Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Tin tức

Thông báo phê duyệt đợt 1 “Danh mục đề tài NCCB trong KHTN được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2011”

Ngày 16/9/2011, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt đợt 1 Danh mục 151 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2011 (Quyết định số 27/QĐ-HĐQLQ). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: STT Lĩnh vực tài trợ Số lượng đề tài được tài trợ 1 Toán học 16 2 KH thông tin & Máy tính 13 3 Vật lý 36 4 Hóa học 23 5 Khoa học trái đất 15 6 Khoa học sự sống 40 7 Cơ học 8 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiển trong thời gian 20/9 đến 15/10). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ xung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng. Các đề tài phê duyệt đợt 2 chủ yếu bao gồm các đề tài có chủ nhiệm đề tài đang thực hiện đề tài được Quỹ tài trợ năm 2009. Quá trình phê duyệt các đề tài này sẽ phụ thuộc vào tiến độ thực hiện, nghiệm thu, dự kiến tiến hành vào tháng 11, 12 năm 2011.

Thông báo

Danh sách đề tài khoa học tự nhiên năm 2011 (Đợt I)

Ngày 16/9/2011, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt đợt 1 Danh mục 151 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2011 (Quyết định số 27/QĐ-HĐQLQ). Danh sách cụ thể các đề tài tra cứu tại Danh mục tài trợ. STT Lĩnh vực tài trợ Số lượng đề tài được tài trợ 1 Toán học 16 2 Tin học 13 3 Vật lý 36 4 Hóa học 23 5 Khoa học trái đất 15 6 Khoa học sự sống 40 7 Cơ học 8 Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tổ chức rà soát dự toán kinh phí của các đề tài thuộc Danh mục nêu trên (dự kiển trong thời gian 20/9 đến 15/10). Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí các đề tài thuộc danh mục nêu trên, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ xung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng. Các đề tài phê duyệt đợt 2 chủ yếu bao gồm các đề tài có chủ nhiệm đề tài đang thực hiện đề tài được Quỹ tài trợ năm 2009. Quá trình phê duyệt các đề tài này sẽ phụ thuộc vào tiến độ thực hiện, nghiệm thu, dự kiến tiến hành vào tháng 11, 12 năm 2011.

Tin tức

Thông báo tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn bắt đầu thực hiện từ năm 2012

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia công bố tài trợ đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn bắt đầu thực hiện từ năm 2012. Thời hạn nhận hồ sơ để xét duyệt đợt này là từ ngày thông báo đến trước 16h30 ngày 14/10/2011, các hồ sơ nhận được sau thời hạn này sẽ xét chọn vào đợt sau. – Tạo điều kiện và xây dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, có tính liên tục, kế thừa và đổi mới nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn. – Phát triển năng lực nghiên cứu cơ bản của cá nhân, tập thể ở các trường đại học, viện nghiên cứu; hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh đạt trình độ quốc tế; góp phần đào tạo nhân lực khoa học xã hội và nhân văn trình độ cao. – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế, tăng nhanh số lượng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. – Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu cơ bản nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung. Phạm vi tài trợ: Đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc các ngành: Triết học, Tôn giáo học, Xã hội học, Chính trị học; Kinh tế học; Luật học; Sử học, Khảo cổ, Dân tộc học; Khu vực học, Quốc tế học; Tâm lý học, Giáo dục học; Văn học, Ngôn ngữ học; Văn hoá học, Nghiên cứu nghệ thuật, Báo chí, Truyền thông. Đối tượng: Các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ thuộc các tổ chức khoa học và công nghệ có chức năng nghiên cứu cơ bản đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn nêu tại Quy định tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-HĐQLQ ngày 08/4/2010 của Hội đồng quản lý Quỹ. Hồ sơ đăng ký đề tài: (Phụ lục 1-ĐĐK) (Phụ lục 2-TMĐT) (Phụ lục 3-NLTC, Phụ lục 3.1-LLKH) Các biểu mẫu hồ sơ đăng ký đề tài có thể tải từ trang Web của Quỹ theo địa chỉ: (www.nafosted.gov.vn). – Bản điện tử được lưu trong các thiết bị lưu trữ điện tử như đĩa CD(file dạng Word, font chữ Times New Roman, khổ chữ 13) có ghi tên chủ nhiệm đề tài và ngành nghiên cứu. – Trước khi nộp hồ sơ, chủ nhiệm đề tài lập Phiếu khai Hồ sơ theo mẫu của Quỹ (02 bản) để đối chiếu và giao nhận. Hồ sơ đăng ký đề tài, bao gồm: – Đơn đăng ký đề tài ; – Thuyết minh đề tài ; – Năng lực tổ chức chủ trì, Lý lịch khoa học của thành viên nghiên cứu – Các tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu: Chỉ nộp 03 bài đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia và 01 sách chuyên khảo hoặc 01 bài đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có giá trị chứng minh theo quy định, được công bố trong 5 năm gần đây tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Quy định về hồ sơ đăng ký: – Bản in trên giấy bao gồm 03 bộ hồ sơ tiếng Việt, trong đó 01 hồ sơ gốc (dấu đỏ), 02 bộ bản sao (copy). Hồ sơ đăng ký phải được lập theo các biểu mẫu của Quỹ, có xác nhận của tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ (tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại kho bạc nhà nước); – Các tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu (không đóng cùng Đơn đăng ký, Thuyết minh đề tài, Lý lịch khoa học), gồm: 01 bản toàn văn (sách chuyên khảo và tạp chí khoa học chuyên ngành); 02 bản sao các trang bìa và trang cuối đầy đủ các thông tin về tên tác giả, tên công trình, năm xuất bản, nhà xuất bản, thời gian nộp lưu chiểu (sách chuyên khảo) và trang bìa tạp chí, mục lục và trang đầu bài báo (tạp chí khoa học chuyên ngành). Thời hạn và địa chỉ nhận hồ sơ: Thời hạn nhận hồ sơ đăng ký đề tài: Từ sau ngày thông báo đến trước 16h30 ngày 14/10/2011. Hồ sơ đăng ký đề tài được gửi đến: Cơ quan điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ phận Hành chính), Số 38 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Điện thoại: (04) 3936 7750/ 3936 9502. Dự kiến thời gian tổ chức đánh giá xét chọn, công bố kết quả: – Rà soát phân loại hồ sơ: 15/10/2011 đến 30/10/2011 – Tổ chức đánh giá xét chọn: 01/11/2011 đến 31/12/2011 – Tổng hợp, công bố kết quả: 01/01/2012 đến 31/01/2012 – Hoàn chỉnh hồ sơ, ký hợp đồng: 01/02/2012 đến 28/02/2012 – Cấp kinh phí: Từ 01/3/2012 Các văn bản quy định liên quan đến tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn: – Quyết định số 03/QĐ-HĐQLQ ngày 08/4/2010 của Hội đồng quản lý Quỹ Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ – Quyết định số 04/QĐ-HĐQLQ ngày 5/5/2010 của Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt Danh mục hướng nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn

Thông báo, Tin tức

Đề tài 103.08-2010.17: Phát hiện thêm bằng chứng về nguồn gốc sao Lùn Nâu

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế gồm tiến sỹ Phan Bảo Ngọc, Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG Tp. HCM, làm trưởng nhóm và các nhà thiên văn đến từ Viện Thiên văn Đài Loan, Trung tâm thiên văn – Đại học Harvard vừa phát hiện hiện tượng giải phóng lưỡng cực khí carbon monoxide từ một ngôi sao non trẻ MHO 5 có khối lượng cực thấp, ở vùng hình thành sao Taurus. Đây là bằng chứng cho thấy các sao có khối lượng cực thấp như sao Lùn Nâu hay các hành tinh có khối lượng lớn có thể được hình thành theo cách thông thường của các sao có khối lượng cỡ Mặt trời. Hình trên minh họa một ngôi sao Lùn Nâu được hình thành như một ngôi sao thông thường: hút vật chất xung quanh từ đĩa bồi đắp (màu cam), giải phóng mô-men góc bằng cách bắn các tia vật chất theo hai hướng ngược nhau (màu đỏ), các tia này tương tác với khí phân tử từ môi trường xung quanh tạo thành hai đám mây màu xanh hình vòng cung được quan sát bởi kính vô tuyến SMA, gọi là quá trình giải phóng lưỡng cực khí phân tử CO (ảnh: ASIAA) Khám phá này là kết quả của đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện và đặc tính hóa hiện tượng giải phóng lưỡng cực khí phân tử CO ở sao Lùn Nâu bằng các kính thiên văn vô tuyến. Đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ nhằm hỗ trợ tiến sỹ Phan Bảo Ngọc tiếp tục triển khai chương trình nghiên cứu tại Việt Nam, sau khám phá lần đầu tiên của nhóm về hiện tượng này ở ngôi sao Lùn Nâu ISO-Oph 102 thuộc vùng hình thành sao Ophiuchi. Kết quả nghiên cứu của nhóm sẽ được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal, số tháng 6 năm 2011. Các sao Lùn Nâu có khối lượng từ 15 đến 75 lần Mộc tinh nên chúng không đủ nặng để thực hiện phản ứng hạt nhân đốt cháy hydro như các sao thông thường có khối lượng lớn hơn, chẳng hạn như Mặt trời. Xét về khối lượng, sao Lùn Nâu nằm khoảng giữa sao thông thường và hành tinh. Theo lý thuyết hình thành sao, giải phóng phân tử CO là một hiện tượng đặc trưng trong quá trình hình thành của các ngôi sao từ sự co lại và sụp đổ của các đám mây phân tử có khối lượng đủ lớn nhất định dưới tác dụng của trọng lực. Tuy nhiên sao Lùn Nâu lại có khối lượng quá nhỏ nên rất khó giải thích theo cách trên. Chính vì vậy, gần hai thập kỷ qua nhiều kịch bản về sự hình thành sao Lùn Nâu đã được đề xuất. Một trong những kịch bản đó là sao Lùn Nâu được hình thành như các sao có khối lượng lớn hơn thông qua sự sụp đổ hấp dẫn và phân mảnh của các đám mây phân tử. Các quan sát gần đây cho thấy các đặc tính vật lý của sao Lùn Nâu và các sao thông thường tương tự nhau và do đó ủng hộ giả thuyết trên. MHO 5 là một ngôi sao có khối lượng cực thấp, khoảng 90 lần Mộc tinh (tức 9/100 khối lượng Mặt trời), xét về cơ chế hình thành các ngôi sao có khối lượng cực thấp và sao Lùn Nâu được cho là hình thành theo cùng một kịch bản. Cùng với sự khám phá lần đầu tiên về hiện tượng này của nhóm (cuối năm 2008) ở sao Lùn Nâu ISO-Oph 102 ở vùng Ophiuchi, việc phát hiện hiện tượng giải phóng CO ở MHO 5 thuộc vùng Taurus nói trên cho phép các nhà thiên văn đặc tính hóa các tham số vật lý cơ bản của hiện tượng này ở các vùng hình thành sao khác nhau. Qua đó, đây cũng là bằng chứng thứ hai cho thấy hiện tượng này phổ biến, từ đó chứng minh được rằng quá trình hình thành sao Lùn Nâu được diễn ra tương tự như của các sao có khối lượng lớn hơn nhưng với mô hình được thu nhỏ lại từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Một khám phá quan trọng khác của nhóm đó là sự phát hiện kết tinh của vật chất ở đĩa bồi đắp của MHO 5 dựa vào dữ liệu quan sát của kính hồng ngoại không gian Spitzer. Quá trình kết tinh vật chất được hiểu là bước khởi đầu cho việc hình thành các hành tinh xung quanh các ngôi sao. Việc các hành tinh bắt đầu hình thành ở đĩa bồi đắp trong khi quá trình giải phóng khí vẫn hoạt động sẽ đẩy khí ra xa khỏi đĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các hành tinh ít khí, nhiều sỏi đá như Trái đất. Sự phát hiện này là một chỉ dẫn quan trọng trong việc săn tìm hành tinh kiểu Trái đất xung quanh các ngôi sao có khối lượng cực thấp như sao Lùn Nâu. Địa chỉ liên hệ: TS. Phan Bảo Ngọc Bộ môn Vật lý Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG Tp. HCM Email: pbngoc@hcmiu.edu.vn Điện thoại: 08-22115751

Tin tức

Thông báo tài trợ cho các đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Flanders (Bỉ) thực hiện từ 2012

Thông báo tài trợ cho các đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Flanders (Bỉ) thực hiện từ 2012 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) và Quỹ khoa học Flanders (FWO) đã ký kết một thỏa thuận khung về triển khai chương trình đồng tài trợ cho các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học Việt Nam và Flanders. Mỗi bên (hai Quỹ) sẽ dành một khoản kinh phí hàng năm là 300,000 Euro để tài trợ cho các đề tài hợp tác nghiên cứu cơ bản thuộc chương trình này. Kinh phí tài trợ từ phía NAFOSTED cho mỗi đề tài hợp tác nghiên cứu (cơ bản) thuộc chương trình này có thể lên tới 75,000 Euro/năm (tương đương 2 tỷ VNĐ) để chi trả nhân công lao động khoa học, nguyên vật liệu, thiết bị (nhỏ) và đi lại, công tác phí phục vụ nghiên cứu. Thời gian thực hiện đề tài hợp tác nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình này là hai năm. Chương trình hợp tác giữa hai Quỹ NAFOSTED và FWO đã được triển khai từ năm 2009. Phạm vi tài trợ Các đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc phạm vi tài trợ của cả hai Quỹ (FWO và NAFOSTED) đều có thể được xem xét, tài trợ, bao gồm các ngành khoa học sau: Toán học, khoa học thông tin, khoa học máy tính Khoa học vật lý Hóa học Sinh học Y học Kỹ thuật công trình (Engineering) Khoa học vật liệu Khoa học nông nghiệp Khoa học trái đất và môi trường Khoa học xã hội và kinh tế Đăng ký hồ sơ đề tài Từ tháng 01/2011 đến 01/4/2011, Quỹ NAFOSTED tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài hợp tác nghiên cứu với sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam và Flanders (Bỉ) trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa NAFOSTED và Quỹ Khoa học FWO. Các nhà khoa học của hai bên nộp hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài đồng thời cho Quỹ khoa học ở nước mình: Tại Flander, mẫu hồ sơ đăng ký có thể tìm thấy trên trang Web của FWO (www.fwo.be). Tại Việt Nam, hồ sơ đăng ký đề tài gồm: Đơn đăng kí đề tài (Mẫu F1, F1e) Thuyết minh đề cương nghiên cứu (Mẫu F2, F2e) Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và từng thành viên nhóm nghiên cứu (Mẫu F3, F3e) Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ do nhà khoa học Việt Nam và Flanders cùng thống nhất xây dựng, nộp đúng thời hạn cho cả hai Quỹ (thời hạn năm nay là ngày 01/04/2011). Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài phải được nộp cho Quỹ NAFOSTED thông qua thư điện tử (tới địa chỉ: nafosted@most.gov.vn), viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, Đánh giá xét chọn đề tài: NAFOSTED và FWO sẽ độc lập tổ chức đánh giá xét chọn các hồ sơ đề tài mà mỗi bên nhận được, sau đó trao đổi kết quả đánh giá để thống nhất quyết định danh sách các đề tài được tài trợ. Chỉ những đề tài được cả hai Quỹ cùng đề nghị tài trợ mới được chấp nhận. Các đề tài được tài trợ là các đề tài đáp ứng các đòi hỏi về chất lượng khoa học cũng như các yêu cầu cụ thể theo quy định hiện hành của Quỹ khoa học ở nước mình (NAFOSTED; FWO). Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Sự phù hợp (nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học được hai Quỹ tài trợ); Tính mới và sáng tạo; Trọng tâm nghiên cứu rõ ràng, cụ thể; Phương pháp nghiên cứu chặt chẽ và chính xác; Tính khả thi; Năng lực khoa học và thành tích nghiên cứu (tầm quốc tế) của nhóm nghiên cứu; Khả năng hợp tác / phối hợp giữa các nhóm nghiên cứu có liên quan; Tính hợp lý của kinh phí nghiên cứu đề nghị được tài trợ. Tại Việt nam, đề tài được đánh giá bởi hội đồng khoa học do NAFOSTED chỉ định cùng với việc xem xét ý kiến nhận xét của các chuyên gia phản biện độc lập. Tại Flanders, các đề tài sẽ được đánh giá bởi một hội đồng khoa học đa ngành cùng với việc xem xét các ý kiến nhận xét của các chuyên gia khi cần thiết. Các đề tài sẽ được đánh giá và xếp hạng thành 3 danh sách: Danh sách các đề tài được ưu tiên tài trợ. Danh sách các đề tài được xem xét tài trợ nếu kinh phí của hai Quỹ cho phép. Danh sách các đề tài không được tài trợ; Tiến độ thực hiện dự kiến: Hạn nộp hồ sơ: Trước 0h ngày 01/04/2011 Kiểm tra tính hợp lệ, đánh giá của chuyên gia: tháng 4~6/2011 Đánh giá của các hội đồng khoa học: 9/2011 Trao đổi kết quả, đàm phán với FWO: 10/2011 Quyết định danh sách đề tài được tài trợ: 11/2011 Bắt đầu triển khai thực hiện đề tài: 01/01/2012 Thông tin về chương trình tài trợ này từ phía FWO có thể được tham khảo trên trang web của Quỹ Khoa học Flanders.

Tin tức

Công bố danh sách các đề tài nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội và nhân văn được Quỹ tài trợ năm 2011

Trên cơ sở đánh giá và tư vấn của các Hội đồng khoa học ngành, liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã quyết định phê duyệt các đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn được Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2011. (Danh sách xem ở đây) Cơ quan điều hành Quỹ hiện đang tiến hành rà soát dự toán kinh phí của các đề tài đã được phê duyệt tài trợ. Quỹ sẽ liên hệ với các chủ nhiệm đề tài để hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ đề tài trước khi ký hợp đồng tài trợ và cấp kinh phí (dự kiến cuối tháng 03/2011).

Thông báo

Danh sách đề tài khoa học xã hội và nhân văn 2011

STT Mã số Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì Thời gian thực hiện (tháng)  I. Triết học – Chính trị học – Tôn giáo học – Xã hội học (06 đề tài) 1 I1.1-2010.02 Xung đột xã hội: Nghiên cứu tích hợp lý thuyết và sự vận dụng trong quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay GS.TS Trần Phúc Thăng Viện Triết học Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 24 2 I1.4-2010.01 Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam thế kỷ XVIII PGS.TS Trần Nguyên Việt Viện Triết học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 3 I3.3-2010.10 Toàn cầu hoá và Bản sắc làng Việt ở  miền Bắc PGS.TS Mai Văn Hai Viện Xã hội học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 4 I3.3-2010.12 Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam PGS.TS Nguyễn Quý Thanh Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội 24 5 I3.3-2010.08 Nghiên cứu tách biệt xã hội về kinh tế và các giải pháp giảm tách biệt xã hội đối với nông dân Việt nam TS Mai Ngọc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 24 6 I4.4-2010.15 Lý thuyết xung đột xã hội và quản lý, giải tỏa xung đột xã hội ở Việt Nam PGS.TSKH Phan Xuân Sơn Viện Chính trị học Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 18  II. Kinh tế học (03 đề tài) 1 II4.5-2010.02 Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 hướng tới phát triển bền vững. PGS.TS Trần Đình Thiên Viện Kinh tế Việt Nam Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 18 2 II6.2-2010.07 Nhân khẩu học, tăng trưởng bền vững và chiến lược cho chính sách an sinh xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 TS. Nguyễn Thị Minh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 24 3 II3.2-2010.06 Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24  III. Luật học (02 đề tài) 1 III2.2-2010.07 Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong phân chia các khoản thu nhập công TS Nguyễn Đức Minh Viện Nhà nước và pháp luật Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 2 III2.2-2010.09 Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong cơ chế giám sát quyền lực Nhà Nước TS Trương Thị Hồng Hà Viện Nhà nước và pháp luật Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 24  IV. Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học (06 đề tài) 1 IV6.0-2010.01 Quá trình hình thành đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia PGS.TS Lê Trung Dũng Viện Sử học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 2 IV1.2-2010.02 Mối quan hệ văn hoá Đông Sơn với các văn hoá thời đại kim khí ở Nam Trung Quốc PGS.TS Trình Năng Chung Viện Khảo cổ học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 3 IV1.1-2010.03 Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi mốt thế kỷ (I – XXI) PGS.TS Lê Thành Lân Hội Khoa học lịch sử Việt Nam 12 4 IV1.2-2010.08 Nghiên cứu văn hóa-xã hội Óc Eo – Phân tích từ các tư liệu khảo cổ học TS Lê  Thị Liên Viện Khảo cổ học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 5 IV1.3-2010.09 Nghiên cứu so sánh về văn hóa của người Thái, người Mường ở miền núi Thanh Hóa với văn hoá của người Thái, người Mường ở khu vực Tây Bắc nước ta TS Mai Thị Hồng Hải Trường Đại học Hồng Đức 24 6 IV1.3-2010.11 Nghiên cứu thực trạng biến đổi văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Bắc Trung bộ Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH và đề xuất các giải pháp bảo tồn phát huy giá trị PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 24  V. Khu vực học – Quốc tế học (05 đề tài) 1 V1.2-2010.01 Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc – tác động tới Việt Nam và một số nước Đông Á TS Nguyễn Thị Thu Phương Viện Nghiên cứu Trung Quốc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 2 V1.2-2010.07 Hệ thống an sinh xã hội của một số nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. PGS.TS Đinh Công Tuấn Viện Nghiên cứu Châu Âu Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 3 V2.1-2010.02 Các lý thuyết  quan hệ quốc tế đương đại PGS.TS Hoàng Khắc Nam Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội 24 4 V2.1-2010.05 Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Đông Nam Á và tác động của chúng đối với khu vực và Việt Nam thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (từ 1991 đến 2010) PGS.TS Trần Khánh Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 5 V3.2-2010.10 Nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng văn hóa tộc người và đa dạng tự nhiên vùng Trung Bộ phục vụ phát triển bền vững PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24  VI. Tâm lý học – Giáo dục học (10 đề tài) 1 VI1.1-2010.01 Nghiên cứu tâm lý xã hội của cộng đồng cư dân nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa PGS.TS Phan Thị Mai Hương Viện Tâm lý học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 24 2 VI1.1-2010.02 Thanh thiếu niên với Game bạo lực: Những phân tích từ góc

Tin sự kiện, Tin tức

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2010 và triển khai công tác năm 2011

Ngày 21/01/2011, tại Hà Nội, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2010 và triển khai công tác năm 2011. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phát triển KH&CN quốc gia Lê Đình Tiến đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị có: Các thành viên của Hội đồng Quản lý Quỹ phát triển KH&CN quốc gia; các nhà khoa học là Chủ tịch, Phó Chủ tịch của 15 Hội đồng khoa học ngành, liên ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; đại diện Lãnh đạo và chuyên viên của các Đơn vị thuộc Bộ KH&CN; các nhà khoa học tiêu biểu đại diên cho các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản; đại diện Lãnh đạo các Doanh nghiệp được Quỹ tài trợ kinh phí theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ.   Tại Hội nghị, ông Phan Hồng Sơn – Giám đốc Quỹ phát triển KH&CN quốc gia đã báo cáo Tổng kết công tác 2010 và Kế hoạch công tác 2011. Sau 2 năm chính thức đi vào hoạt động, Quỹ đã tài trợ cho 480 đề tài nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong khoa học tự nhiên, 106 đề tài NCCB trong khoa học xã hội và nhân văn, 05 đề tài thuộc chương trình hợp tác song phương Việt – Bỉ và nhiều đề tài phát sinh khác… với tổng số kinh phí đã phê duyệt tài trợ là 412 tỷ đồng.   Các chương trình tài trợ NCCB được triển khai với phương thức quản lý đổi mới mạnh mẽ đã tạo được dấu ấn rõ nét về vai trò của Quỹ trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học ở nước ta, tiến gần hơn với trình độ nghiên cứu của các nước phát triển. Năm 2010, Quỹ đã tài trợ kinh phí cho các chương trình, đề tài nghiên cứu tăng gấp 2 lần so với năm 2009. Mặc dù là đơn vị mới đi vào hoạt động, nhưng Quỹ phát triển KH&CN quốc gia đã nhanh chóng khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong việc hỗ trợ hoạt động nghiên cứu trên phạm vi cả nước. Quỹ phát triển KH&CN quốc gia đã bước đầu trở thành một thương hiệu về chất lượng tài trợ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, được cộng đồng các nhà khoa học ghi nhận.   Về định hướng hoạt động năm 2011, Quỹ phát triển KH&CN quốc gia sẽ tiếp tục triển khai các chương trình tài trợ đã được vận hành đúng hướng từ những năm trước. Bên cạnh đó, Quỹ sẽ đẩy mạnh hỗ trợ những hoạt động nghiên cứu khác của các nhà khoa học trong cả nước nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế, góp phần làm cho Việt Nam trở thành địa chỉ của các hoạt động khoa học quốc tế có ý nghĩa lớn… Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe những ý kiến trao đổi và tham luận từ các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thành viên của Hội đồng Quản lý Quỹ phát triển KH&CN quốc gia về những kết quả đạt được trong thời gian qua.   Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Đình Tiến đã biểu dương và đánh giá cao những kết quả của Quỹ phát triển KH&CN quốc gia đã đạt được trong thời gian qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Quỹ phát triển KH&CN quốc gia đã có những hướng đi đúng trong việc cải cách cơ chế quản lý, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa nhà quản lý với nhà khoa học nhằm thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Việt Nam đạt tới trình độ nghiên cứu ở các nước phát triển.

Thông báo, Tin tức

Danh sách đề tài khoa học tự nhiên năm 2010

Ngày 29/9/2010, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt Danh mục 166 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2010 (Quyết định số 07/QĐ-HĐQLQ). Danh sách cụ thể các đề tài tra cứu tại Danh mục tài trợ. STT Lĩnh vực tài trợ Số lượng đề tài được tài trợ 1 Toán học 11 2 Khoa học thông tin và máy tính 09 3 Vật lý 34 4 Hóa học 35 5 Khoa học trái đất 15 6 Khoa học sự sống 50 7 Cơ học 12 Cơ quan điều hành Quỹ hiện đang tiến hành rà soát dự toán kinh phí của các đề tài đã được phê duyệt tài trợ. Quỹ sẽ liên hệ với các chủ nhiệm đề tài để yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ đề tài trước khi ký hợp đồng tài trợ và cấp kinh phí (dự kiến cuối tháng 10/2010).

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài NCCB trong khoa học xã hội và nhân văn tài trợ năm 2010

Ngày 04/12/2010 tại Hà nội, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức Lễ ra mắt các hội đồng khoa học tư vấn đánh giá, xét chọn các đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn để tài trợ năm 2010. Đến dự buổi Lễ có các vị lãnh đạo đại diện cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các viện nghiên cứu, trường đại học và các nhà khoa học; các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn được chính thức triển khai thực hiện ở nước ta. Năm 2009, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia bắt đầu tài trợ cho nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên đã được thực hiện trên 10 năm dưới dạng một Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước. Việc đưa nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn chính thức vào các hoạt động khoa học và công nghệ là một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta. Với cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về chất lượng nghiên cứu và cơ chế tài chính mới, thông thoáng, minh bạch, thù lao xứng đáng hơn, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tạo ra sự đột phá trong quản lý khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế, tạo động lực phát huy sáng tạo, được cộng đồng khoa học ủng hộ và đánh giá cao. Quỹ đã ban hành các tiêu chí đánh giá tiếp cận chuẩn mực quốc tế như: kết quả nghiên cứu phải được công bố ở các tạp chí quốc tế hoặc các tạp chí có uy tín trong nước; quy trình đánh giá được thực hiện nghiêm túc và khách quan; thành viên hội đồng khoa học phải là những người có kết quả nghiên cứu xuất sắc, công tâm, được cộng đồng khoa học tín nhiệm. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 4/2010, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia lần đầu tiên công bố tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn. Đến tháng 8/2010 Quỹ đã nhận được 106 hồ sơ của các nhà nghiên cứu xã hội và nhân văn trong cả nước đề nghị tài trợ. Trên cơ sở các tiêu chí đã ban hành, Quỹ đã tiến hành lựa chọn các nhà khoa học trên phạm vi cả nước để tham gia các hội đồng khoa học tư vấn cho Quỹ trong việc xét chọn hồ sơ và tư vấn về các định hướng khoa học của Quỹ. Đến nay Quỹ đã thành lập được 8 hội đồng khoa học tương ứng với 8 nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn bao gồm: Hội đồng Triết học, Tôn giáo học, Xã hội học, Chính trị học Hội đồng Kinh tế học Hội đồng Luật học Hội đồng Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học Hội đồng Khu vực học, Quốc tế học Hội đồng Tâm lý học, Giáo dục học Hội đồng Văn học, Ngôn Ngữ học Hội đồng Văn hóa học, NC Nghệ thuật, Báo chí, Truyền thông Việc triển khai tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn cùng với nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên; sự đổi mới mạnh mẽ trong cơ chế quản lý và phương thức tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học theo các chuẩn mực quốc tế bước đầu khẳng định vai trò tích cực của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đối với sự phát triển của khoa học Việt Nam, đáp ứng yêu cầu và mong đợi của cộng đồng khoa học trong cả nước./. Danh sách thành viên các Hội đồng khoa học ngành, liên ngành trong Khoa học xã hội và nhân văn.

Lên đầu trang