Ngày 15/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu KH&CN và phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu KH&CN trình độ cao ở các trường đại học”. Tham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc, lãnh đạo các đơn vị của Bộ KH&CN gồm Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học xã hội nhân văn và tự nhiên, Học viện Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo, Văn phòng Bộ; lãnh đạo các đơn vị của Bộ GD&ĐT gồm Vụ Giáo dục đại học, Vụ khoa học công nghệ và môi trường cùng gần 200 đại biểu là đại diện Lãnh đạo, nhà khoa học thuộc hơn 50 trường đại học, viện nghiên cứu khu vực miền Nam và miền Trung. Toàn cảnh Hội thảo Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang cho biết, việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đã được nhấn mạnh là một trong ba đột phá chiến lược trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Theo đó, ngày 30/12/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2022/NĐ-CP. Hội thảo khoa học “Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu KH&CN và phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu KH&CN trình độ cao ở các trường đại học” được tổ chức nhằm tạo diễn đàn trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học, giảng viên đại học ở khu vực phía Nam và lân cận để định hướng triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học của Quỹ trong giai đoạn tiếp theo, đóng góp tích cực thực hiện thành công Nghị định số 109/2022/NĐ-CP, đặc biệt là thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu KH&CN trình độ cao tại các trường đại học. Thứ trưởng hy vọng, thông qua Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý sẽ có những trao đổi, góp ý quan trọng để sau đó Bộ KH&CN, Bộ GD&ĐT, Quỹ và các cơ quan quản lý khác có liên quan sẽ có các chính sách phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu KH&CN trình độ cao của các trường đại học. Phát biểu chào mừng Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc khẳng định “Nghiên cứu khoa học là một trong các hoạt động quan trọng tạitrường đại học nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước”. Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học đã tập trung đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ đồng thời xác định rõ hai nhiệm vụ chính trị của nhà trường là đào tạo và nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo sau đại học. Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về hoạt động KHCN, đặc biệt là Nghị định 109/2022 của Chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thông qua Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc hy vọng sẽ lắng nghe các ý kiến chia sẻ của các nhà khoa học, để trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ đồng hành với Bộ KH&CN hoàn thiện các đề án, các chính sách thúc đẩy hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học.Thứ trưởng cũng nhận định, hoạt động của Quỹ NAFOSTED thời gian qua đã tạo ra những chuẩn mực trong nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học tại Việt Nam. Tại Hội thảo, các báo cáo tham luận đã nêu các vấn đề về thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao hiện nay tại các cơ sở giáo dục đại học cũng như thực trạng xây dựng nhóm nghiên cứu, triển khai nghiên cứu khoa học tại các đơn vị. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết nguồn nhân lực nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu, 5 lĩnh vực chính phục vụ cho phát triển công nghệ cao là Kỹ thuật công nghệ, khoa học máy tính, toán, khoa học cơ bản nói chung và khoa học sự sống cần được tập trung đào tạo. Để phát huy nguồn nhân lực tại các cơ sở giáo dục đại học phục vụ phát triển công nghệ cao, Bộ GD&ĐT đang xây dựng các đề án tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng và thu hút đội ngũ trí thức trong và ngoài nước. Tại Hội thảo, PGS.TS. Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh và GS.TS. Sử Đình Thành cũng có chia sẻ về thực trạng nghiên cứu tại đơn vị. Dù đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng các trường vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ. Đại diện nhóm nghiên cứu