Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc giới thiệu và đề xuất danh sách Hội đồng khoa học ngành/liên ngành trong KHXH&NV nhiệm kỳ 2021-2023

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tổ chức thành lập Hội đồng khoa học ngành/ liên ngành (HĐKH) trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhiệm kỳ 2021-2023. Để có cơ sở lựa chọn thành viên HĐKH, kính mời các nhà khoa học quan tâm giới thiệu/tự giới thiệu bản thân hoặc các nhà khoa học khác (đáp ứng đủ điều kiện) tham gia HĐKH nhiệm kỳ mới. Nhiệm vụ của Hội đồng khoa học: Hội đồng khoa học được thành lập để tư vấn cho Quỹ về các vấn đề sau đây: – Hướng nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực KHXH&NV do Quỹ tài trợ; – Đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ; – Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ. Tiêu chí lựa chọn: – Có trình độ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn (tiêu chí cụ thể xem tại đây); – Được các nhà khoa học cùng ngành tín nhiệm giới thiệu; – Cam kết tham gia và thực hiện các quy định của Quỹ.  Kế hoạch thực hiện TT Nội dung Thông tin chi tiết Thời gian dự kiến B1. Giới thiệu nhà khoa học Cộng đồng khoa học giới thiệu bổ sung các nhà khoa học đủ điều kiện tham gia Hội đồng khoa học các ngành/liên ngành. Danh sách giới thiệu mặc định của Quỹ bao gồm thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2019-2021 đủ điều kiện tiếp tục tham gia HĐKH theo quy định và các Chủ nhiệm đề tài NCCB KHXH&NV được tài trợ của Quỹ từ năm 2015 đến nay. Trường hợp số lượng dưới 25 người, giới thiệu thêm Chủ nhiệm đề tài NCCB trong KHXH&NV của Quỹ giai đoạn 2011-2014.   Từ 01/7/2021-15/7/2021 B2 Cập nhật lý lịch khoa học Các nhà khoa học trong danh sách đề cử cập nhật lý lịch khoa học theo hướng dẫn trên hệ thống OMS. Chỉ những cá nhân đã cập nhật thông tin mới có tên trong danh sách lựa chọn HĐKH nhiệm kỳ 2021-2023. Từ 01/7/2021-30/7/2021 (Theo kế hoạch cũ từ 01/7/2021-20/7/2021) B3 Đề xuất HĐKH mới Các nhà khoa học vào hệ thống OMS đề xuất HĐKH nhiệm kỳ mới. – Cử tri (người bầu) bao gồm: Tất cả thành viên HĐKH các ngành/liên ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV nhiệm kỳ 2019-2021 và tất cả nhà khoa học thuộc danh sách ứng viên (người được bầu).- Ứng viên (người được bầu) bao gồm: Chủ nhiệm đề tài đủ điều kiện, Hội đồng khoa học các ngành/liên ngành KHXH&NV nhiệm kỳ 2019 – 2021 đủ điều kiện, các nhà khoa học được đề cử đủ điều kiện. Từ 23/8/2021-10/9/2021 (Theo kế hoạch cũ từ 01/8/2021-20/8/2021) B4 Tổng hợp kết quả – Tổng hợp kết quả giới thiệu từ cộng đồng khoa học – Rà soát các thông tin đăng ký của nhà khoa học. – Trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt. Tháng 9/2021 (Theo kế hoạch cũ từ tháng 8-9/2021) B5 Thành lập HĐKH ngành Quyết định thành lập HĐKH ngành/ liên ngành nhiệm kỳ 2021-2023 Tháng 10/2021 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trân trọng kính mời các nhà khoa học tham gia tích cực vào việc bình chọn thành viên các HĐKH ngành/ liên ngành thông qua tài khoản trên hệ thống Quản lý Thông tin trực tuyến (OMS) (http://oms.nafosted.gov.vn/oms_ss/account/index.php) Sự ủng hộ của các nhà khoa học sẽ góp phần quan trọng trong việc lựa chọn các thành viên có năng lực, uy tín để tham gia vào các HĐKH ngành/ liên ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhiệm kỳ 2021-2023 của Quỹ. Trân trọng cảm ơn./. Tin: Phòng Khoa học xã hội và nhân văn (Nguyễn Quỳnh Hoa)

Sự kiện, Tin tức

Thông báo mời nộp hồ sơ đăng ký đề tài Tiềm năng năm 2021 theo Thông tư số 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài Tiềm năng theo Thông tư số 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN bắt đầu đăng ký thực hiện từ năm 2022. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 1 tháng 7 năm 2021 đến 17h00 ngày 16 tháng 8 năm 2021 (thứ Hai) hoặc khi số lượng hồ sơ đăng ký trên hệ thống OMS đạt 70 hồ sơ. 1. Mục tiêu tài trợ Tài trợ các hoạt động nghiên cứu có tính ứng dụng cao và có triển vọng tạo ra, phát triển hướng nghiên cứu mới hoặc sản phẩm mới thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia. 2. Đối tượng tài trợ Các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; Các tổ chức, cá nhân khác và các doanh nghiệp có liên quan. 3. Yêu cầu chung 3.1. Vấn đề nghiên cứu của đề tài: Phải có tính đột phá, tiên phong, khi được nghiên cứu thành công có khả năng mở ra hướng nghiên cứu mới trong khoa học và công nghệ hoặc tạo ra sản phẩm công nghệ mới. Đối với nghiên cứu tạo ra sản phẩm công nghệ mới phải có địa chỉ ứng dụng cho các kết quả chính tạo ra khi đề tài được hoàn thành; 3.2. Lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia 3.2.1. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. 3.2.2. Lĩnh vực khoa học tự nhiên. 3.2.3. Các hướng công nghệ ưu tiên: a) Công nghệ thông tin và truyền thông; b) Công nghệ sinh học; c) Công nghệ vật liệu mới; d) Công nghệ chế tạo máy – Tự động hóa; e) Công nghệ môi trường. (Các hướng khoa học và công nghệ ưu tiên được quy định cụ thể tại Khoản 3, Mục III Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020). 3.3. Thời gian thực hiện đề tài: Không quá 36 tháng. 4. Sản phẩm của đề tài a) Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm giải pháp khoa học và công nghệ với đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn để giải quyết vấn đề đặt ra, sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu (nếu có). b) Công bố khoa học dưới một trong các hình thức sau: – Ít nhất hai (02) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín; – Bằng độc quyền sáng chế được chuyên gia đánh giá xác định chất lượng nội dung khoa học hoặc bằng bảo hộ giống cây trồng. Trường hợp chưa được cấp bằng thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về khả năng bảo hộ. (Ưu tiên đối với các nhiệm vụ thuộc 05 hướng công nghệ ưu tiên đăng ký bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng bảo hộ giống cây trồng). 5. Điều kiện của tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài 5.1. Đối với tổ chức đăng ký chủ trì đề tài: a) Có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài; b) Có điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp để triển khai thực hiện đề tài; c) Không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN trong thời gian 01 năm, tính từ thời điểm có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. 5.2. Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài: a) Là người đề xuất và chủ trì xây dựng thuyết minh đề tài; b) Có trình độ từ đại học trở lên và đang hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài; c) Có khả năng tổ chức thực hiện và bảo đảm thời gian để chủ trì đề tài; d) Không bị hạn chế quyền công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam; đ) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì đề tài theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN; e) Đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau đây: – Phải có công trình công bố trên tạp chí ISI uy tín có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ. – Là tác giả sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ, có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký và được ứng dụng vào thực tiễn trong thời gian bảy (07) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ. 6. Hồ sơ đăng ký đề tài 6.1. Hồ sơ đăng ký đề tài (tải tại đây) a) Đơn đăng ký đề tài (Mẫu ĐXTN-02 – Khai trên hệ thống OMS) b) Thuyết minh đề tài (Mẫu ĐXTN-03) c) Thuyết minh tóm tắt đề tài (Mẫu ĐXTN-04 – Khai trên hệ thống OMS) d) Kê khai năng lực nghiên cứu và cơ sở vật chất của đơn vị đăng ký chủ trì đề tài (mẫu ĐXTN-05) e) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm (cùng các tài liệu chứng minh thành tích theo yêu cầu tại Khoản 2 Điều 9 của Thông tư 40/2014/TT-BKHCN) và các thành viên tham gia đề tài (Mẫu ĐXTN-06). f) Xác nhận phối hợp của các đơn vị phối hợp (Mẫu ĐXTN-07) g) Giấy xác nhận khả năng ứng dụng kết quả của đề tài (Yêu cầu đối với đề tài tạo ra sản

Sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc báo cáo định kỳ đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn năm 2020 đợt 1

Theo quy định về tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ và hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký giữa Quỹ với các Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài năm 2020 đợt 1 (đợt ký hợp đồng tháng 06/2020), Quỹ sẽ tổ chức đánh giá định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài. Đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ để tiến hành đánh giá định kỳ làm cơ sở cấp tiếp kinh phí. Hồ sơ đánh giá định kỳ kết quả thực hiện đề tài gồm: – Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài (Mẫu NCCB06); – Báo cáo chi tiết tình hình sử dụng kinh phí (Mẫu Phụ lục số 01/CT-NAFOSTED); – Kết quả minh chứng cho các nội dung công việc đã thực hiện và sản phẩm nghiên cứu khoa học của đề tài. Hồ sơ đánh giá định kỳ gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: 1. Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (OMS) của Quỹ https://oms.nafosted.gov.vn/oms_ss thông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn và gửi tới Quỹ. 2. Sau khi hoàn thiện bản báo cáo trên OMS, nhà khoa học gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: a) Nộp hồ sơ điện tử (ký số) – Hồ sơ được ký bởi chữ ký số của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính) và tải lên OMS cùng kết quả minh chứng cho các nội dung công việc đã thực hiện và sản phẩm nghiên cứu khoa học. b) Nộp hồ sơ bản giấy (trường hợp tổ chức, CNĐT không sử dụng chữ ký số) – In hồ sơ được xuất ra từ OMS (bao gồm cả các tệp kết quả minh chứng đã tải lên), ký và xác nhận bằng bút mực xanh, dấu đỏ. – Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Quỹ NAFOSTED – phòng 405, số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ ngành/liên ngành….. Đề nghị Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài gửi báo cáo bản điện tử trên OMS trước ngày 10/7/2021 và bản giấy trước ngày 15/7/2021. Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tiến hành đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài, thông báo kết quả về tình hình cấp tiếp kinh phí đợt tiếp theo tới chủ nhiệm đề tài. Căn cứ vào tình hình kinh phí cấp đợt 1 năm 2020, tiến độ thực hiện một số đề tài có thể bị ảnh hưởng bởi việc cấp kinh phí muộn. Trường hợp các đề tài bị ảnh hưởng do kinh phí đợt 1 cấp muộn và có nhu cầu điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng: – Chủ nhiệm đề tài gửi hồ sơ đến Quỹ đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng. Hồ sơ gửi đến Quỹ gồm (1) Văn bản đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng. Thời gian điều chỉnh tương ứng với thời gian chậm nhận kinh phí. (2) Phụ lục điều chỉnh nội dung thực hiện hợp đồng (Mẫu phụ lục kèm theo). – Thời hạn đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện: trước ngày 10/7/2021 Các đề tài đã gửi văn bản đề nghị điều chỉnh và được Quỹ đồng ý sẽ thực hiện theo kế hoạch sau khi điều chỉnh. Việc báo cáo định kỳ trong năm 2021 sẽ thực hiện khi có thông báo đợt sau của Quỹ về tiếp nhận báo cáo định kỳ (dự kiến Quý IV/2021). Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Cơ quan điều hành Quỹ theo số điện thoại: – Hỗ trợ về chuyên môn: 02439340411 (Máy lẻ 102; 103;104;105) – Hỗ trợ về tin học, hệ thống OMS: 02439340411 (Máy lẻ 802; 610)./. Phòng KHXH&NV – Nguyễn Quỳnh Hoa

Sự kiện, Tin tức

Thông báo điều chỉnh phương thức tiếp nhận hồ sơ Chương trình NCCB trong KHTN&KT đợt 1/2021

Do thời hạn thu hồ sơ chương trình NCCB trong KHTN&KT sắp kết thúc, dự kiến số lượt nhà khoa học đến nộp hồ sơ (bản giấy) tại Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia sẽ tăng cao. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), để hạn chế việc tụ tập đông người tại nơi nộp hồ sơ đăng ký đề tài, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xin thông báo: Không tiếp nhận hồ sơ đối với chương trình NCCB trong KHTN&KT trực tiếp tại Văn phòng Quỹ từ ngày 22/6/2021. Hồ sơ bản giấy gửi qua đường bưu điện (ngày nộp hồ sơ tính theo dấu bưu điện). Mọi vấn đề cần hỗ trợ vui lòng liên hệ: – Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – Văn phòng Quỹ: 0243 936 7750 – số máy lẻ 0, 601, 608; – Bộ phận Công nghệ thông tin: 0243 936 7750 – số máy lẻ 801 hoặc 802. Đề nghị các nhà khoa học lưu ý, chuẩn bị hồ sơ theo thông báo của Quỹ để đảm bảo hồ sơ hợp lệ, đưa vào đánh giá, xem xét tài trợ. Đối với các hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ gửi thông tin (qua email) tới chủ nhiệm đề tài (trước 20/7/2021) để chủ nhiệm đề tài biết và chủ động hoạt động nghiên cứu. Xin trân trọng thông báo để các nhà khoa học được biết và phối hợp thực hiện./. Tin: Văn phòng Quỹ

Sự kiện, Tin tức

Thông báo điều chỉnh phương thức tiếp nhận hồ sơ Chương trình NCCB trong KHTN&KT đợt 1/2021

Do thời hạn thu hồ sơ chương trình NCCB trong KHTN&KT sắp kết thúc, dự kiến số lượt nhà khoa học đến nộp hồ sơ (bản giấy) tại Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia sẽ tăng cao. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), để hạn chế việc tụ tập đông người tại nơi nộp hồ sơ đăng ký đề tài, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xin thông báo: Không tiếp nhận hồ sơ đối với chương trình NCCB trong KHTN&KT trực tiếp tại Văn phòng Quỹ từ ngày 22/6/2021. Hồ sơ bản giấy gửi qua đường bưu điện (ngày nộp hồ sơ tính theo dấu bưu điện). Mọi vấn đề cần hỗ trợ vui lòng liên hệ: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – Văn phòng Quỹ ( Điện thoại: 0243 936 7750 số máy lẻ 0, 601, 608); Bộ phận Công nghệ thông tin số máy lẻ 801 hoặc 802. Đề nghị các nhà khoa học lưu ý, chuẩn bị hồ sơ theo thông báo của Quỹ để đảm bảo hồ sơ hợp lệ, đưa vào đánh giá, xem xét tài trợ. Đối với các hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ gửi thông tin (qua email) tới chủ nhiệm đề tài (trước 20/7/2021) để chủ nhiệm đề tài biết và chủ động hoạt động nghiên cứu. Xin trân trọng thông báo để các nhà khoa học được biết và phối hợp thực hiện./. Tin: Văn phòng Quỹ

Sự kiện, Tin tức

Thông báo tình hình cấp kinh phí đối với các đề tài do Quỹ tài trợ (Quý 1-2/2021)

Trong Quý 1/2021, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã thực hiện cấp kinh phí đối với các nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ, hỗ trợ, bao gồm các đề tài NCCB trong lĩnh vực KHTN&KT, KHXH&NV, nhiệm vụ KH&CN đột xuất, tiềm năng, nghiên cứu ứng dụng, đề tài thuộc chương trình hợp song phương và các hoạt động nâng cao năng lực KH&CN quốc gia với tổng kinh phí là trên 100 tỷ đồng được cấp cho Quỹ tháng 12/2020 (chi tiết xem thông báo tháng 12/2020). Ngày 10/6/2021, Quỹ đã tiếp nhận Ngân sách nhà nước đợt 1/2021 216 tỷ đồng dành cho tài trợ, hỗ trợ. Dự kiến CQĐH Quỹ sẽ thực hiện cấp kinh phí đối một số nhóm đề tài được phê duyệt và ký hợp đồng vào cuối năm 2020 và các đề tài chưa được cấp kinh phí vào năm 2020 theo tiến độ (như trong thông báo tháng 12/2020), cụ thể như sau: Chương trình tài trợ Số đề tài Kinh phí (tỷ đồng) Ghi chú Nghiên cứu cơ bản trong KHTN 540 169,1 Kinh phí đợt 1 đề tài năm 2020 (hợp đồng ký tháng 10/2020) và kinh phí định kỳ, cuối kỳ các đề tài 2015-2019 (đánh giá năm 2020). Nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV đợt 2 2020 45 19,8 Hợp đồng ký tháng 11/2020 Nhiệm vụ đột xuất, NC ứng dụng 35 16,0 Hợp đồng ký tháng 11, 12/2020 Nghiên cứu song phương 24 9,1 Kinh phí đợt 1 Nafosted-FWO (hợp đồng ký tháng 1/2021) và kinh phí định kỳ, cuối kỳ đề tài hợp tác song phương (đánh giá năm 2020) Hoạt động nâng cao năng lực KH&CN 20 2,0 Nghiên cứu sau tiến sỹ (hợp đồng ký năm tháng 12/2020) Dự kiến thủ tục cấp kinh phí nêu trên sẽ thực hiện trong tháng 6-7/2021 (tiến độ phụ thuộc vào xử lý của KBNN). CQĐH Quỹ sẽ thông tin đối với các đề tài được cấp kinh phí (qua email) cho các chủ nhiệm đề tài để phối hợp, thực hiện. Do hạn chế về ngân sách được cấp, các đề tài đã đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả vào đầu năm 2021 sẽ chưa được cấp kinh phí đợt này. CQĐH Quỹ sẽ tiếp tục thông báo về việc cấp kinh phí đối với các đề tài trên sau khi có quyết định của các cơ quan quản lý (dự kiến vào tháng 7-8/2021). Kính thông báo để các nhóm nghiên cứu, các tổ chức chủ trì được biết và chủ động tổ chức, thực hiện nghiên cứu. Tin: Phòng Tài chính – Kế toán (Phan Thị Minh Nguyệt)

Sự kiện, Tin tức

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm việc với Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Ngày 26/5/2021, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã có buổi làm việc với Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ). Tham dự buổi làm việc còn có Thứ trưởng Phạm Công Tạc, đại diện các Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên, Vụ Kế hoạch – Tài chính và đại diện Ban Kiểm soát Quỹ. Tại buổi làm việc, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc CQĐH Quỹ và ông Phạm Đình Nguyên, Phó Giám đốc CQĐH Quỹ đã báo cáo về hoạt động, phương thức quản lý đề tài và quy mô tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ và khai trương hoạt động từ tháng 2/2008. Đến nay, Quỹ được vận hành theo Điều lệ quy định bởi Nghị định số 23/2014/NĐ-CP và được điều chỉnh bởi Nghị định số 19/2021/NĐ-CP. Phương thức quản lý đề tài của Quỹ được xây dựng hướng tới chất lượng nghiên cứu, khách quan, thuận lợi trong thực hiện, dựa trên ba trụ cột – cơ chế quản lý khoa học, cơ chế tài chính, quy trình thủ tục hành chính. Cơ chế quản lý khoa học hướng tới các chuẩn mực, thông lệ quốc tế (trong phân loại loại hình nhiệm vụ tài trợ; trong các đánh giá năng lực nhà khoa học, nhóm nghiên cứu; trong đánh giá đề tài tài trợ). Cơ chế tài chính hướng tới rút ngắn tối thiểu thời gian xử lý tài chính và tài trợ thực chất, hiệu quả kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Quy trình thủ tục hành chính hướng tới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, minh bạch thông tin, nêu cao tinh thần hỗ trợ, phục vụ, tạo thuận lợi tối đa cho nhà khoa học. Các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ thực hiện các chính sách KH&CN của Đảng và Nhà nước (Điều 50 Luật KH&CN 2013 về mục đích chi NSNN cho KH&CN; nội dung phát triển NCCB, năng lực KH&CN của Kết luận 50-KL/TW năm 2019), các chương trình KH&CN của Chính phủ (các Nghị định của Chính phủ về sử dụng, trọng dụng và thu hút cá nhân hoạt động KH&CN; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các chương trình phát triển NCCB; chỉ số đổi mới sáng tạo GII…). Quy mô tài trợ, hỗ trợ của Quỹ tăng dần qua các năm 2008-2019, trong đó chương trình tài trợ Nghiên cứu cơ bản (NCCB) chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) về cả số lượng đề tài và kinh phí. Trong những năm gần đây, Quỹ thực hiện tài trợ đối với số lượng lớn các nhóm nghiên cứu (1.200-1.500 nhóm tại một thời điểm), nghiên cứu các vấn đề có tính mới, có chất lượng chuyên môn cao, đóng vai trò quan trọng trong duy trì và phát triển năng lực chuyên môn của các nhà khoa học. Số lượng công bố khoa học quốc tế uy tín (CBQT) từ các nghiên cứu do Quỹ tài trợ tăng hằng năm, chiếm 15-20% CBQT tính cho Việt Nam (trên 50% đối với số lượng công bố tài trợ từ NSNN). Các nghiên cứu được tài trợ cũng mang tính “nội lực” cao (nhà khoa học Việt Nam chủ trì công bố khoa học là kết quả của nghiên cứu) và góp phần đào tạo sau đại học (mỗi đề tài góp phần đào tạo xấp xỉ 1 tiến sỹ và 2 thạc sỹ gắn với CBQT). Về kinh phí thực hiện, những năm gần đây, nhiệm vụ và hoạt động được phê duyệt tài trợ, hỗ trợ với tổng kinh phí thực hiện khoảng 300-400 tỷ đồng mỗi năm. Trong khi số lượng nhiệm vụ và kinh phí được phê duyệt tài trợ có xu thế tăng, kinh phí ngân sách cấp cho Quỹ giảm. Năm 2020, do hạn chế về kinh phí được cấp, Quỹ phải giảm số đợt tiếp nhận hồ sơ đăng ký mới, tạm dừng tiếp nhận hồ sơ với một số chương trình, dẫn đến giảm số lượng đề tài, không duy trì được xu thế tăng trưởng về quy mô tài trợ từ giai đoạn năm 2016-2019. Năm 2021, Quỹ cơ bản không ký hợp đồng tài trợ mới mà chỉ tiếp nhận hồ sơ các chương trình để xem xét tài trợ từ năm 2022. Việc giảm quy mô tài trợ 2020-2021 ảnh hưởng trực tiếp tới công tác nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu cũng như ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu, công bố quốc tế trong giai đoạn 2022-2024. Để tiếp tục triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ với quy mô đủ lớn, tiếp tục mở rộng so với giai đoạn 2016-2020 để thực hiện các nhiệm vụ được giao, đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng, duy trì và phát triển nguồn lực KH&CN chất lượng cao của đất nước, CQĐH Quỹ đề xuất trong năm 2021, Quỹ được bổ sung nguồn kinh phí để đánh giá, xét chọn các hồ sơ tài trợ mới, cấp kinh phí tài trợ theo tiến độ đối với các đề tài đang tài trợ; trong các năm tiếp theo, Quỹ được đảm bảo phân bổ ngân sách đủ như quy định tại Điều lệ Quỹ (Nghị định 19/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, CQĐH Quỹ cũng kiến nghị Lãnh đạo Bộ quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường hỗ trợ để thực hiện các chương trình phát triển NCCB do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Sau khi nghe báo cáo của CQĐH Quỹ, phát biểu của đại diện các đơn vị, ý kiến của Thứ trưởng Phạm Công Tạc, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt ghi

Sự kiện, Tin tức

Kết quả xét chọn Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2021

Tháng 11/2020, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã thông báo về việc tổ chức Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2021 và tiếp nhận 41 hồ sơ đăng ký từ các tổ chức KH&CN và các nhà khoa học trên khắp cả nước. Các hồ sơ tiếp nhận được phân bố ở cả 8 ngành trong lĩnh vực KHTN&KT, trong đó Vật lý và Khoa học Nông nghiệp là các ngành có nhiều hồ sơ nhất (9 hồ sơ/ngành). Quy trình đánh giá Giải thưởng năm 2021 được thực hiện theo quy định (như các năm trước), bao gồm kiểm tra điều kiện hồ sơ; xin ý kiến chuyên gia phản biện; đánh giá tại Hội đồng Khoa học ngành của Quỹ (HĐKH) và Hội đồng Giải thưởng (HĐGT). Kết quả, các HĐKH đề xuất 02 đề cử Giải thưởng chính và 02 đề cử Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ để xem xét tại HĐGT. Các hồ sơ đề cử đã được rà soát, hoàn thiện và gửi xin ý kiến chuyên gia phản biện quốc tế (trung bình 3 phản biện/hồ sơ) trước phiên họp của HĐGT. Ngày 29/4/2021, HĐGT năm 2021 đã tiến hành phiên họp đánh giá xét chọn hồ sơ. HĐGT năm nay, ngoài các Chủ tịch HĐKH ngành của Quỹ còn có sự tham gia của GS. Pierre Darriulat (Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và GS. Henry Nguyen. T (Trường Đại học Missouri, Mỹ). Sau hơn 4 tiếng thảo luận và bỏ phiếu, HĐGT đã quyết định không đề xuất trao tặng Giải thưởng cho các hồ sơ đề cử. Ngày 13/5/2021, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã phê duyệt đề xuất của HĐGT. Như vậy, năm nay Bộ KH&CN sẽ không tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu vào dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Giải thưởng Tạ Quang Bửu là Giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có vai trò chính trong các công trình khoa học xuất sắc, được thực hiện tại Việt Nam, công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng được triển khai từ năm 2013, trong 07 năm vừa qua đã tiếp nhận hơn 360 hồ sơ đăng ký tham dự, trao tặng 16 Giải thưởng chính và 04 Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ. Năm nay, mặc dù số lượng hồ sơ tham gia đánh giá xét chọn của Giải thưởng tương đương với số lượng hồ sơ các năm vừa qua với nhiều ứng viên tiềm năng, số lượng hồ sơ được các HĐKH đề cử khá hạn chế cả về số lượng (04) và lĩnh vực (các đề cử chỉ thuộc 02 lĩnh vực Khoa học Trái đất và Môi trường và Khoa học Nông nghiệp). Các hồ sơ HĐKH đề cử năm nay đều thuộc lĩnh vực thực nghiệm, liên quan đến các vấn đề đang được thế giới quan tâm (biến đổi khí hậu – công trình của PGS.TS. Ngô Đức Thành, TS. Bùi Minh Tuân) hoặc có đóng góp trong phát triển kinh tế xã hội (sử dụng chất thay thế kháng sinh để phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản – công trình của TS. Đỗ Hữu Hoàng, kết hợp các ưu điểm của các kỹ thuật khác nhau, đem lại hiệu quả tổng hợp ưu việt, tạo ra cây giống chất lượng cao, áp dụng đối với cây hoa Cúc – công trình của TS. Hoàng Thanh Tùng). Tại phiên họp của HĐGT ngày 29/4/2021, các thành viên HĐGT đã xem xét, cân nhắc đề cử của các HĐKH ngành trên tinh thần đảm bảo chất lượng của Giải thưởng. GS.TSKH. Ngô Việt Trung, Chủ tịch HĐGT cho biết “nhìn vào chất lượng công bố quốc tế của khoa học cơ bản, liên quan đến các ngành khoa học mà Quỹ tài trợ, tôi nghĩ là số lượng các bài báo trong các tạp chí hàng đầu đã tăng lên rõ rệt và tốt hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu mà chúng ta bắt đầu triển khai giải thưởng này” (Theo Tạp chí Tia Sáng). Tuy nhiên, các thành viên HĐGT cho rằng số lượng và chất lượng của hồ sơ đề nghị trao tặng Giải thưởng hàng năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan, như tình hình nghiên cứu, sự quan tâm, chú trọng của các tổ chức và cá nhân đến công tác đề cử/ứng cử Giải thưởng hoặc các tác động của xã hội đến việc công bố các kết quả nghiên cứu (dịch Covid-19). Cũng tại phiên họp, các thành viên HĐGT đã trao đổi, thảo luận các vấn đề nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của Giải thưởng như xem xét mở rộng số lượng giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ, thời điểm xét chọn (thường niên hay định kỳ) hay việc đề cử, tự ứng cử Giải thưởng. Toàn cảnh phiên họp HĐGT Tạ Quang Bửu năm 2021         Thứ trưởng Phạm Công Tạc – Trưởng Ban Tổ chức Giải thưởng và GS.TSKH Ngô Việt Trung – Chủ tịch HĐGT Tạ Quang Bửu năm 2021 tại phiên họp Số lượng hồ sơ được đề cử từ tổ chức, cá nhân năm 2021 chiếm 32% tổng số hồ sơ tiếp nhận (13/41) tiếp tục xu thế tăng trong các năm gần đây, nhưng tỷ lệ này còn thấp. Các thành viên HĐGT cho rằng, trong các năm tiếp theo, Cơ quan thường trực Giải thưởng cần tiếp tục đẩy mạnh việc đề cử, giới thiệu của các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân đối với các ứng viên tiềm

Sự kiện, Tin tức

Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật năm 2021

Trong khuôn khổ Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo kế hoạch đánh giá xét chọn và tài trợ đề tài năm 2021 như sau: 1. Mục tiêu tài trợ: – Tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản trong các tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam. – Nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh; góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hướng tới chuẩn mực quốc tế. – Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học. 2. Phạm vi tài trợ Các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật bao gồm Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học y – dược và Khoa học nông nghiệp. Các hồ sơ đề xuất đăng ký theo phân ngành tương ứng với các Hội đồng khoa học của Quỹ, bao gồm Toán học (101), Khoa học Thông tin và Máy tính (102), Vật lý (103), Hóa học (104), Khoa học Trái đất và Môi trường (105); Sinh học Nông nghiệp (106), Cơ học (107) và Y sinh Dược học (108). 3. Đối tượng tài trợ – Tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học; tổ chức nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam. – Cá nhân nhà khoa học là công dân Việt Nam; nhà khoa học nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân nhà khoa học Việt Nam. 4. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài và yêu cầu về kết quả đề tài Đối với tổ chức chủ trì đề tài: a) Các tổ chức khoa học và công nghệ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài; b) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ chức chủ trì đối với các đề tài đã được Quỹ tài trợ. Đối với chủ nhiệm đề tài: a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài, đang làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp chủ nhiệm đề tài không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ nào, phải được một tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam uy tín trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp bảo trợ và chấp nhận làm tổ chức chủ trì; b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài; d) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì, tham gia đề tài theo quy định. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: a) Thành viên nghiên cứu chủ chốt, thư ký khoa học: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu phù hợp được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ. Trường hợp là thạc sĩ phải có kết quả nghiên cứu phù hợp, có 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; b) Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài phải có nội dung luận án phù hợp với đề tài, có quyết định giao đề tài luận án không quá 24 tháng tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; c) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác. Yêu cầu đối với kết quả đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài phải có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín. Chủ nhiệm đề tài là tác giả chính của ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín là kết quả của đề tài. Trường hợp đề tài có bài báo công bố trên tạp chí ISI có uy tín được xem xét thay thế cho 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín; Quỹ công bố các danh mục tạp chí ISI có uy tín, quốc tế có uy tín và quốc gia có uy tín làm căn cứ cho việc xem xét điều kiện đầu vào của chủ nhiệm đề tài (đối chiếu với Danh mục tạp chí ISI có uy tín và quốc tế có uy tín do Quỹ ban hành gần nhất trước đó) và công nhận kết quả công bố của các đề tài do Quỹ tài trợ (đối chiếu với các danh

Sự kiện, Tin tức

Thông báo kết quả điểm thi sát hạch tuyển dụng viên chức Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia năm 2021

Căn cứ kết quả tại phiên họp Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2021 của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ngày 28/4/2021, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo kết quả điểm sát hạch, xét tuyển viên chức Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia năm 2021 (xem tại đây). Quỹ sẽ liên hệ và thông báo thực hiện các thủ tục liên quan tới các ứng viên đạt yêu cầu. Tin: TCCB (Lê Ngọc Bích)

Lên đầu trang