Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo phê duyệt Danh mục đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – NHMRC trong lĩnh vực Y sinh năm 2018

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Hội đồng nghiên cứu Y dược và sức khỏe Quốc gia – Úc (NHMRC) trân trọng thông báo Danh mục 07 đề tài được tài trợ năm 2018 trong khuôn khổ Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – NHMRC. Danh mục các đề tài NAFOSTED – NHMRC được phê duyệt theo Quyết định số 181/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 23/10/2018. DANH MỤC ĐỀ TÀI HỢP TÁC SONG PHƯƠNG NAFOSTED-NHMRC ĐƯỢC QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA TÀI TRỢ NĂM 2018 TT Mã số đề tài Tên đề tài Chủ  nhiệm đề tài Tổ chức chủ trì Thời gian thực hiện 1 NHMRC.108.01-2018.02 Giải quyết một vấn đề y tế công cộng còn chưa được nhận thức đúng mức ở Việt Nam: thử nghiệm ngẫu nhiên theo cụm có đối chứng chương trình Resourceful Adolescent Program (RAP-V) để nâng cao sức khỏe tâm trí vị thành niên PGS.TS Nguyễn Thanh Hương Trường Đại học Y tế công cộng 36 2 NHMRC.108.01-2018.11 Tăng cường ứng phó với sa sút trí tuệ: thiết lập hệ thống bằng chứng xây dựng kế hoạch quốc gia về phòng chống sa sút trí tuệ ở Việt Nam PGS.TS Kim Bảo Giang Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội 36 3 NHMRC.108.02-2018.01 Ứng dụng công nghệ mới mHealth nhằm tăng cường quản lý Lao Đa Kháng thuốc tại Việt Nam: Nghiên cứu V-SMART PGS.TS Nguyễn Viết Nhung Bệnh viện Phổi Trung ương 36 4 NHMRC.108.02-2018.06 Tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam lồng ghép với các hoạt động của chương trình quốc gia loại trừ sốt rét GS.TS Nguyễn Văn Kính Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 36 5 NHMRC.108.02-2018.09 Đánh giá hiệu quả và hiệu lực điều trị của primaquine ở bệnh nhân bị mắc sốt rét P. falciparum TS. Nguyễn Xuân Xã Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương 36 6 NHMRC.108.03-2018.04 Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc đeo khẩu trang đến việc giảm thiểu phơi nhiễm ô nhiễm không khí khi tham gia giao thông và cải thiện sức khoẻ hô hấp ở trẻ em PGS.TS Phạm Lê An Đại học Y dược TP HCM 36 7 NHMRC.108.03-2018.09 Ứng dụng phần mềm điện thoại thông minh để tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ ở phụ nữ đẻ mổ tại Việt Nam: nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng PGS.TS Đinh Thị Phương Hòa Trường Đại học Y tế công cộng 36 Cơ quan Điều hành Quỹ tiến hành thẩm định kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên trong tháng 11/2018, trình Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt Danh mục kinh phí trong tháng 12/2018, thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc điều chỉnh thuyết minh, dự toán kinh phí của đề tài và ký hợp đồng, cấp kinh phí thực hiện (dự kiến) trong tháng 1/2019.

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị tổng kết hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia giai đoạn 2008 – 2018

“Đây là một chặng đường phát triển và đổi mới mạnh mẽ, chặng đường gắn với kết quả hoạt động và đóng góp của cộng đồng các nhà khoa học. NAFOSTED là mô hình gắn với đột phá trong cơ chế quản lý, mô hình quản lý hướng đến chất lượng nghiên cứu gần với quốc tế, đó còn là môi trường học thuật khách quan minh bạch, đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích sáng tạo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của cả đội ngũ những người làm quản lý. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ nhiệt tình, công tâm, sự ủng hộ của cộng đồng các nhà khoa học”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định tại Hội nghị tổng kết báo cáo kết quả 10 năm hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Nhằm tổng kết và đánh giá hoạt động của Quỹ giai đoạn 2008 – 2018, ngày 05 tháng 12 năm 2018 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tổ chức Hội nghị tổng kết báo cáo kết quả 10 năm hoạt động giai đoạn 2008 – 2018. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đồng chí Nguyễn Quân, Nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN, đồng chí Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, đồng chí Lê Đình Tiến, đồng chí Trần Quốc Khánh, Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ. Hội nghị cũng có sự tham dự của các nhà khoa học trong Hội đồng khoa học, đại diện các tổ chức khoa học và công nghệ và các trường đại học, các viện nghiên cứu. Toàn cảnh Hội nghị Năm 2008, việc ra đời và đi vào hoạt động của Quỹ được đánh giá là một trong những dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Qua mười năm hoạt động, Quỹ đã khẳng định được vai trò tích cực trong thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước, trở thành một thương hiệu gắn với chất lượng nghiên cứu khoa học của Việt Nam, được cộng đồng các nhà khoa học đánh giá là bước đột phá trong đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta Các hoạt động của Quỹ giai đoạn 2008 – 2018 hướng tới tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực KH&CN quốc gia, bao gồm nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao. Các định hướng chính trong hoạt động của Quỹ như sau: – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tăng cường chất lượng và số lượng kết quả nghiên cứu khoa học được công bố quốc tế. – Phát triển năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh có năng lực nghiên cứu ở trình độ quốc tế, hỗ trợ các nhà khoa học trẻ. – Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, hỗ trợ trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế. – Tập trung nguồn lực tài trợ nghiên cứu cơ bản, bố trí nguồn lực cho nghiên cứu ứng dụng và triển khai ứng dụng kết quả vào thực tiễn. Trong năm 2018, Quỹ đã tập hợp các kết quả hoạt động giai đoạn 2008-2018 và thực hiện đánh giá kết quả, tác động theo từng chương trình tài trợ, hỗ trợ trong giai đoạn. Điều tra đối với các nhà khoa học chủ trì các đề tài nghiên cứu do Quỹ tài trợ về tác động của tài trợ, hỗ trợ của Quỹ đối với nhà khoa học và nhóm nghiên cứu cũng được thực hiện. Các kết quả hoạt động của giai đoạn, đánh giá chương trình tài trợ, hỗ trợ và ý kiến của các nhà khoa học được tổng hợp nhằm phản ánh các hoạt động quản lý điều hành, các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ một cách trung thực và toàn diện, để báo cáo các cơ quan quản lý và cộng đồng khoa học về kết quả hoạt động của Quỹ cho giai đoạn 10 năm qua. Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu khai mạc Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phạm Công Tạc cho biết, đây là mô hình mới trong quản lý KH&CN ở Việt Nam. Chúng ta đang tiệm cận gần hơn với mô hình của thế giới và ngày càng nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng khoa học. Hằng năm, NAFOSTED tài trợ trên 300 nhiệm vụ KH&CN với hàng nghìn lượt nhà khoa học tham gia. Ngoài việc giải quyết các vấn đề đặt ra, các nhiệm vụ KH&CN, góp phần tạo ra một lượng lớn các sản phẩm khoa học. Số lượng công trình công bố ISI là sản phẩm từ các đề tài nghiên cứu cơ bản do NAFOSTED tài trợ được duy trì, chiếm khoảng 20-25% công bố ISI tính cho Việt Nam và ước tính chiếm khoảng trên 50% số công trình công bố ISI được tài trợ từ ngân sách nhà nước. Thứ trưởng nhận định kết quả mà Quỹ đạt được trong 10 năm qua là rất đáng khích lệ nhưng Quỹ cũng cần điều chỉnh để giải quyết một số vấn đề phát sinh trong xã hội. Ngoài ra cũng cần lưu ý về chất lượng công bố quốc tế cũng như quy chế về quản lý. Thứ trưởng

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật năm 2019 – đợt 1

Trong khuôn khổ Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo kế hoạch đánh giá xét chọn và tài trợ đề tài năm 2019 – đợt 1 như sau: 1. Mục tiêu tài trợ: – Tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản trong các tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam. – Nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh; góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hướng tới chuẩn mực quốc tế. – Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học. 2. Phạm vi tài trợ Các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật bao gồm: – Khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học Thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và môi trường, Sinh học và các khoa học tự nhiên khác; – Khoa học kỹ thuật và công nghệ; – Khoa học y, dược; – Khoa học nông nghiệp. 3. Đối tượng tài trợ – Tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học; tổ chức nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam. – Cá nhân nhà khoa học là công dân Việt Nam; nhà khoa học nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân nhà khoa học Việt Nam. 4. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài và yêu cầu về kết quả đề tài Đối với tổ chức chủ trì đề tài: a) Các tổ chức khoa học và công nghệ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài; b) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ chức chủ trì đối với các đề tài đã được Quỹ tài trợ. Đối với chủ nhiệm đề tài: a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài, đang làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp chủ nhiệm đề tài không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ nào, phải được một tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam uy tín trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp bảo trợ và chấp nhận làm tổ chức chủ trì; b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín (*) trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài; d) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì, tham gia đề tài theo quy định. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: a) Thành viên nghiên cứu chủ chốt, thư ký khoa học: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu phù hợp được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ. Trường hợp là thạc sĩ phải có kết quả nghiên cứu phù hợp, có 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín (***) trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; b) Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài phải có nội dung luận án phù hợp với đề tài, có quyết định giao đề tài luận án không quá 24 tháng tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; c) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác. Yêu cầu đối với kết quả đề tài: – Kết quả nghiên cứu của đề tài phải có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín. Chủ nhiệm đề tài là tác giả chính của ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín là kết quả của đề tài. Trường hợp đề tài có bài báo công bố trên tạp chí ISI có uy tín (**) được xem xét thay thế cho 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín; Hằng năm, Quỹ công bố các danh mục tạp chí ISI có uy tín, quốc tế có uy tín và quốc gia có uy tín làm căn cứ cho việc xem xét điều kiện đầu vào của chủ nhiệm đề tài (đối chiếu với Danh mục tạp chí ISI có uy tín và quốc tế có uy tín do Quỹ ban hành gần nhất trước đó) và công nhận

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo thay đổi địa điểm tổ chức Hội nghị Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Theo kế hoạch hoạt động năm 2018, nhằm mục đích cung cấp thông tin về các chương trình tài trợ, hỗ trợ cũng như đánh giá kết quả hoạt động giai đoạn 2008 – 2018, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tổ chức “Hội nghị tập huấn chuyên đề giới thiệu một số quy định về các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ và Hội nghị khoa học chuyên đề đánh giá hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ giai đoạn 2008 – 2018” vào ngày 28/11/2018 tại Hà Nội. Do có sự thay đổi về quy mô Hội nghị, Quỹ trân trọng thông báo tới các nhà khoa học đã đăng ký tham dự địa điểm chính xác như sau: – Hội nghị tập huấn chuyên đề giới thiệu một số quy định về các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ  Thời gian: 08:30 – 12:00 ngày 28/11/2018 (Đăng ký đại biểu từ 08:00) Địa điểm: Nhà khách Bộ Quốc phòng, số 33C Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội – Hội nghị khoa học báo cáo một số kết quả nghiên cứu do Quỹ tài trợ giai đoạn 2008 – 2018 Thời gian: 14:00 – 17:00 ngày 28/11/2018 (Đăng ký đại biểu từ 13:30) Địa điểm: Nhà khách Bộ Quốc phòng, số 33C Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tải chương trình Hội nghị/Hội thảo tại đây.

Tin sự kiện, Tin tức

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia – 10 năm hình thành và phát triển

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ và khai trương hoạt động từ tháng 2/2008. Việc ra đời và đi vào hoạt động của Quỹ được đánh giá là một trong những dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Qua mười năm hoạt động, Quỹ đã khẳng định được vai trò tích cực trong thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước, trở thành một thương hiệu gắn với chất lượng nghiên cứu khoa học của Việt Nam, được cộng đồng các nhà khoa học đánh giá là bước đột phá trong đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta. Bộ trưởng Hoàng Văn Phong, Thứ trưởng Lê Đình Tiến – Chủ tịch HĐQL Quỹ và các thành viên HĐQL Quỹ tại Lễ Khai trương Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tháng 2/2008 Thứ trưởng Lê Đình Tiến – Chủ tịch HĐQL Quỹ và TS Phan Hồng Sơn – Giám đốc CQĐH Quỹ tại Lễ Khai trương Quỹ bắt đầu triển khai các hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ năm 2009 với chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, trong đó thiết lập cơ chế quản lý khoa học thúc đẩy chất lượng và hội nhập trong hoạt động KH&CN. Sau đó, hoạt động của Quỹ từng bước được mở rộng về lĩnh vực, đối tượng và phương thức tài trợ, hỗ trợ. Giai đoạn 2015-2018, Quỹ thực hiện Điều lệ tổ chức và hoạt động mới do Chính phủ ban hành theo Nghị định 23/2014/NĐ-CP ngày 03/4/2014. Các hoạt động của Quỹ hướng tới tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình tài trợ, hỗ trợ, thống nhất phương thức tổ chức thực hiện giữa lĩnh vực KHTN&KT và KHXH&NV, tăng cường hỗ trợ nhóm nghiên cứu mạnh, nguồn lực KH&CN, hoạt động hợp tác quốc tế. Đến nay đã có trên 10.000 lượt nhà khoa học tham gia nghiên cứu, trên 2.400 tiến sỹ được đào tạo, trên 4.000 bài báo ISI được công bố thông qua trên 2.700 đề tài nghiên cứu được Quỹ tài trợ, hỗ trợ. Với tôn chỉ hoạt động đảm bảo cao nhất về chất lượng nghiên cứu và thực hiện đánh giá, xem xét tài trợ một cách khách quan, hoạt động của Quỹ đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng các nhà khoa học. Các nhà khoa học có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận nguồn vốn tài trợ từ Quỹ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của mình. Có thể nói, như nhận định của một số nhà khoa học, Quỹ đã phần nào tạo nên niềm tin cho cộng đồng khoa học về một môi trường học thuật lành mạnh. Năm 2018 đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Nhằm chuẩn bị tổng kết và đánh giá hoạt động của Quỹ giai đoạn 2008 – 2018, trong hai ngày 28/11 và 05/12/2018, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá hoạt động tài trợ/hỗ trợ của Quỹ giai đoạn 2008 – 2018 và Hội nghị báo cáo kết quả 10 năm hoạt động của Quỹ. Hội thảo khoa học được tổ chức với mong muốn ghi nhận các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức khoa học công nghệ về chính sách và kết quả tài trợ, hỗ trợ của Quỹ trong thời gian mười năm hoạt động, để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Các thông tin, ý kiến ghi nhận tại Hội thảo là cơ sở để Quỹ hoàn thiện, báo cáo kết quả tại Hội nghị tổng kết 10 năm. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ các cá nhân, tổ chức để làm cơ sở đề xuất lộ trình cho giai đoạn tiếp theo. Các ý kiến đóng góp vui lòng gửi về email nafosted@most.gov.vn.

Thông báo, Tin sự kiện

Thông báo về việc Báo cáo định kỳ và cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài thuộc chương trình hợp tác NAFOSTED – RCUK năm 2016

Theo Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài thuộc chương trình hợp tác NAFOSTED – RCUK do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo, Quỹ dự kiến tổ chức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài thuộc đợt tiếp nhận năm 2016 của chương trình. Kính đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ.     Báo cáo gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: 1. Truy cập vào hệ thống quản lý online của Quỹ: http://www.nafosted.gov.vn/oms_ns/thông qua tài khoản cá nhân đã được thông báo, chuẩn bị báo cáo theo mẫu và hướng dẫn trên hệ thống, gửi cho Quỹ trực tiếp qua mạng. 2. In 01 bản báo cáo từ hệ thống kèm theo các minh chứng về kết quả thực hiện, lấy xác nhận của tổ chức chủ trì đề tài (lãnh đạo đơn vị ký, đóng dấu) và gửi tới Quỹ theo địa chỉ sau đây: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài thuộc chương trình hợp tác NAFOSTED – RCUK năm 2016) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30/11/2018 (Thứ sáu) Kết quả đánh giá báo cáo định kỳ là căn cứ cho việc cấp kinh phí đợt tiếp theo của đề tài. Để đảm bảo tiến độ thực hiện, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tiến hành đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài ngay sau thời hạn trên, dự kiến sẽ thông báo kết quả và cấp tiếp kinh phí đợt tiếp theo tới các đề tài trong tháng 12/2018. Lưu ý: Đối với các đề tài nộp báo cáo sau thời hạn tiếp nhận, việc đánh giá định kỳ sẽ được hoãn đến đợt đánh giá tiếp theo, đồng thời việc cấp kinh phí cũng sẽ chậm lại theo thời gian tương ứng.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc chỉnh sửa thuyết minh đề cương và ký hợp đồng thực hiện đề tài NCCB do Quỹ tài trợ năm 2018-đợt 1

Ngày 09/11/2018, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục kinh phí 146 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật được Quỹ tài trợ năm 2018 – đợt 1. Cơ quan điều hành Quỹ sẽ gửi thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để chỉnh sửa hồ sơ và chuẩn bị ký hợp đồng trước ngày 15/11/2018. Đề nghị các chủ nhiệm đề tài khẩn trương hoàn thiện thuyết minh đề cương và các hồ sơ theo yêu cầu, gửi Cơ quan điều hành Quỹ theo thời hạn trong thông báo. Thời gian thực hiện đề tài dự kiến từ tháng 12/2018. Quỹ ưu tiên cấp kinh phí cho các đề tài hoàn thiện chỉnh sửa hồ sơ và ký hợp đồng trước tháng 12/2018. Các đề tài ký hợp đồng trong tháng 12/2018 sẽ được cấp kinh phí dự kiến vào tháng 1/2019.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề hướng dẫn các quy định của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và Hội nghị khoa học chuyên đề đánh giá hoạt động tài trợ/hỗ trợ của Quỹ giai đoạn 2008 – 2018 tại Hà Nội

Thực hiện kế hoạch công tác 2018, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề hướng dẫn các quy định của Quỹ và Hội nghị khoa học chuyên đề đánh giá hoạt động tài trợ/hỗ trợ của Quỹ giai đoạn 2008 – 2018 tại Hà Nội. Thời gian:     Ngày 28 tháng 11 năm 2018 Địa điểm:      Hà Nội Chương trình cụ thể như sau: Buổi sáng: Hội nghị tập huấn chuyên đề hướng dẫn các quy định của Quỹ Để đăng ký tham dự Hội nghị tập huấn, trân trọng kính mời các cá nhân, tổ chức quan tâm đăng ký tại link: https://goo.gl/hYza4Z. Thời hạn đăng ký đến hết ngày 23/11/2018. Thời gian Nội dung 08:30 – 08:40 Khai mạc Hội nghị 08:40 – 09:00 Thông tin chung về hoạt động của Quỹ. Thông tin về các chương trình tài trợ/hỗ trợ Một số kết quả hoạt động của Quỹ giai đoạn 2008 – 2017 09:00 – 09:15 Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ đăng ký tài trợ và triển khai chương trình Nghiên cứu cơ bản 09:15 – 09:30 Giới thiệu Danh mục tạp chí quốc tế và quốc gia uy tín lĩnh vực KHXH&NV ban hành năm 2017 (Theo Quyết định số 224/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 8/11/2017) 09:30 – 09:45 Giới thiệu chương trình tài trợ nhiệm vụ KH&CN tiềm năng (Theo Thông tư 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014) 09:45 – 10:00 Nghỉ giải lao 10:00 – 11:30 Trao đổi, thảo luận 11:30 Bế mạc Hội nghị   Buổi chiều: Hội thảo khoa học chuyên đề đánh giá hoạt động tài trợ/hỗ trợ của Quỹ giai đoạn 2008 – 2018 Để đăng ký tham dự Hội thảo khoa học, trân trọng kính mời các cá nhân, tổ chức quan tâm đăng ký tại link: https://goo.gl/Q54EN6. Thời hạn đăng ký đến hết ngày 23/11/2018. Thời gian Nội dung 14:00 – 14:15 Khai mạc Hội thảo 14:15 – 15:00 Tổng quan về chính sách, phương thức tài trợ, tác động của các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ – Công bố quốc tế và khuyến khích hội nhập quốc tế trong các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ – Phương thức đánh giá, xem xét tài trợ của HĐKH – Kết quả triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ 15:00 – 15:40 Đánh giá tác động của chương trình NCCB tới nguồn lực khoa học công nghệ của các tổ chức KHCN – Nhà khoa học (Chủ nhiệm đề tài) – Nhà khoa học (Nhà khoa học trẻ) – Đại diện Tổ chức chủ trì 15:40 – 15:45 Nghỉ giải lao 15:45 – 17:00 Trao đổi, thảo luận về chính sách, cơ chế hoạt động, kết quả, tác động của các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ – Trao đổi của các thành viên HĐKH – Trao đổi của nhà khoa học, tổ chức chủ trì – Trao đổi của HĐQL, CQĐH Quỹ 17:00 Bế mạc Thời hạn đăng ký đến hết ngày 23/11/2018. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Chị Vũ Quỳnh Trang – Phòng Kế hoạch – Tổng hợp. Số điện thoại: (024) 3936 7750 – Số máy lẻ: 505

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc tổ chức Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019

1. Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng được xét tặng cho các công trình nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm: a) Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, khoa học trái đất và môi trường, sinh học, khoa học tự nhiên khác; b) Khoa học kỹ thuật và công nghệ; c) Khoa học y, dược; d) Khoa học nông nghiệp. 3. Đối tượng tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc thuộc các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng. 4. Cơ cấu giải thưởng – Từ một (01) đến ba (03) Giải thưởng dành cho tác giả của công trình khoa học. – Một (01) Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học. 5. Quyền lợi của nhà khoa học được tặng Giải thưởng – Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng. – Được nhận Tiền thưởng. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các tổ chức, cá nhân đề cử hoặc tự ứng cử gửi hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu tới Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia từ ngày 12/11/2018 đến hết ngày 31/12/2018. – Công tác xét chọn Giải thưởng: từ tháng 01/2019 đến tháng 4/2019. – Trao Giải thưởng: tháng 5 năm 2019 7. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng, do cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ đề cử hoặc cá nhân nhà khoa học ứng cử, bao gồm: a) Đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Mẫu TQB01); b) Bài báo công bố công trình khoa học theo quy định; c) Thuyết minh công trình khoa học (Mẫu TQB02); d) Lý lịch khoa học (Mẫu TQB03); đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước); e) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có). Trường hợp hồ sơ được lựa chọn đưa vào đánh giá tại Hội đồng Giải thưởng, tác giả được xem xét trao Giải thưởng phải bổ sung bản xác nhận về mức độ đóng góp đối với công trình khoa học từ các tác giả còn lại của công trình. Hồ sơ xét tặng Giải thưởng gửi tới: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 024.39367750 Hồ sơ bản mềm được gửi tới email: nafosted@most.gov.vn và cc nman@most.gov.vn 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Bà Nguyễn Thị Mỹ An Điện thoại: 024.39367750/203 Thông tin thêm có thể tham khảo tại: Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo mời nộp hồ sơ đăng ký đề tài Tiềm năng năm 2018 theo Thông tư số 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài Tiềm năng theo Thông tư số 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN bắt đầu thực hiện từ năm 2018. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: kể từ ngày đăng Thông báo trên website của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đến 17h00 ngày 28 tháng 12 năm 2018 (thứ sáu). 1. Mục tiêu tài trợ: Tài trợ các hoạt động nghiên cứu có tính ứng dụng cao và có triển vọng tạo ra, phát triển hướng nghiên cứu mới hoặc sản phẩm mới thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia. 2. Đối tượng tài trợ:  Các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; Các tổ chức và cá nhân khác có liên quan. 3. Yêu cầu chung: 3.1. Vấn đề nghiên cứu của đề tài: Phải có tính đột phá, tiên phong, khi được nghiên cứu thành công có khả năng mở ra hướng nghiên cứu mới trong khoa học và công nghệ hoặc tạo ra sản phẩm công nghệ mới. Đối với nghiên cứu tạo ra sản phẩm công nghệ mới phải có địa chỉ ứng dụng cho các kết quả chính tạo ra khi đề tài được hoàn thành; 3.2. Lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia: 3.2.1. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. 3.2.2. Lĩnh vực khoa học tự nhiên. 3.2.3. Các hướng công nghệ ưu tiên: a) Công nghệ thông tin và truyền thông; b) Công nghệ sinh học; c) Công nghệ vật liệu mới; d) Công nghệ chế tạo máy – Tự động hóa; e) Công nghệ môi trường. (Các hướng khoa học và công nghệ ưu tiên trên được quy định cụ thể tại Khoản 3, Mục III Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020). 3.3. Thời gian thực hiện đề tài: Không quá 36 tháng. 4. Sản phẩm của đề tài: a) Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm giải pháp khoa học và công nghệ với đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn để giải quyết vấn đề đặt ra, sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu (nếu có). b) Công bố khoa học dưới một trong các hình thức sau: – Ít nhất hai (02) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín; – Bằng độc quyền sáng chế được chuyên gia đánh giá xác định chất lượng nội dung khoa học hoặc bằng bảo hộ giống cây trồng. Trường hợp chưa được cấp bằng thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về khả năng bảo hộ. (Ưu tiên đối với các nhiệm vụ thuộc 05 hướng công nghệ ưu tiên đăng ký bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng bảo hộ giống cây trồng). 5. Điều kiện của tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài 5.1. Đối với tổ chức đăng ký chủ trì đề tài: a) Có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài; b) Có điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp để triển khai thực hiện đề tài; c) Không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN trong thời gian 01 năm, tính từ thời điểm có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. 5.2. Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài: a) Là người đề xuất và chủ trì xây dựng thuyết minh đề tài; b) Có trình độ từ đại học trở lên và đang hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài; c) Có khả năng tổ chức thực hiện và bảo đảm thời gian để chủ trì đề tài; d) Không bị hạn chế quyền công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam; đ) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì đề tài theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN; e) Đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau đây: – Phải có công trình công bố trên tạp chí ISI uy tín có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ. – Là tác giả sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ, có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký và được ứng dụng vào thực tiễn trong thời gian bảy (07) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ. 6. Hồ sơ đăng ký đề tài: 6.1. Hồ sơ đăng ký đề tài gồm: a) Đơn đăng ký đề tài (mẫu ĐXTN-02) b) Thuyết minh đề tài (mẫu ĐXTN-03) c) Thuyết minh tóm tắt đề tài (mẫu ĐXTN-04)  d) Kê khai năng lực nghiên cứu và cơ sở vật chất của đơn vị đăng ký chủ trì đề tài (mẫu ĐXTN-05) e) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm (cùng các tài liệu chứng minh thành tích theo yêu cầu tại Khoản 2 Điều 9 của Thông tư 40/2014/TT-BKHCN) và các thành viên chủ chốt tham gia đề tài (mẫu ĐXTN-06). f) Xác nhận phối hợp của các đơn vị phối hợp (mẫu ĐXTN-07) g) Giấy xác nhận khả năng ứng dụng kết quả của đề tài (Yêu cầu đối với đề tài tạo ra sản phẩm công nghệ mới) (mẫu ĐXTN-08) h) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và

Lên đầu trang