Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Thông báo

Thông báo, Tin tức

Đề tài 103.08-2010.17: Phát hiện thêm bằng chứng về nguồn gốc sao Lùn Nâu

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế gồm tiến sỹ Phan Bảo Ngọc, Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG Tp. HCM, làm trưởng nhóm và các nhà thiên văn đến từ Viện Thiên văn Đài Loan, Trung tâm thiên văn – Đại học Harvard vừa phát hiện hiện tượng giải phóng lưỡng cực khí carbon monoxide từ một ngôi sao non trẻ MHO 5 có khối lượng cực thấp, ở vùng hình thành sao Taurus. Đây là bằng chứng cho thấy các sao có khối lượng cực thấp như sao Lùn Nâu hay các hành tinh có khối lượng lớn có thể được hình thành theo cách thông thường của các sao có khối lượng cỡ Mặt trời. Hình trên minh họa một ngôi sao Lùn Nâu được hình thành như một ngôi sao thông thường: hút vật chất xung quanh từ đĩa bồi đắp (màu cam), giải phóng mô-men góc bằng cách bắn các tia vật chất theo hai hướng ngược nhau (màu đỏ), các tia này tương tác với khí phân tử từ môi trường xung quanh tạo thành hai đám mây màu xanh hình vòng cung được quan sát bởi kính vô tuyến SMA, gọi là quá trình giải phóng lưỡng cực khí phân tử CO (ảnh: ASIAA) Khám phá này là kết quả của đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện và đặc tính hóa hiện tượng giải phóng lưỡng cực khí phân tử CO ở sao Lùn Nâu bằng các kính thiên văn vô tuyến. Đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ nhằm hỗ trợ tiến sỹ Phan Bảo Ngọc tiếp tục triển khai chương trình nghiên cứu tại Việt Nam, sau khám phá lần đầu tiên của nhóm về hiện tượng này ở ngôi sao Lùn Nâu ISO-Oph 102 thuộc vùng hình thành sao Ophiuchi. Kết quả nghiên cứu của nhóm sẽ được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal, số tháng 6 năm 2011. Các sao Lùn Nâu có khối lượng từ 15 đến 75 lần Mộc tinh nên chúng không đủ nặng để thực hiện phản ứng hạt nhân đốt cháy hydro như các sao thông thường có khối lượng lớn hơn, chẳng hạn như Mặt trời. Xét về khối lượng, sao Lùn Nâu nằm khoảng giữa sao thông thường và hành tinh. Theo lý thuyết hình thành sao, giải phóng phân tử CO là một hiện tượng đặc trưng trong quá trình hình thành của các ngôi sao từ sự co lại và sụp đổ của các đám mây phân tử có khối lượng đủ lớn nhất định dưới tác dụng của trọng lực. Tuy nhiên sao Lùn Nâu lại có khối lượng quá nhỏ nên rất khó giải thích theo cách trên. Chính vì vậy, gần hai thập kỷ qua nhiều kịch bản về sự hình thành sao Lùn Nâu đã được đề xuất. Một trong những kịch bản đó là sao Lùn Nâu được hình thành như các sao có khối lượng lớn hơn thông qua sự sụp đổ hấp dẫn và phân mảnh của các đám mây phân tử. Các quan sát gần đây cho thấy các đặc tính vật lý của sao Lùn Nâu và các sao thông thường tương tự nhau và do đó ủng hộ giả thuyết trên. MHO 5 là một ngôi sao có khối lượng cực thấp, khoảng 90 lần Mộc tinh (tức 9/100 khối lượng Mặt trời), xét về cơ chế hình thành các ngôi sao có khối lượng cực thấp và sao Lùn Nâu được cho là hình thành theo cùng một kịch bản. Cùng với sự khám phá lần đầu tiên về hiện tượng này của nhóm (cuối năm 2008) ở sao Lùn Nâu ISO-Oph 102 ở vùng Ophiuchi, việc phát hiện hiện tượng giải phóng CO ở MHO 5 thuộc vùng Taurus nói trên cho phép các nhà thiên văn đặc tính hóa các tham số vật lý cơ bản của hiện tượng này ở các vùng hình thành sao khác nhau. Qua đó, đây cũng là bằng chứng thứ hai cho thấy hiện tượng này phổ biến, từ đó chứng minh được rằng quá trình hình thành sao Lùn Nâu được diễn ra tương tự như của các sao có khối lượng lớn hơn nhưng với mô hình được thu nhỏ lại từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Một khám phá quan trọng khác của nhóm đó là sự phát hiện kết tinh của vật chất ở đĩa bồi đắp của MHO 5 dựa vào dữ liệu quan sát của kính hồng ngoại không gian Spitzer. Quá trình kết tinh vật chất được hiểu là bước khởi đầu cho việc hình thành các hành tinh xung quanh các ngôi sao. Việc các hành tinh bắt đầu hình thành ở đĩa bồi đắp trong khi quá trình giải phóng khí vẫn hoạt động sẽ đẩy khí ra xa khỏi đĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các hành tinh ít khí, nhiều sỏi đá như Trái đất. Sự phát hiện này là một chỉ dẫn quan trọng trong việc săn tìm hành tinh kiểu Trái đất xung quanh các ngôi sao có khối lượng cực thấp như sao Lùn Nâu. Địa chỉ liên hệ: TS. Phan Bảo Ngọc Bộ môn Vật lý Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG Tp. HCM Email: pbngoc@hcmiu.edu.vn Điện thoại: 08-22115751

Thông báo

Danh sách đề tài khoa học xã hội và nhân văn 2011

STT Mã số Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì Thời gian thực hiện (tháng)  I. Triết học – Chính trị học – Tôn giáo học – Xã hội học (06 đề tài) 1 I1.1-2010.02 Xung đột xã hội: Nghiên cứu tích hợp lý thuyết và sự vận dụng trong quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay GS.TS Trần Phúc Thăng Viện Triết học Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 24 2 I1.4-2010.01 Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam thế kỷ XVIII PGS.TS Trần Nguyên Việt Viện Triết học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 3 I3.3-2010.10 Toàn cầu hoá và Bản sắc làng Việt ở  miền Bắc PGS.TS Mai Văn Hai Viện Xã hội học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 4 I3.3-2010.12 Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam PGS.TS Nguyễn Quý Thanh Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội 24 5 I3.3-2010.08 Nghiên cứu tách biệt xã hội về kinh tế và các giải pháp giảm tách biệt xã hội đối với nông dân Việt nam TS Mai Ngọc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 24 6 I4.4-2010.15 Lý thuyết xung đột xã hội và quản lý, giải tỏa xung đột xã hội ở Việt Nam PGS.TSKH Phan Xuân Sơn Viện Chính trị học Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 18  II. Kinh tế học (03 đề tài) 1 II4.5-2010.02 Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 hướng tới phát triển bền vững. PGS.TS Trần Đình Thiên Viện Kinh tế Việt Nam Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 18 2 II6.2-2010.07 Nhân khẩu học, tăng trưởng bền vững và chiến lược cho chính sách an sinh xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 TS. Nguyễn Thị Minh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 24 3 II3.2-2010.06 Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24  III. Luật học (02 đề tài) 1 III2.2-2010.07 Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong phân chia các khoản thu nhập công TS Nguyễn Đức Minh Viện Nhà nước và pháp luật Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 2 III2.2-2010.09 Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong cơ chế giám sát quyền lực Nhà Nước TS Trương Thị Hồng Hà Viện Nhà nước và pháp luật Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 24  IV. Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học (06 đề tài) 1 IV6.0-2010.01 Quá trình hình thành đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia PGS.TS Lê Trung Dũng Viện Sử học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 2 IV1.2-2010.02 Mối quan hệ văn hoá Đông Sơn với các văn hoá thời đại kim khí ở Nam Trung Quốc PGS.TS Trình Năng Chung Viện Khảo cổ học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 3 IV1.1-2010.03 Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi mốt thế kỷ (I – XXI) PGS.TS Lê Thành Lân Hội Khoa học lịch sử Việt Nam 12 4 IV1.2-2010.08 Nghiên cứu văn hóa-xã hội Óc Eo – Phân tích từ các tư liệu khảo cổ học TS Lê  Thị Liên Viện Khảo cổ học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 5 IV1.3-2010.09 Nghiên cứu so sánh về văn hóa của người Thái, người Mường ở miền núi Thanh Hóa với văn hoá của người Thái, người Mường ở khu vực Tây Bắc nước ta TS Mai Thị Hồng Hải Trường Đại học Hồng Đức 24 6 IV1.3-2010.11 Nghiên cứu thực trạng biến đổi văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Bắc Trung bộ Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH và đề xuất các giải pháp bảo tồn phát huy giá trị PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 24  V. Khu vực học – Quốc tế học (05 đề tài) 1 V1.2-2010.01 Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc – tác động tới Việt Nam và một số nước Đông Á TS Nguyễn Thị Thu Phương Viện Nghiên cứu Trung Quốc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 2 V1.2-2010.07 Hệ thống an sinh xã hội của một số nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. PGS.TS Đinh Công Tuấn Viện Nghiên cứu Châu Âu Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 3 V2.1-2010.02 Các lý thuyết  quan hệ quốc tế đương đại PGS.TS Hoàng Khắc Nam Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội 24 4 V2.1-2010.05 Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Đông Nam Á và tác động của chúng đối với khu vực và Việt Nam thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (từ 1991 đến 2010) PGS.TS Trần Khánh Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 5 V3.2-2010.10 Nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng văn hóa tộc người và đa dạng tự nhiên vùng Trung Bộ phục vụ phát triển bền vững PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24  VI. Tâm lý học – Giáo dục học (10 đề tài) 1 VI1.1-2010.01 Nghiên cứu tâm lý xã hội của cộng đồng cư dân nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa PGS.TS Phan Thị Mai Hương Viện Tâm lý học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 2 VI1.1-2010.02 Thanh thiếu niên với Game bạo lực: Những phân tích từ góc

Thông báo, Tin tức

Danh sách đề tài khoa học tự nhiên năm 2010

Ngày 29/9/2010, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục 166 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2010 (Quyết định số 07/QĐ-HĐQLQ). Danh sách cụ thể các đề tài tra cứu tại Danh mục tài trợ. STT Lĩnh vực tài trợ Số lượng đề tài được tài trợ 1 Toán học 11 2 Khoa học thông tin và máy tính 09 3 Vật lý 34 4 Hóa học 35 5 Khoa học trái đất 15 6 Khoa học sự sống 50 7 Cơ học 12 Cơ quan điều hành Quỹ hiện đang tiến hành rà soát dự toán kinh phí của các đề tài đã được phê duyệt tài trợ. Quỹ sẽ liên hệ với các chủ nhiệm đề tài để yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ đề tài trước khi ký hợp đồng tài trợ và cấp kinh phí (dự kiến cuối tháng 10/2010).

Thông báo, Tin tức

Danh sách đề tài khoa học tự nhiên năm 2009

Ngày 09/9/2009, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục 321 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2009 (Quyết định số 06/QĐ-HĐQLQ). Danh sách cụ thể các đề tài tra cứu tại Danh mục tài trợ. STT Lĩnh vực tài trợ Số lượng đề tài được tài trợ 1 Toán học 46 2 Khoa học thông tin và máy tính 18 3 Vật lý 83 4 Hóa học 57 5 Khoa học trái đất 38 6 Khoa học sự sống 60 7 Cơ học 19

Lên đầu trang