Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo mời nộp hồ sơ đăng ký đề tài Nghiên cứu ứng dụng năm 2022

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài Nghiên cứu ứng dụng năm 2022, thông tin cụ thể như sau: 1. Phạm vi tài trợ Các đề tài nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y, dược, khoa học nông nghiệp; khoa học xã hội, khoa học nhân văn. 2. Đối tượng tài trợ Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam tham gia đăng ký, thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 3. Yêu cầu 3.1. Hướng nghiên cứu Phù hợp với hướng nghiên cứu được đề cập tại Mục III Điều 1 Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Cụ thể: – Khoa học xã hội và nhân văn – Khoa học tự nhiên – Định hướng ứng dụng, phát triển công nghệ Thông tin chi tiết về định hướng cho mỗi lĩnh vực/ngành nêu trên xem tại Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. 3.2. Điều kiện của tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài 3.2.1 Đối với tổ chức chủ trì đề tài: Có tư cách pháp nhân, có năng lực hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài, có đủ các điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu của đề tài. 3.2.2. Đối với chủ nhiệm đề tài: a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài; b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: Trình độ từ đại học trở lên và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: – Có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc là tác giả sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian năm 05 (năm) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; – Có kết quả nghiên cứu đã được công bố (bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế hoặc quốc gia có uy tín, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng) trong thời gian 10 (mười) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ được ứng dụng; c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. 3.2.3. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: a) Thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: có trình độ từ đại học trở lên; có kết quả nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín hoặc có bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian 05 (năm) năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; b) Thành viên: có trình độ từ đại học trở lên và có kết quả nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được công bố trên tạp chí quốc gia hoặc quốc tế, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng; c) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác. 3.2.4. Tại cùng một thời điểm, mỗi cá nhân làm chủ nhiệm không quá 01 (một) đề tài do Quỹ tài trợ. 3.3. Thời gian thực hiện đề tài không quá 36 (ba mươi sáu) tháng. 3.4. Sản phẩm của đề tài 3.4.1. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây: a) 02 (hai) bằng độc quyền sáng chế hoặc 02 (hai) bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc 01 (một) bằng độc quyền sáng chế và 01 (một) bằng bảo hộ giống cây trồng; b) 01 (một) bằng độc quyền sáng chế hoặc 01 (một) bằng bảo hộ giống cây trồng; và 01 (một) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 01 (một) bằng bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích. 3.4.2. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây: a) 02 (hai) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín; b) 01 (một) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 01 (một) bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín; 3.4.3. Chủ nhiệm đề tài là tác giả của ít nhất 01 (một) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 01 (một) bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc 01 (một) bằng bảo hộ giống cây trồng từ kết quả của đề tài. 4. Hồ sơ đăng ký đề tài (Bao gồm hồ sơ điện tử và hồ sơ điện tử có chữ ký số hoặc hồ sơ in trên giấy). 4.1. Hồ sơ đăng ký bắt buộc phải nhập trên hệ thống OMS theo biểu mẫu quy định, bao gồm: a) Đơn đăng ký đề tài (Mẫu NCUD01) – Khai trực tiếp trên hệ thống; b) Thuyết minh đề tài (Mẫu NCUD02) – Tải mẫu tại đây; c) Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và các thành viên (Mẫu NCUD03) và các tài liệu chứng

Tin tức

Triển khai đánh giá xét chọn đề tài NCCB trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia tài trợ

“Đóng góp của các thành viên Hội đồng khoa học là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng chương trình nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) do NAFOSTED tài trợ trong hơn 10 năm qua” – Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang nhận định tại buổi Gặp mặt Hội đồng khoa học (HĐKH) NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV nhiệm kỳ 2019 – 2021 và nhiệm kỳ 2022 – 2024 vừa được tổ chức tại Hà Nội ngày 12/8/2022. Ngày 12/8/2022 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia (Quỹ) tổ chức ra mắt các Hội đồng khoa học NCCB trong lĩnh vực KHXH&NV (HĐKH) nhiệm kỳ 2022-2024 và triển khai đánh giá xét chọn, tài trợ mới đề tài NCCB trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn. Nhân dịp này, Quỹ cũng tổ chức gặp mặt các thành viên HĐKH hai nhiệm kỳ 2019 – 2021 và 2022 – 2024. Tham dự buổi Gặp mặt có Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang – Chủ tịch HĐQL Quỹ; PGS.TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên BCH TW Đảng, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản – Phó Chủ tịch và các ủy viên HĐQL Quỹ; các nhà khoa học là thành viên các HĐKH nhiệm kỳ 2019 – 2021 và 2022 – 2024; Lãnh đạo Cơ quan điều hành Quỹ và các cơ quan báo chí, truyền thông Bộ KH&CN. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại buổi gặp mặt Toàn cảnh Hội nghị Thay mặt Cơ quan điều hành Quỹ, Ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc CQĐH Quỹ đã báo cáo tóm tắt về hoạt động của HĐKH nhiệm kỳ 2019 – 2021 được thành lập theo Quyết định số 86/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 27/5/2019, công bố Quyết định thành lập HĐKH nhiệm kỳ 2022 – 2024 gồm 7 Hội đồng ngành/liên ngành: Hội đồng khoa học liên ngành Tâm  lý học, Giáo dục học; Hội đồng khoa học ngành Kinh tế học; Hội đồng khoa học ngành Luật học; Hội đồng khoa học liên ngành Triết học, Chính trị học, Xã hội học; Hội đồng khoa học liên ngành Văn hóa học, Nghiên cứu Nghệ thuật, Thông tin đại chúng và truyền thông; Hội đồng khoa học liên ngành Sử học, Khảo cổ học; Hội đồng khoa học liên ngành Văn học, Ngôn ngữ học. Các thành viên HĐKH đều là những nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, được cộng đồng khoa học tín nhiệm. So với giai đoạn đầu, độ tuổi của các thành viên HĐKH có xu hướng trẻ hóa, số lượng các nhà khoa học nữ tham gia HĐKH cũng tăng đáng kể. Trong nhiệm kỳ hoạt động, HĐKH nhiệm kỳ 2019 – 2021 đã thực hiện nhiều phiên họp đánh giá, xét chọn hồ sơ chương trình NCCB và hồ sơ nâng cao năng lực, tư vấn, đề xuất Danh mục tạp chí quốc tế và quốc gia uy tín trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn được ban hành năm 2019.   Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang, các thành viên HĐQL, lãnh đạo CQĐH Quỹ tặng hoa, cảm ơn các nhà khoa học là thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2019 – 2021 Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQL Quỹ gửi lời cảm ơn đến các thành viên HĐKH trong thời gian vừa qua, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid – 19, luôn tham gia tích cực trong các hoạt động của Quỹ, hoàn thành tốt nhiệm vụ và vai trò của HĐKH bao gồm đánh giá xét chọn, đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ; đánh giá các hoạt động nâng cao năng lực KH&CN Quốc gia cũng như góp ý xây dựng và hoàn thiện các quy định của Quỹ. Chương trình nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia tài trợ sau hơn 10 năm triển khai đã được cộng đồng khoa học đánh giá cao, đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng môi trường nghiên cứu hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng và nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học trình độ cao ở Việt Nam. Những kết quả như vậy có được chính là nhờ sự tham gia tích cực và đồng hành của các Hội đồng khoa học trong lĩnh vực KHXH&NV. Thứ trưởng chia sẻ, năm 2022 đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn là Năm Quốc tế về Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững, qua đó khuyến nghị các quốc gia thành viên, các tổ chức của hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức, cá nhân khác nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khoa học cơ bản. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục hợp tác, chung tay đóng góp, thúc đẩy phát triển phát triển hoạt động nghiên cứu cơ bản nói chung, chương trình nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ trong lĩnh vực KHXH&NV ở nước ta nói riêng. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang và các thành viên Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2019 – 2021, 2022 – 2024 Sau buổi gặp mặt, các HĐKH ngành/liên ngành nhiệm kỳ 2022 – 2024 tiến hành họp phiên 1 đánh giá xét chọn hồ sơ nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV năm 2022. Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo kết quả kiểm tra phiếu đăng ký dự tuyển viên chức của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia năm 2022

Căn cứ Thông báo ngày 29/6/2022 về việc tuyển dụng viên chức năm 2022 của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; Căn cứ Biên bản họp ngày 10/8/2022 của Ban kiểm tra hồ sơ đăng ký tuyển viên chức năm 2022 của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2022 của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ dự tuyển viên chức năm 2022, cụ thể như sau: STT Họ và tên Năm sinh Vị trí ứng tuyển Kết quả Lý do 1 Phan Thị Lan Anh 1990 Kế toán Đủ điều kiện   2 Lê Ngọc Diệp 1985 Quản lý khoa học Đủ điều kiện   3 Nguyễn Thị Thùy Dung 1994 Pháp chế Đủ điều kiện   4 Phan Thị Duyên 1990 Quản lý khoa học Đủ điều kiện   5 Nguyễn Thị Hà 1985 Quản lý khoa học Đủ điều kiện   6 Đào Thị Thu Hiền 1979 Kế toán Đủ điều kiện   7 Nguyễn Thị Thu Hoài 1981 Quản lý khoa học Không đủ điều kiện – Không đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm làm việc 8 Lê Công Hùng 1986 Quản lý khoa học Đủ điều kiện   9 Nguyễn Thanh Huyền 1998 Hợp tác quốc tế Đủ điều kiện   10 Nguyễn Thị Thanh Huyền 2000 Hợp tác quốc tế Đủ điều kiện   11 Nguyễn Thị Thu Huyền 1992 Kế toán Đủ điều kiện   12 Chử Hương Linh 1987 Kế toán Đủ điều kiện   13 Phạm Đức Mạnh 1991 Công nghệ thông tin Đủ điều kiện   14 Phạm Hữu Thành 1986 Công nghệ thông tin Đủ điều kiện   15 Vũ Thị Thủy 1998 Pháp chế Đủ điều kiện   16 Trần Thị Trinh 1996 Hợp tác quốc tế Không đủ điều kiện – Không đúng chuyên ngành đào tạo theo yêu cầu; – Không đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm làm việc; – Thiếu chứng nhận tin học 17 Trần Anh Tuấn 1978 Quản lý khoa học Đủ điều kiện   18 Lê Minh Tuấn 1983 Công nghệ thông tin Đủ điều kiện   Tin: BP TCCB

Kết quả tài trợ nổi bật, Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Các nhà khoa học Việt Nam tham gia đóng góp trong kết quả nghiên cứu về Quản trị rủi ro do lũ lụt và hạn hán mới được Nature công bố

Nature là một trong những tạp chí lâu đời, uy tín và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong giới khoa học. Ra đời ngày 04/11/1869, trong hơn 150 năm lịch sử, Nature đã xuất bản hơn 150.000 công trình nghiên cứu, chưa kể tới các ấn phẩm khác bao gồm truyền thông khoa học, các bài báo, góc nhìn tri thức, thông tin khoa học. Mỗi năm, Tạp chí Nature nhận được hơn 10.000 bài gửi đến, nhưng chỉ có 8% trong số đó lọt qua được vòng bình duyệt và được công bố. Các công trình khoa học công bố trên tạp chí này đạt trình độ nghiên cứu cơ bản (NCCB) xuất sắc, có tính đột phá, có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với cộng đồng khoa học và mà còn cả xã hội. Vừa qua, ngày 3 tháng 8 năm 2022, Tạp chí Nature đã công bố nghiên cứu “The challenge of unprecedented floods and droughts in risk management” (Thách thức của lũ lụt và hạn hán chưa từng có trong quản trị rủi ro) do TS. Heidi Kreibich – Trung tâm nghiên cứu GFZ (Đức) đứng đầu, hợp tác thực hiện với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thủy văn trên khắp thế giới, trong đó có nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Việt Nam. Đây là nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với thế giới về vai trò của quản lý rủi ro nhằm giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt và hạn hán, đặc biệt trong bối cảnh khí hậu toàn cầu đang ngày càng trở nên khắc nghiệt. Bài báo sau khi được công bố đã lập tức thu hút sự quan tâm của giới khoa học và truyền thông. Nghiên cứu đã tổng hợp và phân tích 45 cặp sự kiện cực đoan (hạn hán hoặc lũ lụt), cách nhau trung bình 16 năm, xảy ra tại 45 khu vực có sự khác biệt lớn về cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế – xã hội, khí hậu và thủy văn (Hình 1). Kết quả chỉ ra rằng việc triển khai các biện pháp quản lý rủi ro đầy đủ thường giúp giảm nhẹ thiệt hại. Vấn đề nằm ở chỗ: nếu các sự kiện cực đoan xảy ra ở một khu vực chưa từng trải qua sự kiện có cường độ tương tự trước đây, thì việc giảm nhẹ các tác động là đặc biệt khó khăn. Hình 1. Vị trí của 45 cặp sự kiện hạn hán/lũ lụt được phân tích trong nghiên cứu, cũng như kết quả đánh giá chỉ số mức độ thay đổi của sự kiện sau so với sự kiện trước trong các cặp sự kiện, phân tích theo các khía cạnh: tác động (impact), nguy cơ (hazard), mức phơi lộ (exposure), tính dễ bị tổn thương (vulnerability), và sự cải thiện trong hệ thống và phương thức quản trị. Chỉ số mức độ thay đổi được đánh giá theo 5 mức: tăng mạnh (+2), tăng nhẹ (+1), không thay đổi (0), giảm nhẹ (-1), giảm mạnh (-2). Trong 45 cặp sự kiện cực đoan, nhóm các nhà khoa học gồm TS. Huỳnh Thị Thảo Nguyên, ThS. Phạm Thị Thảo Nhi, ThS. Trần Thị Vân Thư, PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh đóng góp việc tổng hợp, phân tích 3 cặp sự kiện xảy ra tại Việt Nam; PGS.TS. Ngô Đức Thành, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tham gia tổng hợp, phân tích 1 cặp sự kiện. Kết quả của nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình giảm thiểu rủi ro do lũ lụt và hạn hán gây ra trên toàn thế giới, qua đó có thêm cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp góp phần phát triển kinh tế – xã hội của thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Bài báo ghi nhận tài trợ kinh phí của nhiều cơ quan, tổ chức tài trợ uy tín trên khắp thế giới như Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF), Bộ Giáo dục và Đổi mới Tây Ban Nha, Bộ Kinh tế và Chính sách khí hậu Hà Lan, Quỹ Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia Chile, Hội đồng nghiên cứu Môi trường Vương quốc Anh (NERC – UKRI), Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED – thông qua đề tài NCCB mã số 105.06-2019.20 do PGS.TS. Đào Nguyên Khôi làm Chủ nhiệm đề tài), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh… Những năm gần đây, thông qua tài trợ của NAFOSTED, lực lượng nghiên cứu tại các tổ chức khoa học và công nghệ trên khắp cả nước có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, với những công bố khoa học có chất lượng vượt trội. Trước đó, năm 2013, sự kiện nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác với Trường Đại học Columbia, Hoa Kỳ công bố kết quả nghiên cứu về lĩnh vực nghiên cứu ô nhiễm asen trong nước ngầm (Vol. 501, p. 204-207, 12 Sep., 2013) trên tạp Nature đã được bình chọn là một trong 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật của năm. Các nhà khoa học Việt Nam bao gồm GS.TS. Phạm Hùng Việt, TS. Phạm Thị Kim Trang, Vi Mai Lan, Nguyễn Ngọc Mai, Đào Mạnh Phú đã có đóng góp từ việc đề xuất ý tưởng đến việc trực tiếp thực nghiệm, khảo sát hiện trường và xử lý số liệu. Công trình nghiên cứu được hoàn thành nhờ sự tài trợ một phần kinh phí của NAFOSTED. Năm 2017, TS. Nguyễn Thị Ánh Dương, Viện

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về lĩnh vực vật lý thiên văn học tại tỉnh Bình Định

Trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 18, sáng 25/7/2022 tại Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, hai Hội thảo khoa học quốc tế về Vật lý thiên văn với chủ đề “Vũ trụ vàng – Vật lý thiên văn hạt nhân và tia vũ trụ trong kỷ nguyên đa thông tin” và “Vật lý thiên văn SAGI 2022 – Những hướng nghiên cứu tiên phong của vật lý thiên văn trong kỷ nguyên vàng của phân cực bụi” đã được tổ chức với sự tham dự của Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cũng tại sự kiện này, TS. Nguyễn Trọng Hiền – chuyên gia nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) – đã công bố khởi động Nhóm Vật lý thiên văn tại ICISE, tên viết tắt tiếng Anh là SAGI. Cùng với TS. Nguyễn Trọng Hiền, hai nhà khoa học gốc Việt là TS. Hoàng Chí Thiêm – Viện Khoa học vũ trụ và thiên văn Hàn Quốc và TS. Nguyễn Lương Quang – ĐH Mỹ ở Paris (The American University of Paris) sẽ dẫn dắt và hỗ trợ nhóm SAGI. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long đã tham dự và phát biểu tại Lễ khai mạc các sự kiện nêu trên. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt chào mừng các nhà khoa học trong và ngoài nước đến tham dự hội nghị tại ICISE, chúc mừng nhóm SAGI và cho biết các sự kiện là rất ý nghĩa khi năm 2022 đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chọn là Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững. Là một nước đang phát triển, với nguồn lực còn hạn chế, Việt Nam vẫn luôn coi trọng và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản, chú trọng thực hành theo các chuẩn mực quốc tế qua việc thành lập và vận hành Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, từng bước tạo lập được môi trường học thuật tiên tiến trong nước, thu hút nhiều nhà khoa học trẻ được đào tạo ở nước ngoài về nước tiếp tục phát triển các nghiên cứu tiên phong, hình thành được các tập thể khoa học mạnh, hội nhập quốc tế. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại sự kiện Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và các nhà khoa học tại Gặp gỡ Việt Nam 2022, các nhà quản lý chúc mừng nhóm SAGI Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt mong muốn sẽ thường xuyên được gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học trong và ngoài nước tại các sự kiện khoa học của Trung tâm Khoa học và giáo dục liên ngành ICISE trong thời gian tới, đồng thời gửi lời cảm ơn tới Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Định và cá nhân Giáo sư Trần Thanh Vân đã luôn nỗ lực, chung tay xây dựng cộng đồng khoa học Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hội nhập quốc tế. Cũng trong chuyến công tác tại Bình Định, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đã đến thăm Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định, Trung tâm Khám phá khoa học Bình Định, Công viên Sáng tạo TMA, Trường Đại học Quy Nhơn; tham quan một số mô hình sản xuất của các doanh nghiệp khoa học công nghệ như Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư, Công ty CP Dược – Trang Thiết bị Y tế Bình Định. Một số hình ảnh hoạt động của Bộ trưởng tại chuyến công tác: Bộ trưởng thăm và làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định    Bộ trưởng thăm Trung tâm Khám phá khoa học Bình Định, Công viên Sáng tạo TMA, Trường Đại học Quy Nhơn; tham quan mô hình sản xuất của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư   Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Việt Nam tham dự lễ khai mạc Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững

Sáng 8/7, tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris, Pháp, đã diễn ra lễ khai mạc Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững do UNESCO chủ trì tổ chức. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham dự lễ khai mạc và tọa đàm cấp cao về vai trò của khoa học trong hoạch định chính sách. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu trong cuộc Tọa đàm cấp cao về “Vai trò của khoa học trong hoạch định chính sách”. Tham dự hội nghị này có các bộ trưởng và các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học đạt giải Nobel, L’Oreal-UNESCO, Giải thưởng khoa học trẻ, đại diện các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân từ nhiều nước trên thế giới để trao đổi về vai trò và giá trị của khoa học, các biện pháp thúc đẩy đầu tư cho khoa học cơ bản vì tương lai bền vững. Trong cuộc Tọa đàm cấp cao về “Vai trò của khoa học trong hoạch định chính sách”, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã tham gia thảo luận cùng các khách mời là lãnh đạo cấp cao của một số nước thành viên UNESCO, trong đó có Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ của các nước: Trung Quốc, Cuba, Nam Phi, Nigeria, Honduras và hai nhà khoa học đạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 2012 và 2021. Chia sẻ về các bài học rút ra từ đại dịch Covid-19 dẫn tới sự thay đổi mối quan hệ giữa khoa học và hoạch định chính sách, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải mạnh mẽ đổi mới tư duy trong quản lý khoa học và công nghệ, khuyến khích thử nghiệm, chấp nhận rủi ro và thất bại, đồng thời, thúc đẩy tinh thần khoa học mở và đổi mới sáng tạo mở. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng đề xuất hình thành các nền tảng chia sẻ thông tin sáng chế, dữ liệu, công bố khoa học và phương tiện nghiên cứu nhằm giúp các nước chậm phát triển hơn có thể tiếp cận và bắt kịp với xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ thế giới. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh vấn đề lựa chọn ưu tiên và cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an toàn, an ninh cho người dân, trong đó, cần đặt người dân và con người vào trung tâm của mọi chính sách phát triển. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt có cuộc tiếp xúc với Chủ tịch mới được bầu của Đại hội đồng Liên hợp quốc Csaba Kőrösi và các đại biểu quốc tế tại hội nghị. Tham dự có Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân. Cũng trong ngày khai mạc hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận về các chủ đề “Tăng cường khoa học, công nghệ, cơ khí và toán học cho mục tiêu phát triển bền vững”, “Vai trò của khoa học cơ bản trong phát triển xã hội” và “Triển vọng của khoa học cơ bản và các mục tiêu phát triển bền vững”. Các nhà khoa học đề cập tầm quan trọng của khoa học cơ bản trong việc giải quyết những thách thức trong quá trình thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững tới năm 2030. Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các nhà khoa học khẳng định đóng góp tích cực hơn nữa cho mục tiêu chung là phát triển bền vững. Các nhà khoa học cũng cho rằng, để khoa học cơ bản có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cần có hỗ trợ nhiều hơn từ chính quyền các nước, sự nỗ lực rất lớn của từng quốc gia cũng như sự hợp tác tích cực và tin cậy giữa các quốc gia. Ngoài ra, cần có các chính sách thu hút sự tham gia của thế hệ trẻ để có thể tiếp nối và phát huy những thành tựu khoa học đã có nhằm sớm đạt mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững. Cùng ngày, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt có cuộc làm việc với Bộ trưởng Giáo dục Đại học và Nghiên cứu của Pháp, dự lễ ký Biên bản ghi nhớ Việt Nam-Pháp về hỗ trợ hợp tác về đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về công nghệ của hai nước. Năm 2022 được Liên hợp quốc tuyên bố là Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học cơ bản trong thúc đẩy tư duy sáng tạo và xã hội tri thức. Việt Nam là một trong những nước đi đầu khởi xướng và thúc đẩy thông qua Nghị quyết về Năm khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững tại Đại hội đồng UNESCO lần thứ 40 (10/2019) và là nước đồng tác giả Nghị quyết A/76/L.12 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (12/2021). Nguồn: Báo Nhân dân điện tử

Tin sự kiện, Tin tức

Hợp tác Việt Nam – Lào trong xây dựng văn bản quản lý chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ Phát triển KH&CN Lào (STDF)

Triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư “Hợp tác nghiên cứu hỗ trợ xây dựng văn bản quản lý và đào tạo nâng cao năng lực cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Lào”, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã phối hợp với Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Lào (STDF) tổ chức Hội thảo khoa học giới thiệu 04 dự thảo văn bản quản lý các chương trình tài trợ, hỗ trợ của STDF tại thủ đô Viêng Chăn Lào từ ngày 20/6 đến 24/6/2022, để lấy ý kiến của đông đảo các tổ chức, cá nhân, nhằm hoàn thiện các dự thảo văn bản nêu trên. Trước đó, trong năm 2021 NAFOSTED và STDF đã phối hợp tổ chức 03 Hội thảo trực tuyến, 03 đợt tập huấn về các nội dung công việc có liên quan. Theo nhiệm vụ được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, NAFOSTED sẽ hỗ trợ STDF xây dựng các dự thảo văn bản quản lý phục vụ triển khai các chương trình tài trợ nghiên cứu và hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực KH&CN; đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ STDF. Dự kiến kết quả nhiệm vụ bao gồm dự thảo văn bản quản lý chương trình nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng; lập dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ; nâng cao năng lực KH&CN do STDF tài trợ, hỗ trợ. Bên cạnh đó, NAFOSTED cũng hỗ trợ STDF xây dựng các quy trình nội bộ, quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng khoa học, các danh mục tạp chí uy tín đảm bảo triển khai các chương trình STDF sẽ tài trợ, hỗ trợ theo hướng hội nhập quốc tế. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Soulioudong SUNDARA – Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý STDF chủ trì, với sự tham dự của các đại biểu thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Thể thao, Kho bạc nhà nước, đại diện một số tổ chức KH&CN của Lào. Về phía NAFOSTED có TS. Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Cơ quan Điều hành Quỹ và các thành viên tham gia nhiệm vụ Nghị định thư tham dự và trình bày báo cáo tại Hội thảo. Tại Hội thảo, Thứ trưởng Soulioudong SUNDARA cảm ơn các cán bộ NAFOSTED và STDF, hoan nghênh tinh thần làm việc của cả hai phía, trong điều kiện dịch bệnh Covid – 19 vẫn phối hợp chặt chẽ và có những điều chỉnh hợp lý để triển khai có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch đề ra. Toàn cảnh Hội thảo khoa học Nhân dịp Hội thảo khoa học nêu trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Phout SIMMALAVONG – Chủ tịch Hội đồng quản lý STDF đã dành thời gian tiếp và trao đổi cùng đoàn cán bộ NAFOSTED. Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng gửi lời cảm ơn đối với đồng chí Bộ trưởng, các đồng chí Lãnh đạo Bộ KH&CN Việt Nam, các đơn vị trong Bộ và NAFOSTED đã hỗ trợ STDF Lào trong quản lý, triển khai hoạt động và nâng cao năng lực cán bộ, thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước Việt Nam – Lào. Bộ trưởng mong muốn trong thời gian tới, NAFOSTED và STDF sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, đưa các nội dung hợp tác vào chiều sâu, đáp ứng được mong mỏi của cộng đồng các nhà khoa học và nhân dân hai nước. Đoàn cán bộ NAFOSTED chụp ảnh lưu niệm cùng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào – Chủ tịch Hội đồng quản lý STDF Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG năm 2022

Triển khai chương trình hợp tác giữa Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Khoa học Cộng hòa liên bang Đức (DFG), Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài thuộc chương trình năm 2022 lần 1 như sau: 1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 30/06/2022 đến 17:00 giờ Việt Nam ngày 31/08/2022 2. Lĩnh vực nghiên cứu tài trợ: Tất cả các lĩnh vực 3. Thời gian thực hiện đề tài: 2 – 3 năm 4. Kinh phí tối đa NAFOSTED tài trợ: 02 tỷ/01 đề tài 5. Cách thức đăng ký đề tài: Hồ sơ cần được phối hợp xây dựng bởi 01 nhóm nghiên cứu phía Việt Nam và 01 nhóm nghiên cứu phía Đức. Sau đó, hồ sơ phải được CNĐT phía Việt Nam nộp cho NAFOSTED qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến OMS, CNĐT phía Đức nộp cho DFG qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến dfg.de/en. 6. Biểu mẫu hồ sơ đăng ký phía Việt Nam: Tải về tại đây. Hướng dẫn nộp hồ sơ chi tiết (xem tại đây). Thông tin tham khảo phía DFG: – International Cooperation Opportunities within the Framework of Standing Open Proposal Submission Procedures – Joint Proposal Submission with Researchers Abroad under a Standing Open Procedure (SOP) – International relations, partner organisations and funding opportunities with individual countries and regions Tin: BP HTQT

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tuyển dụng viên chức năm 2022

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo tuyển dụng viên chức năm 2022, cụ thể như sau: 1. Số lượng tuyển dụng: 08 người. 2. Yêu cầu chung: 2.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. c) Có đơn đăng ký dự tuyển; d) Có lý lịch rõ ràng; đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí dự tuyển (theo biểu chi tiết kèm theo); e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; 2.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. 3. Vị trí, chỉ tiêu, yêu cầu điều kiện cụ thể (Phụ lục chi tiết kèm theo) 4. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển Xét tuyển được thực hiện theo 2 vòng như sau: – Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. – Vòng 2: Phỏng vấn hoặc thực hành để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. – Nội dung: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi nhiệm vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển thực hiện theo quy định Điều 10 Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. 5. Hồ sơ Cá nhân có nhu cầu tham gia dự tuyển gửi Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu kèm theo Thông báo này. – Đơn đăng ký dự tuyến (tải tại đây). – Bản sao Giấy khai sinh (không yêu cầu bản sao công chứng); – Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật (dán ảnh 4x6cm) có xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển. – Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (không yêu cầu bản sao công chứng); – Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực. – 02 phong bì ghi đầy đủ thông tin nơi nhận của thí sinh. Cá nhân phải khai đầy đủ và trung thực, sau khi ứng viên trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai thông tin trong Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì kết quả tuyển dụng sẽ bị hủy bỏ, không được đăng ký tham gia kỳ tuyển dụng kế tiếp tại Quỹ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. 6. Thời hạn nộp hồ sơ: từ ngày 29/6/2022 đến hết ngày 29/7/2022 (từ 8h30 đến 17h). 7. Lệ phí tuyển dụng: Thực hiện theo Thông tư 92/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Mức thu phí: 500.000 đồng/hồ sơ đăng ký dự tuyển (Năm trăm nghìn đồng chẵn trên một hồ sơ đăng ký dự tuyển). 8. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Phòng 405 – 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Điện thoại liên hệ: 024.39367751 (máy lẻ 602) 9. Thời gian và địa điểm xét tuyển: Kỳ xét tuyển viên chức của Quỹ dự kiến tổ chức trong khoảng thời gian 20/8/2022 – 20/9/2022. Thời gian và địa điểm cụ thể sẽ được thông báo trên website của Quỹ và trực tiếp tới từng ứng viên đạt yêu cầu tại Vòng 1. Tin: BP TCCB

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc báo cáo định kỳ đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn năm 2020 đợt 2 (đã được điều chỉnh thời gian thực hiện)

Theo quy định về tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ và hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký giữa Quỹ với các Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài năm 2020 đợt 2 (đợt ký hợp đồng tháng 11/2020, đã được điều chỉnh thời gian thực hiện), Quỹ sẽ tổ chức đánh giá định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài. Đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ để tiến hành đánh giá định kỳ làm cơ sở cấp tiếp kinh phí. (Báo cáo nội dung công việc từ khi bắt đầu thực hiện đến hết tháng 06/2022). Hồ sơ đánh giá định kỳ kết quả thực hiện đề tài (bản điện tử và bản giấy/hoặc ký số) gồm: – Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài (được khai nộp trực tiếp trên hệ thống OMS); – Báo cáo chi tiết tình hình sử dụng kinh phí (Mẫu Phụ lục số 01/CT-NAFOSTED); – Kết quả minh chứng cho các nội dung công việc đã thực hiện và sản phẩm nghiên cứu khoa học của đề tài. Hồ sơ đánh giá định kỳ được gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: 1. Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (OMS) của Quỹ https://oms.nafosted.gov.vn/oms_ss thông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn và gửi tới Quỹ. 2. Sau khi hoàn thiện bản báo cáo trên OMS, nhà khoa học gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: a) Nộp hồ sơ điện tử (ký số) – Hồ sơ được ký bởi chữ ký số (bằng USB Token) của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính) và tải lên OMS cùng kết quả minh chứng cho các nội dung công việc đã thực hiện và sản phẩm nghiên cứu khoa học. b) Nộp hồ sơ bằng bản giấy – In hồ sơ được xuất ra từ hệ thống OMS (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính), ký và xác nhận bằng bút mực xanh, dấu đỏ. – Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Quỹ NAFOSTED – phòng 405, số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ ngành/liên ngành… (Quỹ khuyến khích nhà khoa học, tổ chức chủ trì thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký số điện tử). Thời hạn tiếp nhận báo cáo: Trước 17h00 ngày 15/7/2022. (Hệ thống OMS sẽ tự động đóng sau thời gian trên). Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tiến hành đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài, thông báo kết quả về tình hình cấp tiếp kinh phí đợt tiếp theo tới chủ nhiệm đề tài. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Cơ quan điều hành Quỹ theo số điện thoại: – Hỗ trợ về chuyên môn: 02439340411 (Máy lẻ 103; 104; 105; 106) – Hỗ trợ về tin học, hệ thống OMS: 02439340411 (Máy lẻ 802; 801)./. Tin: Phòng KHXH&NV

Lên đầu trang