Ngày 29/12/2021, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ Nafosted) đã phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng (gọi chung là đề tài) do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ trong đợt đánh giá xét chọn năm 2021 theo Quyết định số 94/QĐ-HĐQL-NAFOSTED, cụ thể như sau: TT Tên Nhiệm vụ Cá nhân đăng ký chủ nhiệm Đơn vị đăng ký chủ trì I/ Công nghệ Thông tin 1 Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các hốc cộng hưởng độ phẩm chất lớn trên cấu trúc tinh thể quang tử Silic ứng dụng cho công nghệ mạch tích hợp dải sóng THz TS. Lương Duy Mạnh Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng 2 Hệ thống giám sát dựa trên Internet Vạn Vật trong chăn nuôi: Nghiên cứu và phát triển mạng cảm biến không dây nhận dạng hành vi bò sử dụng gia tốc kế ba trục TS. Trần Đức Nghĩa Viện Công nghệ Thông tin, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam II/ Kỹ thuật Hóa học 3 Tổng hợp, đánh giá tác dụng kháng ung thư in vitro và in vivo các dẫn chất mới axit Hydroxamic mang dị vòng uinazolinone và coumarin PGS.TS. Trần Khắc Vũ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 Nghiên cứu phát triển một số hợp chất thiên nhiên có tác dụng điều hòa miễn dịch định hướng ứng dụng PGS.TS. Trịnh Thị Thủy Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 5 Nghiên cứu công nghệ chế tạo chế phẩm tạo màng phủ ăn được ứng dụng trong bảo quản hoa quả tươi TS. Phạm Thị Thu Hà Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 6 Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm thiết bị tách và thu hồi dầu loang từ các hoạt động giao thông thủy và sự cố tràn dầu theo cơ chế thụ động trên cơ sở ứng dụng vật liệu xốp có bề mặt siêu kỵ nước PGS.TS. Đỗ Quang Trung Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội III/ Y Sinh – Dược học 7 Nghiên cứu giá trị của các đoạn RNA dài không mã hóa (long non-coding RNA) trong máu ngoại vi trong chẩn đoán sớm, tiên lượng ung thư biểu mô tế bào gan. GS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng IV/ Sinh học Nông nghiệp 8 Nghiên cứu tạo chế phẩm phân vi sinh cho lúa từ các chủng vi khuẩn tía quang hợp có khả năng cố định nitơ phân tử, phân giải photphat khó tiêu và sản sinh các chất kích thích sinh học IAA, ALA. TS. Đỗ Thị Liên Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 9 Nghiên cứu tạo ra sản phẩm thịt gia súc, gia cầm sạch giàu omega-3 bằng cách bổ sung Sacha inchi kết hợp với một số dược liệu vào khẩu phần thức ăn chăn nuôi. TS. Nguyễn Công Oánh Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 10 Nghiên cứu xây dựng bản đồ QTL cho tính trạng sinh trưởng nhanh và tính chống chịu với bệnh chết héo ở Keo lai để ứng dụng trong chọn giống các loài keo có năng suất, chất lượng cao. TS. Lê Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V/ Khoa học Trái đất và Môi trường 11 Phát triển công nghệ lọc nước sử dụng hạt cây chùm ngây xử lý vi rút gây bệnh trong nước ăn uống. PGS.TS. Trần Thị Việt Nga Trường Đại học Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo 12 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới quan trắc môi trường phóng xạ tự nhiên và nhân tạo ven bờ biển phục vụ cảnh báo nguy hiểm hạt nhân. TS. Dương Văn Hào Trường Đại học Mỏ-Địa chất Bộ Giáo dục và Đào tạo 13 Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát triển phương pháp cảnh báo sớm tình trạng phú dưỡng tại hồ thủy điện Hòa Bình phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững sử dụng tích hợp công nghệ viễn thám và kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm. PGS.TS. Hoàng Thị Thu Hương Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo VI/ Cơ học/Cơ khí – Tự động hóa 14 Thiết kế, chế tạo và thực nghiệm đánh giá rô-bốt nội soi chủ động dạng viên nang. PGS.TS. Nguyễn Văn Dự Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên VII/ Vật lý kỹ thuật 15 Nghiên cứu chế tạo kính hiển vi holography chụp ảnh không gian 3 chiều sử dụng nguồn sáng phổ rộng và gương tham chiếu đa phản xạ. TS. Phạm Đức Quang Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 16 Nghiên cứu chế tạo vật liệu trên cơ sở hợp chất sunfua/oxalat của kim loại chuyển tiếp (niken, coban) ứng dụng chế tạo linh kiện tích trữ năng lượng với hiệu suất điện hóa cao. TS. Phạm Mạnh Thảo Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng 17 Nghiên cứu chế tạo vật liệu gỗ thấu quang, chậm cháy thân thiện với môi trường sử dụng phương pháp loại tế bào sắc tố gỗ bằng tia UV kết hợp công nghệ tẩm nano. TS. Nguyễn Tất Thắng Trường Đại học Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 18 Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác/ trợ cháy từ nguồn quặng – khoáng sản để ứng dụng cho các quá trình đốt nhiên liệu rác. TS. Hồ Trường Giang Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam VIII/ Khoa học Xã hội và Nhân