Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Truyền thông khoa học

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Bài viết của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhân dịp Năm Quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững

Năm 2022 đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố là Năm Quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững nhằm khuyến nghị các quốc gia thành viên và các tổ chức cá nhân có liên quan nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khoa học cơ bản đối với phát triển bền vững, phù hợp với các ưu tiên quốc gia. Việt Nam là một trong 10 quốc gia khởi xướng và đồng tác giả Sáng kiến Năm Quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững. Nhân sự kiện trên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã có bài viết trên Tạp chí Cộng sản với tiêu đề Tăng cường đầu tư đúng tầm cho nghiên cứu cơ bản – Nhân tố nền tảng tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững đất nước. Toàn văn bài viết được Tạp chí Cộng sản đăng tải tại địa chỉ: https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/tang-cuong-dau-tu-dung-tam-cho-nghien-cuu-co-ban-nhan-to-nen-tang-tao-dot-pha-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-vi-su-phat-trien-ben-v Một số thông tin tham khảo về tỷ lệ chi cho nghiên cứu cơ bản của một số quốc gia Mỹ: Năm 2018, tổng chi cả nước của Mỹ cho hoạt động R&D* vượt mức 600 tỷ đô la, chiếm 2,83% GDP và chi cho nghiên cứu cơ bản luôn ổn định nhiều năm trước đó ở mức 17-18% tổng chi cho R&D. Giai đoạn 2013-2017, nếu chỉ tính riêng nguồn chi từ chính phủ liên bang, chi cho nghiên cứu cơ bản của Mỹ luôn ở mức trên 22% chi cho R&D. Trung Quốc: Kể từ năm 2006 sau khi ban hành “Chỉ dẫn quốc gia về chương trình Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn 2006-2020”, Trung Quốc nhanh chóng lọt vào nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới trong đầu tư cho R&D và nghiên cứu cơ bản. Tổng chi cả nước cho R&D tăng nhanh từ 1,37% GDP năm 2006 lên mức 2,1% GDP vào năm 2016. Riêng chi từ Chính phủ trung ương Trung Quốc cho R&D đạt hơn 282 tỷ nhân dân tệ vào năm 2017, tỷ lệ chi cho nghiên cứu cơ bản so với cho R&D tăng đều từ 20,3% năm 2013 lên 27,4% vào năm 2017. Nguồn: J. Xu and C. Huang, “The Budget and Expenditure of the Basic Research: A Comparison between China and the United States,” 2019 Portland International Conference on Management of Engineering and Technology (PICMET), 2019, pp. 1-6, doi: 10.23919/PICMET.2019.8893972. * R&D: Hệ thống hoạt động nghiên cứu – triển khai (research and experimental development) bao gồm Nghiên cứu cơ bản (Basic research), Nghiên cứu ứng dụng (applied research) và Triển khai thực nghiệm (experimental development). Nguồn: OECD Frascati Manual 2015. Tin: NAFOSTED

Kết quả tài trợ nổi bật, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Các nhà khoa học Việt Nam tham gia đóng góp trong kết quả nghiên cứu về Quản trị rủi ro do lũ lụt và hạn hán mới được Nature công bố

Nature là một trong những tạp chí lâu đời, uy tín và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong giới khoa học. Ra đời ngày 04/11/1869, trong hơn 150 năm lịch sử, Nature đã xuất bản hơn 150.000 công trình nghiên cứu, chưa kể tới các ấn phẩm khác bao gồm truyền thông khoa học, các bài báo, góc nhìn tri thức, thông tin khoa học. Mỗi năm, Tạp chí Nature nhận được hơn 10.000 bài gửi đến, nhưng chỉ có 8% trong số đó lọt qua được vòng bình duyệt và được công bố. Các công trình khoa học công bố trên tạp chí này đạt trình độ nghiên cứu cơ bản (NCCB) xuất sắc, có tính đột phá, có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với cộng đồng khoa học và mà còn cả xã hội. Vừa qua, ngày 3 tháng 8 năm 2022, Tạp chí Nature đã công bố nghiên cứu “The challenge of unprecedented floods and droughts in risk management” (Thách thức của lũ lụt và hạn hán chưa từng có trong quản trị rủi ro) do TS. Heidi Kreibich – Trung tâm nghiên cứu GFZ (Đức) đứng đầu, hợp tác thực hiện với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thủy văn trên khắp thế giới, trong đó có nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Việt Nam. Đây là nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với thế giới về vai trò của quản lý rủi ro nhằm giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt và hạn hán, đặc biệt trong bối cảnh khí hậu toàn cầu đang ngày càng trở nên khắc nghiệt. Bài báo sau khi được công bố đã lập tức thu hút sự quan tâm của giới khoa học và truyền thông. Nghiên cứu đã tổng hợp và phân tích 45 cặp sự kiện cực đoan (hạn hán hoặc lũ lụt), cách nhau trung bình 16 năm, xảy ra tại 45 khu vực có sự khác biệt lớn về cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế – xã hội, khí hậu và thủy văn (Hình 1). Kết quả chỉ ra rằng việc triển khai các biện pháp quản lý rủi ro đầy đủ thường giúp giảm nhẹ thiệt hại. Vấn đề nằm ở chỗ: nếu các sự kiện cực đoan xảy ra ở một khu vực chưa từng trải qua sự kiện có cường độ tương tự trước đây, thì việc giảm nhẹ các tác động là đặc biệt khó khăn. Hình 1. Vị trí của 45 cặp sự kiện hạn hán/lũ lụt được phân tích trong nghiên cứu, cũng như kết quả đánh giá chỉ số mức độ thay đổi của sự kiện sau so với sự kiện trước trong các cặp sự kiện, phân tích theo các khía cạnh: tác động (impact), nguy cơ (hazard), mức phơi lộ (exposure), tính dễ bị tổn thương (vulnerability), và sự cải thiện trong hệ thống và phương thức quản trị. Chỉ số mức độ thay đổi được đánh giá theo 5 mức: tăng mạnh (+2), tăng nhẹ (+1), không thay đổi (0), giảm nhẹ (-1), giảm mạnh (-2). Trong 45 cặp sự kiện cực đoan, nhóm các nhà khoa học gồm TS. Huỳnh Thị Thảo Nguyên, ThS. Phạm Thị Thảo Nhi, ThS. Trần Thị Vân Thư, PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh đóng góp việc tổng hợp, phân tích 3 cặp sự kiện xảy ra tại Việt Nam; PGS.TS. Ngô Đức Thành, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tham gia tổng hợp, phân tích 1 cặp sự kiện. Kết quả của nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình giảm thiểu rủi ro do lũ lụt và hạn hán gây ra trên toàn thế giới, qua đó có thêm cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp góp phần phát triển kinh tế – xã hội của thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Bài báo ghi nhận tài trợ kinh phí của nhiều cơ quan, tổ chức tài trợ uy tín trên khắp thế giới như Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF), Bộ Giáo dục và Đổi mới Tây Ban Nha, Bộ Kinh tế và Chính sách khí hậu Hà Lan, Quỹ Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia Chile, Hội đồng nghiên cứu Môi trường Vương quốc Anh (NERC – UKRI), Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED – thông qua đề tài NCCB mã số 105.06-2019.20 do PGS.TS. Đào Nguyên Khôi làm Chủ nhiệm đề tài), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh… Những năm gần đây, thông qua tài trợ của NAFOSTED, lực lượng nghiên cứu tại các tổ chức khoa học và công nghệ trên khắp cả nước có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, với những công bố khoa học có chất lượng vượt trội. Trước đó, năm 2013, sự kiện nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác với Trường Đại học Columbia, Hoa Kỳ công bố kết quả nghiên cứu về lĩnh vực nghiên cứu ô nhiễm asen trong nước ngầm (Vol. 501, p. 204-207, 12 Sep., 2013) trên tạp Nature đã được bình chọn là một trong 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật của năm. Các nhà khoa học Việt Nam bao gồm GS.TS. Phạm Hùng Việt, TS. Phạm Thị Kim Trang, Vi Mai Lan, Nguyễn Ngọc Mai, Đào Mạnh Phú đã có đóng góp từ việc đề xuất ý tưởng đến việc trực tiếp thực nghiệm, khảo sát hiện trường và xử lý số liệu. Công trình nghiên cứu được hoàn thành nhờ sự tài trợ một phần kinh phí của NAFOSTED. Năm 2017, TS. Nguyễn Thị Ánh Dương, Viện

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về lĩnh vực vật lý thiên văn học tại tỉnh Bình Định

Trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 18, sáng 25/7/2022 tại Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, hai Hội thảo khoa học quốc tế về Vật lý thiên văn với chủ đề “Vũ trụ vàng – Vật lý thiên văn hạt nhân và tia vũ trụ trong kỷ nguyên đa thông tin” và “Vật lý thiên văn SAGI 2022 – Những hướng nghiên cứu tiên phong của vật lý thiên văn trong kỷ nguyên vàng của phân cực bụi” đã được tổ chức với sự tham dự của Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cũng tại sự kiện này, TS. Nguyễn Trọng Hiền – chuyên gia nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) – đã công bố khởi động Nhóm Vật lý thiên văn tại ICISE, tên viết tắt tiếng Anh là SAGI. Cùng với TS. Nguyễn Trọng Hiền, hai nhà khoa học gốc Việt là TS. Hoàng Chí Thiêm – Viện Khoa học vũ trụ và thiên văn Hàn Quốc và TS. Nguyễn Lương Quang – ĐH Mỹ ở Paris (The American University of Paris) sẽ dẫn dắt và hỗ trợ nhóm SAGI. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long đã tham dự và phát biểu tại Lễ khai mạc các sự kiện nêu trên. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt chào mừng các nhà khoa học trong và ngoài nước đến tham dự hội nghị tại ICISE, chúc mừng nhóm SAGI và cho biết các sự kiện là rất ý nghĩa khi năm 2022 đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chọn là Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững. Là một nước đang phát triển, với nguồn lực còn hạn chế, Việt Nam vẫn luôn coi trọng và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản, chú trọng thực hành theo các chuẩn mực quốc tế qua việc thành lập và vận hành Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, từng bước tạo lập được môi trường học thuật tiên tiến trong nước, thu hút nhiều nhà khoa học trẻ được đào tạo ở nước ngoài về nước tiếp tục phát triển các nghiên cứu tiên phong, hình thành được các tập thể khoa học mạnh, hội nhập quốc tế. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại sự kiện Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và các nhà khoa học tại Gặp gỡ Việt Nam 2022, các nhà quản lý chúc mừng nhóm SAGI Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt mong muốn sẽ thường xuyên được gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học trong và ngoài nước tại các sự kiện khoa học của Trung tâm Khoa học và giáo dục liên ngành ICISE trong thời gian tới, đồng thời gửi lời cảm ơn tới Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Định và cá nhân Giáo sư Trần Thanh Vân đã luôn nỗ lực, chung tay xây dựng cộng đồng khoa học Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hội nhập quốc tế. Cũng trong chuyến công tác tại Bình Định, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đã đến thăm Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định, Trung tâm Khám phá khoa học Bình Định, Công viên Sáng tạo TMA, Trường Đại học Quy Nhơn; tham quan một số mô hình sản xuất của các doanh nghiệp khoa học công nghệ như Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư, Công ty CP Dược – Trang Thiết bị Y tế Bình Định. Một số hình ảnh hoạt động của Bộ trưởng tại chuyến công tác: Bộ trưởng thăm và làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định    Bộ trưởng thăm Trung tâm Khám phá khoa học Bình Định, Công viên Sáng tạo TMA, Trường Đại học Quy Nhơn; tham quan mô hình sản xuất của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư   Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Việt Nam tham dự lễ khai mạc Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững

Sáng 8/7, tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris, Pháp, đã diễn ra lễ khai mạc Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững do UNESCO chủ trì tổ chức. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham dự lễ khai mạc và tọa đàm cấp cao về vai trò của khoa học trong hoạch định chính sách. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu trong cuộc Tọa đàm cấp cao về “Vai trò của khoa học trong hoạch định chính sách”. Tham dự hội nghị này có các bộ trưởng và các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học đạt giải Nobel, L’Oreal-UNESCO, Giải thưởng khoa học trẻ, đại diện các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân từ nhiều nước trên thế giới để trao đổi về vai trò và giá trị của khoa học, các biện pháp thúc đẩy đầu tư cho khoa học cơ bản vì tương lai bền vững. Trong cuộc Tọa đàm cấp cao về “Vai trò của khoa học trong hoạch định chính sách”, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã tham gia thảo luận cùng các khách mời là lãnh đạo cấp cao của một số nước thành viên UNESCO, trong đó có Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ của các nước: Trung Quốc, Cuba, Nam Phi, Nigeria, Honduras và hai nhà khoa học đạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 2012 và 2021. Chia sẻ về các bài học rút ra từ đại dịch Covid-19 dẫn tới sự thay đổi mối quan hệ giữa khoa học và hoạch định chính sách, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải mạnh mẽ đổi mới tư duy trong quản lý khoa học và công nghệ, khuyến khích thử nghiệm, chấp nhận rủi ro và thất bại, đồng thời, thúc đẩy tinh thần khoa học mở và đổi mới sáng tạo mở. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng đề xuất hình thành các nền tảng chia sẻ thông tin sáng chế, dữ liệu, công bố khoa học và phương tiện nghiên cứu nhằm giúp các nước chậm phát triển hơn có thể tiếp cận và bắt kịp với xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ thế giới. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh vấn đề lựa chọn ưu tiên và cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an toàn, an ninh cho người dân, trong đó, cần đặt người dân và con người vào trung tâm của mọi chính sách phát triển. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt có cuộc tiếp xúc với Chủ tịch mới được bầu của Đại hội đồng Liên hợp quốc Csaba Kőrösi và các đại biểu quốc tế tại hội nghị. Tham dự có Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân. Cũng trong ngày khai mạc hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận về các chủ đề “Tăng cường khoa học, công nghệ, cơ khí và toán học cho mục tiêu phát triển bền vững”, “Vai trò của khoa học cơ bản trong phát triển xã hội” và “Triển vọng của khoa học cơ bản và các mục tiêu phát triển bền vững”. Các nhà khoa học đề cập tầm quan trọng của khoa học cơ bản trong việc giải quyết những thách thức trong quá trình thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững tới năm 2030. Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các nhà khoa học khẳng định đóng góp tích cực hơn nữa cho mục tiêu chung là phát triển bền vững. Các nhà khoa học cũng cho rằng, để khoa học cơ bản có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cần có hỗ trợ nhiều hơn từ chính quyền các nước, sự nỗ lực rất lớn của từng quốc gia cũng như sự hợp tác tích cực và tin cậy giữa các quốc gia. Ngoài ra, cần có các chính sách thu hút sự tham gia của thế hệ trẻ để có thể tiếp nối và phát huy những thành tựu khoa học đã có nhằm sớm đạt mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững. Cùng ngày, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt có cuộc làm việc với Bộ trưởng Giáo dục Đại học và Nghiên cứu của Pháp, dự lễ ký Biên bản ghi nhớ Việt Nam-Pháp về hỗ trợ hợp tác về đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về công nghệ của hai nước. Năm 2022 được Liên hợp quốc tuyên bố là Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học cơ bản trong thúc đẩy tư duy sáng tạo và xã hội tri thức. Việt Nam là một trong những nước đi đầu khởi xướng và thúc đẩy thông qua Nghị quyết về Năm khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững tại Đại hội đồng UNESCO lần thứ 40 (10/2019) và là nước đồng tác giả Nghị quyết A/76/L.12 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (12/2021). Nguồn: Báo Nhân dân điện tử

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Hội thảo “Cơ hội hợp tác nghiên cứu: Quỹ Nghiên cứu Đức”

Quỹ Nghiên cứu Đức (DFG) là tổ chức tài trợ nghiên cứu chính và độc lập ở Đức, thường xuyên tài trợ cho các dự án nghiên cứu tại các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực khoa học và nhân văn. Nhằm hỗ trợ các nhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu đang tìm kiếm nguồn tài trợ cho các hợp tác nghiên cứu với các đối tác Đức, qua hình thức Hội thảo trực tuyến, DFG sẽ trình bày “Cơ hội hợp tác nghiên cứu: Quỹ Nghiên cứu Đức” để giới thiệu về các phương thức tài trợ của Quỹ Nghiên cứu Đức. Nhà khoa học/nhà quản lý quan tâm có thể đăng ký tham dự và tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây. Thông tin về Hội thảo: Thời gian: 15:00 – 16:00 (giờ Việt Nam), ngày 03/03/2022 Hình thức tổ chức: trực tuyến qua web Đơn vị chủ trì: EURAXESS ASEAN DFG là đối tác của NAFOSTED từ 2010 đến nay để cùng tài trợ, hỗ trợ cho các nhiệm vụ/hoạt động nghiên cứu hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Đức. Các nhà khoa học Việt Nam và các đối tác khoa học Đức có các dự án nghiên cứu chung xuất sắc ở bất kỳ chuyên ngành/lĩnh vực nào luôn có cơ hội nhận được tài trợ từ NAFOSTED và DFG. Thông tin thêm về hợp tác NAFOSTED và DFG có thể tham khảo tại đây. Tin: BP Hợp tác quốc tế

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn năm 2022 là Năm Quốc tế về Khoa học cơ bản

Nghị quyết về việc ban hành năm 2022 là Năm Quốc tế về Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 2 tháng 12 năm 2021. Với nghị quyết này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đề nghị các quốc gia thành viên, các tổ chức của hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức toàn cầu cũng như các bên liên quan, các cá nhân khác nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khoa học cơ bản đối với phát triển bền vững, phù hợp với các ưu tiên quốc gia. Năm Quốc tế về Khoa học cơ bản sẽ giúp tăng cường sự tham gia toàn diện vào khoa học, tăng cường giáo dục và đào tạo khoa học, tăng cường tài trợ cho khoa học cơ bản, và phổ biến Khoa học Mở. Đề án Năm Quốc tế về Khoa học cơ bản vì phát triển bền vững được xây dựng từ năm 2018, dưới sự chủ trì của ông Michel Spiro, Chủ tịch được chỉ định của Liên đoàn Quốc tế về Vật lý Thuần túy và Ứng dụng (IUPAP) và GS Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam (Pháp), với sự tham gia của 40 Viện Hàn lâm, Viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế trên thế giới. Đề án còn có sự bảo trợ cấp cao về khoa học của 28 nhà khoa học đạt giải Nobel và giải Field. GS Ngô Bảo Châu là người Việt Nam duy nhất trong Hội đồng Bảo trợ cấp cao về khoa học cho Đề án này. Việt Nam là quốc gia đầu tiên chấp nhận đồng tác giả dự thảo bản đề án trình lên Liên hợp quốc. UNESCO sẽ đóng vai trò là cơ quan chủ trì và đầu mối của Năm quốc tế Khoa học cơ bản. Chương trình của Năm quốc tế Khoa học cơ bản sẽ được phát triển với sự cộng tác của các tổ chức có liên quan khác của hệ thống Liên hợp quốc, IUPAP, CERN và các tổ chức, liên đoàn liên quan của họ trên toàn thế giới. Năm Quốc tế Khoa học Cơ bản vì Phát triển Bền vững (IYBSSD2022) sẽ chính thức được khai mạc với Hội nghị “Khoa học, Đạo đức học và Sự phát triển con người” tổ chức ngày 30 tháng 6 – ngày 1 tháng 7 năm 2022 tại trụ sở UNESCO (Paris). Các sự kiện và hoạt động sẽ được tổ chức trên khắp thế giới cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2023. Trong hơn 10 năm vừa qua, Bộ Khoa hoc và Công nghệ đã rất chú trọng và quan tâm đầu tư cho nghiên cứu cơ bản thông qua chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ và tổ chức Giải thưởng Tạ Quang Bửu, nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) là cơ quan tài trợ, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Nghiên cứu cơ bản là đối tượng quan trọng nhất được NAFOSTED tập trung, ưu tiên nguồn lực tài trợ từ rất sớm. Định hướng của NAFOSTED trong chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản là phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu KH&CN trình độ cao, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu của Việt Nam theo thông lệ và hội nhập quốc tế. Được triển khai từ năm 2009 đến nay, NAFOSTED đã tài trợ cho trên 15.000 lượt nhà khoa học tham gia nghiên cứu thông qua hơn 3.500 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, qua đó đào tạo trên 3.500 tiến sỹ gắn với công bố khoa học quốc tế. Những năm gần đây, các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản do NAFOSTED tài trợ đóng góp trung bình trên 1000 bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí thuộc hệ thống WoS (ISI) mỗi năm. NAFOSTED cũng là cơ quan thường trực của Giải thưởng Tạ Quang Bửu – giải thưởng hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng được xét, trao tặng cho nhà khoa học là tác giả chính của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc được thực hiện tại Việt Nam và công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Sau 8 năm tổ chức, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao tặng Giải thưởng cho 20 nhà khoa học, trong đó có 16 nhà khoa học nhận Giải thưởng chính và 04 nhà khoa học nhận Giải thưởng trẻ.  Nguồn: https://www.iybssd2022.org/en/home/

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

06 Tạp chí khoa học của Việt Nam được chấp nhận vào cơ sở dữ liệu khoa học Đông Nam Á ACI năm 2021

Ngày 25/10/2021, thay mặt Ban chỉ đạo ASEAN Citation Index (ACI), GS Narongrit Sombatsompop – Chủ tịch ACI đã thông báo kết quả xét duyệt các tạp chí khoa học được chấp nhận vào ACI năm 2021. Trong số 15 tạp chí khoa học của Việt Nam nộp hồ sơ xét duyệt vào cơ sở dữ liệu khoa học ACI năm 2021, có 6 tạp chí được chấp nhận vào cơ sở dữ liệu khoa học này, bao gồm: Can Tho University Journal of Science; Ho Chi Minh city Open University Journal of Science – Social Science; Ho Chi Minh city Open University Journal of Science – Economics and Adminitration Business; Transport and Communications Science Journal; The University of Danang – Journal of Science and Technology và Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam Series B (tên tiếng Anh: Vietnam Journal of Science and Technology – MOST). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam Series B là Tạp chí khoa học thứ 2 của Bộ KH&CN được chấp nhận vào cơ sở dữ liệu khoa học này, trước đó Tạp chí KH&CN Việt Nam Series C, tên tiếng Anh Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering – VJSTE đã được chấp nhận vào ACI từ tháng 11/2018. Việc được chấp nhận tham gia các cơ sở dữ liệu khoa học khu vực và quốc tế như ACI một mặt thể hiện sự tiến bộ về chất lượng của các tạp chí KH&CN của Việt Nam, mặt khác sẽ tiếp tục giúp công tác nghiên cứu, đánh giá và xuất bản KH&CN ở Việt Nam nâng cao chất lượng theo hướng hội nhập quốc tế. Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Hội thảo hướng dẫn kỹ năng viết đề xuất dự án Chương trình Horizon Europe (2021-2027)

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học – Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76 (UNGA76 Science Summit), Hội thảo hướng dẫn kỹ năng viết đề xuất dự án Chương trình Horizon Europe (2021-2027) sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến dự kiến từ 09:00 pm -11:00 pm (giờ Việt Nam) trong các ngày 16/9/2021 và 23/9/2021. Thông tin chi tiết về các Hội thảo, diễn giả, đăng ký tham dự (miễn phí), xin truy cập và theo dõi tại các đường link dưới đây: Link tham dự Hội thảo: https://unga76sciencesummit.sched.com/event/kZu0/ref-hy16-research-proposal-writing-workshop Thông tin diễn giả: https://unga76sciencesummit.sched.com/speaker/sean.mccarthy@hyperion.ie Chương trình Horizon Europe là một trong những dự án được Liên minh Châu Âu sử dụng nhằm triển khai các chính sách của EU. Trong giai đoạn tài trợ hiện tại (2021-2027), có hơn 30 chương trình tài trợ, mỗi chương trình này được chia thành các tiểu chương trình. Hội thảo tập trung các nội dung: tổng quan về các Chương trình tài trợ của Liên minh Châu Âu, tổng quan về chương trình Horizon Europe, mạng lưới chiến lược Châu Âu, phương thức đánh giá các dự án thuộc chương trình Horizon Europe, hướng dẫn viết đề xuất dự án chương trình Horizon Europe.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Thông báo về Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu năm 2022 (Global Young Scientists Summit 2022 – GYSS 2022)

Vào đầu năm 2022, Global Young Scientist Summit 2022 (GYSS 2022) – Hội nghị thượng đỉnh các nhà khoa học trẻ toàn cầu lần thứ 10 được tổ chức tại Singapore. Đây là hội nghị được tổ chức thường niên bởi Quỹ Nghiên cứu quốc gia của Singapore (NRF Singapore). Tiếp tục với chủ đề “Advancing Science, Creating Technologies for a Better World”, GYSS là diễn đàn đa ngành, đa văn hóa, đa thế hệ, một nơi mà các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới có thể trao đổi trực tiếp và được truyền cảm hứng từ các nhà khoa học danh tiếng và các nhà lãnh đạo về công nghệ trên thế giới. Các diễn giả của GYSS là các nhà khoa học uy tín, được công nhận với các giải thưởng Nobel, Fields Medal, Millennium Technology Prize, Turing Award và các giải thưởng khoa học danh giá khác. Mặc dù phải chuyển đổi sang hình thức tổ chức trực tuyến do dịch bệnh, nhưng hội nghị GYSS 2021 vẫn thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới. Để tiếp nối thành công của hội nghị GYSS 2021, và trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hội nghị GYSS 2022 sẽ tiếp tục tổ chức với hình thức trực tuyến và có 15 diễn giả đã xác nhận tham gia. Thời gian: ngày 18 – 21/1/2022 (từ thứ 3 tới thứ 6);                8.00 – 12.00 và 16.00 – 20.30 (theo múi giờ của Singapore) Lĩnh vực: Hóa học, Vật lý, Y dược, Toán học, Khoa học máy tính và kỹ thuật Chi phí: không thu phí người tham gia Ngôn ngữ sử dụng trong hội nghị: Tiếng Anh Diễn giả tại GYSS 2022: gồm các nhà khoa học đã đoạt các giải thưởng trong lĩnh vực toán, lý, hóa, y dược và khoa học công nghệ. S/ N Speaker Award/ Achievement 1 Prof Aaron Ciechanover Nobel Prize in Chemistry (2004) 2 Prof Ada Yonath Nobel Prize in Chemistry (2009) 3 Prof Alessio Figalli Fields Medal (2018) 4 Sir Andre Geim Nobel Prize in Physics (2010) 5 Sir John E. Walker Nobel Prize in Chemistry (1997) 6 Sir Konstantin Novoselov Nobel Prize in Physics (2010) 7 Prof Leslie Valiant Turing (2010) 8 Prof Michael Young Nobel Prize in Physiology/Medicine (2017) 9 Prof Robert Langer Millennium Technology Prize (2008) 10 Prof Stanley Whittingham Nobel Prize in Chemistry (2019) 11 Prof Stuart Parkin Millennium Technology Prize (2014) 12 Prof Takaaki Kajita Nobel Prize in Physics (2015) 13 Prof Thomas Cech Nobel Prize in Chemistry (1989) 14 Prof Thomas Sudhof Nobel Prize in Physiology/Medicine (2013) 15 Sir Tim Hunt Nobel Prize in Physiology/Medicine (2001) Đối tượng tham dự Với hình thức tổ chức trực tuyến, các nhà khoa học trẻ tham dự sẽ được chia thành 02 nhóm: Participants và Viewers. Cả hai nhóm này đều có quyền truy cập vào các buổi diễn thuyết toàn thể được phát trực tiếp, các cuộc thảo luận chung của hội đồng, các phiên hỏi đáp, buổi triển lãm và các nền tảng kết nối. Riêng đối với nhóm Participants sẽ có thêm các quyền lợi như sau: – Được tham gia vào một buổi thảo luận nhóm nhỏ với diễn giả mà họ đã chọn trước đó; – Được giới thiệu những điểm nổi bật về nghiên cứu của họ thông qua một cuộc thi video ngắn, và giành được những giải thưởng hấp dẫn. Điều kiện đăng ký tham dự – Là sinh viên đại học, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh, Nhà khoa học trẻ đang thực hiện nghiên cứu sau tiến sỹ. Lưu ý: Ban tổ chức sẽ không tiếp nhận hồ sơ đăng ký của những người có giữ học hàm giáo sư, phó giáo sư; – Không quá 35 tuổi (tính tới tháng 1/2022); – Chưa từng tham gia các hội nghị GYSS trước đó (trừ hội nghị GYSS 2021); – Thành thạo tiếng Anh, đủ khả năng tham gia vào các buổi thảo luận, các hoạt động trong khuôn khổ của hội nghị; – Thể hiện được sự quan tâm thực sự tới khoa học và nghiên cứu; – Thể hiện được sự gắn kết với lĩnh vực nghiên cứu chính đang theo đuổi, và sẵn sàng với các nghiên cứu liên ngành; – Có thư giới thiệu của trưởng khoa, hoặc của một nhà khoa học danh tiếng trên thế giới. Cách thức đăng ký tham dự Các nhà khoa học trẻ Việt Nam phù hợp với các tiêu chí nêu trên và mong muốn tham dự hội nghị GYSS 2022, có thể liên hệ với ban tổ chức và đăng ký tại trang chủ của sự kiện: https://www.nrf.gov.sg/gyss/contact Một số mốc thời gian quan trọng của hội nghị GYSS 2022 Tháng 8 – 9/2021: Ban tổ chức GYSS sẽ nhận đăng ký, và liên lạc trực tiếp với người đăng ký để tiến hành đánh giá hồ sơ. Tháng 10/2021: Ban tổ chức GYSS sẽ thông báo đến người đăng ký về kết quả lựa chọn. Tháng 1/2022: Hội nghị GYSS 2022 dự kiến được tổ chức. Một số thông tin về hội nghị GYSS 2021 Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ ngày 12 – 15/1/2021,với 18 diễn giả tham gia. Các số liệu thống kê liên quan hội nghị GYSS 2021 cho thấy: – Tổng cộng hơn 10.800 lượt xem video và phát trực tiếptrên kênh Youtube – Tiếp cận khoảng 278.000 người, và tạo ra hơn 719.000 lần hiển thị trên kênh Instagram – Tiếp cận hơn 740.000 người và khoảng 24.000 tương tác trực tuyến trên kênh Facebook. Tham khảo thêm thông tin về hội nghị GYSS 2022 và các hội nghị GYSS trước đó, xin xem tại:https://www.nrf.gov.sg/gyss/home Tiêu chí đánh giá người tham dự của ban tổ chức GYSS: xem bản tiếng Anh tại đây. Tin: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp  (Nguyễn Thị Thuý Hà)

Thông báo, Tin sự kiện, Truyền thông khoa học

Quỹ Khoa học Ireland thông báo mời nộp hồ sơ chương trình “SDG Challenge”

Quỹ Khoa học Ireland (Science Foundation Ireland) hợp tác cùng với Bộ Ngoại giao Ireland đã mở chương trình tài trợ “SDG Challenge” – một cơ hội hợp tác cho các nhà khoa học Ireland và các nước đối tác của Ireland trong đó có Việt Nam. SDG Challenge tài trợ các nhóm nghiên cứu đa ngành, liên ngành nhằm xây dựng giải pháp chuyển đổi, có tính bền vững, đóng góp giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu. Mỗi năm Chương trình sẽ tập trung vào một mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc và năm nay tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững số 3 (SDG 3) – Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhóm nghiên cứu gồm các thành viên là nhà khoa học đang làm việc tại tổ chức khoa học của Ireland và của các nước đối tác của Ireland. Hạn nộp hồ sơ là 13:00 giờ Dublin, ngày 6/10/2021. Thông tin chi tiết tại đường link sau đây của SFI https://www.sfi.ie/funding/funding-calls/future-innovator-sdg/ (Theo thông tin của Đại sứ quán Ireland)

Lên đầu trang