Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Thông báo

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giới thiệu về Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu 2021 (Global Young Scientists Summit 2021 – GYSS 2021)

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Female” buttontext=”Nghe bài viết”] Global Young Scientist Summit 2021 (GYSS 2021) là Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu lần thứ 9, được tổ chức tại Singapore vào năm 2021. Đây là hội nghị được tổ chức thường niên của Quỹ Nghiên cứu quốc gia của Singapore (NRF Singapore). Hội nghị được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013, tại Singapore. GYSS 2021 mang đến nhiều diễn giả là nhà khoa học uy tín, được công nhận với các giải thưởng khoa học lớn trên thế giới. Với chủ đề “Advancing Science, Creating Technologies for a Better World”, GYSS tiếp tục là diễn đàn đa ngành, đa văn hóa, đa thế hệ, một nơi mà các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới tới tham dự và trao đổi trực tiếp với các nhà khoa học danh tiếng và các nhà lãnh đạo về công nghệ trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà khoa học trẻ còn có cơ hội tham quan các trường đại học, viện nghiên cứu; tham dự các hoạt động trải nghiệm nền văn hóa đa dạng của Singapore. Thời gian:  12-15/1/2021 (thứ 3 tới thứ 6) Địa điểm: Biopolis@one-north, Singapore Lĩnh vực: Hóa học, Vật lý, Y dược, Toán học, Khoa học máy tính và kỹ thuật Ngôn ngữ sử dụng trong hội nghị: Tiếng Anh Diễn giả tại GYSS 2021: là các nhà khoa học đoạt giải thưởng Nobel, Fields Medal, Millennium Technology Prize và Turing Award Chi phí: – Chi phí ăn ở tại Singapore trong thời gian, khuôn khổ của hội nghị: do Quỹ NRF Singapore tài trợ; – Chi phí đi lại Việt Nam – Singapore – Việt Nam: do người tham dự tự chi trả. Đối tượng đăng ký tham dự: – Sinh viên đại học, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh, Nhà khoa học trẻ đang thực hiện nghiên cứu sau tiến sỹ. Lưu ý: Ban tổ chức không nhận hồ sơ đăng ký của những người có học hàm giáo sư, phó giáo sư; – Không quá 35 tuổi (tính tới tháng 1/2021); – Chưa từng tham gia các hội nghị GYSS trước đó; – Thành thạo tiếng Anh, đủ khả năng tham gia vào các buổi thảo luận, hoạt động trong khuôn khổ hội nghị; – Thể hiện được sự quan tâm thực sự tới khoa học và nghiên cứu; – Thể hiện được sự gắn kết với lĩnh vực nghiên cứu chính đang theo đuổi, sẵn sàng với các nghiên cứu liên ngành; – Có thư giới thiệu của trưởng khoa, hoặc một nhà khoa học danh tiếng trên thế giới. Cách thức đăng ký tham dự: Các nhà khoa học trẻ Việt Nam phù hợp với các tiêu chí nêu trên và mong muốn tham dự hội nghị, có thể liên hệ với ban tổ chức và đăng ký tại trang chủ sự kiện: https://www.nrf.gov.sg/gyss/contact Một số mốc thời gian dự kiến GYSS 2021 Tháng 9/2021: Ban tổ chức GYSS sẽ nhận đăng ký, và liên lạc trực tiếp với người đăng ký để tiến hành đánh giá hồ sơ. Tháng 11/2020: Ban tổ chức GYSS thông báo đến người đăng ký về kết quả lựa chọn. Tháng 1/2021: Hội nghị GYSS 2021 được tổ chức. Một số thông tin về GYSS 2020 Các diễn giả tại GYSS 2020 là các nhà khoa học đạt giải Nobel trong các lĩnh vực hóa học, dược, vật lý: Aaron Ciechanover (Nobel Prize in Chemistry), Kurt Wuthrich (Nobel Prize in Chemistry), Ada Yonath (Nobel Prize in Chemistry), Tim Hunt (Nobel in Medicine or Physiology), Klaus von Klitzing (Nobel Prize in Physics); và các nhà khoa học đạt giải Turning Award và Fields Medal: John Hopcroft (Turing Award), Silvio Micali (Turing Award), Leslie Valiant (Turing Award), Ngo Bao Chau (Fields Medal), Efim Zelmanov (Fields Medal), Michale Graetzel (Millennium Technology Prize). GS. Ngô Bảo Châu diễn thuyết về số nguyên tố Các nhà khoa học thảo luận nhóm chủ đề khoa học và xã hội Năm 2020, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã giới thiệu và có bốn nhà khoa học trẻ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Việt Đức) nhận được tài trợ từ Ban tổ chức tham dự Hội nghị GYSS năm 2020 tại Singapore. Thông tin thêm về hội nghị GYSS 2020: xem thêm tại đây. Tham khảo thêm thông tin về GYSS 2021 và các kỳ GYSS trước đó, xin xem tại: https://www.nrf.gov.sg/gyss/home Tiêu chí đánh giá người tham dự của ban tổ chức GYSS: xem bản tiếng Anh tại đây. Tin: Nguyễn Thị Thúy Hà

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, công dân về dịch vụ hành chính

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Female” buttontext=”Nghe bài viết”] Với mục đích đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính để hỗ trợ các tổ chức KH&CN và nhà khoa học đang thực hiện đề tài do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia tài trợ, Quỹ thực hiện khảo sát mức độ hài lòng về các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Các chương trình tài trợ, hỗ trợ được tiến hành khảo sát đợt này bao gồm Nghiên cứu cơ bản (lĩnh vực Khoa học Tự nhiên & Kỹ thuật, Khoa học Xã hội & Nhân văn), Nghiên cứu ứng dụng, Đột xuất, Tiềm năng, Hợp tác song phương. Nội dung khảo sát bao gồm đánh giá vê tìm hiểu thông tin, tiếp cận dịch vụ; thủ tục quản lý khoa học; thủ tục tài chính của các chương trình tài trợ, hỗ trợ. Kính mong các chủ nhiệm đề tài, thành viên thực hiện tham gia, phản hồi kháo sát. Ý kiến phản hồi của các nhà khoa học sẽ giúp đánh giá và làm cơ sở để cải tiến, hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Thông tin thực hiện khảo sát được gửi trực tiếp qua email của Chủ nhiệm đề tài. Trong quá trình thực hiện, nếu cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: Chị Phạm Thị Nương – nuongpt@most.gov.vn hoặc số điện thoại: 024.3936.7750, số máy lẻ 605. Tin: Phạm Thị Nương

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tình hình cấp kinh phí đối với các đề tài do Quỹ tài trợ (Quý 2-3/2020)

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Female” buttontext=”Nghe bài viết”] Trong 6 tháng đầu năm 2020, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thực hiện cấp kinh phí thực hiện đối 244 đề tài nghiên cứu và 56 trường hợp thuộc chương trình nâng cao năng lực KH&CN Quốc gia với tổng kinh phí trên 82 tỷ đồng. Kinh phí cấp cho các đề tài nghiên cứu bao gồm các đề tài đã ký hợp đồng, các đề tài đã đánh giá kết quả thực hiện đề tài thuộc các chương trình nghiên cứu cơ bản (lĩnh vực KHTN&KT, KHXH&NV), nghiên cứu hướng ứng dụng (nhiệm vụ đột xuất, tiềm năng, đề án lịch sử Việt Nam). Tham khảo thông báo cấp kinh phí của Quỹ đến tháng 4/2020 tại đây. Cuối tháng 5 năm 2020, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tiếp nhận kinh phí từ Bộ Tài chính cho hoạt động năm 2020. Quỹ tiếp tục thực hiện cấp kinh phí đối với các đề tài (bao gồm các đề tài đã ký hợp đồng, các đề tài đã đánh giá định kỳ trong 4 tháng đầu năm 2020 đủ điều kiện cấp tiếp và kinh phí đợt cuối các đề tài đã nghiệm thu) đối với trên 400 đề tài nghiên cứu và các hoạt động nâng cao năng lực KH&CN Quốc gia với tổng kinh phí 138.5 tỷ đồng. Chương trình tài trợ Số lượng đề tài Kinh phí dự kiến cấp (tỷ đồng) Ghi chú Nghiên cứu cơ bản trong KHTN 318 95.4 Kinh phí đợt đầu đề tài 2019 đợt 2 (đề tài thực nghiệm); kinh phí định kỳ đợt 2,3 đề tài 2016-2018, kinh phí cuối kỳ đề tài 2015-2017 đã đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm. Nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV 90 28.9 Kinh phí đợt đầu đề tài 2019 đợt 2; kinh phí định kỳ đợt 2 đề tài 2018, kinh phí cuối kỳ các đề tài 2015-2017 đã đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm. Nhiệm vụ đột xuất, tiềm năng, NC ứng dụng 15 11.6 Kinh phí đợt đầu 11 đề tài tiềm năng thực hiện từ 2020 và 04 đề tài đột xuất, ứng dụng 2020. Hoạt động nâng cao năng lực KH&CN 31 2.6 Hoạt động đã triển khai năm 2020 Tổng cộng 138.5     Đối với các đề tài NCCB trong KHTN&KT đã ký hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2020, Quỹ dự kiến sẽ cấp kinh phí cho các đề tài thực nghiệm. Các đề tài lý thuyết sẽ cấp kinh phí ngay sau khi Quỹ tiếp nhận kinh phí đợt tiếp theo. Kính thông báo để các tổ chức chủ trì được biết và hỗ trợ nhóm nghiên cứu triển khai đề tài theo kế hoạch nghiên cứu. Tin: Phòng Tài chính – Kế toán (Phan Thị Minh Nguyệt)

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới Sáng tạo Vương quốc Anh gọi hồ sơ đề tài nghiên cứu về Covid-19 (cập nhật thông báo 21/5/2020)

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Female” buttontext=”Nghe bài viết”] Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới Sáng tạo Vương quốc Anh (UKRI) hiện đang mở 02 chương trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu về dịch bệnh Covid-19 và các tác động của dịch đối với các quốc gia đang phát triển, chi tiết như sau:  Chương trình do Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu (GCRF) và Quỹ Newton tài trợ (đã đăng thông tin ngày 21/5/2020) – Đối tượng: Nhà khoa học Việt Nam có thể đăng ký làm chủ nhiệm đề tài nếu cơ quan chủ trì phía Việt Nam đã từng nhận tài trợ trực tiếp của UKRI, hoặc có thể tham gia đề xuất chung có chủ nhiệm đề tài đang làm việc tại Vương quốc Anh. – Kinh phí: không giới hạn. – Thời hạn nộp hồ sơ: không giới hạn. Chi tiết về thông báo tiếp nhận cũng như cách thức nộp hồ sơ xin xem tại: https://www.ukri.org/funding/funding-opportunities/ukri-gcrf-newton-fund-agile-response-call-to-address-covid-19/    Chương trình do Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu (GCRF) và Bộ Y tế Anh tài trợ – Đối tượng: Tất cả các nhà khoa học đang làm việc tại các tổ chức nghiên cứu Việt Nam đều có thể đăng ký làm chủ nhiệm đề tài. – Kinh phí: Tối đa 1 triệu bảng Anh/dự án. – Thời hạn nộp hồ sơ: Chương trình gồm 3 vòng hồ sơ với thời hạn riêng biệt Vòng 1: 22/6/2020 Vòng 2: 10/8/2020 Vòng 3: 28/9/2020 Chi tiết về thông báo tiếp nhận cũng như cách thức nộp hồ sơ xin xem tại: https://www.nihr.ac.uk/documents/global-effort-on-covid-19-geco-health-research-call-specification/24832#Eligibility Tin: Hoàng Thanh Vân

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia tuyển dụng viên chức năm 2020

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Female” buttontext=”Nghe bài viết”] Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tuyển dụng viên chức năm 2020, cụ thể như sau: 1. Số lượng tuyển dụng 06 người. 2. Yêu cầu chung 2.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; b) Từ đủ 18 tuổi trở lên; c) Có đơn đăng ký dự tuyển; d) Có lý lịch rõ ràng; đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí dự tuyển (theo biểu chi tiết kèm theo); e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. 2.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. 3. Vị trí, chỉ tiêu, yêu cầu điều kiện cụ thể Biểu chi tiết kèm theo. Tải tại đây. 4. Hình thức tuyển dụng Xét tuyển được thực hiện theo 2 vòng như sau: Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. Vòng 2: Phỏng vấn hoặc thực hành để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. Nội dung: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi nhiệm vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển thực hiện theo quy định Điều 13 Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018. 5. Hồ sơ Cá nhân có nhu cầu tham gia dự tuyển gửi Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu kèm theo Thông báo này. Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu kèm theo Thông báo này); Bản sao Giấy khai sinh; Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật (dán ảnh 4x6cm) có xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển; Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển đụng viên chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực. Cá nhân phải khai đầy đủ và trung thực. Sau khi ứng viên trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai thông tin trong Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì kết quả tuyển dụng sẽ bị hủy bỏ, không được đăng ký tham gia kỳ tuyển dụng kế tiếp tại Quỹ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. 6. Thời hạn nộp hồ sơ Từ ngày 22/5/2020 đến hết ngày 22/6/2020 (từ 8h30 đến 17h). 7. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Phòng 405 – 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 024.39367751 (máy lẻ 606). 8. Thời gian và địa điểm xét tuyển Kỳ xét tuyển viên chức của Quỹ dự kiến tổ chức trong thời gian từ 25/6 -5/7/2020. Thời gian và địa điểm xét tuyển vòng 2 sẽ được thông báo trên website của Quỹ và trực tiếp tới từng ứng viên đạt yêu cầu tại Vòng 1. Tin: Lê Ngọc Bích

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới Vương quốc Anh gọi hồ sơ đề tài nghiên cứu về Covid-19

Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới Vương quốc Anh (UKRI) hiện đang tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu về dịch bệnh Covid-19 và các tác động của dịch đối với các quốc gia đang phát triển. Chương trình không giới hạn thời gian nộp hồ sơ và được tài trợ bởi Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu và Quỹ Newton. Nhà khoa học Việt Nam có thể đăng ký tham gia đề tài do nhà khoa học Vương quốc Anh làm chủ nhiệm, hoặc đăng ký chủ nhiệm đề tài nếu chứng minh được khả năng bắt đầu thực hiện nghiên cứu trong tối đa 04 tuần kể từ ngày được chấp thuận tài trợ.  Chi tiết về thông báo tiếp nhận cũng như cách thức nộp hồ sơ xin xem tại: https://www.ukri.org/news/international-covid-19-call-opens/ https://www.ukri.org/funding/funding-opportunities/ukri-gcrf-newton-fund-agile-response-call-to-address-covid-19/  Tin: Hoàng Thanh Vân

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Ba nhà khoa học nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Male” buttontext=”Nghe bài viết”] (VNE) Hai nhà khoa học nhận Giải chính là PGS.TS Phạm Tiến Sơn (Toán học), PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan (Y dược) và Giải trẻ thuộc về TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Vật lý). Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức chiều 18/5 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu đã tham dự sự kiện. Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng ngành khoa học, các nhà khoa học được tôn vinh. Đóng góp của các nhà khoa học thời gian qua không chỉ là số lượng các công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí uy tín của thế giới, các giải thưởng, mà còn ở số lượng các sáng kiến hữu ích để góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống của nhân dân. “Điều đáng nói, trong khó khăn, thách thức chúng ta đã tìm ra thời cơ và tự tạo cho mình động lực vươn lên trong khoa học công nghệ. Đấy là trong bối cảnh đất nước cùng cả thế giới phải chống dịch như thời gian vừa qua, vừa nghiên cứu mới, vừa ứng dụng những ứng dụng kết quả đã có và cùng nhau tự đặt ra cho mình những bài toán, thách đố, cùng giải quyết”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại sự kiện. Ảnh: T. Huế. Ở lĩnh vực Y dược, nghiên cứu của PGS Vương Thị Ngọc Lan đã giúp Việt Nam ghi tên trên bản đồ y học thế giới về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trong các trường hợp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), chuyển phôi đông lạnh được xem là cho kết quả có thai sinh sống cao hơn so với chuyển phôi tươi ở các trường hợp vô sinh bị hội chứng buồng trứng đa nang. Trước đây chưa có câu trả lời cho việc, liệu chuyển phôi đông lạnh có thể cho kết quả tương tự ở phụ nữ vô sinh không bị hội chứng đa nang. Nghiên cứu đã đi đến kết luận, đối với phụ nữ vô sinh không có hội chứng buồng trứng đa nang, khi thực hiện IVF, chuyển phôi đông lạnh không làm tăng có ý nghĩa tỉ lệ thai diễn tiến hay tỉ lệ sinh sống so với chuyển phôi tươi. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (bìa trái) và Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh (bìa phải) trao giải cho PGS Vương Thị Ngọc Lan. Ảnh: T. Huế. PGS Lan cho biết, đã có gần 1.000 bệnh nhân tham gia để các nhà khoa học trả lời được câu hỏi nghiên cứu, tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất và giúp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân khác. “Sau nghiên cứu này chúng tôi đã xây dựng được một đội ngũ làm nghiên cứu chuyên nghiệp, chất lượng và ngày càng được giới khoa học thế giới biết đến”, bà Lan nói. Công trình nghiên cứu của PGS.TS Phạm Tiến Sơn (Đại học Đà Lạt) giải quyết vấn đề cơ bản trong toán học đó là, bài toán tối ưu nửa đại số: tìm giá trị nhỏ nhất của một hàm đa thức trên một tập nửa đại số (là tập được xác định bởi các phương trình và bất phương trình đa thức). Dựa vào các kết quả nghiên cứu, chứng tỏ nghiệm tối ưu của hầu hết các bài toán tối ưu đa thức hoàn toàn được xác định bằng cách giải một số hữu hạn các bài toán quy hoạch nửa xác định. Ba nhà khoa học tại lễ trao giải (TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu, PGS.TS Phạm Tiến Sơn và PGS Vương Thị Ngọc Lan). Ảnh: T. Huế. Chia sẻ trong ngày nhận giải, PGS Sơn cho biết, con đường đến với toán học bắt đầu từ những năm trung học phổ thông và nên ông đã theo học ngành Toán tại trường Đại học Đà Lạt. Theo PGS Sơn, luôn có hai khó khăn cơ bản đối với những người làm công tác nghiên cứu (đặc biệt với các bạn trẻ) đó là thời gian cho nghiên cứu ít và kinh phí được tài trợ không nhiều và không phải khi nào cũng có. Ông đã vượt qua những trở ngại và gắn bó với hoạt động nghiên cứu bằng niềm đam mê khoa học, mong muốn học hỏi và khám phá cái mới. “Kết quả nghiên cứu có chất lượng tốt chỉ có thể đạt được khi ta dành trọn thời gian cho khoa học”, PGS Sơn nói. Giải trẻ năm nay được trao cho TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu. Công trình nghiên cứu của TS Hiếu đưa ra một phương pháp khác để xác định chính xác quãng đường tự do trung bình không đàn hồi của điện tử năng lượng thấp trong vật liệu từ hướng tiếp cận điện môi. Hướng tiếp cận hiện tại là một lựa chọn khác cho việc tính toán thời gian sống của điện tử nóng, vốn là một đại lượng quan trọng trong động học điện tử siêu nhanh. Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hàng năm, ghi nhận và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Tác giả giành giải nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ và 200 triệu đồng tiền thưởng. Theo Bích Ngọc – VNExpress

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo gia hạn tiếp nhận hồ sơ Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – FWO năm 2020

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – FWO năm 2020 và theo kế hoạch ban đầu, NAFOSTED dự kiến kết thúc tiếp nhận hồ sơ vào 17h00 ngày 18/05/2020 (Thứ Hai). Tuy nhiên, do điều kiện dịch Covid-19, NAFOSTED và FWO quyết định gia hạn thời gian tiếp nhận hồ sơ nêu trên. Hạn cuối tiếp nhận thu hồ sơ: 17h00 ngày 02/06/2020 (Thứ Ba). Chi tiết về hồ sơ và cách thức đăng ký tham gia chương trình xin xem tại thông báo đã đăng tải trước đó tại đường link: https://nafosted.gov.vn/thong-bao-tiep-nhan-ho-so-dang-ky-chuong-trinh-hop-tac-song-phuong-nafosted-fwo-nam-2020/. Tin: Nguyễn Hải Yến

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tình hình cấp kinh phí đối với các đề tài do Quỹ tài trợ

Trong 4 tháng đầu năm 2020, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thực hiện cấp kinh phí thực hiện (bao gồm kinh phí sau ký hợp đồng, kinh phí định kỳ và kinh phí đợt cuối, sau đánh giá kết quả thực hiện đề tài) đối với trên 166 đề tài nghiên cứu và 43 hoạt động nâng cao năng lực KH&CN với tổng kinh phí gần 45,3 tỷ đồng. Chương trình tài trợ Số lượng nhiệm vụ, hoạt động Kinh phí đã cấp (tỷ đồng) Nghiên cứu cơ bản trong KHTN 128 25.5 Nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV 11 3.5 Nhiệm vụ đột xuất, tiềm năng, HTQT, đề án LSVN 27 14.6 Hoạt động nâng cao năng lực KH&CN 43 1.7 Tổng 209 45.3 Hiện nay, Quỹ đang làm thủ tục cấp kinh phí cho các đề tài đã nghiệm thu đạt; các đề tài đang thực hiện, đủ điều kiện cấp tiếp kinh phí sau đợt đánh giá định kỳ cuối năm 2019; các đề tài NCCB lĩnh vực KHTN&KT và đề tài tiềm năng được được ký hợp đồng tài trợ trong năm 2019. Một số hồ sơ cấp kinh phí đã chuyển ra Kho bạc nhà nước từ tháng 1 đến tháng 4/2020, tuy nhiên do tiếp tục phải hoàn thiện các thủ tục (chuyển nguồn kinh phí từ năm 2019 sang năm 2020, sửa lại mẫu ủy nhiệm chi theo qui định của Nghị định 11/2020/NĐ-CP) nên việc giải ngân kinh phí chậm hơn so với kế hoạch. Đối với các đề tài đã được đánh giá định kỳ trong tháng 1/2020, các đề tài NCCB trong KHTN&KT năm 2019 đợt 2 (đang ký hợp đồng tài trợ), đề tài NCCB trong KHXH&NV năm 2019 đợt 2 (đang ký hợp đồng tài trợ), đề tài tiềm năng năm 2020 (đã ký hợp đồng), Quỹ dự kiến sẽ cấp kinh phí trong Quý 2 năm 2020 (sau khi Quỹ tiếp nhận kinh phí hoạt động năm 2020 từ Bộ Tài chính). CQĐH Quỹ sẽ gửi email thông báo đến các chủ nhiệm đề tài khi hoàn thành cấp kinh phí. Kính thông báo để các tổ chức chủ trì được biết và hỗ trợ nhóm nghiên cứu triển khai đề tài theo kế hoạch nghiên cứu. Tin: Phan Thị Minh Nguyệt (Phòng Tài chính – Kế toán)

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị đánh giá kết quả đề tài NCCCB trong KHXH&NV do Quỹ PTKHCNQG tài trợ (đề tài kết thúc tính đến tháng 6/2020).

– Đối tượng: Hồ sơ đề tài năm 2018 đợt 1 và các đề tài đợt tài trợ khác đã hết hạn hợp đồng nghiên cứu (kể cả thời gian gia hạn, nếu có) tính đến tháng 6/2020. – Thành phần hồ sơ: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài (Mẫu NCCB08); Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí đề tài (NCCB07); Phụ lục về kết quả công bố và các kết quả khác của đề tài. – Hình thức gửi: 01 bản giấy (có chữ ký, dấu) và 01 bản điện tử có nội dung trùng khớp bản giấy. + Bản điện tử gửi qua hòm thư điện tử của thư ký hành chính, thư ký tài chính của Hội đồng. + Hồ sơ bản giấy gửi về địa chỉ: Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Phòng 405, tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Ghi rõ ngoài bì thư “Hồ sơ đánh giá kết quả đề tài NCCB KHXH&NV, mã số…., ngành …”. – Thời gian nộp hồ sơ (theo quy định tại Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN): trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo để các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài thuộc Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ thực hiện theo quy định. Việc không nghiệm thu đề tài theo quy định sẽ ảnh hưởng đến việc thanh quyết toán tài chính, đánh giá kết quả thực hiện của đề tài, quyền lợi của chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì trong quá trình đăng ký đề tài tại các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia khác của Bộ Khoa học và Công nghệ (Tham khảo Điều 4, Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26/6/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ)./. Tin: Nguyễn Quỳnh Hoa (Phòng KHXH&NV)

Lên đầu trang