Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Thông báo

Danh sách đề tài khoa học tự nhiên năm 2013 (đợt I)

Ngày 30/9/2013, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục (Đợt 1) 188 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ tài trợ năm 2013 (Quyết định số 66/QĐ-HĐQL- NAFOSTED). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: STT Lĩnh vực Số lượng đề tài được tài trợ (Đợt 1) 1 Toán học 09 2 KH thông tin & Máy tính 19 3 Vật lý 42 4 Hóa học 39 5 Khoa học Trái đất 11 6 Khoa học Sự sống – Sinh học Nông nghiệp 35 Khoa học Sự sống – Y sinh Dược học 18 7 Cơ học 15 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiến trong tháng 10/2013). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến trong tháng 11-12/2013). Danh mục đề tài phê duyệt đợt 2 bao gồm các đề tài có chủ nhiệm đề tài đang thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ các năm 2009, 2010 và 2011. Quá trình phê duyệt các đề tài này sẽ phụ thuộc vào tiến độ thực hiện, nghiệm thu, dự kiến tiến hành từ nay đến cuối năm 2013. Xem danh mục tại đây (cập nhật ngày 7/10/2013, trong đó chỉnh sửa lại tên tổ chức chủ trì đề tài dòng số 32 ngành Sinh học Nông nghiệp do lỗi kỹ thuật).

Tin tức, Truyền thông khoa học

GS. Nguyễn Hữu Dư được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Ngày 18/10/2013, GS. Nguyễn Hữu Dư – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội (đồng thời cũng là Thư ký Hội đồng Khoa học của Viện) được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán thay cho GS. Lê Tuấn Hoa mới đây được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. GS. Lê Tuấn Hoa giữ cương vị là Giám đốc Điều hành của Viện từ ngày 01/06/2011 tới ngày 18/10/2013. GS. Lê Tuấn Hoa đã có công lao to lớn đóng góp vào quá trình soạn thảo Chương trình Trọng điểm quốc gia phát triển Toán học Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Gắn bó với Viện từ những ngày đầu, GS. Lê Tuấn Hoa đã phối hợp cùng GS. Ngô Bảo Châu chèo lái Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán qua những thời điểm khó khăn của Viện. Những đóng góp to lớn của GS. Lê Tuấn Hoa cùng Ban giám đốc đã đưa Viện dần đi vào hoạt động ổn định và đạt được những thành tựu nhất định. GS. Lê Tuấn Hoa (trái) và GS. Nguyễn Hữu Dư. Là một người làm toán và quản lý đại học có kinh nghiệm, GS. Nguyễn Hữu Dư sẽ đóng góp tốt cho sự phát triển toán học nước nhà với tư cách là Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. Viện NCCC về Toán hoạt động theo Quy chế được Thủ tướng ban hành kèm theo Quyết định số 2343/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2010. Ban Giám đốc của Viện hiện nay gồm Giám đốc khoa học, Giám đốc Điều hành và Phó Giám đốc hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm. GS. Nguyễn Hữu Dư hiện là thành viên Hội đồng Khoa học ngành Toán học của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED). Nhân dịp này xin được chúc GS. Nguyễn Hữu Dư trên cương vị mới sẽ có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành Toán. (Nguồn: VIASM)

Tin tức

Hai nhà toán học Việt Nam vừa được bầu là viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ ba (TWAS)

Hai nhà toán học Việt Nam vừa được bầu là viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ ba (TWAS) là GS. TSKH. Phan Quốc Khánh (Đại học Quốc tế, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh) và GS. TSKH. Hoàng Xuân Phú (Viện Toán học). Đây là hai nhà khoa học Việt Nam duy nhất trong số 46 viện sỹ mới được bầu của TWAS trong năm nay. Các viện sỹ được bầu thuộc 10 lĩnh vực khoa học, trong đó toán học có 4 viện sỹ mới, ngoài hai nhà toán học Việt Nam còn có hai nhà toán học Brasil. GS. TSKH. Phan Quốc Khánh (trái) và GS. TSKH. Hoàng Xuân Phú GS. TSKH. Phan Quốc Khánh là một chuyên gia về lý thuyết tối ưu. Ông bảo vệ luận án tiến sỹ (1978) và tiến sỹ khoa học (1988) tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan. Các kết quả nghiên cứu của ông dẫn đến những phát triển quan trọng trong lĩnh vực tối ưu véc-tơ, bài toán cân bằng và bất đẳng thức biến phân. Ông hiện là Phó chủ tịch của Hội Toán học Việt Nam. GS. TSKH. Hoàng Xuân Phú nghiên cứu về lý thuyết điều khiển và tối ưu, giải tích số cũng như ứng dụng của các lĩnh vực này. Ông bảo vệ luận án tiến sỹ (1983) và tiến sỹ khoa học (1987) tại Đại học Leipzig, Đức. Hiện nay ông là tổng biên tập của Vietnam Journal of Mathematics và là ủy viên của Ủy ban Các nước đang phát triển, Liên đoàn Toán học quốc tế (CDC-IMU). GS. TSKH. Hoàng Xuân Phú cũng là viện sỹ thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Heidelberg và Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Bavaria, Đức. GS. TSKH. Phan Quốc Khánh hiện đang là Phó chủ tịch Hội đồng khoa học ngành Toán học của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED). GS. TSKH. Hoàng Xuân Phú cũng là thành viên HĐKH ngành Toán của Quỹ nhiệm kỳ trước đó. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia xin chúc mừng hai GS. Phan Quốc Khánh và Hoàng Xuân Phú. Hiện tại TWAS có 1110 thành viên, trong đó Việt Nam đóng góp 9 thành viên là các GS. (xếp theo thứ tự thời gian được bầu vào TWAS): Nguyễn Văn Hiệu và Đào Vọng Đức (Vật lí), Lê Dũng Tráng, Ngô Việt Trung, Hà Huy Khoái, Đào Trọng Thi, Lê Tuấn Hoa, Phan Quốc Khánh và Hoàng Xuân Phú (đều thuộc ngành Toán). Trước đó còn có các cố GS. Nguyễn Huy Phan (Y học), Vũ Tuyên Hoàng (Nông nghiệp) và Nguyễn Văn Đạo (Cơ học). (Theo: VIASM)

Tin tức, Truyền thông khoa học

“Kết nối các nhà khoa học trẻ” của Vương Quốc Anh và Việt Nam

Sáng kiến “Kết nối các nhà khoa học trẻ” Trong tháng 2/2014, Hội đồng Anh Việt Nam sẽ có tổ chức hai hội thảo chuyên đề về công nghệ sinh học và viễn thông trong chương trình “Kết nối các nhà khoa học trẻ” của Vương Quốc Anh và Việt Nam. Đây là sáng kiến được Hội đồng Anh đưa ra nhằm thúc đẩy hợp tác nghiên cứu quốc tế. Hội đồng Anh sẽ tài trợ chi phí tham gia hội thảo (ăn, ở và đi lại) cho các nhà khoa học trẻ từ Anh và Việt Nam được lựa chọn. Hạn nộp hồ sơ đăng ký vào ngày 16/12/2013. Kết nối các nhà khoa học trẻ: Hội thảo về công nghệ sinh học và viễn thông. Trong khuôn khổ chương trình Kết nối các nhà khoa học, Hội đồng Anh Việt Nam sẽ tổ chức hai hội thảo từ ngày 18-20 tháng 2/2014 tại Tp. Hồ Chí Minh: ·         Công nghệ sinh học: “Tăng cường chế tạo vắc-xin và chiến lược thực hiện: các ứng dụng của khoa học protein, protein và tá dược”– được phối hợp tổ chức cùng Đại học Aston, Vương quốc Anh và Trung tâm công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. ·         Viễn thông: “Những tiến bộ và phát triển của hệ thống viễn thông”– được phối hợp tổ chức cùng Đại học Leeds, Vương quốc Anh và Đại học bách khoa Đà Nẵng, Việt Nam. Để đăng ký tham gia, vui lòng click vào tên của hội thảo và sử dụng form đăng ký ở cuối các trang rồi gửi tới hộp thư: hong.hoang@britishcouncil.org.vn (lưu ý: các thông tin của chương trình đều sử dụng Tiếng Anh).

Tin sự kiện, Tin tức

Họp Hội đồng hỗn hợp đánh giá xét chọn các đề tài hợp tác song phương Việt – Bỉ năm 2013

Chương trình hợp tác song phương Việt Bỉ được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Flanders (FWO), Bỉ ký kết và triển khai giai đoạn 1 từ năm 2009 – 2012 và giai đoạn 2 từ năm 2012- 2016. Trong giai đoạn 1, hai Quỹ đã thống nhất đồng tài trợ 13 đề tài, trong đó có 12 đề tài trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và 01 đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội. Trong khuôn khổ các đề tài, nhà khoa học Việt Nam và Bỉ đã hợp tác chặt chẽ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều nhà khoa học trẻ đã được đào tạo chính quy (bậc thạc sỹ, tiến sỹ) và đào tạo ngắn hạn tại các trường đại học/cơ quan nghiên cứu của Bỉ. Năm 2013, Chương trình hợp tác song phương Việt Bỉ đã tiếp nhận 28 hồ sơ, trong đó có 23 hồ sơ hợp lệ thuộc các lĩnh vực Toán học, Khoa học thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất, Khoa học Sự sống,  Cơ học và Khoa học Xã hội. Ngày 26/11/2013, Hội đồng khoa học hỗn hợp NAFOSTED-FWO đã họp đánh giá xét chọn hồ sơ đăng ký năm 2013 tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên hai Quỹ triển khai đợt đánh giá xét chọn theo phương thức mới, trong đó các hồ sơ đăng ký sẽ được đánh giá bởi Hội đồng khoa học gồm 05 nhà khoa học Việt Nam và 05 nhà khoa học Bỉ. GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng Khoa học hỗn hợp cho biết “Hội đồng đã làm việc rất nghiêm túc, thảo luận cởi mở, thẳng thắn và có sự đồng thuận cao trong việc thống nhất về các tiêu chí, cách thức xét chọn cũng như kết quả xét chọn của 23 hồ sợ đăng ký”. Việc tổ chức Hội đồng khoa học hỗn hợp Việt Nam và Bỉ còn giúp Cơ quan Điều hành 2 Quỹ chia sẻ kinh nghiệm đồng thời thống nhất phương thức đánh giá khoa học và quản lý các đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ Chương trình. Theo kế hoạch đã được thống nhất giữa hai Quỹ, danh sách các đề tài được tài trợ sẽ được công bố vào tháng 12/2013, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng trong Quý I/2014. Một số hình ảnh tại Phiên họp

Tin tức

Thông báo v/v nộp báo cáo định kỳ năm 2013 trong KHXH

Theo Quy định về tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài đã triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2011 và 2012, Quỹ đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo giữa kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ. Báo cáo định kỳ kết quả thực hiện đề tài (gồm báo cáo kết quả nghiên cứu và báo cáo tình hình sử dụng kinh phí có mẫu gửi kèm) được gửi tới Quỹ bằng cả hai hình thức: ·        Bản mềm gửi cho Quỹ qua email: nafosted@most.gov.vn. ·        03 bản cứng có dấu xác nhận của Tổ chức chủ trì đề tài gửi đến Cơ quan điều hành Quỹ (số 39 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội). (02 bản lưu tại Quỹ, 01 bản lưu tại phòng Quản lý KHCN của cơ quan chủ trì)  01 bản sao các sản phẩm đến Cơ quan điều hành Quỹ hoặc bản mềm qua email: thư ký hành chính Để sớm cấp kinh phí theo tiến độ, đề nghị chủ nhiệm đề tài gửi báo cáo trước ngày    25/11/2013. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Cơ quan điều hành Quỹ theo số điện thoại: 04.3934.0411/ 04.3934.0555; email: nafosted@most.gov.vn. Mẫu báo cáo kết quả nghiên cứu và báo cáo tình hình sử dụng kinh phí có trong “Thông báo về việc Báo cáo định kỳ đối với các đề tài NCCB trong KHXH&NV bắt đầu thực hiện từ năm 2011 và 2012” đăng trên trang web của Quỹ (Địa chỉ: http://www.nafosted.gov.vn) Xin trân trọng cảm ơn./. Tải Toàn văn và mẫu báo cáo

Tin sự kiện, Tin tức

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013

Ngày 30/10/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp báo giới thiệu Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013. Tham dự buổi họp báo có ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng; ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia- Cơ quan thường trực của Giải thưởng cùng các thành viên thuộc Ban Tổ chức giải thưởng và các nhà khoa học có uy tín thuộc các Viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu cùng đông đảo các cơ quan báo chí, truyền thông trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà  Nội, Báo Khoa học và Đời sống, Tạp chí Tuyên giáo, Báo Nhân dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, VOV TV, Dân trí, Tạp chí Tia sáng, VN Media, Báo Tuổi trẻ,…) 1.  Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và các nhà khoa học Việt Nam, nước ngoài có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. Giải thưởng được xét, tặng hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản, có đóng góp thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét, tặng của Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng Tạ Quang Bửu xét, tặng cho các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học và Khoa học Tự nhiên khác. 3. Đối tượng tham gia xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Nhà khoa học là công dân Việt Nam và là tác giả chính của công trình khoa học xuất sắc được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. – Nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, nhà khoa học nước ngoài ở Việt Nam có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 4. Cơ cấu giải thưởng Cơ cấu Giải thưởng bao gồm: từ 1 đến 3 giải thưởng chính và 1 giải thưởng nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ) dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc; 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 5. Giá trị và hình thức trao giải Mỗi Giải thưởng gồm có: – Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; – Tiền thưởng (mức tối thiểu): 200 triệu đối với giải thưởng chính; 50 triệu đối với giải thưởng trẻ; 100 triệu đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các cá nhân nộp hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho Cơ quan thường trực của Giải thưởng từ ngày 30/10/2013 đến hết ngày 20/01/2014. – Công tác chấm giải: từ ngày 20/01 đến ngày 30/03/2014. – Công bố và trao giải thưởng: tháng 5/2014 7. Hồ sơ xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Đơn đăng ký tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu (tải về tại đây ) – Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyển) – Bản toàn văn công trình khoa học xuất sắc – Thuyết minh về giá trị khoa học của công trình – Thuyết minh về đóng góp của nhà khoa học đối với nghiên cứu cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ nói chung của Việt Nam – Các tài liệu khác: Các tài liệu minh chứng cần thiết trong quá trình đánh giá của Hội đồng. Ban tổ chức có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin và xác nhận đối với hồ sơ được các Hội đồng khoa học chuyên ngành đề xuất, trình Hội đồng giải thưởng xem xét. 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-39367750 Email: nafosted@most.gov.vn Website: http://www.nafosted.gov.vn Quyết định số 2635/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu”.

Tin sự kiện, Tin tức

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013

Ngày 30/10/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp báo giới thiệu Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013. Tham dự buổi họp báo có ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng; ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia- Cơ quan thường trực của Giải thưởng cùng các thành viên thuộc Ban Tổ chức giải thưởng và các nhà khoa học có uy tín thuộc các Viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu cùng đông đảo các cơ quan báo chí, truyền thông trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà  Nội, Báo Khoa học và Đời sống, Tạp chí Tuyên giáo, Báo Nhân dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, VOV TV, Dân trí, Tạp chí Tia sáng, VN Media, Báo Tuổi trẻ,…) 1.  Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và các nhà khoa học Việt Nam, nước ngoài có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. Giải thưởng được xét, tặng hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản, có đóng góp thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét, tặng của Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng Tạ Quang Bửu xét, tặng cho các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học và Khoa học Tự nhiên khác. 3. Đối tượng tham gia xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Nhà khoa học là công dân Việt Nam và là tác giả chính của công trình khoa học xuất sắc được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. – Nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, nhà khoa học nước ngoài ở Việt Nam có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 4. Cơ cấu giải thưởng Cơ cấu Giải thưởng bao gồm: từ 1 đến 3 giải thưởng chính và 1 giải thưởng nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ) dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc; 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 5. Giá trị và hình thức trao giải Mỗi Giải thưởng gồm có: – Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; – Tiền thưởng (mức tối thiểu): 200 triệu đối với giải thưởng chính; 50 triệu đối với giải thưởng trẻ; 100 triệu đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các cá nhân nộp hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho Cơ quan thường trực của Giải thưởng từ ngày 30/10/2013 đến hết ngày 20/01/2014. – Công tác chấm giải: từ ngày 20/01 đến ngày 30/03/2014. – Công bố và trao giải thưởng: tháng 5/2014 7. Hồ sơ xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Đơn đăng ký tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu (tải về tại đây ) – Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyển) – Bản toàn văn công trình khoa học xuất sắc – Thuyết minh về giá trị khoa học của công trình – Thuyết minh về đóng góp của nhà khoa học đối với nghiên cứu cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ nói chung của Việt Nam – Các tài liệu khác: Các tài liệu minh chứng cần thiết trong quá trình đánh giá của Hội đồng. Ban tổ chức có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin và xác nhận đối với hồ sơ được các Hội đồng khoa học chuyên ngành đề xuất, trình Hội đồng giải thưởng xem xét. 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-39367750 Email: nafosted@most.gov.vn Website: http://www.nafosted.gov.vn Quyết định số 2635/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu”.

Tin sự kiện, Tin tức

Hội thảo giới thiệu Dự án đổi mới sáng tạo hướng đến người thu nhập thấp

Triển khai chuỗi hội thảo nhằm quảng bá rộng rãi “Dự án đổi mới sáng tạo hướng đến người thu nhập thấp” do Ngân hàng thế giới (World Bank) hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam, từ ngày 27 đến 30/9/2013, các đơn vị điều phối dự án bao gồm Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia – Bộ Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đại diện ngân hàng Vietcombank, Vietinbank đã tổ chức các buổi hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh với sự phối hợp của trường Đại học Nguyễn Tất Thành thu hút sự quan tâm của gần 100 đại biểu là các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các cá nhân trên địa bàn thành phố. Ngân hàng thế giới hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam tổng số vốn đầu tư là 55 triệu đô la Mỹ để thực hiện dự án này trong thời gian 5 năm từ 2013 – 2018. Mục tiêu chủ yếu của dự án là hỗ trợ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, cá nhân trong việc hoàn thiện, tiếp nhận, nâng cấp, phát triển, mở rộng quy mô và thương mại hóa công nghệ đổi mới nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ người thu nhập thấp, góp phần cải thiện đời sống của người thu nhập thấp. Toàn cảnh hội thảo tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, tp. Hồ Chí Minh Thông qua phương thức thực hiện chính là tài trợ, cho vay,Dự án mong muốn tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện đổi mới sáng tạo, bao gồm tăng cường khả năng đổi mới và nâng cấp công nghệ để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, tổ chức, cá nhân có ý tưởng sáng tạo. Những lĩnh vực ưu tiên được dự án hỗ trợ là y dược cổ truyền; công nghệ thông tin và truyền thông; nông nghiệp, thủy – hải sản.  Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án là các viện nghiên cứu, trường đại học – cao đẳng, doanh nghiệp và các cá nhân có sáng kiến đổi mới công nghệ. Tại thành phố Cần Thơ, hội thảo được tổ chức tại trường Đại học Cần Thơ với sự tham dự của hơn 80 đại biểu từ các sở khoa học công nghệ, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương cũng như các tỉnh lân cận An Giang, Kiên Giang, Long An, Bạc Liêu, Bến Tre,… Đoàn chủ tịch trao đổi, giải đáp thắc mắc liên quan các thông tin về dự án Tại các buổi hội thảo, đại biểu tham dự đặt nhiều câu hỏi xoay quanh cơ chế cấp phát – cho vay vốn, tiến độ dải ngân, quy trình tiếp nhận hồ sơ, v.v… và đã được đại diện các đơn vị điều phối dự án cung cấp thông tin một cách chi tiết. Nắm bắt thông tin về dự án, một số nhà khoa học, doanh nghiệp khoa học công nghệ tại hai địa phương cũng đã trình bày tiểu dự án mẫu và báo cáo tham luận khoa học về những sáng kiến đổi mới của mình. Trước khi đến với thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, Ban quản lý dự án là Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức hội thảo giới thiệu tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Nha Trang. Dự kiến trong tháng 10 năm 2013, đoàn công tác sẽ có buổi hội thảo giới thiệu, trao đổi tại Lạng Sơn.

Tin tức

Thông báo phê duyệt đợt 1 “Danh mục đề tài NCCB trong KHTN được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ năm 2013”

Ngày 30/9/2013, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục (Đợt 1) 188 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ tài trợ năm 2013 (Quyết định số 66/QĐ-HĐQL- NAFOSTED). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: STT Lĩnh vực Số lượng đề tài được tài trợ (Đợt 1) 1 Toán học 09 2 KH thông tin & Máy tính 19 3 Vật lý 42 4 Hóa học 39 5 Khoa học Trái đất 11 6 Khoa học Sự sống – Sinh học Nông nghiệp 35 Khoa học Sự sống – Y sinh Dược học 18 7 Cơ học 15 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiến trong tháng 10/2013). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến trong tháng 11-12/2013). Danh mục đề tài phê duyệt đợt 2 bao gồm các đề tài có chủ nhiệm đề tài đang thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ các năm 2009, 2010 và 2011. Quá trình phê duyệt các đề tài này sẽ phụ thuộc vào tiến độ thực hiện, nghiệm thu, dự kiến tiến hành từ nay đến cuối năm 2013. Xem danh mục tại đây (cập nhật ngày 7/10/2013, trong đó chỉnh sửa lại tên tổ chức chủ trì đề tài dòng số 32 ngành Sinh học Nông nghiệp do lỗi kỹ thuật).

Lên đầu trang