Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Thông báo

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc tổ chức Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019

1. Mục đích, ý nghĩa Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. 2. Các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng được xét tặng cho các công trình nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm: a) Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, khoa học trái đất và môi trường, sinh học, khoa học tự nhiên khác; b) Khoa học kỹ thuật và công nghệ; c) Khoa học y, dược; d) Khoa học nông nghiệp. 3. Đối tượng tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc thuộc các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng. 4. Cơ cấu giải thưởng – Từ một (01) đến ba (03) Giải thưởng dành cho tác giả của công trình khoa học. – Một (01) Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học. 5. Quyền lợi của nhà khoa học được tặng Giải thưởng – Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng. – Được nhận Tiền thưởng. 6. Thời gian xét giải thưởng Tạ Quang Bửu –  Các tổ chức, cá nhân đề cử hoặc tự ứng cử gửi hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu tới Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia từ ngày 12/11/2018 đến hết ngày 31/12/2018. – Công tác xét chọn Giải thưởng: từ tháng 01/2019 đến tháng 4/2019. – Trao Giải thưởng: tháng 5 năm 2019 7. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng, do cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ đề cử hoặc cá nhân nhà khoa học ứng cử, bao gồm: a) Đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Mẫu TQB01); b) Bài báo công bố công trình khoa học theo quy định; c) Thuyết minh công trình khoa học (Mẫu TQB02); d) Lý lịch khoa học (Mẫu TQB03); đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước); e) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có). Trường hợp hồ sơ được lựa chọn đưa vào đánh giá tại Hội đồng Giải thưởng, tác giả được xem xét trao Giải thưởng phải bổ sung bản xác nhận về mức độ đóng góp đối với công trình khoa học từ các tác giả còn lại của công trình. Hồ sơ xét tặng Giải thưởng gửi tới: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 024.39367750 Hồ sơ bản mềm được gửi tới email: nafosted@most.gov.vn và cc nman@most.gov.vn 8. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Bà Nguyễn Thị Mỹ An Điện thoại: 024.39367750/203 Thông tin thêm có thể tham khảo tại: Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo mời nộp hồ sơ đăng ký đề tài Tiềm năng năm 2018 theo Thông tư số 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài Tiềm năng theo Thông tư số 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN bắt đầu thực hiện từ năm 2018. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: kể từ ngày đăng Thông báo trên website của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đến 17h00 ngày 28 tháng 12 năm 2018 (thứ sáu). 1. Mục tiêu tài trợ: Tài trợ các hoạt động nghiên cứu có tính ứng dụng cao và có triển vọng tạo ra, phát triển hướng nghiên cứu mới hoặc sản phẩm mới thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia. 2. Đối tượng tài trợ:  Các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; Các tổ chức và cá nhân khác có liên quan. 3. Yêu cầu chung: 3.1. Vấn đề nghiên cứu của đề tài: Phải có tính đột phá, tiên phong, khi được nghiên cứu thành công có khả năng mở ra hướng nghiên cứu mới trong khoa học và công nghệ hoặc tạo ra sản phẩm công nghệ mới. Đối với nghiên cứu tạo ra sản phẩm công nghệ mới phải có địa chỉ ứng dụng cho các kết quả chính tạo ra khi đề tài được hoàn thành; 3.2. Lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia: 3.2.1. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. 3.2.2. Lĩnh vực khoa học tự nhiên. 3.2.3. Các hướng công nghệ ưu tiên: a) Công nghệ thông tin và truyền thông; b) Công nghệ sinh học; c) Công nghệ vật liệu mới; d) Công nghệ chế tạo máy – Tự động hóa; e) Công nghệ môi trường. (Các hướng khoa học và công nghệ ưu tiên trên được quy định cụ thể tại Khoản 3, Mục III Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020). 3.3. Thời gian thực hiện đề tài: Không quá 36 tháng. 4. Sản phẩm của đề tài: a) Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm giải pháp khoa học và công nghệ với đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn để giải quyết vấn đề đặt ra, sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu (nếu có). b) Công bố khoa học dưới một trong các hình thức sau: – Ít nhất hai (02) bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín; – Bằng độc quyền sáng chế được chuyên gia đánh giá xác định chất lượng nội dung khoa học hoặc bằng bảo hộ giống cây trồng. Trường hợp chưa được cấp bằng thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về khả năng bảo hộ. (Ưu tiên đối với các nhiệm vụ thuộc 05 hướng công nghệ ưu tiên đăng ký bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng bảo hộ giống cây trồng). 5. Điều kiện của tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài 5.1. Đối với tổ chức đăng ký chủ trì đề tài: a) Có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài; b) Có điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp để triển khai thực hiện đề tài; c) Không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN trong thời gian 01 năm, tính từ thời điểm có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. 5.2. Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài: a) Là người đề xuất và chủ trì xây dựng thuyết minh đề tài; b) Có trình độ từ đại học trở lên và đang hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài; c) Có khả năng tổ chức thực hiện và bảo đảm thời gian để chủ trì đề tài; d) Không bị hạn chế quyền công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam; đ) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì đề tài theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư 40/2014/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ KH&CN; e) Đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau đây: – Phải có công trình công bố trên tạp chí ISI uy tín có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ. – Là tác giả sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ, có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký và được ứng dụng vào thực tiễn trong thời gian bảy (07) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ. 6. Hồ sơ đăng ký đề tài: 6.1. Hồ sơ đăng ký đề tài gồm: a) Đơn đăng ký đề tài (mẫu ĐXTN-02) b) Thuyết minh đề tài (mẫu ĐXTN-03) c) Thuyết minh tóm tắt đề tài (mẫu ĐXTN-04)  d) Kê khai năng lực nghiên cứu và cơ sở vật chất của đơn vị đăng ký chủ trì đề tài (mẫu ĐXTN-05) e) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm (cùng các tài liệu chứng minh thành tích theo yêu cầu tại Khoản 2 Điều 9 của Thông tư 40/2014/TT-BKHCN) và các thành viên chủ chốt tham gia đề tài (mẫu ĐXTN-06). f) Xác nhận phối hợp của các đơn vị phối hợp (mẫu ĐXTN-07) g) Giấy xác nhận khả năng ứng dụng kết quả của đề tài (Yêu cầu đối với đề tài tạo ra sản phẩm công nghệ mới) (mẫu ĐXTN-08) h) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo kết quả đánh giá định kỳ đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ tài trợ năm 2015 và 2016

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã tổ chức đánh giá định kỳ đề tài NCCB trong KHTN&KT do Quỹ tài trợ năm 2015 và 2016. Kết quả đánh giá sẽ được Cơ quan điều hành Quỹ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì. Thông tin cụ thể như sau: – Đối với đề tài Hội đồng đánh giá đề nghị cấp tiếp kinh phí: Quỹ cấp kinh phí đợt tiếp theo cho các đề tài ngay sau khi được cấp vốn từ Bộ Tài chính (dự kiến tháng 11/2018). – Đối với đề tài Hội đồng đánh giá đề nghị chỉnh sửa, bổ sung báo cáo trước khi cấp tiếp kinh phí: đề nghị CNĐT và TCCT chỉnh sửa, bổ sung báo cáo định kỳ theo kết quả thông báo và gửi đến Quỹ trước ngày 30/11/2018 (thứ Năm). Quỹ dự kiến tổ chức đánh giá, thông báo kết quả và cấp tiếp kinh phí đợt tiếp theo trong tháng 12/2018. – Đối với đề tài Hội đồng đánh giá đề nghị dừng tài trợ, Quỹ sẽ hướng dẫn các thủ tục liên quan với CNĐT và TCCT. – Đối với các đề tài chưa nộp báo cáo hoặc đang bổ sung kết quả, đề nghị CNĐT và TCCT hoàn thiện, nộp báo cáo trước tháng 2/2019. Dự kiến Quỹ sẽ tổ chức đánh giá định kỳ đợt tiếp theo vào tháng 3/2019. – Đối với các đề tài không nộp báo cáo, Quỹ sẽ không xem xét cấp tiếp kinh phí thực hiện đề tài theo tiến độ. – Các đề tài phải chỉnh sửa, bổ sung báo cáo, CNĐT và TCCT thực hiện việc nộp lại báo cáo, gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: 1. Truy cập vào hệ thống quản lý online (OMS) của Quỹ thông qua tài khoản cá nhân: http://www.nafosted.gov.vn/oms_ns/, chỉnh sửa lại báo cáo gửi Quỹ. (Quỹ đã mở lại báo cáo để CNĐT chỉnh sửa, bổ sung). 2. In 01 bản báo cáo từ hệ thống, lấy xác nhận của tổ chức chủ trì đề tài (ký, đóng dấu) và gửi tới Quỹ theo địa chỉ: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ ngành……..)

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Ban hành Thông tư quy định về xây dựng, ký kết và quản lý các chương trình hợp tác quốc tế của Quỹ Phát triển và công nghệ Quốc gia

Ngày 31/8/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BKHCN Quy định về xây dựng, ký kết và quản lý các chương trình hợp tác quốc tế của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trong tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia. Việc xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia nhằm mục tiêu thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, hỗ trợ trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, hội nhập quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia; thu hút các nguồn lực nước ngoài (tài chính và nhân lực khoa học trình độ cao) cho nghiên cứu khoa học của Việt Nam; tăng cường kết nối, phát triển mạng lưới hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tài trợ nghiên cứu khoa học của Việt Nam. Thông tư số 12/2018/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018. Nội dung chi tiết Thông tư xem tại đây.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc cấp kinh phí đề tài nghiên cứu cơ bản trong KHTN&KT và KHXH&NV

Hiện nay, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đang thực hiện thủ tục cấp vốn từ Bộ Tài chính, vì vậy các đề tài mới ký hợp đồng (bao gồm một số đề tài nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật , Khoa học Xã hội và Nhân văn) sẽ cấp kinh phí sau khi hoàn thành thủ tục cấp vốn đợt này (dự kiến vào tháng 10/2018). Kính mong các nhóm nghiên cứu và các Tổ chức chủ trì thông cảm và phối hợp thực hiện. Trân trọng.

Thông báo, Tin sự kiện

Thông báo Phê duyệt Danh mục đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2018 (đợt 2)

Ngày 31/08/2018, Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục gồm 32 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2018 (đợt 2). Danh sách các đề tài phê duyệt tải tại đây. Cơ quan điều hành Quỹ tổ chức rà soát dự toán kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên trong tháng 09/2018. Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến tháng 10/2018)./.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội và nhân văn tài trợ bắt đầu thực hiện từ năm 2019 đợt I

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia công bố tiếp nhận hồ sơ đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn tài trợ bắt đầu thực hiện xét chọn năm 2019 đợt 1. Thời hạn nhận hồ sơ đánh giá xét chọn đợt này trước 17h00 ngày 28/9/2018. I. Mục tiêu tài trợ – Tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản trong các tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam. – Nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh; góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hướng tới chuẩn mực quốc tế. – Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học. II.Phạm vi tài trợ Đề tài nghiên cứu cơ bản gồm các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Triết học, đạo đức học và tôn giáo, Xã hội học, Khoa học chính trị, Kinh tế và kinh doanh, Địa lý kinh tế và xã hội, Pháp luật, Lịch sử và khảo cổ học, Dân tộc học, Tâm lý học, Khoa học giáo dục, Ngôn ngữ và văn học, Thông tin đại chúng và truyền thông, Nghệ thuật (theo bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (tải Danh mục tại đây). III. Đối tượng tài trợ – Tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học; tổ chức nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam. – Cá nhân nhà khoa học là công dân Việt Nam; nhà khoa học nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân nhà khoa học Việt Nam. IV. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài và yêu cầu về kết quả đề tài 1. Đối với tổ chức chủ trì đề tài a) Các tổ chức khoa học và công nghệ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài; b) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ chức chủ trì theo quy định của Quỹ. 2. Đối với chủ nhiệm đề tài: a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài, đang làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp chủ nhiệm đề tài không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ nào, phải được một tổ chức khoa học và công nghệ uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp bảo trợ và chấp nhận làm tổ chức chủ trì (tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại kho bạc nhà nước); b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín (tải Quyết định số 224/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 08/11/2017 của Hội đồng quản lý Quỹ về việc công bố Danh mục tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tại đây) trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài; d) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì, tham gia đề tài theo quy định. 3. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: a) Thành viên nghiên cứu chủ chốt, thư ký khoa học: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu phù hợp được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ. Trường hợp là thạc sĩ phải có kết quả nghiên cứu phù hợp, có 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín hoặc 01 sách chuyên khảo trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ; b) Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài phải có nội dung luận án phù hợp với đề tài, có quyết định giao đề tài luận án không quá 24 tháng tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ. 4. Kết quả nghiên cứu của đề tài phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:     – Có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín; – Có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín. – Trường hợp vấn đề nghiên cứu không thể công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín,

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc Báo cáo định kỳ và cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ tài trợ năm 2015 và 2016

Theo Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo, Quỹ dự kiến tổ chức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài NCCB trong lĩnh vực KHTN&KT do Quỹ tài trợ năm 2015 (36 tháng) và năm 2016. Kính đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ.     Báo cáo gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: Truy cập vào hệ thống quản lý online của Quỹ: http://www.nafosted.gov.vn/oms_ns/ thông qua tài khoản cá nhân đã được thông báo, chuẩn bị báo cáo theo mẫu và hướng dẫn trên hệ thống, gửi cho Quỹ trực tiếp qua mạng. In 01 bản báo cáo từ hệ thống kèm theo các minh chứng về kết quả thực hiện, lấy xác nhận của tổ chức chủ trì đề tài (lãnh đạo đơn vị ký, đóng dấu) và gửi tới Quỹ theo địa chỉ sau đây: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài NCCB trong KHTN&KT ngành……..) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 29/8/2018 (Thứ Tư) Kết quả đánh giá báo cáo định kỳ là căn cứ cho việc cấp kinh phí đợt tiếp theo của đề tài. Lưu ý: Biểu mẫu báo cáo đánh giá định kỳ đã được thay đổi so với các năm trước đây để phù hợp với các quy định hiện hành. Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tiến hành đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài, thông báo kết quả và cấp tiếp kinh phí đợt tiếp theo tới các đề tài trong tháng 9/2018.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc báo cáo định kỳ đề tài KHXH&NV bắt đầu thực hiện từ năm 2016 (2 đợt)

Theo Quy định về tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài đã triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2016 (2 đợt ký hợp đồng tháng 4/2017 và tháng 7/2017), Quỹ đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ. Hồ sơ đánh giá định kỳ kết quả thực hiện đề tài (gồm báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài – Mẫu NCCB06_Baocaodinhky, báo cáo chi tiết tình hình sử dụng kinh phí – Mẫu Phụ lục số  01 /CT-NAFOSTED, Phụ lục số 02/CT-NAFOSTED và sản phẩm nghiên cứu khoa học của đề tài) được gửi tới Quỹ bằng cả hai hình thức: –Bản mềm gửi tới Quỹ qua email: nafosted@most.gov.vn; cc cho email thư ký hành chính ngành/liên ngành, thư ký tài chính ngành/liên ngành – 01 bản cứng có dấu xác nhận của Tổ chức chủ trì đề tài gửi đến Cơ quan Điều hành Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (số 39 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Để sớm cấp kinh phí đợt 2 theo tiến độ, đề nghị Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm đề tài gửi báo cáo trước ngày 20/8/2018 Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Cơ quan Điều hành Quỹ theo số điện thoại: 0439340411, email: nafosted@most.gov.vn, cc cho email của thư ký hành chính ngành/liên ngành, thư ký tài chính ngành/liên ngành

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc tổ chức Hội nghị NAFOSTED về Khoa học Thông tin và Máy tính lần thứ năm, 2018 (NICS 2018)

Hội nghị NAFOSTED về Khoa học Thông tin và Máy tính (NICS) được tổ chức định kỳ với mục tiêu tạo diễn đàn trao đổi học thuật có chất lượng cao giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước về những tiến bộ gần đây cũng như định hướng tương lai trong ngành Khoa học thông tin và máy tính. Sau bốn kỳ tổ chức Hội nghị thành công, Hội nghị lần thứ 5 – NICS 2018 do Trường Đại học Tôn Đức Thắng và NAFOSTED cùng phối hợp tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong hai ngày 23-24/11/2018. Chương trình           Hội nghị sẽ được phân chia theo các nội dung và chủ đề sau đây: Khoa học máy tính Trí tuệ tính toán Công nghệ phần mềm và hệ thống thông tin Mạng và truyền thông Công nghệ đa phương tiện Nộp bài           Báo cáo gửi tới Hội nghị cần được viết bằng tiếng Anh, định dạng theo pdf file, dài không quá 6 trang A4 và tuân theo các tiêu chuẩn của IEEE. Bài đăng ký tham dự hội nghị được nộp thông qua hệ thống EDAS theo đường link https://edas.info/N24707. Kỷ yếu của Hội nghị sẽ được đăng trên IEEE Xplore. Các mốc thời gian quan trọng Thời hạn nộp bài: 25/8/2018 Thông báo chấp nhận báo cáo: 01/10/2018 Lệ phí Hội nghị: Đối với nhà khoa học trong nước: 2 triệu đồng/báo cáo Thông tin chi tiết của Hội nghị đăng tại: http://www.nafosted-nics.org

Lên đầu trang