Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin sự kiện

Tin sự kiện, Tin tức

Vinh danh hai nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022

Ngày 18/5 tại Lễ kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 cho hai nhà khoa học có công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc thuộc hai lĩnh vực Toán học và Hóa học. Tham dự buổi Lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; các đồng chí lãnh đạo Bộ, Ban, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà khoa học, doanh nghiệp KH&CN; thành viên Hội đồng Giải thưởng; đại diện gia đình cố GS. Tạ Quang Bửu và các phóng viên, cơ quan thông tấn, báo chí. Tại buổi Lễ, hai nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 gồm GS. TSKH. Ngô Việt Trung, Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lĩnh vực Toán học và PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ Thu, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, lĩnh vực Hóa học đã có những chia sẻ xúc động khi được trao tặng Giải thưởng. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng trao Giải thưởng cho hai nhà khoa học       GS.TSKH. Ngô Việt Trung chia sẻ niềm vinh dự khi được nhận Giải thưởng vì “giải thưởng Tạ Quang Bửu được đánh giá rất cao trong cộng đồng khoa học” và vô cùng xúc động vì “GS. Tạ Quang Bửu là người đã thay đổi cuộc đời tôi”. GS. Ngô Việt Trung chia sẻ nhờ GS. Tạ Quang Bửu mà ông không chỉ được đi học Toán tại CHLB Đức mà còn được điều trị tại đây và từ một người phải đi nạng khi học phổ thông sau đó đã có thể đi lại được gần như bình thường. PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ Thu khẳng định “Giải thưởng thật sự là nguồn động viên lớn lao cho các nhà khoa học, thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ có chất lượng ở Việt Nam”. Chia sẻ tại buổi Lễ, hai nhà khoa học đoạt Giải thưởng cũng cảm ơn và đánh giá cao hiệu quả hoạt động tài trợ của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED). Cũng tại buổi Lễ, GS.TS. Nguyễn Hải Nam – Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng năm 2022 cho rằng “Các nhà khoa học được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu ngày hôm nay là minh chứng rất rõ nét cho thấy nguồn nhân lực nghiên cứu KHCN trình độ cao của chúng ta là hết sức tiềm tàng” và mong muốn “với sự quan tâm của Chính phủ, Bộ KH&CN và sự vào cuộc của nhiều doanh nghiệp, KHCN nói chung và nghiên cứu cơ bản nói riêng ở Việt Nam sẽ tiếp tục được đầu tư xứng đáng và trong tương lai gần có thể đuổi kịp, thậm chí vượt qua nhiều quốc gia phát triển trên thế giới trong việc đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội bên vững”. Thay mặt Lãnh đạo Bộ KH&CN, Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu và cho biết, trong những năm vừa qua, khoa học cơ bản đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, tiêu biểu là chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản thông qua Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia được triển khai từ năm 2009. Khoa học cơ bản của Việt Nam do vậy đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu nổi bật. Giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân công bố quốc tế của Việt Nam là 25,68%/năm. Tại Đông Nam Á, từ năm 2018 chỉ số số lượng công bố khoa học quốc tế trên 01 tỷ đô-la GDP tính theo sức mua tương đương – một chỉ số trong bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (WIPO) – của Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, đứng thứ 3 khu vực, chỉ xếp sau Malaysia và Singapore. “Trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ chú trọng đầu tư đúng mức cho nghiên cứu cơ bản, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp khoa học và công nghệ đầu tư cho nghiên cứu, đồng thời, kiện toàn hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ theo hướng khuyến khích tự chủ, đẩy mạnh kết nối giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp; tạo điều kiện để nghiên cứu cơ bản thực sự là nền tảng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đưa đất nước bền vững đi lên”. Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hàng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giai đoạn 2019-2022 Tập đoàn PHENIKAA đã tài trợ kinh phí trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu đối với các Giải thưởng chính và Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ . Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận Báo cáo định kỳ đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ tài trợ năm 2019 đợt 2 (36 tháng)

Theo Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ và hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký giữa Quỹ với các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài, Quỹ sẽ tổ chức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ tài trợ năm 2019 – đợt 2 (36 tháng) (ký hợp đồng tháng 4/2020). Đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài, tình hình sử dụng kinh phí của đề tài và gửi tới Quỹ. Kết quả đánh giá định kỳ là căn cứ để quyết định việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Báo cáo gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: 1. Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (OMS) của Quỹ thông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn và gửi tới Quỹ. Link truy cập hệ thống OMS: https://oms.nafosted.gov.vn/oms_ns/ 2. Sau khi hoàn thiện báo cáo trên hệ thống OMS, nhà khoa học gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: Nộp hồ sơ điện tử (ký số) – Ký số (bằng USB Token) chữ ký của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì lên tệp hồ sơ (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính) và tải lên hệ thống OMS. Nộp hồ sơ bằng bản giấy – In hồ sơ được xuất ra từ hệ thống OMS (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính), ký và xác nhận bằng bút mực xanh, dấu đỏ. – Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Quỹ NAFOSTED – phòng 405, số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Quỹ khuyến khích nhà khoa học, tổ chức chủ trì thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký số điện tử). Thời hạn tiếp nhận báo cáo: Trước 17h00 ngày 30/5/2022 (thứ Hai). (Hệ thống OMS sẽ tự động đóng sau thời gian trên). Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo kết quả đánh giá định kỳ tới các chủ nhiệm đề tài trong tháng 7/2022. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Cơ quan điều hành Quỹ theo số điện thoại: – Hỗ trợ về chuyên môn: 024. 3936 7750 (Máy lẻ: 201 – 209) – Hỗ trợ về tin học, hệ thống OMS: 024. 3936 7750 (Máy lẻ: 801; 802) Tin: Phòng KHTN&KT

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 được trao cho hai nhà khoa học thuộc các lĩnh vực Toán học và Hóa học

Ngày 09/5/2022, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã ký Quyết định trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 cho hai (02) nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề nghị tại phiên họp của Hội đồng ngày 23/4/2022. Hai nhà khoa học – đều được trao Giải thưởng dành cho nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc (giải thưởng chính), bao gồm: 1. GS.TSKH. Ngô Việt Trung, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Ngành Toán học) 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ Thu, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Ngành Hóa học) Hai nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 (từ trái qua: GS.TSKH. Ngô Việt Trung và PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ Thu) Trước đó, ngày 23/4/2022, Hội đồng Giải thưởng đã họp, xem xét, đánh giá 05 hồ sơ được các Hội đồng khoa học chuyên ngành trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) giới thiệu (danh sách xem tại đây) để lựa chọn các nhà khoa học xuất sắc đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022. Kết thúc phiên họp, Hội đồng Giải thưởng chỉ đề xuất hai nhà khoa học cho giải thưởng chính, không đề xuất giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ. Hai nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay đều công tác tại trường đại học và viện nghiên cứu lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là năm thứ 3 Giải thưởng vinh danh một nhà khoa học nữ. Lễ trao Giải thưởng dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 tại Hà Nội. Năm 2019, tập đoàn PHENIKAA đã ký Hợp đồng tài trợ cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Theo đó, PHENIKAA sẽ tài trợ kinh phí trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu trong ba năm  (từ 2019) đối với các Giải thưởng chính và Giải thưởng trẻ. Tin: BP Thông tin truyền thông

Tin sự kiện, Tin tức

Tăng cường phối hợp giữa Quỹ và các tổ chức khoa học và công nghệ

Cuối tháng 4/2022, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị về tổ chức thực hiện và quản lý các nhiệm vụ do NAFOSTED tài trợ, hỗ trợ cho các Tổ chức chủ trì (TCCT) khu vực phía Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện và quản lý các nhiệm vụ, hoạt động do NAFOSTED tài trợ, hỗ trợ cũng như chia sẻ khó khăn, vướng mắc của các tổ chức KHCN, qua đó từng bước nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện và quản lý các nhiệm vụ. Tham dự Hội nghị, về phía Quỹ, có TS. Phạm Đình Nguyên, Giám đốc CQĐH Quỹ, Bà Đỗ Phương Lan, Phó Giám đốc CQĐH Quỹ, cùng đại diện các phòng chuyên môn; về phía Đại học Quốc gia, có PGS.TS Huỳnh Thanh Công, Phó Ban KH&CN cùng đại diện Lãnh đạo Trường Đại học Quy Nhơn, Đại học Nha Trang, Đại học Đà Lạt, Đại học Đồng Tháp, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, và đại diện các đơn vị quản lý KH&CN, Tài chính Kế toán của gần 30 tổ chức chủ trì khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.    Toàn cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, Giám đốc CQĐH Quỹ Phạm Đình Nguyên trao đổi chung về các hoạt động của Quỹ, đề xuất các TCCT phối hợp chặt chẽ với Quỹ trong quản lý các nhiệm vụ, trong đó nhấn mạnh lợi ích, vai trò, quyền lợi của TCCT trong việc quản lý, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu do Quỹ tài trợ; khuyến khích các TCCT thúc đẩy hình thành và phát triển, nhóm nghiên cứu mạnh, đảm bảo liêm chính nghiên cứu, quản lý và khai thác kết quả của đề tài, đề cử ứng viên cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Bên cạnh đó, Giám đốc CQĐH Quỹ cũng tham khảo ý kiến đại diện các TCCT về việc xây dựng hệ thống quản lý đề tài trực tuyến của Quỹ dành cho các TCCT, hỗ trợ TCCT theo dõi thông tin, trạng thái các đề tài, ký/thanh lý hợp đồng, nhận/gửi văn bản, công văn với Quỹ nhằm phối hợp cùng các TCCT đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý các nhiệm vụ. Tại Hội nghị, đại diện các TCCT đã có những trao đổi và chia sẻ rất cụ thể về quá trình triển khai và quản lý các nhiệm vụ do Quỹ tài trợ. Đại diện Lãnh đạo Đại học Đà Lạt, Đại học Đồng Tháp, Đại học Quy Nhơn, Đại học Nha Trang đều khẳng định, nguồn tài trợ của Quỹ là động lực rất lớn, góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồn lực nghiên cứu của nhà trường. Đại diện các TCCT cũng chia sẻ một số thông tin cụ thể liên quan đến quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu tại TCCT, qua đó mong muốn Quỹ tăng cường thông tin với các TCCT thông qua phát triển các hệ thống quản lý nhiệm vụ trực tuyến; phối hợp với TCCT đánh giá về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao; đảm bảo nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ cũng như tiến độ cấp kinh phí đối với các nhóm nghiên cứu tại TCCT; thúc đẩy tài trợ và công bố khoa học quốc tế trong lĩnh vực KHXH&NV.    Lãnh đạo CQĐH Quỹ thảo luận cùng các TCCT tại Hội nghị Phát biểu kết luận Hội nghị, Bà Đỗ Phương Lan, Phó Giám đốc CQĐH Quỹ phát biểu ghi nhận và tiếp thu ý kiến của các TCCT, nhất trí tiếp tục đồng hành cùng các TCCT trong việc quản lý, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu tại các TCCT. Lãnh đạo Quỹ trân trọng cảm ơn Ban Khoa học Công nghệ và Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã hết sức hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thành công Hội nghị. Trong thời gian tới, Quỹ sẽ nỗ lực đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ các TCCT trong giải quyết, triển khai hiệu quả hoạt động quản lý nghiên cứu. Đại diện các TCCT khu vực phía Nam chụp ảnh cùng Lãnh đạo và các cán bộ CQĐH Quỹ Tin: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ảnh: LinhNH

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thành lập các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn nhiệm kỳ 2022 – 2024

Ngày 14/04/2022, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã ký Quyết định số 27/QĐ-HĐQL-NAFOSTED về việc thành lập các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn nhiệm kỳ 2022-2024 (HĐKH). Danh sách chi tiết các HĐKH xem tại đây. Thành viên của các HĐKH là các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu chuyên môn phù hợp trên phạm vi cả nước, đáp ứng các tiêu chí đối với chuyên gia đánh giá quy định tại Điều 7 Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN, được các nhà khoa học cùng ngành tín nhiệm, đề xuất. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia dự kiến tổ chức phiên họp về hoạt động, cảm ơn các thành viên Hội đồng khoa học nhiệm kỳ trước và ra mắt Hội đồng khoa học nhiệm kỳ mới vào tháng 6/2022./. Phòng KHXH&NV

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2022

Sáng ngày 23/4/2022, tại Hà Nội, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 (HĐGT) đã họp đánh giá xét chọn Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 với cơ cấu như thường lệ gồm 10 thành viên, trong đó có 08 thành viên là đại diện các Hội đồng khoa học trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia: GS.TS. Nguyễn Hải Nam (Chủ tịch HĐGT), GS.TS. Nguyễn Hữu Đức (Phó Chủ tịch HĐGT), GS. TSKH. Hồ Tú Bảo, GS.TS. Nguyễn Hữu Dư, GS.TS. Trần Thanh Hải, PGS.TS. Nguyễn Trung Kiên, PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung, GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa; 01 thành viên là nhà khoa học nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam: GS.TS. Pierre Darriulat – Trung tâm Vũ trụ Việt Nam; 01 thành viên là nhà khoa học Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài: GS.TS. Nguyễn Sơn Bình – Đại học Northwestern, Mỹ. Phiên họp được tổ chức trực tuyến với 06 thành viên HĐGT dự họp tại Hà Nội kết nối với GS.TS Nguyễn Sơn Bình (tại Mỹ), GS.TS Nguyễn Hữu Đức và PGS.TS Nguyễn Trung Kiên (thành phố Hồ Chí Minh). GS.TS. Pierre Darriulat không tham dự phiên họp vì lý do cá nhân, đã gửi ý kiến nhận xét tới Ban Tổ chức để HĐGT tham khảo. Thứ trưởng Phạm Công Tạc – Trưởng Ban Tổ chức Giải thưởng, một số thành viên Ban Tổ chức giải thưởng, Lãnh đạo Cơ quan điều hành Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ), đại diện Vụ Xã hội Nhân văn và Tự nhiên – Bộ KH&CN và một số cơ quan báo chí, truyền thông tham dự phiên khai mạc cuộc họp HĐGT. Phiên khai mạc cuộc họp của Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 Phát biểu khai mạc phiên họp HĐGT, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết, để đảm bảo chất lượng của Giải thưởng, Bộ KH&CN, Ban Tổ chức Giải thưởng đã mời các nhà khoa học uy tín ở trong và ngoài nước, ở các lĩnh vực khác nhau tham gia HĐGT. Thứ trưởng đề nghị Hội đồng đánh giá các hồ sơ khoa học và nghiêm cẩn, đảm bảo nếu có nhà khoa học được lựa chọn để đề xuất Bộ trưởng Bộ KH&CN trao tặng Giải thưởng phải hoàn toàn xứng đáng. Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu tại phiên họp HĐGT Tạ Quang Bửu 2022 Thay mặt HĐGT, GS.TS Nguyễn Hải Nam – Chủ tịch HĐGT cảm ơn Bộ KH&CN, Ban Tổ chức Giải thưởng đã tin tưởng, lựa chọn các nhà khoa học tham gia HĐGT. Chủ tịch HĐGT khẳng định Hội đồng sẽ đánh giá các hồ sơ đề cử kỹ lưỡng và công tâm, dựa trên giá trị chất lượng khoa học của công trình. GS.TS. Nguyễn Hải Nam – Chủ tịch HĐGT Tạ Quang Bửu 2022 Kết thúc phiên khai mạc, trước khi bước vào họp kín, các thành viên HĐGT đã chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự và với đại điện Ban Tổ chức Giải thưởng. Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 chụp ảnh lưu niệm với đại diện Ban Tổ chức Giải thưởng Trước đó, Ban Tổ chức nhận được tổng số 48 hồ sơ trong 08 ngành thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ngành Vật lý có 17 hồ sơ đăng ký, là ngành có nhiều hồ sơ đăng ký nhất. Số hồ sơ được các tổ chức, cá nhân đề cử tham gia Giải thưởng là 18 hồ sơ, chiếm 37,5% tổng số hồ sơ đăng ký. Sau phiên họp của HĐGT, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia – cơ quan thường trực của Giải thưởng sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả với Lãnh đạo Bộ KH&CN. Thông tin về nhà khoa học đoạt Giải thưởng sẽ được công bố sau khi có Quyết định phê duyệt chính thức của Bộ trưởng Bộ KH&CN. Lễ trao Giải thưởng hàng năm được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5). Thông tin về Giải thưởng Tạ Quang Bửu được đăng tải đầy đủ tại địa chỉ: https://taquangbuuprize.nafosted.gov.vn/ Tập đoàn Phenika ký hợp đồng tài trợ kinh phí trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu trong 3 năm (từ năm 2019). Tạp chí Tia Sáng, Họa sĩ Lê Thiết Cương, Công ty TNHH Minh Long I đã hỗ trợ thiết kế, gia công và cung cấp bộ huy chương Giải thưởng với công nghệ sứ mạ vàng tiên tiến, sử dụng trong nhiều năm. Tin: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Tài trợ Giải thưởng Tạ Quang Bửu – thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học chất lượng cao

Giải thưởng Tạ Quang Bửu là Giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Triển khai từ năm 2014, đến nay Giải thưởng đã được trao cho các nhà khoa học thuộc tất cả các ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật có kết quả nghiên cứu xuất sắc cả trong nghiên cứu lý thuyết (thuộc các ngành Toán học, Vật lý, Khoa học thông tin và máy tính) cũng như nghiên cứu có tính ứng dụng cao ở Việt Nam (thuộc các ngành Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Khoa học Y Dược, Khoa học Nông nghiệp). Việc hình thành và triển khai Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã góp phần quan trọng tạo nên hoạt động thường niên có ý nghĩa, thúc đẩy hoạt động KH&CN, được cộng đồng khoa học chờ đón và ủng hộ. Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu được tổ chức vào dịp ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, luôn có sự tham dự của Lãnh đạo chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, các tổ chức khoa học và công nghệ cùng đông đảo các nhà khoa học uy tín. Sự kiện được truyền hình trực tiếp và được nhiều báo đài tham gia đưa tin. Qua 8 năm tổ chức và triển khai, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã tạo được uy tín và niềm tin trong cộng đồng khoa học Việt Nam, thu hút sự quan tâm của xã hội. Để có được thành công đó, trước tiên phải nói đến sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ, Lãnh đạo Bộ KH&CN cũng như những đóng góp quan trọng, trực tiếp trong suốt quá trình đánh giá, chọn lọc hết sức nghiêm cẩn, công tâm, khách quan của các Hội đồng khoa học và Hội đồng Giải thưởng với uy tín, trình độ chuyên môn cao. Đồng thời Giải thưởng còn nhận được sự quan tâm, tài trợ về vật chất vô cùng quan trọng của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo nguồn kinh phí trao tặng Giải thưởng. Với Giải thưởng Tạ Quang Bửu, kinh phí trao tặng Giải thưởng được xã hội hóa, không sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước. Mức tiền thưởng 200 triệu đồng (Giải thưởng chính) và 50 triệu đồng (Giải thưởng trẻ) là nguồn động viên về vật chất đối với các nhà khoa học đoạt giải. Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ một Giải thưởng chính trong năm đầu tiên tổ chức Giải thưởng. Tạp chí Tia sáng, họa sĩ Lê Thiết Cương, Công ty TNHH Minh Long I đã hỗ trợ thiết kế, gia công và cung cấp bộ huy chương Giải thưởng với công nghệ sứ mạ vàng tiên tiến, sử dụng trong nhiều năm. Tập đoàn Phenika ký hợp đồng tài trợ kinh phí trao Giải thưởng trong 3 năm (từ năm 2019). Ngoài ra, Cơ quan Thường trực Giải thưởng cũng nhận được nhiều sự ủng hộ quý báu từ các tổ chức, cá nhân trên khắp cả nước. Ban Tổ chức Giải thưởng Tạ Quang Bửu, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia – Cơ quan thường trực của Giải thưởng trân trọng ghi nhận và cảm ơn các đóng góp quý báu của các nhà tài trợ thời gian qua, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ về vật chất của các tổ chức, cá nhân đối với Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Chắc chắn rằng các ủng hộ, đóng góp này sẽ góp phần quan trọng trong việc khích lệ các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN hướng tới những nghiên cứu sáng tạo, đột phá, chất lượng cao tại Việt Nam, qua đó đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Kinh phí tài trợ cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu xin chuyển về: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Số tài khoản: 0011004106251 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, SGD, Hà Nội Nội dung: Tên tổ chức/Cá nhân, Địa chỉ – tài trợ Giải thưởng Tạ Quang Bửu Để có thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ: Chị Vũ Quỳnh Trang (Email: trangvq@most.gov.vn; Điện thoại: 024 3936 7750 – Số máy lẻ: 505) Website: https://taquangbuuprize.nafosted.gov.vn/                https://nafosted.gov.vn/

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

05 đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022

Theo kế hoạch tổ chức Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022, đến cuối tháng 2/2022 các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật (HĐKH) của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã hoàn thành quá trình đánh giá để lựa chọn hồ sơ đề xuất lên Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 (HĐGT). Trong số 48 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022, các HĐKH đã lựa chọn, đề xuất 05 (năm) hồ sơ lên HĐGT, trong đó có 03 (ba) hồ sơ cho Giải thưởng chính và 02 (hai) hồ sơ cho Giải thưởng trẻ. Thông tin cụ thể về các đề cử của HĐKH như sau: TT Nhà khoa học được đề nghị xét tặng GT Công trình khoa học Ngành Cơ quan công tác ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG CHÍNH (03 đề cử) 1 GS.TSKH Ngô Việt Trung Hop Dang Nguyen & Ngo Viet Trung*, “Depth functions of symbolic powers of homogeneous ideals”, Inventiones Mathematicae 218 (2019), 779-827 Toán học Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu Thuy Thu Truong, Son Hong Thai, Ha Tran Nguyen, Dung Thuy Thi Phung, Loc Tan Nguyen, Hung Quang Pham, and Le-Thu T. Nguyen*, “Tailoring the Hard−Soft Interface with Dynamic Diels−Alder Linkages in Polyurethanes: Toward Superior Mechanical Properties and Healability at Mild Temperature”, Chemistry of Materials, Volume 31 (2019), 2347−2357 Hóa học Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 3 TS. Phạm Quang Thái Pham Quang Thai, Maia A Rabaa, Duong Huy Luong, Dang Quang Tan, Tran Dai Quang, Ha-Linh Quach, Ngoc-Anh Hoang Thi, Phung Cong Dinh, Ngu Duy Nghia, Tran Anh Tu, La Ngoc Quang, Tran My Phuc, Vinh Chau, Nguyen Cong Khanh, Dang Duc Anh*, Tran Nhu Duong, Guy Thwaites, H Rogier van Doorn, and Marc Choisy; OUCRU COVID-19 Research Group, “The First 100 Days of Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) Control in Vietnam”, Clinical Infectious Diseases, Volume 72 (2021), e334–e342. Y sinh Dược học   Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương – Bộ Y tế ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG TRẺ (02 đề cử) 1 TS. Đoàn Lê Hoàng Tân Y. Thi Dang, Hieu Trung Hoang, Hieu Cao Dong, Kim-Binh Thi Bui, Linh Ho Thuy Nguyen, Thang Bach Phan, Yoshiyuki Kawazoe, Tan Le Hoang Doan*, “Microwave-assisted synthesis of nano Hf-and Zr-based metal-organic frameworks for enhancement of curcumin adsorption”, Microporous and Mesoporous Materials, Volume 298 (2020), 110064 Vật lý Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh 2 TS. Trần Tiến Anh Tran Tien Anh*, “Effect of ship loading on marine diesel engine fuel consumption for bulk carriers based on the fuzzy clustering method”, Ocean Engineering, Volume 207 (2020), 107383 Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (* Tác giả liên hệ) Hội đồng Giải thưởng sẽ làm việc, xem xét và đề xuất nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Giải thưởng trong tháng 4/2022. Lễ trao Giải thưởng dự kiến được tổ chức vào dịp ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 tại Hà Nội. Thông tin về Giải thưởng Tạ Quang Bửu được đăng tải đầy đủ tại địa chỉ: https://taquangbuuprize.nafosted.gov.vn/ Tập đoàn Phenika ký hợp đồng tài trợ kinh phí trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu trong 3 năm (từ năm 2019). Tạp chí Tia Sáng, Họa sĩ Lê Thiết Cương, Công ty TNHH Minh Long I đã hỗ trợ thiết kế, gia công và cung cấp bộ huy chương Giải thưởng với công nghệ sứ mạ vàng tiên tiến, sử dụng trong nhiều năm. Tin: Phòng KHTN&KT

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Hội thảo “Cơ hội hợp tác nghiên cứu: Quỹ Nghiên cứu Đức”

Quỹ Nghiên cứu Đức (DFG) là tổ chức tài trợ nghiên cứu chính và độc lập ở Đức, thường xuyên tài trợ cho các dự án nghiên cứu tại các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực khoa học và nhân văn. Nhằm hỗ trợ các nhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu đang tìm kiếm nguồn tài trợ cho các hợp tác nghiên cứu với các đối tác Đức, qua hình thức Hội thảo trực tuyến, DFG sẽ trình bày “Cơ hội hợp tác nghiên cứu: Quỹ Nghiên cứu Đức” để giới thiệu về các phương thức tài trợ của Quỹ Nghiên cứu Đức. Nhà khoa học/nhà quản lý quan tâm có thể đăng ký tham dự và tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây. Thông tin về Hội thảo: Thời gian: 15:00 – 16:00 (giờ Việt Nam), ngày 03/03/2022 Hình thức tổ chức: trực tuyến qua web Đơn vị chủ trì: EURAXESS ASEAN DFG là đối tác của NAFOSTED từ 2010 đến nay để cùng tài trợ, hỗ trợ cho các nhiệm vụ/hoạt động nghiên cứu hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Đức. Các nhà khoa học Việt Nam và các đối tác khoa học Đức có các dự án nghiên cứu chung xuất sắc ở bất kỳ chuyên ngành/lĩnh vực nào luôn có cơ hội nhận được tài trợ từ NAFOSTED và DFG. Thông tin thêm về hợp tác NAFOSTED và DFG có thể tham khảo tại đây. Tin: BP Hợp tác quốc tế

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo kế hoạch tổ chức kiểm tra xác nhận kinh phí sử dụng và quyết toán kinh phí đề tài do NAFOSTED tài trợ

Theo kế hoạch hàng năm, để tổng hợp số liệu đối với đề tài kết thúc và đang trong thời gian thực hiện làm căn cứ lập báo cáo quyết toán theo niên độ ngân sách, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận kinh phí sử dụng đến hết năm 2021 cho các đề tài do Quỹ tài trợ. Kế hoạch cụ thể như sau: 1. Kế hoạch thực hiện – Thời gian: Từ ngày 28/2/2022 –27/5/2022 (thời gian có thể điều chỉnh theo tình hình diễn biến thực tế dịch Covid). – Nội dung: Kiểm tra, xác nhận sử dụng và quyết toán kinh phí của các đề tài do Quỹ tài trợ. – Gửi thông báo và mẫu: Báo cáo tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí đề tài (Phụ lục 01); chi tiết sử dụng kinh phí từng đề tài (Phụ lục 02) được Quỹ thông báo trên website và gửi đến các đơn vị chủ trì trước ít nhất 15 ngày theo lịch dự kiến làm việc tại đơn vị. 2. Tiếp nhận báo cáo của các tổ chức chủ trì Đơn vị chủ trì lập báo cáo theo mẫu (Phụ lục 01 và Phụ lục 02 – Tải tại đây). Báo cáo bản điện tử của đơn vị chủ trì đề tài đề nghị gửi tới các thư ký tài chính của Quỹ chịu trách nhiệm tổng hợp làm biên bản kiểm tra của đơn vị (thông tin có trên tài liệu Quỹ gửi đơn vị). Hồ sơ bản giấy chuyển theo đường bưu điện tới đia chỉ: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Tầng 4, nhà số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Thư ký tài chính nhận báo cáo của các đơn vị, rà soát tính phù hợp sau đó tổng hợp  báo cáo Lãnh đạo Quỹ. Quỹ sẽ xác nhận lịch kiểm tra chính thức và kế hoạch làm việc đối với đơn vị nộp báo cáo đầy đủ, đúng mẫu quy định. 3. Thành phần tham dự + Quỹ: 01 Lãnh đạo Quỹ (Trưởng đoàn), các thư ký ngành, 01 lãnh đạo phòng Tài chính kế toán (theo phân công của Lãnh đạo Quỹ), 01 đại diện phòng chuyên môn(nếu có); + Tổ chức chủ trì đề tài: 01 Lãnh đạo tổ chức chủ trì, đại diện các phòng Tài chính kế toán, phòng quản lý khoa học; + Đại diện Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ Khoa học và Công nghệ (nếu có). Trường hợp các tổ chức chủ trì cần thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:  Phòng Tài chính Kế toán Điện thoại: 024 39367750 (số máy lẻ từ 401 – 411) Tin: Phòng Tài chính – Kế toán

Lên đầu trang