Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Tin tức

Thông báo về việc báo cáo giữa kỳ đối với các đề tài NCCB trong KHXH&NV bắt đầu thực hiện từ năm 2011

Theo Quy định về tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài đã phê duyệt tài trợ bắt đầu thực hiện từ năm 2011, Quỹ đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo giữa kỳ về tiến độ và kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ. Báo cáo định kỳ kết quả thực hiện đề tài Khoa học xã hội và nhân văn 2011 (gồm báo cáo kết quả nghiên cứu và báo cáo tình hình sử dụng kinh phí) được gửi tới Quỹ bằng cả hai hình thức: Bản mềm gửi cho Quỹ qua email: nafosted@most.gov.vn. 01 bộ bản cứng có dấu xác nhận của Tổ chức chủ trì đề tài gửi đến Cơ quan điều hành Quỹ (số 38 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Để sớm cấp được kinh phí, đề nghị chủ nhiệm đề tài gửi báo cáo trước ngày 20/03/2012. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Cơ quan điều hành Quỹ theo số điện thoại: 04.39367750/ 04.39369502; email: nafosted@most.gov.vn. Xem các mẫu báo cáo tại đây: – Mẫu báo cáo định kỳ; – Mẫu báo cáo sử dụng kinh phí.

Thông báo

Danh sách đề tài thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp theo nghị định 119 của chính phủ năm 2009

TT Mã số Lĩnh vực Tên Đề tài Họ tên của CNĐT và Đơn vị thực hiện  Thời gian (tháng)  1 02/ 2009 Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nghiên cứu, chế tạo và sản xuất thiết bị điện tử và các phân hệ phần mềm đi kèm có chức năng hiển thị, cập nhật và lưu trữ thông tin trên hệ thống điện thoại công cộng (PSTN) Kỹ sư Nguyễn Bá Tuấn, Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ tự động Tân Á Châu, quận Thanh Xuân, Hà Nội 12 2 16/ 2009 Hoá chất – Hoá dầu Nghiên cứu phương pháp và thiết bị xử lý dịch hèm thải của nhà máy cồn sản xuất từ mật rỉ bằng phương pháp cô đặc Lê Văn Tam, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, Thanh Hoá 18 3 30/ 2009 Bảo quản và CB nông sản Nghiên cứu công nghệ, thiết kế và chế tạo máy sấy cà phê quả tươi KS. Hoàng Thịnh, Cơ khí Hoàng Thịnh 20 4 20/ 2009 Xây dựng Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng dây chuyền sản xuất ngói màu cao cấp từ vật liệu composite xi măng – sợi cho mục mục tiêu xuất khẩu KS. Nguyễn Quốc Thanh, Công ty Cổ phần Sản xuất -Thương mại Tân Thuận Cường, huyện Tứ Kỳ,  tỉnh Hải Dương 18 5 06/ 2009 Công nghệ Sinh học Hoàn thiện công nghệ sản xuất sinh khối một số loài nấm dược liệu quy mô công nghiệp để tạo ra thực phẩm chữa bệnh tự nhiên trong phòng chống bệnh viên gan B, tiểu đường và khối u phục vụ sức khoẻ cộng đồng PGS.TS Nguyễn Thị Chính, Công ty TNHH Nấm Linh Chi – Quận Thanh Xuân, Hà Nội 24 6 25/ 2009 Chăn nuôi – Thú y Nghiên cứu điều chế thuốc HN-LBS để phòng trị bệnh đường ruột ở lợn và giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn Bác sỹ thú y Đào Thế Hải, Công ty Cổ phần Hải Nguyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội 24 7 01/ 2009 Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nghiên cứu phát triển công nghệ tìm kiếm thông tin trực tuyến Việt Nam trên nền tảng mã nguồn mở và WEB2.0, tích hợp công nghệ bản đồ định vị số, bản đồ mô phỏng không gian ba chiều, ứng dụng trên WEB và điện thoại di động Hoàng Quốc Việt, Công ty TNHH Giải pháp phần mềm chuyên nghiệp Việt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội 16 8 11/ 2009 Năng lượng Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị kiểm toán năng lượng hợp bộ Thạc sĩ Phạm Văn Hiệp, Công ty CP giải pháp công nghệ năng lượng thuộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. 12 9 03/ 2009 Công nghệ tự động hoá Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống tự động hoá phục vụ cảnh báo, giám sát và điều hành cho hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến tại tỉnh Bắc Ninh. Tiến sĩ Phạm Mạnh Thắng, Công ty Công nghệ phát thanh và Truyền hình Đông Đô, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 24 10 19/ 2009 Xây dựng Nghiên cứu thiết kế, chế tạo dây chuyền công nghệ phun bắn bọc ống thép ngầm dưới biển bằng bê tông đặc biệt nặng, công suất 12 ống/giờ (l=12m; d=200mm-600mm) TS. Trần Ngọc Tính, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Tây 20 11 04/ 2009 Công nghệ Sinh học Nghiên cứu ứng dụng chủng nấm men bia mới và cải tiến quy trình công nghệ để sản xuất một số sản phẩm bia mới chất lượng cao Kỹ sư Vũ Thị Minh Châu, Công ty Cổ phần bia và Nước giải khát Hạ Long, Tp Hạ Long, Quảng Ninh 24 12 18/ 2009 Xây dựng Nghiên cứu công nghệ và thiết kế, chế tạo thử nghiệm trang thiết bị đồng bộ phục vụ xử lý sự cố lún – nghiêng – sập công trình xây dựng và di dời nhà Thạc sỹ Đỗ Quốc Khánh, Công ty TNHH xử lý lún nghiêng Việt Nam, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 24 13 27/ 2009 Y – Dược Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên nang mềm và một số chế phẩm viên nén chứa dược chất kém ổn định. Dược sỹ Chuyên khoa I. Đỗ Văn Doanh, Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc, Tp Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc 24 14 23/ 2009 Nông nghiệp Nghiên cứu, xây dựng vùng nguyên liệu an toàn thực phẩm và chế biến Chè Xanh viên bích lộc xuân theo công nghệ mới với công suất 500 tấn sản phẩm/năm Kỹ sư Vũ Ngọc Sang, Công ty Cổ phần Trà Than Uyên, huyện Than Uyên, Tỉnh Lai Châu 24 15 09/ 2009 Công nghệ Sinh học Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh đối kháng nhằm phát triển một số cây trồng trọng yếu của tỉnh Sơn La Kỹ sư Phạm Văn Hùng, Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Trung, TX Sơn La, Tỉnh Sơn La 36

Tin tức

Thông báo ban hành Quy định về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất mới phát sinh

QUY ĐỊNH Về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất mới phát sinh có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ có triển vọng nhưng có tính rủi ro (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/QĐ-HĐQLQ ngày 14/9/2012 của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia) link : http://nafosted.gov.vn/index.php/vi/archives/view/Kem-theo-QD-32QD-HDQLQ-22/

Tin tức

Thông báo kết quả xét chọn đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương Việt Đức do Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2012

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia thông báo kết quả xét chọn đề tài thuộc Chương trình hợp tác song phương Việt Đức do Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2012. TT Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Tổ chức chủ trì Thời gian thực hiện 1 Nghiên cứu cơ chế cảm nhận mùi của cơ quan khứu giác ở cấp độ phân tử bằng phương pháp tính toán mô phỏng PGS.TS. Hoàng Dũng Đại học Quốc gia TP.HCM 12 tháng (3/2012-3/2013

Thông báo

Danh sách đề tài hợp tác song phương Việt Đức năm 2011

TT Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Tổ chức chủ trì Thời gian thực hiện 1 Nghiên cứu cơ chế cảm nhận mùi của cơ quan khứu giác ở cấp độ phân tử bằng phương pháp tính toán mô phỏng PGS.TS. Hoàng Dũng Đại học Quốc gia TP.HCM 12 tháng (3/2012-3/2013)  

Thông báo

Danh sách đề tài hợp tác song phương Việt Bỉ năm 2011

TT Tên đề tài Chủ trì đề tài Cơ quan chủ trì Thời gian  1 Điều khiển chiết suất âm của siêu vật liệu TS. Vũ Đình Lãm Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 24 tháng Peter Lievens Katholieke Universiteit Leuven (K.U. Leuven) 2 Giảm thiểu tỉ lệ bệnh ho gà trên trẻ em tại các nước có đặc điểm dịch tễ học khác nhau bằng tăng nồng độ kháng thể của bà mẹ trong quá trình mang thai PGS.TS. Đặng Đức Anh Viện Vệ sinh Dịch tễ 24 tháng Pierre Van Dammme Vrije Universiteit Brussel 3 Kết hợp các tiêu chuẩn hình thái và sinh học phân tử để nghiên cứu đa dạng Tuyến trùng ở rừng ngập mặn Cần Giờ, Việt Nam TS. Nguyễn Đình Tứ Trung ương 24 tháng GS.TS. ANN VANREUSEL Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Nghiên cứu cơ chế nội sinh với rễ lúa của vi khuẩn cố định đạm Pseudomonas stutzeri. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiệp Ghent University 24 tháng GS.TS. Jos Vanderleyden Ghent University 5 Nghiên cứu động thái dinh dưỡng trong ruộng muối sản xuất Artemia ở vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long TS. Châu Minh Khôi Trường Đại học Cần Thơ 24 tháng GS. Roel Merckx Katholieke Universiteit Leuven (K.U. Leuven) 6 Chế tạo, nghiên cứu và thử nghiệm ứng dụng một số vật liệu quang xúc tác có cấu trúc nano mét PGS.TS. Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Cần Thơ 24 tháng Johan Hofkens Katholieke Universiteit Leuven (K.U. Leuven)/ Ghent University 7 Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho người dân ở các vùng ven biển Việt Namt TS. Vũ Thanh Tâm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 24 tháng GS.TS. Okke Batelaan Katholieke Universiteit Leuven (K.U. Leuven) 8 Kiểm soát hoạt động của vi sinh vật gây hư hỏng theo mô hình khép kín: từ khi đánh bắt đến khi sản phẩm cá Tra đến tay người tiêu dùng TS. Lý Nguyễn Bình Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước (CWRPI), Bộ Tài nguyên và Môi trường 24 tháng GS. Frank Devlieghere Vrije Universiteit Brussel  

Tin tức

Thông báo về việc cấp kinh phí năm 2012

Hiện nay, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đang chờ Bộ Tài chính phê duyệt và cấp vốn ngân sách bổ sung năm 2011.  Do vậy, việc cấp kinh phí năm 2012 cho các đề tài/nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ sẽ chậm hơn so với kế hoạch dự kiến. Quỹ sẽ tiến hành cấp kinh phí cho các đề tài/nhiệm vụ khoa học công nghệ ngay sau khi nhận được nguồn vốn ngân sách bổ sung từ Bộ Tài chính.

Tin tức

Thông báo tài trợ NCCB trong khoa học tự nhiên bắt đầu thực hiện từ năm 2012

Trong khuôn khổ Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên, theo Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ (ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-HĐQLQ ngày 24/12/2008 của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia), Quỹ thông báo kế hoạch tài trợ cho các đề tài thực hiện từ năm 2012 1. Mục tiêu tài trợ: Tạo điều kiện và xây dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, có tính liên tục và kế thừa nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam. Phát triển năng lực nghiên cứu của cá nhân, tập thể nghiên cứu cơ bản ở các trường đại học, viện nghiên cứu; hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh có năng lực nghiên cứu cơ bản ở trình độ quốc tế; góp phần đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tăng nhanh số lượng kết quả nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu cơ bản nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung 2. Phạm vi tài trợ: Nghiên cứu cơ bản thuộc các ngành khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học vật lý và thiên văn, Hoá học, Tin học, Cơ học, Các khoa học sự sống, Các khoa học về trái đất và các khoa học liên ngành do tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân nhà khoa học tự đề xuất. 3. Đối tượng tài trợ: a) Tổ chức khoa học và công nghệ có chức năng nghiên cứu cơ bản, cá nhân nhà khoa học là công dân Việt Nam tham gia nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học trong phạm vi tài trợ b) Tổ chức khoa học và công nghệ, nhà khoa học nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức, cá nhân nhà khoa học Việt Nam quy định tại điểm a. * Về điều kiện đối với chủ nhiệm đề tài và thành viên nhóm nghiên cứu:        a.   Chủ nhiệm đề tài: Có chuyên môn phù hợp, đang làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp chủ nhiệm đề tài không thuộc một tổ chức khoa học và công nghệ nào, phải được một tổ chức khoa học và công nghệ chuyên ngành có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp bảo trợ và chấp nhận làm tổ chức chủ trì. Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: Có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư; có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế uy tín (các tạp chí do Viện thông tin khoa học quốc tế ISI xếp hạng) trong khoảng thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ Không vi phạm các điều kiến đăng ký chủ trì đề tài (Đề tài đã được Quỹ tài trợ, nếu kết thúc được đánh giá ở mức không đạt hoặc bị đình chỉ hợp đồng nghiên cứu thì chủ nhiệm đề tài không được đăng ký chủ trì nghiên cứu đề tài mới trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thông báo kết quả).       b.   Thành viên nhóm nghiên cứu: có chuyên môn, trình độ, kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài; nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu đề tài phải có nội dung luận án phù hợp đề tài. 4. Kế hoạch thực hiện   Tiếp nhận hồ sơ: từ 08h30 ngày 02/04/2012 đến 16h30 ngày 25/04/2012 Rà soát, phân loại hồ sơ: tháng 05/2012 Đánh giá xét chọn: tháng 05 – 06/2012 Công bố kết quả xét chọn: tháng 07/2012 Hoàn chỉnh hồ sơ, ký hợp đồng: tháng 07, 08/2012 Cấp kinh phí: tháng 08/2012 5. Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài: Phiếu khai hồ sơ – 02 bản (PKHS) Đơn đăng ký đề tài NCCB (Xuất từ Hệ thống OMS); Thuyết minh đề cương nghiên cứu (Mẫu M2-phần 1, M2-phần 2, M2e); Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và từng thành viên nhóm nghiên cứu (Xuất từ Hệ thống OMS); Tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu (2 công trình nghiên cứu mà theo tác giả là có ý nghĩa khoa học cao được công bố trong 5 năm gần đây) Hồ sơ phải được điền đầy đủ thông tin và gửi đến Cơ quan điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia dưới hai dạng: hồ sơ điện tử và hồ sơ in trên giấy (hai bản này phải hoàn toàn trùng khớp với nhau về nội dung*): Hồ sơ điện tử: sử dụng Hệ thống Quản lý Trực tuyến OMS của NAFOSTED để nộp hồ sơ đăng kí thực hiện đề tài. Sau khi đăng nhập vào tài khoản, bạn chọn Đăng kí đề tài mới và điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn. Từng thành viên trong đề tài cần có tài khoản cá nhân riêng để khai báo lý lịch khoa học cá nhân. Để biết thêm thông tin về cách sử dụng Hệ thống OMS, vui lòng đọc “Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng hệ thống OMS”. Hồ sơ in trên giấy gồm 01 bộ hồ sơ gốc tiếng Việt có xác nhận của tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ; 01 bộ hồ sơ

Tin sự kiện, Tin tức

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia: Khẳng định “thương hiệu” riêng

Nhiều chương trình tài trợ cho nghiên cứu Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên đã được NAFOSTED triển khai từ năm 2009, được cộng đồng các nhà khoa học đánh giá là một bước tiến đột phá trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Ông Đỗ Tiến Dũng, Quyền Giám đốc điều hành NAFOSTED cho biết, tính đến nay NAFOSTED đã tài trợ được tổng số 487 đề tài thuộc ngành khoa học tự nhiên. Năm 2011, NAFOSTED tiếp nhận mới 327 hồ sơ đề tài thuộc 7 nhóm ngành từ 95 viện nghiên cứu, trường đại học và tổ chức khoa học khác trên cả nước. Hiện nay, NAFOSTED đã hoàn thành việc tổ chức đánh giá xét chọn và đang tiến hành ký hợp đồng tài trợ đợt 1 với 151 đề tài được hội đồng quản lý phê duyệt. Các đề tài có cùng chủ nhiệm đề tài với các đề tài năm 2009 sẽ được xem xét phê duyệt sau khi kết thúc các đề tài năm 2009, dự kiến vào tháng 1 năm 2012. Theo thông tin từ trang Thompson Reuters (ISI) Web of Knowledge, đến cuối năm 2011 số lượng các kết quả công bố trên các tạp chí khoa học được ISI xếp hạng của các đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên do NAFOSTED tài trợ là 464. Tỷ lệ các kết quả công bố của các đề tài do NAFOSTED tài trợ so với tổng số các bài báo có tác giả Việt Nam trên các tạp chí khoa học được ISI xếp hạng đã tăng lên một cách đáng kể qua các năm, từ 4% năm 2009 lên 12% năm 2010 và 20 % năm 2011. Hiện nay, Quỹ đang tiếp tục cấp kinh phí cho 29 đề tài nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ. Một số đề tài đã được sử dụng trực tiếp tại các doanh nghiệp; sản phẩm được thương mại hoá mang lại lợi ích kinh tế cao. Tiếp tục đổi mớiTheo ông Đỗ Tiến Dũng, trong thời gian tới Quỹ sẽ tiếp tục đổi mới để nâng cao hoạt động, xây dựng phương thức quản lý hoạt động khoa học theo chuẩn mực quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam gần hơn với trình độ nghiên cứu ở các nước phát triển, Quỹ đã áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học, xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực và kết quả nghiên cứu, sử dụng các chuyên gia và hội đồng khoa học có năng lực khoa học xuất sắc, công tâm và khách quan. Cho đến nay phương thức quản lý hoạt động này đã thực sự tạo được bầu không khí học thuật lành mạnh và nghiêm túc trong các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam, đồng thời nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo các nhà khoa học trên cả nước, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ. PSG.TS Nguyễn Văn Hiệu, Phó Viện trưởng Phòng thí nghiệm công nghệ vi hệ thống và cảm biến, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng cho rằng, nhờ có sự tài trợ rất hiệu quả của Quỹ mà các nhà khoa học đã yên tâm nghiên cứu. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến cũng nhận định, sự đổi mới của Quỹ trong thời gian qua là hướng đi đúng đắn, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các nhà khoa học và các nhà quản lý, giúp 2 lực lượng này phối hợp nhịp nhàng hơn tạo nên một cơ chế làm việc minh bạch, công bằng và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Đình Tiến cũng cho rằng, năm tới NAFOSTED cần có những hoạt động mới, sáng tạo hơn nữa để giữ vững thương hiệu mà mình đã gây dựng được. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường hơn nữa việc mở rộng hợp tác quốc tế với các nước có nền khoa học phát triển trên thế giới để nâng cao chất lượng của các công trình nghiên cứu cũng như tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam giao lưu với các nhà khoa học trên thế giới, từng bước đưa khoa học Việt Nam hòa nhập với khu vực và thế giới.

Lên đầu trang