Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Thông báo

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Chính phủ ban hành Nghị định 19/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia

Nghị định 19/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Chính phủ, ký ban hành ngày 15/03/2021 và có hiệu lực từ ngày 01/05/2021 (Nghị định). Tại Báo cáo 320/BC-CP ngày 08/8/2019, Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến thành lập, hoạt động và quản lý của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Quỹ) để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, xác định rõ mô hình tổ chức của Quỹ và cơ quan quản lý Quỹ phù hợp với mô hình tổ chức khoa học công nghệ công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Cơ quan soạn thảo đã đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ, nghiên cứu, rà soát các quy định còn vướng mắc trong thực tế triển khai Nghị định số 23/2014/NĐ-CP (Nghị định 23), trên cơ sở đó xây dựng dự thảo Nghị định. Nghị định đã được xin ý kiến và nhận được các đóng góp tích cực từ các Bộ, Ngành, địa phương và các đơn vị liên quan. Nghị định đã được sửa đổi, hoàn thiện theo các ý kiến tham gia, góp ý và đã được trình Chính phủ phê duyệt và ký ban hành. Mục đích của việc sửa đổi lần này là để cập nhật nội dung, thống nhất giữa các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ, trên cơ sở đó giải quyết các khó khăn, vướng mắc về kinh phí hoạt động trong hiện tại. Quy định về việc ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp vốn điều lệ cho Quỹ và cấp bổ sung hằng năm tại điều 12 Nghị định 23 không còn phù hợp với Luật NSNN năm 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017). Theo Luật, NSNN không cấp vốn bổ sung hàng năm cho các tổ chức hoạt động bằng vốn điều lệ. Như vậy, Điều lệ cần được sửa đổi để hằng năm Quỹ nhận được nguồn NSNN bằng các quy định phù hợp với Luật NSNN năm 2015 để thực hiện các chức năng được giao theo quy định tại điều 60 Luật Khoa học công nghệ năm 2013. Để đảm bảo nguồn kinh phí hàng năm từ NSNN cho các hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ với quy mô và phương thức như hiện tại, Nghị định quy định một số nội dung chính như sau: – Sửa đổi quy định về cấp vốn điều lệ cho Quỹ bằng quy định kinh phí tài trợ, hỗ trợ của Quỹ được NSNN bố trí từ chi sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm ít nhất 500 tỷ đồng (Để phù hợp với luật NSNN và duy trì quy mô tài trợ, hỗ trợ tối thiểu như quy định tại Nghị định 23). – Quy định kinh phí tài trợ, hỗ trợ được Bộ Tài chính cấp bằng lệnh chi tiền vào tài khoản tiền gửi của Quỹ tại kho bạc Nhà nước theo kế hoạch tài chính được Bộ KH&CN phê duyệt (để duy trì phương thức, cấp kinh phí, quản lý tài chính của Quỹ đối với các đề tài, dự án được tài trợ, hỗ trợ như hiện tại). – Kế hoạch tài chính năm của Quỹ được lập và phê duyệt theo các chương trình tài trợ, hỗ trợ để Quỹ có thể nhận hồ sơ đề xuất, đánh giá và cấp kinh phí cho các đề tài được tài trợ trong cùng năm ngân sách. – Quy định thêm một số nội dung hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực KH&CN bao gồm hỗ trợ tổ chức các hội thảo nghiên cứu cơ bản chuyên ngành trong nước (theo chuỗi hội thảo hằng năm hoặc cách năm), hỗ trợ nhà khoa học xuất sắc nước ngoài đến Việt Nam trao đổi học thuật ngắn hạn và hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức nghiên cứu cơ bản đạt trình độ khu vực và thế giới. Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi một số quy định khác để giải quyết những khó khăn bất cập khác phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 23 và để phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng cảm ơn các cơ quan chức năng, các nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm, hỗ trợ, góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định. Hy vọng trong thời gian tới, Quỹ sẽ nhận được quan tâm, hỗ trợ của Bộ KH&CN, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng, để có đủ nguồn lực, thực hiện các chương trình tài trợ, hỗ trợ theo quy định của Nghị định, tiếp tục góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực KH&CN của đất nước. Tin: Lê Thị Phương Hà (Cập nhật ngày 17/3/2021) 

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tuyển dụng viên chức năm 2021

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021, cụ thể như sau: 1. Số lượng tuyển dụng: 12 người. 2. Yêu cầu chung: 2.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. c) Có đơn đăng ký dự tuyển; d) Có lý lịch rõ ràng; đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí dự tuyển (theo biểu chi tiết kèm theo); e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; 2.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. 3. Vị trí, chỉ tiêu, yêu cầu điều kiện cụ thể: Biểu chi tiết kèm theo. 4. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển Xét tuyển được thực hiện theo 2 vòng như sau: – Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển và hồ sơ theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. -Vòng 2: Phỏng vấn hoặc thực hành để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. – Nội dung: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi nhiệm vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển thực hiện theo quy định Điều 10 Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. 5. Hồ sơ Cá nhân có nhu cầu tham gia dự tuyển gửi Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu kèm theo Thông báo này. – Đơn đăng ký dự tuyến (theo mẫu kèm theo Thông báo này). – Bản sao Giấy khai sinh (không yêu cầu bản sao công chứng); – Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật (dán ảnh 4x6cm) có xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển. – Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (không yêu cầu bản sao công chứng); – Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực. – 02 phong bì ghi đầy đủ thông tin nơi nhận của thí sinh. Cá nhân phải khai đầy đủ và trung thực, sau khi ứng viên trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai thông tin trong Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì kết quả tuyển dụng sẽ bị hủy bỏ, không được đăng ký tham gia kỳ tuyển dụng kế tiếp tại Quỹ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. 6. Thời hạn nộp hồ sơ: từ ngày 25/02/2021 đến hết ngày 30/03/2021 (từ 8h30 đến 17h). 7. Lệ phí tuyển dụng: Thực hiện theo Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. Mức thu phí: 500.000 đồng/hồ sơ đăng ký dự tuyển (Năm trăm nghìn đồng chẵn trên một hồ sơ đăng ký dự tuyển). 8. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Phòng 405 – 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Điện thoại liên hệ: 024.39367751 (máy lẻ 601) 9. Thời gian và địa điểm xét tuyển: Kỳ xét tuyển viên chức của Quỹ dự kiến tổ chức trong tháng 04/2021. Thời gian và địa điểm cụ thể sẽ được thông báo trên website của Quỹ và trực tiếp tới từng ứng viên đạt yêu cầu tại Vòng 1. Tin: Lê Ngọc Bích

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc Báo cáo định kỳ và cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài thuộc chương trình hợp tác NAFOSTED – RCUK thực hiện từ năm 2018

Theo Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài thuộc chương trình hợp tác NAFOSTED – RCUK do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo, Quỹ dự kiến tổ chức đánh giá định kỳ lần thứ 2 tình hình thực hiện các đề tài thuộc đợt tiếp nhận năm 2017 (thực hiện từ năm 2018) của chương trình, đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ. Báo cáo gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: 1. Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến OMS của Quỹ https://oms.nafosted.gov.vn/oms_ns/account/index.php thông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn và gửi tới Quỹ. 2. Sau khi hoàn thiện bản báo cáo trên hệ thống OMS, nhà khoa học có thể gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: Nộp hồ sơ điện tử (ký số): Hồ sơ được ký bởi chữ ký số của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính) và tải lên OMS cùng kết quả minh chứng cho các nội dung công việc đã thực hiện và sản phẩm nghiên cứu khoa học. Nộp hồ sơ bản giấy: In hồ sơ được xuất ra từ OMS (bao gồm cả các tệp kết quả minh chứng đã tải lên), ký và xác nhận bằng bút mực xanh, dấu đỏ.Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Quỹ, phòng 405, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài thuộc chương trình hợp tác NAFOSTED – RCUK thực hiện từ năm 2018) Thời hạn gửi báo cáo: 17h ngày 08/3/2021 (thứ Hai) Kết quả đánh giá báo cáo định kỳ là căn cứ cho việc cấp kinh phí đợt tiếp theo của đề tài. Để đảm bảo tiến độ thực hiện, ngay sau thời hạn trên, Cơ quan điều hành Quỹ dự kiến sẽ tiến hành đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài, thông báo kết quả và cấp tiếp kinh phí đợt tiếp theo cho các đề tài đủ điều kiện. Lưu ý: Đối với các đề tài nộp báo cáo sau thời hạn tiếp nhận, việc đánh giá định kỳ sẽ được hoãn đến đợt đánh giá tiếp theo, đồng thời việc cấp kinh phí cũng sẽ chậm lại theo thời gian tương ứng. Tin: BP Hợp tác quốc tế (Hoàng Thanh Vân)

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc báo cáo định kỳ đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn năm 2019 đợt 2

Theo quy định về tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ và hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký giữa Quỹ với các Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài năm 2019 đợt 2 (đợt ký hợp đồng tháng 03/2020) và các đề tài năm 2019 đợt 1 – trên 24 tháng, Quỹ đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ. Hồ sơ đánh giá định kỳ kết quả thực hiện đề tài gồm: – Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài (Mẫu NCCB06); – Báo cáo chi tiết tình hình sử dụng kinh phí (Mẫu Phụ lục số 01/CT-NAFOSTED); – Kết quả minh chứng cho các nội dung công việc đã thực hiện và sản phẩm nghiên cứu khoa học của đề tài. Hồ sơ đánh giá định kỳ gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (OMS) của Quỹ https://oms.nafosted.gov.vn/oms_ssthông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn và gửi tới Quỹ. Sau khi hoàn thiện bản báo cáo trên OMS, nhà khoa học có thể gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: Nộp hồ sơ điện tử (ký số): – Hồ sơ được ký bởi chữ ký số của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính) và tải lên OMS cùng kết quả minh chứng cho các nội dung công việc đã thực hiện và sản phẩm nghiên cứu khoa học. Nộp hồ sơ bản giấy: – In hồ sơ được xuất ra từ OMS (bao gồm cả các tệp kết quả minh chứng đã tải lên), ký và xác nhận bằng bút mực xanh, dấu đỏ. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Quỹ NAFOSTED – phòng 405, số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ ngành/liên ngành… Để sớm cấp kinh phí theo tiến độ, đề nghị Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài gửi báo cáo bản điện tử trên OMS trước ngày 20/3/2020 và bản giấy trước ngày 31/3/2021. Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tiến hành đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài, thông báo kết quả về tình hình cấp tiếp kinh phí đợt tiếp theo tới chủ nhiệm đề tài trong quý II/2021 (tùy thuộc nguồn vốn cấp cho Quỹ từ Bộ Tài chính). Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Cơ quan điều hành Quỹ theo số điện thoại: Hỗ trợ về chuyên môn: 02439340411 (Máy lẻ 102; 103;104;105) Hỗ trợ về tin học, hệ thống OMS: 02439340411 (Máy lẻ 802; 610). Phòng KHXH&NV – Nguyễn Quỳnh Hoa

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc Báo cáo định kỳ và cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – NHMRC do Quỹ tài trợ năm 2018

Theo Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – NHMRC, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo về tổ chức đánh giá định kỳ (lần 2) tình hình thực hiện các đề tài thuộc Chương trình. Kính đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài. Mẫu báo cáo định kỳ bao gồm: – Báo cáo tình hình thực hiện đề tài (tải mẫu tại đây); – Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí đề tài (tải mẫu tại đây). Thời hạn: – Ngày 19/2/2021 (Thứ Sáu), đối với các đề tài ký hợp đồng thực hiện vào tháng 01/2019. – Ngày 15/6/2021 (Thứ Ba), đối với các đề tài ký hợp đồng thực hiện vào thời gian tháng 04 & tháng 05/2019. Địa chỉ gửi Hồ sơ: – Hồ sơ bản mềm qua email: nafosted@most.gov.vn, cc tuanla@most.gov.vn; – Hồ sơ bản cứng (đầy đủ chữ ký và xác nhận của Tổ chức chủ trì) qua địa chỉ: Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Tầng 4, số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ Chương trình NAFOSTED – NHMRC) Lưu ý: nội dung báo cáo bản cứng và bản mềm phải trùng khớp. Quỹ sẽ sử dụng bản mềm trong quá trình đánh giá đề tài. Cơ quan điều hành Quỹ dự kiến sẽ tiến hành đánh giá và cấp tiếp kinh phí (đối với các đề tài thực hiện tốt, theo đúng tiến độ) hoặc thông báo các lưu ý và yêu cầu bổ sung (đối với các đề tài chưa đáp ứng tiến độ) lần lượt trong tháng 3/2021 và tháng 7/2021. (Thông báo này cũng đồng thời gửi tới các CNĐT và TCCT qua email). Tin: Phòng KHTN&KT (Lê Anh Tuấn)

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tình hình cấp kinh phí tài trợ, hỗ trợ và kinh phí quản lý điều hành (Quý 4/2020)

1. Kinh phí tài trợ, hỗ trợ Tình hình cấp kinh phí các đề tài, hoạt động KH&CN do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, hỗ trợ tháng 1-4/2020  và quý 2-3/2020 được thông báo vào đầu tháng 5/2020 (https://nafosted.gov.vn/thong-bao-tinh-hinh-cap-kinh-phi-doi-voi-cac-de-tai-do-quy-tai-tro/) và cuối tháng 6/2020 (https://nafosted.gov.vn/thong-bao-tinh-hinh-cap-kinh-phi-doi-voi-cac-de-tai-do-quy-tai-tro-quy-2-3-2020/). Trung tuần 12 tháng năm 2020, Quỹ tiếp nhận kinh phí đợt tiếp theo của năm 2020. Đối với kinh phí nhận đợt này, CQĐH Quỹ đang thực hiện cấp kinh phí đối với các chương trình tài trợ, hỗ trợ, cụ thể như sau. – Các đề tài NCCB trong KHTN&KT: kinh phí sau đánh giá kết quả thực hiện đối với các đề tài thực hiện từ 2016-2017; kinh phí định kỳ lần thứ 2, 3 đối với đề tài thực nghiệm thực hiện từ 2017-2019; và cấp nốt kinh phí lần đầu đối với các đề tài lý thuyết đã ký hợp đồng năm 2020 (đề tài thu hồ sơ đợt 2 năm 2019). – Các đề tài NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV: kinh phí sau đánh giá kết quả thực hiện đối với các đề tài thực hiện từ 2016, 2017; kinh phí định kỳ đợt 2 đối với đề tài thực hiện từ 2018, 2019 sau đánh giá định kỳ và kinh phí lần đầu đối với các đề tài đã ký hợp đồng năm 2020 (Danh mục hồ sơ đã phê duyệt tài trợ đợt 1 năm 2020). – Các nhiệm vụ KH&CN đột xuất (kinh phí lần đầu và định kỳ, cuối kỳ); tiềm năng, nghiên cứu ứng dụng và các đề tài thuộc chương trình hợp tác quốc tế (kinh phí định kỳ và cuối kỳ). – Các hoạt động nâng cao năng lực KH&CN quốc gia (quyết định hỗ trợ năm 2019, 2020). Chương trình tài trợ Số lượng nhiệm vụ, hoạt động Kinh phí cấp (tỷ đồng) Nghiên cứu cơ bản trong KHTN 343 67,0 Nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV 122 33,2 Nhiệm vụ đột xuất, tiềm năng, HTQT 47 14,9 Hoạt động nâng cao năng lực KH&CN 25 1,3 Tổng 116,4 Hiện do nguồn kinh phí cấp cho Quỹ chưa đủ so với nhu cầu cho các đề tài đang triển khai thực hiện, nên việc cấp kinh phí cho một số nhóm đề tài sẽ chậm hơn so với kế hoạch. Cụ thể như sau. – Các đề tài NCCB trong KHTN&KT: cấp kinh phí sau đánh giá đánh giá định kỳ lần 2, 3 đối với đề tài lý thuyết đánh giá đến quý 3/2020, đề tài đánh giá trong quý 4; kinh phí lần đầu danh mục phê duyệt tài trợ hồ sơ năm 2020 (đã ký hợp đồng thực hiện). – Các đề tài NCCB trong KHXH&NV năm 2020 đợt 2 (đang ký hợp đồng); đề tài ứng dụng năm 2020 (đang trình phê duyệt danh mục); tài trợ sau tiến sỹ nhận hồ sơ tháng 8/2020 (đã phê duyệt danh mục thực hiện). CQĐH Quỹ dự kiến sẽ cấp kinh phí ngay sau khi nhận được kinh phí hoạt động của năm 2021. 2. Kinh phí hoạt động – quản lý điều hành Vào cuối tháng 12/2020, Quỹ mới nhận được kinh phí hoạt động 6 tháng cuối năm 2020 (Do KP duy trì hoạt động năm 2020 Bộ KHCN phải báo cáo và xin ý kiến Chính phủ nên bị chậm kinh phí). CQĐH Quỹ đã và đang thực hiện thanh toán kinh phí đánh giá khoa học năm 2020 (bao gồm kinh phí họp, phiếu nhận xét, đánh giá phản biện) tới các thành viên HĐKH, các chuyên gia phản biện. Do kinh phí hoạt động được cấp vào cuối năm, CQĐH Quỹ chưa thanh toán kinh phí đánh giá khoa học ngay sau họp đánh giá như các năm trước, kính mong các thành viên HĐKH, chuyên gia đánh giá thông cảm và chia sẻ với Quỹ. *** Năm 2019-2020, các cơ quan quản lý thực hiện đánh giá, xem xét mô hình hoạt động của Quỹ. Cụ thể, tháng 3-8/2019, đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc về hoạt động của Quỹ (https://quochoi.vn/uybantaichinhngansach/giamsat/Pages/giam-sat.aspx?ItemID=155, https://quochoi.vn/uybantaichinhngansach/giamsat/Pages/giam-sat.aspx?ItemID=181). Năm 2020, Bộ KH&CN đã xây dựng và trình Chính phủ về dự thảo Nghị định của Chính phủ, sửa đổi Nghị định 23/2014/NĐ-CP về điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ. Hiện nay dự thảo nghị định đang xin ý kiến các thành viên chính phủ để xem xét ban hành (CQĐH Quỹ sẽ thông tin chi tiết hơn về xây dựng dự thảo Nghị định trong các tin tiếp theo). Do mô hình hoạt động của Quỹ đang được xem xét, cân nhắc và do khó khăn về nguồn NSNN, kinh phí tài trợ, hỗ trợ và kinh phí quản lý điều hành cấp cho Quỹ chưa đủ so với quy mô và tiến độ tài trợ, hỗ trợ đang thực hiện. Hy vọng năm 2021, hoạt động của Quỹ sẽ được các cơ quan quản lý quan tâm, tạo điều kiện, được bố trí kinh phí phù hợp để thực hiện nhiệm vụ của Chình phủ và Bộ KH&CN giao cho Quỹ. CQĐH Quỹ sẽ tiếp tục thông báo các chương trình tài trợ, hỗ trợ năm 2021 khi được phê duyệt kế hoạch và kinh phí thực hiện. CQĐH Quỹ kính thông báo để các chủ nhiệm đề tài, tổ chức chủ trì được biết để chủ động kế hoạch triển khai, thực hiện. Tin: (Phan Thị Minh Nguyệt – Phòng Tài chính – Kế toán)

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc Báo cáo định kỳ và cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài NCCB trong lĩnh vực KHTN&KT do Quỹ tài trợ năm 2018 đợt 1 – 36 tháng

Theo quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo, Quỹ dự kiến tổ chức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài NCCB trong lĩnh vực KHTN&KT do Quỹ tài trợ năm 2018 đợt 1 – 36 tháng. Kính đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ. Báo cáo gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (OMS) của Quỹ https://oms.nafosted.gov.vn/oms_ns thông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn và gửi tới Quỹ. Sau khi hoàn thiện bản báo cáo trên OMS, nhà khoa học có thể gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: Nộp hồ sơ điện tử (ký số): – Hồ sơ được ký bởi chữ ký số của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính) và tải lên OMS. Nộp hồ sơ bản giấy: – In hồ sơ được xuất ra từ OMS (bao gồm cả các tệp đã tải lên), ký và xác nhận bằng bút mực xanh, dấu đỏ. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Quỹ NAFOSTED – phòng 405, số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ ngành….. Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 31/12/2020 (Thứ Năm) Trong quá trình hoàn thiện báo cáo định kỳ, đề nghị các chủ nhiệm đề tài báo cáo cụ thể các công việc đã thực hiện (tóm tắt không quá 02 trang A4 đối với mỗi công việc thực hiện) và kết quả/sản phẩm đạt được. Kết quả đánh giá báo cáo định kỳ là căn cứ cho việc cấp kinh phí đợt tiếp theo của đề tài. Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tiến hành đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài, thông báo kết quả về tình hình cấp tiếp kinh phí đợt tiếp theo tới chủ nhiệm đề tài trong quý 1/2021 (tùy thuộc nguồn vốn cấp cho Quỹ từ Bộ Tài chính). Điện thoại hỗ trợ về chuyên môn: 024. 3934 0411/ ext 201 – 208 Điện thoại hỗ trợ về tin học: 024. 3936 7750/ ext 802 hoặc 610 Tin: Nguyễn Thị Mỹ An

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo Danh mục nghiên cứu sau Tiến sĩ do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ năm 2020 đợt 2

Kết thúc thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký nghiên cứu sau Tiến sĩ do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) hỗ trợ năm 2020 đợt 2 (https://nafosted.gov.vn/thong-bao-tiep-nhan-ho-so-tham-gia-chuong-trinh-ho-tro-sau-tien-si-trong-linh-vuc-khtnkt-nam-2020/), Cơ quan điều hành Quỹ đã tiếp nhận 56 hồ sơ đăng ký hợp lệ. Căn cứ đề xuất của Hội đồng khoa học, Hội đồng Quản lý Quỹ đã ban hành Quyết định số 163/QĐ-HĐQL-NAFOSTED phê duyệt Danh mục nghiên cứu sau Tiến sĩ do Quỹ hỗ trợ năm 2020 đợt 2. Danh mục cụ thể như sau: TT Tên nhiệm vụ nghiên cứu Tên nhà khoa học Cơ quan công tác Người bảo trợ Cơ quan chủ trì 1 Một số phương pháp giải bài toán cân bằng không đơn điệu và ứng dụng TS. Bùi Văn Định Học viện Kỹ thuật Quân sự  – Bộ Quốc phòng TS Bùi Trọng Kiên Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Nghiên cứu cấu trúc vật liệu biến hóa ứng dụng trong thiết kế bộ chuyển đổi phân cực sóng điện từ băng rộng ở dải tần GHz và THz TS. Cao Thành Nghĩa Trường Đại học Vinh PGS.TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Trường Đại học Vinh 3 Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng viêm của lá cây mãng cầu xiêm (Annona Muricata) và lá cây xáo tam phân (Paramignya Trimera) TS. Đặng Hoàng Phú Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh PGS.TS Mai Đình Trị Viện Công nghệ Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Nghiên cứu sự tích lũy, chuyển hóa và khả năng sử dụng phốt pho – phytolith để sản xuất vật liệu nhả chậm phốt pho TS. Đinh Mai Vân Trường Đại học Lâm nghiệp PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 5 Trò chơi Nash suy rộng, tối ưu hai cấp và ứng dụng vào các hệ thống phức hợp TS. Dương Thị Kim Huyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 PGS.TS Nguyễn Quang Huy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 6 Nghiên cứu dữ liệu di truyền phân tử của giống cóc mày Leptobrachella (họ Megophryidae) ở Việt Nam nhằm đánh giá đa dạng ẩn kín TS. Dương Văn Tăng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam PGS.TS Phạm Đình Sắc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 7 Nghiên cứu phương pháp nhanh xây dựng cây bootstrap tiến hóa cho dữ liệu lớn khai thác môi trường song song và tính toán thông minh TS. Hoàng Thị Điệp Trường Đại học Công nghệ -Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS Huỳnh Thị Thanh Bình Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 8 Nghiên cứu điều chế hệ hydrogel tiêm tại chỗ dựa trên phản ứng “click chemistry” giữa gelatin và cyclodextrin nhằm tăng cường khả năng nhả chậm thuốc đặc trị, hỗ trợ trong tái tạo mô và điều trị ung thư TS. Lê Thị Phương Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam PGS.TS Nguyễn Đại Hải Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 9 Tổng hợp xanh vật liệu nano composit đa chức năng GO/Fe3O4/Ag và ứng dụng để xử lí nước TS. Lê Thị Thu Hương Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TS Trần Quang Vinh Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 10 Dạng đại số của giả thuyết về các lớp cầu và dãy phổ Adams TS. Ngô Anh Tuấn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS Nguyễn Đặng Hồ Hải Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế 11 Nghiên cứu tính toán ảnh hưởng của động đất đến kết cấu chống của đường hầm metro chịu tải trọng động đất TS. Nguyễn Chí Thành Trường Đại học Mỏ – Địa chất PGS.TS Đỗ Ngọc Anh Trường Đại học Mỏ – Địa chất 12 Nghiên cứu chế tạo tổ hợp bán dẫn có cấu trúc Z: Cu2O@TiO2 và Cu2O@ZnO TS. Nguyễn Mạnh Nghĩa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội PGS.TS Lục Huy Hoàng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 13 Nghiên cứu một số phản ứng thiên văn hạt nhân sử dụng mô hình mật độ mức hạt nhân vi mô TS. Nguyễn Như Lê Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế PGS.TS Nguyễn Quang Hưng Trường Đại học Duy Tân 14 Nghiên cứu sự phát sinh loài của hai loài ve sầu có mối liên hệ mật thiết Hyalessa fuscata và H. maculaticollis (Hemiptera: Cicadidae) bằng trình tự của hệ gen ty thể và hình thái học TS. Nguyễn Quỳnh Hoa Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam PGS.TS Phạm Hồng Thái Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 15 Tối ưu vùng bao phủ đảm bảo kết nối và kéo dài thời gian sống trong mạng cảm biến không dây di động TS. Nguyễn Thị Hạnh Trường Đại học Phương Đông PGS.TS Đặng Thế Ngọc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 16 Tổng hợp và nghiên cứu tính chất quang của vật liệu SnS cho ứng dụng trong linh kiện quan điện tử TS. Nguyễn Tiến Đại Trường Đại học Duy Tân TS Vũ Thị Kim Liên Trường Đại học Duy Tân 17 Tổng hợp vật liệu hấp phụ

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc tổ chức Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2021

1. Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng được xét tặng cho các công trình nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm: a) Khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, sinh học, Khoa học tự nhiên khác; b) Khoa học kỹ thuật và công nghệ; c) Khoa học y, dược; d) Khoa học nông nghiệp. 3. Đối tượng tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc (được thực hiện ở Việt Nam) thuộc các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng. 4. Cơ cấu giải thưởng – Từ một (01) đến ba (03) Giải thưởng dành cho tác giả của công trình khoa học. – Một (01) Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học. 5. Quyền lợi của nhà khoa học được tặng Giải thưởng – Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng. – Được nhận Tiền thưởng. 6. Thời gian xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Tiếp nhận hồ sơ: từ 08h00 ngày 30/11/2020 đến 17h00 ngày 31/12/2020. – Công tác xét chọn Giải thưởng: từ tháng 01/2021 đến tháng 4/2021. – Trao Giải thưởng: tháng 5/2021 7. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng do cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ đề cử hoặc cá nhân nhà khoa học ứng cử. Việc các tổ chức, cá nhân đề cử các nhà khoa học xuất sắc cho Giải thưởng đã thể hiện trách nhiệm và sự trân trọng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong đơn vị. Hồ sơ bao gồm: a) Đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Mẫu TQB01); b) Bài báo công bố công trình khoa học theo quy định; c) Thuyết minh công trình khoa học (Mẫu TQB02); d) Lý lịch khoa học (Mẫu TQB03); e) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước); f) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có). Trường hợp hồ sơ được lựa chọn đưa vào đánh giá tại Hội đồng Giải thưởng, tác giả được xem xét trao Giải thưởng phải bổ sung bản xác nhận về mức độ đóng góp đối với công trình khoa học từ các tác giả còn lại của công trình. Tải các biểu mẫu tại đây 8. Các bước hoàn thiện, nộp hồ sơ Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị thuyết minh công trình khoa học (Mẫu TQB02); Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống quản lý trực tuyến OMS của Quỹ tại địa chỉ: https://dichvucong.nafosted.gov.vn/ và thực hiện theo hướng dẫn Bước 3: Nộp hồ sơ: Sau khi hoàn thiện hồ sơ đăng ký trên hệ thống OMS, nhà khoa học có thể gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: Cách 1. Gửi hồ sơ ký số – Tải đơn đăng ký và lý lịch khoa học từ hệ thống OMS – Ký số lên đơn đăng ký, lý lịch khoa học (tệp PDF) và tải lên hệ thống (theo hướng dẫn trên hệ thống). (Hồ sơ được ký số hợp lệ tương đương và thay thế cho hồ sơ in trên giấy) Cách 2.Gửi 01 bộ hồ sơ in trên giấy, được ký bằng bút mực xanh và xác nhận dấu đỏ (nếu là tổ chức đề cử), bao gồm: a) Đơn đăng ký tham gia in từ hệ thống OMS; b) Bài báo công bố công trình khoa học; c) Thuyết minh công trình khoa học; d) Lý lịch khoa học (Mẫu TQB03); e) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước); f) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có). Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng (phòng 405), Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 024.39367750/0 Chú ý: Hồ sơ đăng ký không in từ hệ thống OMS sẽ không được chấp nhận Hồ sơ điện tử sẽ được sử dụng trong quá trình xét chọn Giải thưởng. Thông tin thêm có thể tham khảo tại: – Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/1/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về ban hành Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu. – Website Giải thưởng: https://taquangbuuprize.nafosted.gov.vn/ Tin: Nguyễn Thị Phương (Phòng KHTN&KT)

Thông báo, Tin tức

Thông báo Danh mục đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – FWO do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ năm 2020

Căn cứ trên đề xuất của HĐKH hỗn hợp, Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã phê duyệt Danh mục 05 đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – FWO được Quỹ tài trợ năm 2020 theo Quyết định số 160/QĐ-HĐQL-NAFOSTED. TT Mã số đề tài Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Tổ chức chủ trì Thời gian thực hiện (tháng) 1 FWO.106.2020.01 Cải thiện di truyền nhện nhỏ bắt mồi họ phytoseiidae bản địa nhằm hỗ trợ quản lý tổng hợp nhện đỏ và bọ trĩ tại Việt Nam PGS.TS Nguyễn Đức Tùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 36 2   FWO.104.2020.03 Chất nhạy quang hiệu năng cao trên cơ sở các hợp chất cơ boron PGS.TS Nguyễn Thị Minh Huệ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 36 3 FWO.106.2020.02 Phòng trừ sinh học tuyến trùng ký sinh thực vật trên một số cây dược liệu ở miền bắc Việt Nam TS Trịnh Quang Pháp Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 24 4 FWO.108.2020.01 Bệnh sán lá gan lớn mới nổi trên bình diện toàn cầu: phát triển và thẩm định mô hình lây nhiễm để xác định các chiến lược phòng chống có chi phí hiệu quả TS Đỗ Trung Dũng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương – Bộ Y tế 36 5 FWO.501.2020.01 Sự thích ứng hành vi của người điều khiển phương tiện đối với hệ thống hỗ trợ lái xe thông minh (ADAS): Nghiên cứu áp dụng đa phương pháp so sánh giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ TSKH Vũ Anh Tuấn Trường Đại học Việt Đức 36 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức thẩm định nội dung, dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên trong tháng 11/2020 và thông báo tới các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc hoàn thiện thuyết minh, ký hợp đồng sau khi Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt Danh mục kinh phí tài trợ (dự kiến tháng 1/2021). Năm 2020, Chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – FWO đã tiếp nhận 27 hồ sơ đề nghị tài trợ. Nội dung của các đề xuất tài trợ trải rộng trên nhiều lĩnh vực như: Khoa học đất/môi trường; kỹ thuật sinh học/thực phẩm; hoá dược; hoá hữu cơ; vật lý lý thuyết; toán ứng dụng; sinh học phân tử (thực vật); dịch tễ học; cơ học/kỹ thuật xây dựng; khoa học máy tính; tâm lý học và giáo dục/xã hội học. Trong thời gian đánh giá xét chọn từ tháng 4-10/2020, các hồ sơ đã được xem xét theo các bước thống nhất giữa hai Quỹ, gửi xin ý kiến chuyên gia phản biện (04 chuyên gia phản biện/hồ sơ) và đánh giá thông qua HĐKH hỗn hợp gồm các nhà khoa học Việt Nam và Bỉ. Ngày 12/10/2020, Hội đồng khoa học NAFOSTED – FWO bao gồm 12 thành viên (06 thành viên phía FWO và 06 thành viên phía NAFOSTED) đã họp đánh giá xét chọn và xếp hạng các đề tài. Tin: Nguyễn Hải Yến – Phòng KHTN&KT

Lên đầu trang