Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Truyền thông khoa học

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

GIẢI THƯỞNG VINFUTURE NĂM 2021

Giải thưởng VinFuture được sáng lập nhằm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ khả năng sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học – Công nghệ, tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên trái đất. VinFuture là Giải thưởng khoa học và công nghệ toàn cầu đầu tiên xuất phát từ Việt Nam. Hàng năm Quỹ VinFuture trao 01 Giải thưởng chính trị giá 70 tỷ đồng (tương đương 3 triệu đô la Mỹ) trao cho tác giả của các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai. Quỹ VinFuture cũng trao Ba Giải Đặc biệt mỗi giải trị giá 11,5 tỷ đồng mỗi năm (tương đương 500.000 đô la Mỹ) nhằm khuyến khích sự đa dạng, sự công bằng về cơ hội và hướng tới tương lai, các giải này được trao cho các nhà nghiên cứu từ các nước đang phát triển; các nhà khoa học nữ và các nhà nghiên cứu hoặc nhà sáng chế trong các lĩnh vực mới. Hội đồng Giải thưởng VinFuture gồm các nhà khoa học, nhà phát minh và các lãnh đạo công nghệ đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, gồm: Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng, Giáo sư Sir Richard Henry Friend, FRS (Giáo sư Vật lý Cavendish tại Đại học Cambridge) Tiến sĩ Padmanabhan Anandan (Viện Trí tuệ nhân tạo Wadhwani Ấn Độ) Giáo sư Jennifer Tour Chayes (Trường Đại học California – Berkeley, Hoa Kỳ) Giáo sư Pascale Cossart (Viện Pasteur, Paris, Pháp) Giáo sư Chí-Văn Đặng (Viện Ludwig, Hoa Kỳ) Tiến sĩ Xuedong David Huang (Microsoft, Hoa Kỳ) Giáo sư Gérard Albert Mourou (Trường Đại học École Polytechnique, Pháp) Giáo sư Sir Kostya S. Novoselov, FRS (Đại học Manchester, Vương quốc Anh; Đại học Quốc gia Singapore) Giáo sư Michael Eugene Porter (Trường Kinh doanh Harvard, Hoa Kỳ) Giáo sư Leslie Gabriel Valiant, FRS (Trường Đại học Harvard University, Hoa Kỳ) Giáo sư Hà-Văn Vũ (Trường Đại học Yale, Hoa Kỳ). Những yếu tố đặc biệt của Giải thưởng VinFuture: Giải thưởng tầm cỡ quốc tế được thành lập trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Không giới hạn chủ đề nghiên cứu và phát minh trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, hay những nghiên cứu mang tính liên ngành. Tôn vinh những công trình mang đến thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên Trái Đất Nhất quán với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) cùng tầm nhìn toàn cầu và hướng đến mục tiêu khoa học phụng sự nhân loại Cổng tiếp nhận đề cử Giải thưởng VinFuture năm 2021 sẽ đóng vào ngày 7/6/2021. Để biết thêm thông tin chi tiết về đơn đề cử và quy trình đề cử, vui lòng tham khảo trang web http://vinfutureprize.org/ hoặc liên lạc hòm thư điện tử: info@vinfutureprize.org. Nguồn: VinFuture Foundation

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Chính phủ ban hành Nghị định 19/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia

Nghị định 19/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Chính phủ, ký ban hành ngày 15/03/2021 và có hiệu lực từ ngày 01/05/2021 (Nghị định). Tại Báo cáo 320/BC-CP ngày 08/8/2019, Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến thành lập, hoạt động và quản lý của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Quỹ) để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, xác định rõ mô hình tổ chức của Quỹ và cơ quan quản lý Quỹ phù hợp với mô hình tổ chức khoa học công nghệ công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Cơ quan soạn thảo đã đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ, nghiên cứu, rà soát các quy định còn vướng mắc trong thực tế triển khai Nghị định số 23/2014/NĐ-CP (Nghị định 23), trên cơ sở đó xây dựng dự thảo Nghị định. Nghị định đã được xin ý kiến và nhận được các đóng góp tích cực từ các Bộ, Ngành, địa phương và các đơn vị liên quan. Nghị định đã được sửa đổi, hoàn thiện theo các ý kiến tham gia, góp ý và đã được trình Chính phủ phê duyệt và ký ban hành. Mục đích của việc sửa đổi lần này là để cập nhật nội dung, thống nhất giữa các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ, trên cơ sở đó giải quyết các khó khăn, vướng mắc về kinh phí hoạt động trong hiện tại. Quy định về việc ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp vốn điều lệ cho Quỹ và cấp bổ sung hằng năm tại điều 12 Nghị định 23 không còn phù hợp với Luật NSNN năm 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017). Theo Luật, NSNN không cấp vốn bổ sung hàng năm cho các tổ chức hoạt động bằng vốn điều lệ. Như vậy, Điều lệ cần được sửa đổi để hằng năm Quỹ nhận được nguồn NSNN bằng các quy định phù hợp với Luật NSNN năm 2015 để thực hiện các chức năng được giao theo quy định tại điều 60 Luật Khoa học công nghệ năm 2013. Để đảm bảo nguồn kinh phí hàng năm từ NSNN cho các hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ với quy mô và phương thức như hiện tại, Nghị định quy định một số nội dung chính như sau: – Sửa đổi quy định về cấp vốn điều lệ cho Quỹ bằng quy định kinh phí tài trợ, hỗ trợ của Quỹ được NSNN bố trí từ chi sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm ít nhất 500 tỷ đồng (Để phù hợp với luật NSNN và duy trì quy mô tài trợ, hỗ trợ tối thiểu như quy định tại Nghị định 23). – Quy định kinh phí tài trợ, hỗ trợ được Bộ Tài chính cấp bằng lệnh chi tiền vào tài khoản tiền gửi của Quỹ tại kho bạc Nhà nước theo kế hoạch tài chính được Bộ KH&CN phê duyệt (để duy trì phương thức, cấp kinh phí, quản lý tài chính của Quỹ đối với các đề tài, dự án được tài trợ, hỗ trợ như hiện tại). – Kế hoạch tài chính năm của Quỹ được lập và phê duyệt theo các chương trình tài trợ, hỗ trợ để Quỹ có thể nhận hồ sơ đề xuất, đánh giá và cấp kinh phí cho các đề tài được tài trợ trong cùng năm ngân sách. – Quy định thêm một số nội dung hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực KH&CN bao gồm hỗ trợ tổ chức các hội thảo nghiên cứu cơ bản chuyên ngành trong nước (theo chuỗi hội thảo hằng năm hoặc cách năm), hỗ trợ nhà khoa học xuất sắc nước ngoài đến Việt Nam trao đổi học thuật ngắn hạn và hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức nghiên cứu cơ bản đạt trình độ khu vực và thế giới. Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi một số quy định khác để giải quyết những khó khăn bất cập khác phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 23 và để phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng cảm ơn các cơ quan chức năng, các nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm, hỗ trợ, góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định. Hy vọng trong thời gian tới, Quỹ sẽ nhận được quan tâm, hỗ trợ của Bộ KH&CN, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng, để có đủ nguồn lực, thực hiện các chương trình tài trợ, hỗ trợ theo quy định của Nghị định, tiếp tục góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực KH&CN của đất nước. Tin: Lê Thị Phương Hà (Cập nhật ngày 17/3/2021) 

Kết quả tài trợ nổi bật, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận bản thảo bộ Lịch sử Việt Nam

Sáng ngày 12/11/2020 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) đã tổ chức Lễ tiếp nhận bản thảo Bộ Lịch sử Việt Nam gồm 25 tập Lịch sử Việt Nam và 5 tập Biên niên sự kiện lịch sử. Tham dự sự kiện, có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&CN, các nhà khoa học tham gia biên soạn Bộ Lịch sử Việt Nam. Buổi lễ cũng có sự tham dự của các cơ quan về KH&CN như Ủy ban KHCN&MT Quốc hội, Viện Hàn lâm KHXH, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội và các phóng viên báo chí. GS.TS. Nguyễn Văn Khánh bàn giao bản thảo cho ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc CQĐH Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Đề án khoa học xã hội cấp quốc gia “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” là một đề án có tầm quan trọng đặc biệt, được Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo. Bộ KH&CN giao Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tổ chức thực hiện Đề án. Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư “huy động tham gia của các nhà sử học trong cả nước, nhất là các chuyên gia đầu ngành về lịch sử dân tộc từ cổ đại đến hiện đại, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng, lịch sử quân sự, lịch sử an ninh, văn hóa và khảo cổ học và các nhà lãnh đạo, quản lý và khoa học trong các lĩnh vực liên quan khác”, tham gia thực hiện Đề án là đội ngũ đông đảo gần 300 nhà khoa học thuộc các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trên cả nước, tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thừa Thiên – Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ KH&CN đã thành lập Ban Chủ nhiệm và thư ký kho học Đề án (bao gồm 6 thành viên) và Hội đồng Khoa học Đề án (bao gồm 21 thành viên), là các nhà khoa học có năng lực, kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực để tổ chức thực hiện Đề án, đảm bảo chất lượng và tính thống nhất của bộ Quốc sử. Cố Giáo sư Phan Huy Lê là Tổng chủ biên của Bộ Lịch sử Việt Nam, đồng thời là Chủ nhiệm, Chủ tịch Hội đồng khoa học Đề án. Việc triển khai hoạt động nghiên cứu, biên soạn được bắt đầu từ năm 2015, bao gồm xây dựng hệ thống đề tài, thuyết minh và kế hoạch thực hiện các đề tài thuộc Đề án, tổ chức thực hiện nghiên cứu các nội dung đề ra (2015-2016); Triển khai biên soạn, đánh giá chương viết thử, biên soạn bản thảo, tự đánh giá, bổ sung hoàn thiện bản thảo chính thức (2017-2018); Đánh giá cấp Đề án các đề tài, tổ chức các hội thảo khoa học trao đổi, thống nhất các vấn đề biên tập, thống nhất nguyên tắc chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo, chỉnh sửa, nâng cấp và hoàn thiện bản thảo để chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu cấp quốc gia (2019-2020). Sau 5 năm thực hiện, bộ Lịch sử Việt Nam được biên soạn gồm 25 tập Lịch sử Việt Nam (13 tập thời kỳ cổ – trung đại, 12 tập thời kỳ cận – hiện đại) và 5 tập Biên niên sự kiện lịch sử (3 tập thời kỳ cổ – trung đại, 2 tập thời kỳ cận– hiện đại) đã hoàn thành bản thảo, để chuẩn bị đánh giá, nghiệm thu cấp quốc gia.   Tại lễ tiếp nhận, Ban Chủ nhiệm Đề án đã báo cáo về quá trình thực hiện cũng như nội dung của từng nhiệm vụ thuộc đề án. Các thành viên Ban Chủ nhiệm đề án đánh giá Bộ Lịch sử Việt Nam được biên soạn với tinh thần trách nhiệm cao, là thành quả lao động miệt mài của các nhà khoa học. Thực hiện yêu cầu chất lượng được đặt lên hàng đầu, Ban Biên soạn đã tổng hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu của nền sử học Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu có giá trị của giới Việt Nam học quốc tế, bảo đảm tính khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật lịch sử; bản thảo được trình bày theo chuẩn mực quốc gia và quốc tế, vận dụng phương pháp luận nghiên cứu hiện đại, “tái hiện và phân tích lịch sử dựa trên cơ sở tư liệu được thu thập và giám định”, nghiên cứu “điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái” khi phục dựng các sự kiện lịch sử, “quán triệt đặc điểm đa tộc người”, “bao quát lịch sử các cộng đồng cư dân, tộc người, vương quốc đã từng tồn tại trên không gian lãnh thổ”…. Đại diện Ban chủ nhiệm Đề án báo cáo tại buổi lễ (trái qua GS.TSKH. Vũ Minh Giang, PGS.TS. Trần Đức Cường, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc) Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết đây là đề án được Bộ KH&CN ban hành quy chế riêng để đảm bảo việc thực hiện và biên soạn được thống nhất. Bản thảo bộ sách với 25 tập lịch sử Việt Nam, 5 tập biên niên sử là kết quả kết tinh lao động trí tuệ của các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Thứ trưởng cũng gửi lời tri ân tới cố GS. Phan Huy Lê, nguyên Chủ nhiệm HĐKH Đề án cũng như đã gửi lời cảm ơn, ghi nhận đóng góp của tập thể các nhà khoa học. Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu tại buổi lễ Phát biểu kết luận buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định đây là một

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giới thiệu về Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu 2021 (Global Young Scientists Summit 2021 – GYSS 2021)

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Female” buttontext=”Nghe bài viết”] Global Young Scientist Summit 2021 (GYSS 2021) là Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu lần thứ 9, được tổ chức tại Singapore vào năm 2021. Đây là hội nghị được tổ chức thường niên của Quỹ Nghiên cứu quốc gia của Singapore (NRF Singapore). Hội nghị được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013, tại Singapore. GYSS 2021 mang đến nhiều diễn giả là nhà khoa học uy tín, được công nhận với các giải thưởng khoa học lớn trên thế giới. Với chủ đề “Advancing Science, Creating Technologies for a Better World”, GYSS tiếp tục là diễn đàn đa ngành, đa văn hóa, đa thế hệ, một nơi mà các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới tới tham dự và trao đổi trực tiếp với các nhà khoa học danh tiếng và các nhà lãnh đạo về công nghệ trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà khoa học trẻ còn có cơ hội tham quan các trường đại học, viện nghiên cứu; tham dự các hoạt động trải nghiệm nền văn hóa đa dạng của Singapore. Thời gian:  12-15/1/2021 (thứ 3 tới thứ 6) Địa điểm: Biopolis@one-north, Singapore Lĩnh vực: Hóa học, Vật lý, Y dược, Toán học, Khoa học máy tính và kỹ thuật Ngôn ngữ sử dụng trong hội nghị: Tiếng Anh Diễn giả tại GYSS 2021: là các nhà khoa học đoạt giải thưởng Nobel, Fields Medal, Millennium Technology Prize và Turing Award Chi phí: – Chi phí ăn ở tại Singapore trong thời gian, khuôn khổ của hội nghị: do Quỹ NRF Singapore tài trợ; – Chi phí đi lại Việt Nam – Singapore – Việt Nam: do người tham dự tự chi trả. Đối tượng đăng ký tham dự: – Sinh viên đại học, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh, Nhà khoa học trẻ đang thực hiện nghiên cứu sau tiến sỹ. Lưu ý: Ban tổ chức không nhận hồ sơ đăng ký của những người có học hàm giáo sư, phó giáo sư; – Không quá 35 tuổi (tính tới tháng 1/2021); – Chưa từng tham gia các hội nghị GYSS trước đó; – Thành thạo tiếng Anh, đủ khả năng tham gia vào các buổi thảo luận, hoạt động trong khuôn khổ hội nghị; – Thể hiện được sự quan tâm thực sự tới khoa học và nghiên cứu; – Thể hiện được sự gắn kết với lĩnh vực nghiên cứu chính đang theo đuổi, sẵn sàng với các nghiên cứu liên ngành; – Có thư giới thiệu của trưởng khoa, hoặc một nhà khoa học danh tiếng trên thế giới. Cách thức đăng ký tham dự: Các nhà khoa học trẻ Việt Nam phù hợp với các tiêu chí nêu trên và mong muốn tham dự hội nghị, có thể liên hệ với ban tổ chức và đăng ký tại trang chủ sự kiện: https://www.nrf.gov.sg/gyss/contact Một số mốc thời gian dự kiến GYSS 2021 Tháng 9/2021: Ban tổ chức GYSS sẽ nhận đăng ký, và liên lạc trực tiếp với người đăng ký để tiến hành đánh giá hồ sơ. Tháng 11/2020: Ban tổ chức GYSS thông báo đến người đăng ký về kết quả lựa chọn. Tháng 1/2021: Hội nghị GYSS 2021 được tổ chức. Một số thông tin về GYSS 2020 Các diễn giả tại GYSS 2020 là các nhà khoa học đạt giải Nobel trong các lĩnh vực hóa học, dược, vật lý: Aaron Ciechanover (Nobel Prize in Chemistry), Kurt Wuthrich (Nobel Prize in Chemistry), Ada Yonath (Nobel Prize in Chemistry), Tim Hunt (Nobel in Medicine or Physiology), Klaus von Klitzing (Nobel Prize in Physics); và các nhà khoa học đạt giải Turning Award và Fields Medal: John Hopcroft (Turing Award), Silvio Micali (Turing Award), Leslie Valiant (Turing Award), Ngo Bao Chau (Fields Medal), Efim Zelmanov (Fields Medal), Michale Graetzel (Millennium Technology Prize). GS. Ngô Bảo Châu diễn thuyết về số nguyên tố Các nhà khoa học thảo luận nhóm chủ đề khoa học và xã hội Năm 2020, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã giới thiệu và có bốn nhà khoa học trẻ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Việt Đức) nhận được tài trợ từ Ban tổ chức tham dự Hội nghị GYSS năm 2020 tại Singapore. Thông tin thêm về hội nghị GYSS 2020: xem thêm tại đây. Tham khảo thêm thông tin về GYSS 2021 và các kỳ GYSS trước đó, xin xem tại: https://www.nrf.gov.sg/gyss/home Tiêu chí đánh giá người tham dự của ban tổ chức GYSS: xem bản tiếng Anh tại đây. Tin: Nguyễn Thị Thúy Hà

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới Sáng tạo Vương quốc Anh gọi hồ sơ đề tài nghiên cứu về Covid-19 (cập nhật thông báo 21/5/2020)

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Female” buttontext=”Nghe bài viết”] Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới Sáng tạo Vương quốc Anh (UKRI) hiện đang mở 02 chương trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu về dịch bệnh Covid-19 và các tác động của dịch đối với các quốc gia đang phát triển, chi tiết như sau:  Chương trình do Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu (GCRF) và Quỹ Newton tài trợ (đã đăng thông tin ngày 21/5/2020) – Đối tượng: Nhà khoa học Việt Nam có thể đăng ký làm chủ nhiệm đề tài nếu cơ quan chủ trì phía Việt Nam đã từng nhận tài trợ trực tiếp của UKRI, hoặc có thể tham gia đề xuất chung có chủ nhiệm đề tài đang làm việc tại Vương quốc Anh. – Kinh phí: không giới hạn. – Thời hạn nộp hồ sơ: không giới hạn. Chi tiết về thông báo tiếp nhận cũng như cách thức nộp hồ sơ xin xem tại: https://www.ukri.org/funding/funding-opportunities/ukri-gcrf-newton-fund-agile-response-call-to-address-covid-19/    Chương trình do Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu (GCRF) và Bộ Y tế Anh tài trợ – Đối tượng: Tất cả các nhà khoa học đang làm việc tại các tổ chức nghiên cứu Việt Nam đều có thể đăng ký làm chủ nhiệm đề tài. – Kinh phí: Tối đa 1 triệu bảng Anh/dự án. – Thời hạn nộp hồ sơ: Chương trình gồm 3 vòng hồ sơ với thời hạn riêng biệt Vòng 1: 22/6/2020 Vòng 2: 10/8/2020 Vòng 3: 28/9/2020 Chi tiết về thông báo tiếp nhận cũng như cách thức nộp hồ sơ xin xem tại: https://www.nihr.ac.uk/documents/global-effort-on-covid-19-geco-health-research-call-specification/24832#Eligibility Tin: Hoàng Thanh Vân

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Ba nhà khoa học nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Male” buttontext=”Nghe bài viết”] (VNE) Hai nhà khoa học nhận Giải chính là PGS.TS Phạm Tiến Sơn (Toán học), PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan (Y dược) và Giải trẻ thuộc về TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Vật lý). Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức chiều 18/5 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu đã tham dự sự kiện. Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng ngành khoa học, các nhà khoa học được tôn vinh. Đóng góp của các nhà khoa học thời gian qua không chỉ là số lượng các công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí uy tín của thế giới, các giải thưởng, mà còn ở số lượng các sáng kiến hữu ích để góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống của nhân dân. “Điều đáng nói, trong khó khăn, thách thức chúng ta đã tìm ra thời cơ và tự tạo cho mình động lực vươn lên trong khoa học công nghệ. Đấy là trong bối cảnh đất nước cùng cả thế giới phải chống dịch như thời gian vừa qua, vừa nghiên cứu mới, vừa ứng dụng những ứng dụng kết quả đã có và cùng nhau tự đặt ra cho mình những bài toán, thách đố, cùng giải quyết”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại sự kiện. Ảnh: T. Huế. Ở lĩnh vực Y dược, nghiên cứu của PGS Vương Thị Ngọc Lan đã giúp Việt Nam ghi tên trên bản đồ y học thế giới về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trong các trường hợp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), chuyển phôi đông lạnh được xem là cho kết quả có thai sinh sống cao hơn so với chuyển phôi tươi ở các trường hợp vô sinh bị hội chứng buồng trứng đa nang. Trước đây chưa có câu trả lời cho việc, liệu chuyển phôi đông lạnh có thể cho kết quả tương tự ở phụ nữ vô sinh không bị hội chứng đa nang. Nghiên cứu đã đi đến kết luận, đối với phụ nữ vô sinh không có hội chứng buồng trứng đa nang, khi thực hiện IVF, chuyển phôi đông lạnh không làm tăng có ý nghĩa tỉ lệ thai diễn tiến hay tỉ lệ sinh sống so với chuyển phôi tươi. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (bìa trái) và Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh (bìa phải) trao giải cho PGS Vương Thị Ngọc Lan. Ảnh: T. Huế. PGS Lan cho biết, đã có gần 1.000 bệnh nhân tham gia để các nhà khoa học trả lời được câu hỏi nghiên cứu, tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất và giúp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân khác. “Sau nghiên cứu này chúng tôi đã xây dựng được một đội ngũ làm nghiên cứu chuyên nghiệp, chất lượng và ngày càng được giới khoa học thế giới biết đến”, bà Lan nói. Công trình nghiên cứu của PGS.TS Phạm Tiến Sơn (Đại học Đà Lạt) giải quyết vấn đề cơ bản trong toán học đó là, bài toán tối ưu nửa đại số: tìm giá trị nhỏ nhất của một hàm đa thức trên một tập nửa đại số (là tập được xác định bởi các phương trình và bất phương trình đa thức). Dựa vào các kết quả nghiên cứu, chứng tỏ nghiệm tối ưu của hầu hết các bài toán tối ưu đa thức hoàn toàn được xác định bằng cách giải một số hữu hạn các bài toán quy hoạch nửa xác định. Ba nhà khoa học tại lễ trao giải (TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu, PGS.TS Phạm Tiến Sơn và PGS Vương Thị Ngọc Lan). Ảnh: T. Huế. Chia sẻ trong ngày nhận giải, PGS Sơn cho biết, con đường đến với toán học bắt đầu từ những năm trung học phổ thông và nên ông đã theo học ngành Toán tại trường Đại học Đà Lạt. Theo PGS Sơn, luôn có hai khó khăn cơ bản đối với những người làm công tác nghiên cứu (đặc biệt với các bạn trẻ) đó là thời gian cho nghiên cứu ít và kinh phí được tài trợ không nhiều và không phải khi nào cũng có. Ông đã vượt qua những trở ngại và gắn bó với hoạt động nghiên cứu bằng niềm đam mê khoa học, mong muốn học hỏi và khám phá cái mới. “Kết quả nghiên cứu có chất lượng tốt chỉ có thể đạt được khi ta dành trọn thời gian cho khoa học”, PGS Sơn nói. Giải trẻ năm nay được trao cho TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu. Công trình nghiên cứu của TS Hiếu đưa ra một phương pháp khác để xác định chính xác quãng đường tự do trung bình không đàn hồi của điện tử năng lượng thấp trong vật liệu từ hướng tiếp cận điện môi. Hướng tiếp cận hiện tại là một lựa chọn khác cho việc tính toán thời gian sống của điện tử nóng, vốn là một đại lượng quan trọng trong động học điện tử siêu nhanh. Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hàng năm, ghi nhận và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Tác giả giành giải nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ và 200 triệu đồng tiền thưởng. Theo Bích Ngọc – VNExpress

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 30/11, Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ Khoa học và Công nghệ trong Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, cùng lãnh đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và 2.000 đại biểu, cán bộ qua các thời kỳ.   Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Thủ tướng trao cho Bộ Khoa học và Công nghệ. “Nhưng dù với tên gọi nào thì Bộ cũng được giao nhiệm vụ là cơ quan tham mưu cao nhất cho Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong việc hoạch định và triển khai các chính sách phát triển khoa học và kỹ thuật và hiện nay là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”, Bộ trưởng nói.Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh báo cáo 60 năm hoạt động của Bộ và ngành. Theo đó qua từng giai đoạn lịch sử, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tên gọi của Bộ đã có những thay đổi từ Ủy ban Khoa học Nhà nước ở ngày đầu thành lập (năm 1959), Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (năm 1965), Ủy ban Khoa học Nhà nước (năm 1990), Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (năm 1992) và từ năm 2002 cho đến nay là Bộ Khoa học và Công nghệ. Phát biểu tại sự kiện, đại diện các nhà khoa học, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhắc đến một câu nói của triết gia Henri Frédríc Amiel thế kỷ XIX: “Society Lives by Faith and Develops by Science” (Xã hội tồn tại bởi niềm tin và phát triển nhờ khoa học). “Nhìn lại chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển của Bộ Khoa học và Công nghệ trong hành trình 74 năm bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chúng ta càng thêm trân trọng những đóng góp to lớn của các cơ quan tiền thân, của Bộ và toàn ngành khoa học vào sự phát triển”, ông Tuấn nói. Ông cũng bày tỏ niềm tin vào chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Đảng và Nhà nước. “Cộng đồng nhà khoa học hôm nay đã sẵn sàng dấn thân, tiếp bước các thế hệ tiền bối, chung tay xây dựng cơ đồ, mong muốn được góp phần khiêm nhường nhưng thiết thực vào công cuộc xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”, PGS Tuấn nói. Trong phần phát biểu của đại diện doanh nghiệp, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (THACO), cho biết thời gian qua các doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ nhiều chính sách, cơ chế như xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyên gia công nghệ, bản đồ công nghệ, tham gia sự kiện kết nối cung cầu công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị ở trong nước và quốc tế. Ông Trần Bá Dương ghi nhận những ứng dụng khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp có sự phát triển vượt bậc. Theo ông Dương, doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó có dự án “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe khách giường nằm cao cấp mang thương hiệu Việt Nam”. Nhờ dự án này, các phần mềm thiết kế và tính toán mô phỏng hiện đại, đào tạo đội ngũ kỹ sư được đầu tư và nâng cao trình độ nhân lực, qua đó góp phần gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, nâng tỷ lệ nội địa hóa xe bus lên 60%; xe tải lên 35%-40%. Đánh giá cao những thành tựu 60 năm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng đã trao Huân chương lao động hạng nhất, ghi nhận những đóng góp hiệu quả của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế đất nước. Khoa học và công nghệ ngày càng đóng góp nhiều vào giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa, trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Số lượng bài báo khoa học, công trình công bố quốc tế của Việt Nam tăng nhanh, xếp thứ 56 trên tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 8 bậc so với năm 2010. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên tục tăng và năm 2019 xếp thứ 42 trên 129 quốc gia và đứng thứ ba ASEAN. “Huân chương Lao động hạng Nhất là kết quả xứng đáng, ghi nhận sự nỗ lực các thế hệ cán bộ, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ”, Thủ tướng nhấn mạnh. Từ trái qua: Thứ trưởng Lê Xuân Định, Thứ trưởng Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đón nhận huân chương lao động hạng Nhất từ Thủ tướng. Ảnh Ngọc Thành. Nêu mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 của Việt Nam là phát triển thịnh vượng, Thủ tướng cho rằng để làm được cần phát huy mạnh mẽ nguồn vốn trí tuệ và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Xã hội phải lấy khoa học, công nghệ làm động lực tăng trưởng chủ yếu, dần thay thế nguồn lực đầu vào truyền thống là tài nguyên thiên nhiên và lao động trình độ thấp. Ông cũng nêu 5 nhiệm vụ đối với Bộ Khoa học và Công nghệ và đội

Kết quả tài trợ nổi bật, Truyền thông khoa học

Nhà khoa học nữ Việt Nam công bố công trình trên tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới

TS. Nguyễn Thị Ánh Dương, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Việt Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các nhà khoa học Quốc tế vừa công bố bài báo trên tạp chí Nature – tạp chí khoa học uy tín nhất trên thế giới (7/2019). Công trình ghi nhận sự tài trợ kinh phí của NAFOSTED thông qua đề tài NCCB mã số 106.05 – 2017.330. Nature là tạp chí, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1869 và được xếp hạng là tạp chí khoa học uy tín và có trích dẫn nhiều nhất. Những bài báo hoặc công trình đăng trong tạp chí này được cộng đồng các nhà khoa học đánh giá rất cao. Bài báo đăng trên tạp chí Nature là tiêu chí để đánh giá chất lượng khoa học của công trình. Chỉ có những công trình có chất lượng khoa học vượt trội mới được tạp chí chấp nhận xuất bản. Tác giả của các công trình này là những nhà khoa học xuất sắc, có đầu tư nghiên cứu bài bản, có hệ thống và đạt trình độ chuyên sâu của lĩnh vực khoa học đang nghiên cứu. Dù ở lĩnh vực chuyên môn nào, có bài báo hoặc công trình đăng trên tạp chí Nature là niềm tự hào và ước mơ của mỗi nhà khoa học. Vị trí thu mẫu tuyến trùng trên toàn thế giới Tuyến trùng là nhóm sinh vật đa dạng và phong phú bậc nhất trên thế giới. Chúng sinh sống ở hầu như tất cả các môi trường từ môi trường nước mặn, nước ngọt, sống tự do hay là sống ký sinh… Những nghiên cứu về tuyến trùng thực vật và tuyến trùng biển đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới. Nhưng những nghiên cứu về nhóm tuyến trùng sống tự do trong đất còn rất hạn chế. Chúng là một trong những nhóm sinh vật đa dạng và đóng vai trò quan trọng trong tất các các mắt xích của mạng lưới thức ăn, góp phần luân chuyển carbon, chất dinh dưỡng, khoáng hóa trong đất. Tuyến trùng ăn vi khuẩn, nấm, thực vật và các sinh vật đất khác và thải ra các vật chất khoáng hóa, luân chuyển carbon trong đất. Hoạt động này giúp đất được cải thiện và tạo ra các vật liệu khoáng, carbon giúp cho cây phát triển. Tuyến trùng thường hoạt động mạnh hơn khi nhiệt độ tăng lên, do đó quần thể tuyến trùng ở Bắc cực và cận Bắc cực được sử dụng như một tiêu chí đánh giá và thể hiện mức độ nhạy cảm khi nhiệt độ của vùng nóng lên. Số lượng tuyến trùng trong 100 gram đất khô trên toàn thế giới Tiến sĩ Nguyễn Thị Ánh Dương đã tham gia triển khai nghiên cứu và thu thập số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu về tuyến trùng ở Việt Nam trong hơn 10 năm, Tiến sĩ đã cộng tác với 70 nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực tuyến trùng học ở 57 phòng thí nghiệm trên toàn thế giới cùng nghiên cứu và xuất bản công trình này. Trong nghiên cứu này, 6.759 mẫu đất trên khắp thế giới đại diện cho 73 vùng tiểu khí hậu đã được thu thập và phân tích để xác định tính đa dạng và chức năng của nhóm sinh vật nhỏ bé. Nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng tuyến trùng sống tự do trong đất lớn hơn rất nhiều so với những nghiên cứu trước đây. Chúng có số lượng khoảng 4.4 ± 0.64 × 1020 và tổng sinh khối khoảng 300 triệu tấn – xấp xỉ 80% trọng lượng kết hợp của 7.7 tỷ người tương đương dân số trên trái đất. Nghiên cứu cũng cung cấp những bằng chứng cho thấy phần lớn tuyến trùng tập trung tại những nơi có vĩ độ cao: 38,7% tồn tại trong các khu rừng phương bắc và lãnh nguyên trên khắp Bắc Mỹ, Scandinavia và Nga, 24,5% ở vùng ôn đới, và chỉ 20,5% ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây có thể coi là bộ dữ liệu khoa học đồ sộ nhất từ trước tới nay. Vẻ đẹp của tuyến trùng dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM): A, Tricironema tamdaoensis; B: Acrobeloides topali, C: Acrobeloides topali Hình ảnh thu mẫu đất tuyến trùng ngoài thực địa (Hữu Lũng, Lạng Sơn) năm 2013 Kết quả nghiên cứu về nhóm tuyến trùng sống tự do trong đất đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cở sở khoa học để phát triển thế giới bền vững. Đặc biệt những ứng dụng của nhóm sinh vật này được đưa ra để dự đoán biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ đó chúng ta có thể thấy chuyên ngành tuyến trùng hẹp nhưng ngành này lại đóng vai trò rất quan trọng để mở ra những hướng nghiên cứu và ứng dụng mới. Công trình nghiên cứu xuất sắc này của TS. Nguyễn Thị Ánh Dương và các cộng sự một lần nữa khẳng định: Mọi lĩnh vực nghiên cứu dù hẹp hay rộng, khi được đầu tư nghiên cứu bài bản, cùng sự lao động khoa học nghiêm túc, có hệ thống, có điều kiện nghiên cứu đầy đủ và có sự kết hợp của tập thể đều có thể đạt được đến trình độ cao về khoa học. Nhà khoa học Việt Nam có niềm đam mê, hoài bão, được đào tạo cơ bản, tiên tiến đều có khả năng, trình độ và đạt được kết quả nghiên cứu tiên tiến sánh ngang với các nhà khoa học của các nước phát triển trên thế giới. Tin: VAST

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giới thiệu về chương trình Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu 2020 (Global Young Scientists Summit 2020 – GYSS 2020)

Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu (Global Young Scientist Summit – GYSS) được Quỹ Nghiên cứu quốc gia của Singapore (NRF Singapore) tổ chức thường niên. Hội nghị được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013, tại Singapore. Với chủ đề “Advancing Science, Creating Technologies for a Better World”, GYSS là diễn đàn đa ngành, đa văn hóa, đa thế hệ, một nơi mà các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới tới tham dự và trao đổi trực tiếp với các nhà khoa học danh tiếng và các nhà lãnh đạo về công nghệ trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà khoa học trẻ còn có cơ hội tham quan các trường đại học, viện nghiên cứu; tham dự các hoạt động trải nghiệm nền văn hóa đa dạng của Singapore. GYSS 2020 diễn ra vào năm 2020 là lần thứ 8 hội nghị được tổ chức. GYSS 2020 mang đến nhiều diễn giả là nhà khoa học uy tín, được công nhận với các giải thưởng khoa học lớn trên thế giới. Thời gian:  14-17/1/2020 Địa điểm: Biopolis@one-north, Singapore Lĩnh vực: Hóa học, Vật lý, Y dược, Toán học, Khoa học máy tính và kỹ thuật Ngôn ngữ sử dụng trong hội nghị: Tiếng Anh Diễn giả tại GYSS 2020: Aaron Ciechanover, Nobel Prize in Chemistry Tim Hunt, Nobel in Medicine or Physiology Klaus von Klitzing, Nobel Prize in Physics John Hopcroft, Turing Award Silvio Micali, Turing Award Ngo Bao Chau, Fields Medal Michale Graetzel, Millennium Technology Prize Leslie Valiant, Turing Award Kurt Wuthrich, Nobel Prize in Chemistry Ada Yonath, Nobel Prize in Chemistry Efim Zelmanov, Fields Medal Leslie Valiant, Turing Award Chi phí: Chi phí ăn ở tại Singapore trong thời gian, khuôn khổ của hội nghị: do Quỹ NRF Singapore tài trợ; Chi phí đi lại Việt Nam – Singapore – Việt Nam: do người tham dự tự chi trả. Đối tượng đăng ký tham dự: Đang là: Sinh viên đại học, Sinh học cao học, Nghiên cứu sinh tiến sỹ, Nhà khoa học trẻ đang thực hiện chương trình sau tiến sỹ. Lưu ý, những người có nắm giữ danh hiệu liên quan tới cấp bậc giáo sư không thể đăng ký; Không quá 35 tuổi (tính tới tháng 1/2020); Chưa từng tham gia các hội nghị GYSS trước đó; Thành thạo tiếng Anh, đủ khả năng tham gia vào các buổi thảo luận, hoạt động trong khuôn khổ hội nghị; Thể hiện được sự quan tâm thực sự tới khoa học và nghiên cứu Thể hiện được sự gắn kết với lĩnh vực nghiên cứu chính đang theo đuổi, sẵn sàng với các nghiên cứu liên ngành. Có thư giới thiệu của trưởng khoa, hoặc một nhà khoa học danh tiếng trên thế giới. Cách thức đăng ký tham dự: Các nhà khoa học trẻ Việt Nam phù hợp với các tiêu chí nêu trên và mong muốn tham dự hội nghị, có thể liên hệ với ban tổ chức và đăng ký tại trang chủ sự kiện: https://www.nrf.gov.sg/gyss/contact Một số mốc thời gian dự kiến Tháng 8-9/2019: Ban tổ chức GYSS sẽ nhận đăng ký, và liên lạc trực tiếp với người đăng ký để tiến hành đánh giá hồ sơ Từ tháng 10/2019: Ban tổ chức GYSS thông báo đến người đăng ký về kết quả lựa chọn. Tham khảo thêm thông tin về GYSS 2020 và các kỳ GYSS trước đó, xin xem tại: https://www.nrf.gov.sg/gyss/home Tiêu chí đánh giá người tham dự của ban tổ chức GYSS: xem bản tiếng anh tại đây. Tin: HàNT

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chiều 18/5, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 và Giải Báo chí viết về khoa học và công nghệ 2018. Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019, tác giả đoạt Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2018. Tham dự Lễ kỷ niệm còn có đông đảo cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương… Từ năm 2014 đến nay, Ngày KH&CN Việt Nam 18-5 đã trở thành ngày truyền thống, ngày hội quan trọng của Ngành KH&CN. Vào dịp này, nhiều hoạt động có ý nghĩa, thiết thực được tổ chức và nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của cộng đồng các nhà khoa học và toàn xã hội. Ngày KH&CN Việt Nam năm nay được tổ chức với chủ đề: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – kiến tạo tương lai với mong muốn ngành KH&CN Việt Nam sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới. Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay được trao cho ba nhà khoa học gồm PGS.TSKH Phạm Đức Chính, Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (lĩnh vực Cơ học); PGS.TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (lĩnh vực Y sinh Dược học) và TS. Lê Trọng Lư, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (lĩnh vực Vật lý). Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2018 được trao cho 18 tác giả/nhóm tác giả có các tác phẩm/nhóm tác phẩm xuất sắc đến từ các cơ quan thông tấn báo chí lớn trong cả nước như: Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, VietNamNet, Đài truyền hình Việt Nam, Tuổi trẻ… Phát biểu tại lễ trao giải, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh chúc mừng và ghi nhận cống hiến của các tác giả đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. Bộ trưởng  cho biết, Bộ KH&CN được Chính phủ giao nhiệm vụ huy động đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, xây dựng các chính sách để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Mọi nhiệm vụ hướng đến mục tiêu, giải quyết các bài toán lớn, đồng bộ, tổng thể theo chuỗi giá trị. Bộ trưởng cũng chúc mừng và ghi nhận cống hiến của các nhà báo có tinh thần khoa học, những nhà báo đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, phát hiện, phản ánh mọi lĩnh vực của ngành KH&CN, đóng góp cho sự phát triển KH&CN của đất nước bằng chính các tác phẩm của mình. Đồng thời thông qua các bài viết góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KH&CN trong thời kỳ phát triển và hội nhập. “Chúng ta tổ chức kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam nhằm tri ân, tôn vinh các thế hệ đội ngũ cán bộ KH&CN, đồng thời khuyến khích niềm đam mê nghiên cứu khoa học của thế hệ trẻ – thế hệ tương lai của đất nước. Các sự kiện, hoạt động được tổ chức khắp cả nước trong dịp này còn là cơ hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KH&CN, kêu gọi sự quan tâm đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và ứng dụng giải pháp khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các nhà khoa học, doanh nghiệp, đội ngũ phóng viên, báo chí và toàn thể quý vị đại biểu có mặt tại hội trường hôm nay đều có tinh thần yêu KH&CN; đã và sẽ tiếp tục đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của nền KH&CN Việt Nam”. Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, trong hệ thống khoa học và công nghệ hiện nay, chúng ta cần quan tâm, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, trong đó có đội ngũ startup, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ… Nhiệm vụ này đã được Bộ luôn chú trọng. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn xác định KH,CN và đổi mới sáng tạo có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ chế, chính sách về KH&CN đã được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới để KH&CN thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương. Là nhà khoa học nữ lần đầu tiên được vinh danh trong Giải thưởng Tạ Quang Bửu, PGS.TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng cho rằng, các cơ quan quản lý khoa học thời gian qua tạo môi trường, cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn tài trợ nghiên cứu và hướng đến các công trình nghiên cứu hội nhập quốc tế. Việc tổ chức giải thưởng cũng góp phần tôn vinh, nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu tới các nhà khoa học. PGS.TSKH. Phạm Đức Chính cũng đánh giá cao khi Giải thưởng tổ

Lên đầu trang