng ký đề tài: 4.1 Hồ sơ đăng ký đề tài, bao gồm: – Đơn đăng ký đề tài ( Phụ lục 1-ĐĐK; Phụ lục 1e ); – Thuyết minh đề tài ( Phụ lục 2-TMĐT, Phụ lục 2.1- TMĐT; Phụ lục 2e, Phụ lục 2e.1 ); – Năng lực của tổ chức chủ trì, Lý lịch khoa học của  chủ nhiệm đề tài và các thành viên nghiên cứu ( Phụ lục 3-NLTC , Phụ lục 3e-NLTC , Phụ lục 3.1-LLKH , Phụ lục 3.1e-LLKH ) – Các tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu: Chỉ nộp những bài đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia và sách chuyên khảo hoặc bài đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có giá trị chứng minh theo quy định, được công bố, xuất bản trong 5 năm gần đây tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Các biểu mẫu hồ sơ đăng ký đề tài có thể tải từ trang Web của Quỹ theo địa chỉ: www.nafosted.gov.vn. 4.2 Quy định về hồ sơ đăng ký: – Bản in trên giấy bao gồm 01 bộ hồ sơ tiếng Việt ( hồ sơ gốc chữ ký tươi, dấu đỏ) và 01 bộ hồ sơ tiếng Anh (chữ ký tươi không cần đóng dấu). Hồ sơ đăng ký phải được lập theo các biểu mẫu của Quỹ, có chữ ký của Chủ nhiệm Đề tài và xác nhận của tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ (tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại kho bạc nhà nước); – Bản điện tử được nhập trên hệ thống OMS tại địa chỉ http://www.nafosted.gov.vn/oms_xh/ hoặc được  lưu trong đĩa CD (file dạng Word, font chữ Times New Roman, khổ chữ 13) có ghi tên chủ nhiệm đề tài và ngành nghiên cứu (nội dung bản điện tử phải trùng khớp với nội dung hồ sơ gốc). – Các tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu (không đóng cùng Đơn đăng ký, Thuyết minh đề tài, Lý lịch khoa học), gồm: *   01 bản toàn văn (sách chuyên khảo và tạp chí khoa học chuyên ngành); *   02 bản sao các trang bìa và trang cuối đầy đủ các thông tin về tên tác giả, tên công trình, năm xuất bản, nhà xuất bản, thời gian nộp lưu chiểu (sách chuyên khảo) và trang bìa tạp chí, mục lục và trang đầu bài báo (tạp chí khoa học chuyên ngành). – Trước khi nộp hồ sơ, chủ nhiệm đề tài lập Phiếu khai Hồ sơ theo mẫu của Quỹ (02 bản) để đối chiếu và giao nhận. 4.3     Thời hạn và địa chỉ nhận hồ sơ: a. Thời hạn nhận hồ sơ đăng ký: Từ sau ngày thông báo đến trước 16h30 ngày 12/9/2013. b. Hồ sơ đăng ký được gửi đến: Cơ quan điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ phận Hành chính), Số 39 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, Điện thoại: (04) 3936 7750/ 3936 9502. c. Dự kiến thời gian tổ chức đánh giá xét chọn, công bố kết quả: – Rà soát phân loại hồ sơ:                16/9/2013 đến 30/9/2013 – Tổ chức đánh giá xét chọn:           01/10/2013 đến 31/10/2013 – Tổng hợp, công bố kết quả:          01/11/2013 đến 30/11/2013 – Hoàn chỉnh hồ sơ, ký hợp đồng:   01/12/2013 đến 31/12/2013 – Cấp kinh phí:                                Tháng  01/2014 5. Các văn

Tin tức

Kế hoạch ký hợp đồng và cấp kinh phí (đợt 2) cho các đề tài nghiên cứu cơ bản trong KHTN do Quỹ tài trợ năm 2012

KẾ HOẠCH KÝ HỢP ĐỒNG VÀ CẤP KINH PHÍ (ĐỢT 2) CHO CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊNDO QUỸ TÀI TRỢ NĂM 2012 Cơ quan Điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã hoàn tất việc rà soát kinh phí 40 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và được Hội đồng Quản lý Quỹ ký phê duyệt trong danh mục tài trợ năm 2012 (đợt 2) ngày 5/6/2013. Danh mục phê duyệt đợt này bao gồm các đề tài đã được các hội đồng khoa học ngành đề xuất thực hiện từ năm 2012, có chủ nhiệm đề tài thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ trong các năm 2009, 2010. Các đề tài 2009, 2010 nêu trên đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và được nghiệm thu vào Quý 1/2013. Theo kế hoạch dự kiến, Quỹ sẽ gửi thông báo đến các chủ nhiệm đề tài để hoàn chỉnh thuyết minh đề cương trong tháng 6/2013. Việc ký hợp đồng và cấp kinh phí sẽ được tiến hành vào tháng 7/2013.

Sự kiện, Tin tức

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đón nhận Cờ thi đua và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Chiều ngày 3 tháng 6 năm 2013, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc – Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6/1948 – 11/6/2013). Tới dự lễ kỷ niệm có Ông Nguyễn Quân – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bà Trần Thị Hà – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban thi đua khen thưởng Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ; các đồng chí Lãnh đạo Bộ KH&CN cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức của Bộ KH&CN. Phát biểu tại buổi lễ, Ông Nguyễn Quân – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ luôn xác định công tác thi đua, khen thưởng là động lực quan trọng, là phương tiện đòn bẩy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Ông Nguyễn Quân – Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại buổi lễ Với chủ đề “Đoàn kết thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khoa hoc và công nghệ năm 2013”, toàn thể các đơn vị trực thuộc Bộ, các tổ chức Đảng, đoàn thể đã hưởng ứng phong trào thi đua bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực và hiệu quả, bám sát các nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thông qua các phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân là gương điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ và các hoạt động sự nghiệp khác phục vụ công tác quản lý nhà nước. Hội nghị cũng được nghe một số báo cáo tham luận của các tập thể, cá nhân xuất sắc đại diện cho những tấm gương điển hình lao động tận tụy, nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các đại biểu tham dự vui mừng chứng kiến lễ trao tặng các danh hiệuthi đua cho nhiều đơn vị và cá nhân có thành tích công tác xuất sắc trong năm 2013 và giai đoạn 2008 – 2012. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) vinh dự  được đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ trao tặng đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của ngành KH&CN năm 2012; đồng thời đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích trong công tác từ năm 2010 đến năm 2012, góp phần vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của đất nước. Bà Trần Thị Hà – Trưởng ban Ban thi đua khen thưởng Trung ương, trao tặng những phần thưởng cao quý cho các tập thể, cá nhân trực thuộc Bộ KH&CN đạt thành tích xuất sắc

Tin tức

Thông báo phê duyệt đợt 2 “Danh mục đề tài NCCB trong KHTN được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2013”

Ngày 16/4/2013, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục (Đợt 2) 40 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2013 (Quyết định số 14/QĐ-HĐQLQ). Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiến trong tháng 5/2013). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng. DANH MỤC (ĐỢT II) ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐƯỢC QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA TÀI TRỢ NĂM 2013   STT Mã số Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì Thời gian thực hiện 101 – TOÁN HỌC (06 ĐỀ TÀI) 1 101.01-2012.08 Về tính ổn định của một số lớp phương trình vi phân phiếm hàm phụ thuộc thời gian TS. Phạm Hữu Anh Ngọc Trường Đại học Quốc tế 24 2 101.01-2012.07 Một số phương pháp chỉnh hóa cho bài toán không chỉnh GS.TS Đặng Đức Trọng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh 24 3 101.01-2012.04 Lí thuyết các hệ động lực tán xạ vô hạn chiều TS Cung Thế Anh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 24 4 101.01-2012.12 Giải tích phi tuyến và hệ động lực TS Nguyễn Thành Long Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh 24 5 101.03-2012.17 Giải tích Ngẫu nhiên và ứng dụng GS.TSKH Nguyễn Duy Tiến Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội 24 6 101.01-2012.01 Bội và các vấn đề liên quan PGS.TS Dương Quốc Việt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 24 102 – KHOA HỌC THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH (01 ĐỀ TÀI) 1 102.02-2012.27 Nghiên cứu phương pháp nâng cao bảo mật trong truyền tin sử dụng kỹ thuật hỗn loạn PGS.TS Hoàng Mạnh Thắng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 24 103 – VẬT LÝ (12 ĐỀ TÀI) 1 103.08-2012.34 Nghiên cứu thiên văn vô tuyến: từ mặt trời tới các thiên hà ở xa TS. Phạm Thị Tuyết Nhung Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân 24 2 103.02-2012.63 Nghiên cứu tăng tốc độ điều chế LED ứng dụng cho các hệ thống thông tin quang băng rộng cự ly ngắn PGS.TS. Phí Hòa Bình Viện Khoa học Vật liệu 36 3 103.02-2012.57 Nghiên cứu so sánh động học từ của các hệ thủy tinh spin, thủy tinh cluster, và hạt nano TS. Trần Đăng Thành Viện Khoa học Vật liệu 24 4 103.04-2012.56 Nghiên cứu phản ứng quang hạt nhân trên các máy gia tốc điện tử GS.TS. Trần Đức Thiệp Viện Vật lý 24 5 103.04-2012.21 Nghiên cứu phản ứng hạt nhân với sự nhấn mạnh tới vai trò của năng lượng kích thích GS.TS. Nguyễn Văn Đỗ Viện Vật lý 24 6 103.05-2012.53 Nghiên cứu chế tạo vật liệu TiO2 có cấu trúc nanô một chiều ứng dụng trong pin mặt trời DSSC và QDSSC TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Trường Đại học Vinh 24 7 103.02-2012.42 Nghiên cứu cấu trúc điện tử và các tính chất liên quan của một số vật liệu tiên tiến bằng phương pháp mô phỏng TS. Nguyễn Huy Việt Viện Vật lý 24 8 103.02-2012.11 Hiệu ứng lượng tử bề mặt trong các hệ thấp chiều PGS.TS Hoàng Nam Nhật Trường Đại học Công nghệ 24 9 103.02-2012.50 Cơ chế truyền dẫn điện tích và chuyển đổi điện trở thuận nghịch của màng mỏng ôxít Chromium TS. Phan Bách Thắng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh 24 10 103.06-2012.72 Chế tạo và đặc tính quang của vật liệu cấu trúc nanô đa dạng chứa ion Eu (III) trên nền vanađat và phốt phát TS. Trần Thu Hương Viện Khoa học Vật liệu 36 11 103.06-2012.43 Ảnh hưởng của hàng rào thế tại bề mặt tiếp giáp lõi/vỏ lên tính chất quang của cấu trúc nano loại II CdS/ZnSe PGS.TS. Nguyễn Xuân Nghĩa Viện Khoa học Vật liệu 24 12 103.02-2012.65 Nghiên cứu những hiện tượng vật lý spin mới trong cấu trúc từ nano dạng hạt, đa lớp, và vật liệu phân cực spin cao PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 24 104 – HÓA HỌC (07 ĐỀ TÀI) 1 104.01-2012.37 Nghiên cứu phân lập các hoạt chất từ loài san hô mềm Lobophytum crassum và Lobophytum batarum ở Việt Nam GS.TS Châu Văn Minh Viện Hóa sinh biển 36 2 104.01-2012.10 Nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thực vật thuộc các họ Asteraceae, Euphorbiaceae và Annonaceae của Việt Nam PGS.TS Phan Minh Giang Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội 36 3 104.01-2012.55 Nghiên cứu chuyển hóa eugenol trong tinh dầu hương nhu thành những hợp chất dị vòng có hoạt tính sinh học cao. GS.TS Nguyễn Hữu Đĩnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 24 4 104.01-2012.64 Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hai loài Garcinia (họ Măng cụt, Guttiferae) PGS.TS Nguyễn Diệu Liên Hoa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh 24 5 104.02-2012.76 Tổng hợp, nghiên cứu tính chất, xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất kim loại chuyển tiếp với một số phối tử điankylaminothiocacbonyl-benzamidin đa càng TS Nguyễn Hùng Huy Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội 24 6 104.02-2012.66 Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất và hoạt tính kìm hãm tế bào ung thư của phức

Tin tức

Danh sách đề tài khoa học tự nhiên năm 2012 (Đợt II)

Ngày 16/4/2013, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục (Đợt 2) 40 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2013 (Quyết định số 14/QĐ-HĐQLQ). Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiến trong tháng 5/2013). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng. DANH MỤC (ĐỢT II) ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐƯỢC QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA TÀI TRỢ NĂM 2013   STT Mã số Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì Thời gian thực hiện 101 – TOÁN HỌC (06 ĐỀ TÀI) 1 101.01-2012.08 Về tính ổn định của một số lớp phương trình vi phân phiếm hàm phụ thuộc thời gian TS. Phạm Hữu Anh Ngọc Trường Đại học Quốc tế 24 2 101.01-2012.07 Một số phương pháp chỉnh hóa cho bài toán không chỉnh GS.TS Đặng Đức Trọng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh 24 3 101.01-2012.04 Lí thuyết các hệ động lực tán xạ vô hạn chiều TS Cung Thế Anh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 24 4 101.01-2012.12 Giải tích phi tuyến và hệ động lực TS Nguyễn Thành Long Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh 24 5 101.03-2012.17 Giải tích Ngẫu nhiên và ứng dụng GS.TSKH Nguyễn Duy Tiến Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội 24 6 101.01-2012.01 Bội và các vấn đề liên quan PGS.TS Dương Quốc Việt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 24 102 – KHOA HỌC THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH (01 ĐỀ TÀI) 1 102.02-2012.27 Nghiên cứu phương pháp nâng cao bảo mật trong truyền tin sử dụng kỹ thuật hỗn loạn PGS.TS Hoàng Mạnh Thắng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 24 103 – VẬT LÝ (12 ĐỀ TÀI) 1 103.08-2012.34 Nghiên cứu thiên văn vô tuyến: từ mặt trời tới các thiên hà ở xa TS. Phạm Thị Tuyết Nhung Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân 24 2 103.02-2012.63 Nghiên cứu tăng tốc độ điều chế LED ứng dụng cho các hệ thống thông tin quang băng rộng cự ly ngắn PGS.TS. Phí Hòa Bình Viện Khoa học Vật liệu 36 3 103.02-2012.57 Nghiên cứu so sánh động học từ của các hệ thủy tinh spin, thủy tinh cluster, và hạt nano TS. Trần Đăng Thành Viện Khoa học Vật liệu 24 4 103.04-2012.56 Nghiên cứu phản ứng quang hạt nhân trên các máy gia tốc điện tử GS.TS. Trần Đức Thiệp Viện Vật lý 24 5 103.04-2012.21 Nghiên cứu phản ứng hạt nhân với sự nhấn mạnh tới vai trò của năng lượng kích thích GS.TS. Nguyễn Văn Đỗ Viện Vật lý 24 6 103.05-2012.53 Nghiên cứu chế tạo vật liệu TiO2 có cấu trúc nanô một chiều ứng dụng trong pin mặt trời DSSC và QDSSC TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Trường Đại học Vinh 24 7 103.02-2012.42 Nghiên cứu cấu trúc điện tử và các tính chất liên quan của một số vật liệu tiên tiến bằng phương pháp mô phỏng TS. Nguyễn Huy Việt Viện Vật lý 24 8 103.02-2012.11 Hiệu ứng lượng tử bề mặt trong các hệ thấp chiều PGS.TS Hoàng Nam Nhật Trường Đại học Công nghệ 24 9 103.02-2012.50 Cơ chế truyền dẫn điện tích và chuyển đổi điện trở thuận nghịch của màng mỏng ôxít Chromium TS. Phan Bách Thắng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh 24 10 103.06-2012.72 Chế tạo và đặc tính quang của vật liệu cấu trúc nanô đa dạng chứa ion Eu (III) trên nền vanađat và phốt phát TS. Trần Thu Hương Viện Khoa học Vật liệu 36 11 103.06-2012.43 Ảnh hưởng của hàng rào thế tại bề mặt tiếp giáp lõi/vỏ lên tính chất quang của cấu trúc nano loại II CdS/ZnSe PGS.TS. Nguyễn Xuân Nghĩa Viện Khoa học Vật liệu 24 12 103.02-2012.65 Nghiên cứu những hiện tượng vật lý spin mới trong cấu trúc từ nano dạng hạt, đa lớp, và vật liệu phân cực spin cao PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 24 104 – HÓA HỌC (07 ĐỀ TÀI) 1 104.01-2012.37 Nghiên cứu phân lập các hoạt chất từ loài san hô mềm Lobophytum crassum và Lobophytum batarum ở Việt Nam GS.TS Châu Văn Minh Viện Hóa sinh biển 36 2 104.01-2012.10 Nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thực vật thuộc các họ Asteraceae, Euphorbiaceae và Annonaceae của Việt Nam PGS.TS Phan Minh Giang Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội 36 3 104.01-2012.55 Nghiên cứu chuyển hóa eugenol trong tinh dầu hương nhu thành những hợp chất dị vòng có hoạt tính sinh học cao. GS.TS Nguyễn Hữu Đĩnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 24 4 104.01-2012.64 Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hai loài Garcinia (họ Măng cụt, Guttiferae) PGS.TS Nguyễn Diệu Liên Hoa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh 24 5 104.02-2012.76 Tổng hợp, nghiên cứu tính chất, xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất kim loại chuyển tiếp với một số phối tử điankylaminothiocacbonyl-benzamidin đa càng TS Nguyễn Hùng Huy Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội 24 6 104.02-2012.66 Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất và hoạt tính kìm hãm tế bào ung thư của phức chất

Lên đầu trang