Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Sự kiện, Tin tức

Đánh giá xét chọn hồ sơ đề tài NCCB trong KHTN&KT năm 2021

Trong tháng 9/2021, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Quỹ) đã tổ chức triển khai đánh giá xét chọn đề tài Nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật (KHTN&KT) năm 2021. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các phiên họp đánh giá xét chọn được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Quỹ thông báo tiếp nhận hồ sơ Chương trình tài trợ NCCB trong KHTN&KT năm 2021 trong tháng 5, 6/2021. Kết thúc thời gian tiếp nhận, Quỹ đã nhận được 692 hồ sơ đăng ký hợp lệ ở 08 ngành, với 662 đề tài đăng ký nhóm nghiên cứu thông thường và 30 đề tài đăng ký nhóm nghiên cứu mạnh. Thống kê tỷ lệ phân bố hồ sơ theo vùng miền và theo lứa tuổi Theo kế hoạch, Quỹ sẽ tổ chức để các hội đồng khoa học chuyên ngành trong lĩnh vực KHTN&KT tiến hành họp rà soát, phân công phản biện, đánh giá xét chọn hồ sơ và (dự kiến) tháng 11/2021 sẽ trình Hội đồng quản lý phê duyệt danh mục các đề tài được tài trợ. Chương trình tài trợ NCCB do NAFOSTED tài trợ được triển khai từ năm 2009, gồm 2 lĩnh vực KHTN&KT và KHXH&NV. Đây là chương trình tài trợ có quy mô lớn nhất của Quỹ (về số lượng đề tài và kinh phí tài trợ). Tính đến nay, Quỹ đã tài trợ hơn 3.000 đề tài NCCB với sự tham gia của khoảng gần 15.000 lượt nhà khoa học. Mỗi năm, Quỹ tài trợ cho khoảng 300-350 đề tài với kinh phí trung bình từ 850-900 tr/đề tài, thời gian thực hiện tối đa 36 tháng. Tài trợ NCCB của Quỹ có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế, qua đó phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới nghiên cứu khoa học và công nghệ trình độ cao của quốc gia. Năm 2021 đại diện các Hội đồng khoa học ngành trong lĩnh vực KHTN&KT kiến nghị Quỹ duy trì tài trợ mới NCCB hàng năm, chú trọng nâng cao chất lượng nghiên cứu, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, đảm bảo liêm chính học thuật và đạo đức nghiên cứu. Tin: BP TTTT

Sự kiện, Tin tức

Hội thảo hướng dẫn kỹ năng viết đề xuất dự án Chương trình Horizon Europe (2021-2027)

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học – Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76 (UNGA76 Science Summit), Hội thảo hướng dẫn kỹ năng viết đề xuất dự án Chương trình Horizon Europe (2021-2027) sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến dự kiến từ 09:00 pm -11:00 pm (giờ Việt Nam) trong các ngày 16/9/2021 và 23/9/2021. Thông tin chi tiết về các Hội thảo, diễn giả, đăng ký tham dự (miễn phí), xin truy cập và theo dõi tại các đường link dưới đây: Link tham dự Hội thảo: https://unga76sciencesummit.sched.com/event/kZu0/ref-hy16-research-proposal-writing-workshop Thông tin diễn giả: https://unga76sciencesummit.sched.com/speaker/sean.mccarthy@hyperion.ie Chương trình Horizon Europe là một trong những dự án được Liên minh Châu Âu sử dụng nhằm triển khai các chính sách của EU. Trong giai đoạn tài trợ hiện tại (2021-2027), có hơn 30 chương trình tài trợ, mỗi chương trình này được chia thành các tiểu chương trình. Hội thảo tập trung các nội dung: tổng quan về các Chương trình tài trợ của Liên minh Châu Âu, tổng quan về chương trình Horizon Europe, mạng lưới chiến lược Châu Âu, phương thức đánh giá các dự án thuộc chương trình Horizon Europe, hướng dẫn viết đề xuất dự án chương trình Horizon Europe.

Sự kiện, Tin tức

Thông báo điều chỉnh thời gian tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội và nhân văn năm 2021

Ngày 21/7/2021, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã thông báo tiếp nhận hồ sơ đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn năm 2021, theo đó thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 16/8/2021 đến 17h00 ngày 16/9/2021. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo điều chỉnh thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài đến 17h00 ngày 30/9/2021 (thứ Năm) để các nhà khoa học có thời gian hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia chương trình nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV.   Quỹ khuyến khích các tổ chức/cá nhân sử dụng hồ sơ chữ ký số. Hướng dẫn sử dụng hồ sơ ký số nhà khoa học có thể tham khảo tại đây. Trường hợp cần hỗ trợ khi sử dụng hệ thống trực tuyến OMS của Quỹ xin vui lòng liên hệ: Email: it.nafosted@most.gov.vn. Điện thoại: 02439367750 (máy lẻ 801/802) hoặc hotline 0328 332 518/ 0327 087 518 (trong thời gian giãn cách xã hội). Trân trọng thông báo để các tổ chức KHCN/cá nhân nhà khoa học được biết. Phòng KHXH&NV – Nguyễn Quỳnh Hoa

Sự kiện, Tin tức

Thông báo Danh mục đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – SNSF năm 2021 được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ

Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã phê duyệt tài trợ 10 đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – SNSF năm 2021 tại Quyết định số 61/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 20/08/2021, thông tin cụ thể về các đề tài như sau: STT Mã số Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì Thời gian thực hiện (tháng) 1 IZVSZ1.202695 Agro-Econvert: Agroecological Production and Organic Certification in Vietnam to Empower Rural Communities TS Phạm Văn Hội Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam 36 2 IZVSZ1.202714 Understanding the Heritage and Development Nexus in Vietnam: A multi-scalar approach (HEAD) PGS.TS Nguyễn Thị Hiền Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 36 3 IZVSZ1.203300 The role of schools in detecting and responding to child maltreatment: A collaborative approach to evidence-based policy development in Switzerland and Vietnam TS Lê Minh Thi Trường Đại học Y tế Công cộng 36 4 IZVSZ1.203324 Eating green or eating meat? Eating crickets or eating beef? Sustainable food consumption behavior in Vietnam and Switzerland PGS. TS Phạm Bảo Dương Học viện Nông Nghiệp Việt Nam 36 5 IZVSZ2.203299 Role of microbial C, S and N cycling in the fate of As in aquifers in the Vietnamese Mekong Delta PGS.TS Võ Lê Phú Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. HCM 36 6 IZVSZ2.203310 Human and Algorithms for Detecting and Counter-attacking Fake Medical News PGS.TS Quản Thành Thơ Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. HCM 24   7   IZVSZ2.203313 Amplifying Waste Recovery Solutions – Towards a Circular Society (AWARE) TS Nguyễn Thị Hạnh Tiên  Trường Đại học Phenikaa 36 8 IZVSZ2.203317 How to decrease phosphate (P) losses from upland crops while maintaining optimum crop yields on acid sulfate soils of the lower Mekong delta? (acronym P-ASS) PGS. TS Phạm Thị Hoa Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP. HCM 36 9 IZVSZ2.203433 Neutrino-nucleus cross-section meassurements using the new sFGD detector of T2K TS Nguyễn Thị Dung Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 36 10 IZVSZ3.203431 Genetic investigations in Children with Developmental and Epileptic Encephalopathies in Ho Chi Minh City, Vietnam: A collaborative, prospective, tertiary care center study TS Bùi Chí Bảo Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 36 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức thẩm định nội dung, dự toán kinh phí của các đề tài nêu trên trong tháng 9/2021 và thông báo tới các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài để hoàn thiện thuyết minh, ký hợp đồng sau khi Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt Danh mục kinh phí tài trợ (dự kiến tháng 10/2021). Năm 2021, Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – SNSF đã tiếp nhận 39 hồ sơ đăng ký đề tài hợp lệ, do các nhà khoa học Việt Nam và Thụy Sĩ phối hợp chuẩn bị và đề xuất. Nội dung của các đề xuất trải rộng trên nhiều chuyên ngành / ngành khoa học khác nhau như: Giáo dục học/Tâm lý học; Xã hội học/Dân tộc học; Địa lý xã hội và sinh thái/Khoa học quản lý; Kinh tế/Khoa học chính trị; Khoa học kỹ thuật; Hoá lý/Vật lý/Vật lý vật chất ngưng tụ; Thổ dưỡng học/Kỹ thuật nông nghiệp; Học máy /Dữ liệu; Khoa học vật liệu/Hoá học; Khoa học môi trường/Khí hậu; Tim mạch/Miễn dịch học/Nội tiết; Sinh học phân tử/Di truyền học; Sinh vật học/Động vật học; Y Sinh.   Trong thời gian từ tháng 4-7/2021, các hồ sơ đã được gửi để các chuyên gia phản biện Quốc tế nhận xét (trung bình 04 chuyên gia phản biện/hồ sơ) và đưa ra đánh giá xét chọn tại Hội đồng khoa học hỗn hợp gồm 07 thành viên phía SNSF và 07 thành viên phía NAFOSTED. Tại phiên họp ngày 14/07/2021 Hội đồng khoa học hỗn hợp đã đánh giá và đưa ra danh sách xếp hạng các đề xuất đề tài. Tin: Bộ phận Hợp tác quốc tế

Sự kiện, Tin tức

Thông báo về Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu năm 2022 (Global Young Scientists Summit 2022 – GYSS 2022)

Vào đầu năm 2022, Global Young Scientist Summit 2022 (GYSS 2022) – Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu lần thứ 10 được tổ chức tại Singapore. Đây là hội nghị được tổ chức thường niên bởi Quỹ Nghiên cứu quốc gia của Singapore (NRF Singapore). Tiếp tục với chủ đề “Advancing Science, Creating Technologies for a Better World”, GYSS là diễn đàn đa ngành, đa văn hóa, đa thế hệ, một nơi mà các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới có thể trao đổi trực tiếp và được truyền cảm hứng từ các nhà khoa học danh tiếng và các nhà lãnh đạo về công nghệ trên thế giới. Các diễn giả của GYSS là các nhà khoa học uy tín, được công nhận với các giải thưởng Nobel, Fields Medal, Millennium Technology Prize, Turing Award và các giải thưởng khoa học danh giá khác. Mặc dù phải chuyển đổi sang hình thức tổ chức trực tuyến do dịch bệnh, nhưng hội nghị GYSS 2021 vẫn thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới. Để tiếp nối thành công của hội nghị GYSS 2021, và trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hội nghị GYSS 2022 sẽ tiếp tục tổ chức với hình thức trực tuyến và có 15 diễn giả đã xác nhận tham gia. Thời gian: ngày 18 – 21/1/2022 (từ thứ 3 tới thứ 6);                8.00 – 12.00 và 16.00 – 20.30 (theo múi giờ của Singapore) Lĩnh vực: Hóa học, Vật lý, Y dược, Toán học, Khoa học máy tính và kỹ thuật Chi phí: không thu phí người tham gia Ngôn ngữ sử dụng trong hội nghị: Tiếng Anh Diễn giả tại GYSS 2022: gồm các nhà khoa học đã đoạt các giải thưởng trong lĩnh vực toán, lý, hóa, y dược và khoa học công nghệ. S/ N Speaker Award/ Achievement 1 Prof Aaron Ciechanover Nobel Prize in Chemistry (2004) 2 Prof Ada Yonath Nobel Prize in Chemistry (2009) 3 Prof Alessio Figalli Fields Medal (2018) 4 Sir Andre Geim Nobel Prize in Physics (2010) 5 Sir John E. Walker Nobel Prize in Chemistry (1997) 6 Sir Konstantin Novoselov Nobel Prize in Physics (2010) 7 Prof Leslie Valiant Turing (2010) 8 Prof Michael Young Nobel Prize in Physiology/Medicine (2017) 9 Prof Robert Langer Millennium Technology Prize (2008) 10 Prof Stanley Whittingham Nobel Prize in Chemistry (2019) 11 Prof Stuart Parkin Millennium Technology Prize (2014) 12 Prof Takaaki Kajita Nobel Prize in Physics (2015) 13 Prof Thomas Cech Nobel Prize in Chemistry (1989) 14 Prof Thomas Sudhof Nobel Prize in Physiology/Medicine (2013) 15 Sir Tim Hunt Nobel Prize in Physiology/Medicine (2001) Đối tượng tham dự Với hình thức tổ chức trực tuyến, các nhà khoa học trẻ tham dự sẽ được chia thành 02 nhóm: Participants và Viewers. Cả hai nhóm này đều có quyền truy cập vào các buổi diễn thuyết toàn thể được phát trực tiếp, các cuộc thảo luận chung của hội đồng, các phiên hỏi đáp, buổi triển lãm và các nền tảng kết nối. Riêng đối với nhóm Participants sẽ có thêm các quyền lợi như sau: – Được tham gia vào một buổi thảo luận nhóm nhỏ với diễn giả mà họ đã chọn trước đó; – Được giới thiệu những điểm nổi bật về nghiên cứu của họ thông qua một cuộc thi video ngắn, và giành được những giải thưởng hấp dẫn. Điều kiện đăng ký tham dự – Là sinh viên đại học, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh, Nhà khoa học trẻ đang thực hiện nghiên cứu sau tiến sỹ. Lưu ý: Ban tổ chức sẽ không tiếp nhận hồ sơ đăng ký của những người có giữ học hàm giáo sư, phó giáo sư; – Không quá 35 tuổi (tính tới tháng 1/2022); – Chưa từng tham gia các hội nghị GYSS trước đó (trừ hội nghị GYSS 2021); – Thành thạo tiếng Anh, đủ khả năng tham gia vào các buổi thảo luận, các hoạt động trong khuôn khổ của hội nghị; – Thể hiện được sự quan tâm thực sự tới khoa học và nghiên cứu; – Thể hiện được sự gắn kết với lĩnh vực nghiên cứu chính đang theo đuổi, và sẵn sàng với các nghiên cứu liên ngành; – Có thư giới thiệu của trưởng khoa, hoặc của một nhà khoa học danh tiếng trên thế giới. Cách thức đăng ký tham dự Các nhà khoa học trẻ Việt Nam phù hợp với các tiêu chí nêu trên và mong muốn tham dự hội nghị GYSS 2022, có thể liên hệ với ban tổ chức và đăng ký tại trang chủ của sự kiện: https://www.nrf.gov.sg/gyss/contact Một số mốc thời gian quan trọng của hội nghị GYSS 2022 Tháng 8 – 9/2021: Ban tổ chức GYSS sẽ nhận đăng ký, và liên lạc trực tiếp với người đăng ký để tiến hành đánh giá hồ sơ. Tháng 10/2021: Ban tổ chức GYSS sẽ thông báo đến người đăng ký về kết quả lựa chọn. Tháng 1/2022: Hội nghị GYSS 2022 dự kiến được tổ chức. Một số thông tin về hội nghị GYSS 2021 Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ ngày 12 – 15/1/2021,với 18 diễn giả tham gia. Các số liệu thống kê liên quan hội nghị GYSS 2021 cho thấy: – Tổng cộng hơn 10.800 lượt xem video và phát trực tiếptrên kênh Youtube – Tiếp cận khoảng 278.000 người, và tạo ra hơn 719.000 lần hiển thị trên kênh Instagram – Tiếp cận hơn 740.000 người và khoảng 24.000 tương tác trực tuyến trên kênh Facebook. Tham khảo thêm thông tin về hội nghị GYSS 2022 và các hội nghị GYSS trước đó, xin xem tại:https://www.nrf.gov.sg/gyss/home Tiêu chí đánh giá người tham dự của ban tổ chức GYSS: xem bản tiếng Anh tại đây. Tin: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp  (Nguyễn Thị Thuý Hà)

Sự kiện, Tin tức

Quỹ Khoa học Ireland thông báo mời nộp hồ sơ chương trình “SDG Challenge”

Quỹ Khoa học Ireland (Science Foundation Ireland) hợp tác cùng với Bộ Ngoại giao Ireland đã mở chương trình tài trợ “SDG Challenge” – một cơ hội hợp tác cho các nhà khoa học Ireland và các nước đối tác của Ireland trong đó có Việt Nam. SDG Challenge tài trợ các nhóm nghiên cứu đa ngành, liên ngành nhằm xây dựng giải pháp chuyển đổi, có tính bền vững, đóng góp giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu. Mỗi năm Chương trình sẽ tập trung vào một mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc và năm nay tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững số 3 (SDG 3) – Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhóm nghiên cứu gồm các thành viên là nhà khoa học đang làm việc tại tổ chức khoa học của Ireland và của các nước đối tác của Ireland. Hạn nộp hồ sơ là 13:00 giờ Dublin, ngày 6/10/2021. Thông tin chi tiết tại đường link sau đây của SFI https://www.sfi.ie/funding/funding-calls/future-innovator-sdg/ (Theo thông tin của Đại sứ quán Ireland)

Sự kiện, Tin tức

Thông báo tạm dừng tiếp nhận trực tiếp các hồ sơ, tài liệu tại Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), để đảm bảo việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh theo Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 18/7/2021 của Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) xin thông báo: Tạm dừng việc tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu trực tiếp tại Quỹ từ ngày 21/7/2021 cho đến khi có thông báo mới. Các nhà khoa học, tổ chức chủ trì gửi hồ sơ, tài liệu bản cứng thông qua dịch vụ bưu chính. Quỹ khuyến khích các nhà khoa học, tổ chức chủ trì thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký số điện tử để thực hiện giao dịch. Mọi vấn đề cần hỗ trợ vui lòng liên hệ: Bộ phận văn thư – Văn phòng Quỹ: 0243 936 7750 – số máy lẻ 0, 601, 608; Bộ phận Công nghệ thông tin: 0243 936 7750 – số máy lẻ 801 hoặc 802. Xin trân trọng thông báo để các cơ quan, tổ chức, cá nhân được biết và phối hợp thực hiện./. Tin: Văn phòng Quỹ

Sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội và nhân văn năm 2021

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tiếp nhận hồ sơ đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn năm 2021. I. Mục tiêu tài trợ – Tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản trong các tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam. – Nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh; góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hướng tới chuẩn mực quốc tế. – Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học. II. Phạm vi tài trợ Đề tài nghiên cứu cơ bản gồm các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Triết học, đạo đức học và tôn giáo, Xã hội học, Khoa học chính trị, Kinh tế và kinh doanh, Địa lý kinh tế và xã hội, Pháp luật, Lịch sử và khảo cổ học, Dân tộc học, Tâm lý học, Khoa học giáo dục, Ngôn ngữ và văn học, Thông tin đại chúng và truyền thông, Nghệ thuật (theo bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quyết định số 256/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 20/12/2019 của Hội đồng quản lý Quỹ về việc phê duyệt các Danh mục Hướng nghiên cứu cơ bản và hướng nghiên cứu ứng dụng do Quỹ  Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ III. Đối tượng tài trợ – Tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học; tổ chức nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam. – Cá nhân nhà khoa học là công dân Việt Nam; nhà khoa học nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân nhà khoa học Việt Nam. IV. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài và yêu cầu về kết quả đề tài 1. Đối với tổ chức chủ trì đề tài a) Các tổ chức khoa học và công nghệ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài; b) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ chức chủ trì theo quy định của Quỹ. 2. Đối với chủ nhiệm đề tài a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài, đang làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp chủ nhiệm đề tài không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ nào, phải được một tổ chức khoa học và công nghệ uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp bảo trợ và chấp nhận làm tổ chức chủ trì (tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại kho bạc nhà nước); b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài; d) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì, tham gia đề tài theo quy định. 3. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: a) Thành viên nghiên cứu chủ chốt, thư ký khoa học: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu phù hợp được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ. Trường hợp là thạc sĩ phải có kết quả nghiên cứu phù hợp, có 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín hoặc 01 sách chuyên khảo trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; b) Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài phải có nội dung luận án phù hợp với đề tài, có quyết định giao đề tài luận án không quá 24 tháng tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ. c) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác. 4. Kết quả nghiên cứu của đề tài phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:     – Có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín; – Có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín. – Trường hợp vấn đề nghiên cứu không thể công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín, kết quả đề tài phải có ít nhất 01 sách chuyên khảo (đã xuất bản hoặc dưới

Sự kiện, Tin tức

Đẩy mạnh hợp tác Việt – Lào thông qua xây dựng văn bản quản lý cho Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Lào

Phù hợp với tinh thần Biên bản Khóa họp lần thứ 4 Ủy ban hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam – Lào vào tháng 8 năm 2017, triển khai các nội dung đã ký kết trong Biên bản thỏa thuận (MOU) giữa Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Lào (FOSTED) tháng 6 năm 2017, trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ Nghị định thư “Hợp tác nghiên cứu hỗ trợ xây dựng văn bản quản lý và đào tạo nâng cao năng lực cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Lào”, từ ngày 14 – 17/6/2021, NAFOSTED và FOSTED đã tổ chức Hội nghị trao đổi thông tin về tình hình triển khai chương trình tài trợ, hỗ trợ của FOSTED và Tập huấn cho cán bộ FOSTED về Thiết lập quy định quản lý và tổ chức thực hiện tài trợ nghiên cứu KH&CN. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên Hội nghị và các buổi tập huấn được tổ chức dưới hình thức trực tuyến giữa hai đầu cầu Hà Nội và Viêng chăn. Tham dự Hội nghị, về phía Lào có Bà Keophayvanh Douangsavanh, Chánh Văn phòng Viện Khoa học Quốc gia Lào, Trưởng Ban thư ký FOSTED cùng đại diện Bộ Giáo dục và Thể thao, Bộ Tài chính và các cán bộ FOSTED. Về phía Việt Nam, có ông Phạm Đình Nguyên, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành NAFOSTED, Chủ nhiệm nhiệm vụ Nghị định thư, cùng đại diện Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ KH&CN) và các cán bộ NAFOSTED. Tại Hội nghị, NAFOSTED và FOSTED đã cùng trao đổi, thảo luận các nội dung thiết thực, liên quan trực tiếp đến việc xây dựng văn bản quản lý cho FOSTED. Phía FOSTED cũng có các báo cáo tổng quan về quy mô, cơ cấu tổ chức của FOSTED, thực trạng nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế và quy mô triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ KH&CN của Lào, từ đó đề xuất các định hướng, mục tiêu tài trợ nghiên cứu khoa học và các chương trình dự kiến tập trung hoàn thiện. Toàn cảnh Hội nghị Tiếp theo chương trình Hội nghị là các nội dung tập huấn, trong đó các cán bộ của NAFOSTED đã giới thiệu cho các cán bộ FOSTED về phân loại loại hình đề tài tài trợ (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đột xuất, tiềm năng…); kinh nghiệm xây dựng văn bản quản lý, tổ chức thực hiện và quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do NAFOSTED tài trợ. Các nội dung báo cáo đều được cán bộ FOSTED và các đại biểu Lào quan tâm và thảo luận sôi nổi, đặt ra các vấn đề liên quan đến thực trạng, giải pháp, kinh nghiệm đối với Lào nói chung và FOSTED nói riêng. Phát biểu bế mạc đợt Hội nghị – tập huấn, Bà Keophayvanh Douangsavanh ghi nhận quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào cũng như trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của NAFOSTED. Bà Keophayvanh cho rằng đợt Hội nghị, Tập huấn lần này đã rất thành công, các cán bộ FOSTED đã được đã nhận được nhiều kinh nghiệm quý giá từ NAFOSTED để phục vụ việc triển khai các hoạt động của FOSTED trong thời gian sắp tới. Hai bên nhất trí sẽ phối hợp thực hiện các hoạt động trong nhiệm vụ Nghị định thư theo kế hoạch đã đề ra, cụ thể trong những tháng tiếp theo, sẽ tập trung xây dựng dự thảo văn bản quản lý tài trợ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học công nghệ cho FOSTED. Tin: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp

Sự kiện, Tin tức

Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc với Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia về công tác nhân sự Lãnh đạo CQĐH Quỹ

Ngày 1/7/2021, tại trụ sở 39 Trần Hưng Đạo, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức buổi làm việc với Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ). Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Phạm Công Tạc, lãnh đạo một số đơn vị của Bộ KH&CN và cán bộ Cơ quan điều hành Quỹ. Tại buổi làm việc, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ KH&CN về nhân sự Giám đốc Quỹ, theo đó đồng ý để đồng chí Đỗ Tiến Dũng thôi giữ chức vụ Giám đốc Quỹ theo nguyện vọng cá nhân và giao Phó Giám đốc Phạm Đình Nguyên phụ trách Quỹ kể từ ngày 1/7/2021. Thứ trưởng Phạm Công Tạc thay mặt Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ KH&CN ghi nhận những đóng góp quan trọng của đồng chí Đỗ Tiến Dũng đối với Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia mà điểm nhấn là nghiên cứu, đề xuất để Chính phủ, Bộ KH&CN ban hành hệ thống các văn bản quản lý Quỹ, triển khai rất thành công chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản, giải thưởng Tạ Quang Bửu, tổ chức và quản lý các hoạt động của Quỹ hiệu quả, khách quan, tiếp cận chuẩn mực quốc tế, góp phần tích cực nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao của Việt Nam thời gian qua. Hoạt động của Quỹ đã được cộng đồng khoa học tin cậy, đánh giá tích cực. Với những thành tích đó Bộ trưởng Bộ KH&CN đã quyết định tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho đồng chí Đỗ Tiến Dũng. Tại buổi làm việc Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã thay mặt Bộ trưởng trao Bằng khen cho đồng chí Đỗ Tiến Dũng. Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu tại buổi gặp mặt Lãnh đạo Văn phòng Bộ, các Vụ Tổ chức cán bộ, Thi đua khen thưởng, Kế hoạch Tài chính, Khoa học xã hội nhân văn và tự nhiên, đại diện cán bộ Quỹ cũng ghi nhận và đánh giá cao các đóng góp của đồng chí Đỗ Tiến Dũng trong giai đoạn công tác vừa qua. Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Tiến Dũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Bộ KH&CN đã tin tưởng, giao trọng trách, cảm ơn lãnh đạo các đơn vị của Bộ KH&CN, Hội đồng quản lý và Ban kiểm soát đã phối hợp, hỗ trợ để đồng chí hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Anh Dũng cho biết đã rất may mắn, vinh dự được làm việc và góp phần trong hoạt động của Quỹ và vô cùng biết ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ chân thành của cán bộ trong Quỹ, của các nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức KH&CN liên quan trong hơn mười năm qua. Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã giao nhiệm vụ phụ trách Quỹ cho Phó Giám đốc Phạm Đình Nguyên. Thứ trưởng mong muốn đồng chí Phạm Đình Nguyên sẽ tiếp tục phát huy năng lực, sở trường để triển khai thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Quỹ trong giai đoạn tiếp theo. Đồng chí Phạm Đình Nguyên đã trân trọng cảm ơn Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ KH&CN đã tin tưởng, giao nhiệm vụ. Nhận trách nhiệm mới, đồng chí Nguyên hứa sẽ đoàn kết cùng ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Quỹ nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ giao, tiếp tục xây dựng và phát triển Quỹ qua đó đóng góp vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. Đồng chí cũng bày tỏ mong muốn sẽ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị Tin: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp

Lên đầu trang