1. Các chương trình tài trợ, hỗ trợ Trong những năm vừa qua, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã trở thành kênh tài trợ nghiên cứu thường xuyên, với quy mô lớn, trải rộng trên các vùng miền trong nước. Các chương trình tài trợ, bao gồm tài trợ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu hướng ứng dụng) và hỗ trợ các hoạt động KH&CN, góp phần phát triển, duy trì nguồn lực KH&CN, nâng cao chất lượng, năng suất nghiên cứu khoa học của Việt Nam. Chương trình nghiên cứu cơ bản (NCCB) luôn là trọng tâm trong hoạt động tài trợ của Quỹ, được triển khai sớm, từ năm 2009 đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (KHTN&KT), từ năm 2010 đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV). Mục tiêu của các chương trình tài trợ NCCB là tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hướng tới chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản cơ bản trong các tổ KH&CN Việt Nam, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao. Kết quả triển khai chương trình được đánh giá bởi công bố khoa học từ các nghiên cứu được tài trợ, hoạt động, phát triển của nhà khoa học tham gia nghiên cứu, đào tạo sau đại học. Giai đoạn vừa qua Quỹ cũng bắt đầu thực hiện các chương trình nghiên cứu hướng ứng dụng. Mục tiêu của các chương trình này bao gồm phát triển, mở rộng các kết quả NCCB phù hợp với nhu cầu và đặc thù của Việt Nam trong các lĩnh vực KH&CN (nghiên cứu ứng dụng), nghiên cứu các vấn đề KH&CN có tính ứng dụng cao, có tiềm năng tạo ra hướng nghiên cứu mới hoặc sản phẩm công nghệ mới (nhiệm vụ tiềm năng), hay nghiên cứu những vấn đề mới xuất hiện trong thực tiễn, có tính cấp thiết, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội (nhiệm vụ đột xuất). Kết quả các tài trợ này hướng tới tạo ra công nghệ mới có khả năng triển khai, hoàn thiện đưa vào sản xuất và đời sống, thúc đẩy đăng ký sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Quỹ còn hợp tác với các cơ quan tài trợ các nước, thực hiện các chương trình hợp tác song phương, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, hỗ trợ trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, thu hút các nguồn lực quốc tế cho nghiên cứu khoa học của Việt Nam và tăng cường kết nối, phát triển mạng lưới hợp tác quốc tế trong nghiên cứu KH&CN. Các chương trịnh được triển khai giai đoạn vừa qua bao gồm chương trình NAFOSTED-RCUK (Anh Quốc), NAFOSTED-FWO (Bỉ) và NAFOSTED-NHMRC (Úc). Bên cạnh tài trợ thực hiện các nghiên cứu, Quỹ cũng thực hiện hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, nhằm nâng cao năng lực, chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam thông qua việc tạo môi trường thuận lợi để các nhà khoa học hợp tác, trao đổi học thuật, công bố kết quả nghiên cứu, hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Các hoạt động được hỗ trợ từ giai đoạn trước bao gồm hỗ trợ tổ chức hội thảo quốc tế ở Việt Nam, tham dự hội thảo quốc tế, thực tập nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài, hỗ trợ phí công bố, hoàn thiện công trình khoa học. Năm 2020, Quỹ triển khai mới chương trình hỗ trợ nghiên cứu sau tiến sỹ, nhằm khuyến khích các nhà khoa học trẻ, có năng lực nghiên cứu xuất sắc, tham gia nghiên cứu và góp phần thúc đẩy các hoạt động KH&CN tại các tổ chức KH&CN ở Việt Nam. 2. Quy mô tài trợ, hỗ trợ Chương trình NCCB được triển khai với quy mô lớn, hằng năm, cho tất cả các ngành, chuyên ngành của KHTN&KT, KHXH&NV. Trong giai đoạn vừa qua, chương trình NCCB được tăng cường quy mô tài trợ, thông qua việc tiếp nhận hồ sơ 2 lần mỗi năm đối với mỗi lĩnh vực KHTN&KT (từ năm 2016) và KHXH&NV (từ năm 2017). Số lượng hồ sơ và tài trợ NCCB có xu hướng tăng hằng năm, với trung bình khoảng 300 nhiệm vụ giai đoạn trước và gần 400 nhiệm vụ được tài trợ mới hằng năm trong những năm gần đây. Đối với các chương trình nghiên cứu hướng ứng dụng, Quỹ bắt đầu thu hồ sơ (theo đợt) đối với chương trình tiềm năng từ năm 2017, chương trình nghiên cứu ứng dụng từ năm 2019. Số lượng nhiệm vụ được tài trợ, đối với mỗi chương trình, trung bình từ 10-20 nhiệm vụ/năm. Nhiệm vụ đột xuất được xem xét quanh năm, khi có vấn đề phát sinh cần nghiên cứu, giải quyết (số lượng tùy thuộc vấn đề phát sinh và kinh phí được cấp của Quỹ). Các chương trình hợp tác quốc tế thường được tiến hành với quy mô nhỏ, theo thỏa thuận với đối tác, khoảng 5-10 nhiệm vụ được tài trợ mỗi đợt cho một chương trình hợp tác. Các hoạt động nâng cao năng lực KH&CN quốc gia được hỗ trợ khoảng 100-200 hoạt động hằng năm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động được hỗ trợ giảm, với số lượng được hỗ trợ dưới 100 hoạt động KH&CN. Về kinh phí thực hiện, những năm gần đây, nhiệm vụ và hoạt động được phê duyệt tài trợ, hỗ trợ với tổng kinh phí thực hiện khoảng 300-400 tỷ đồng mỗi năm. Số