Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin sự kiện

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng Quỹ NAFOSTED và Quỹ NATIF

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018”, sáng ngày 25/3, Đoàn Giám sát đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về tình hình hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) thuộc Bộ. Tham dự buổi làm việc, về phía Lãnh đạo đoàn giám sát có đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát; đồng chí Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn; đồng chí Dương Quốc Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát. Về phía Bộ KH&CN có đồng chí Chu Ngọc Anh – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN. Cùng dự có đại diện Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, các thành viên đoàn giám sát, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ KH&CN. Toàn cảnh buổi làm việc.  Đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống Theo báo cáo của Bộ KH&CN, những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cơ chế tài chính cho KH&CN đã có những bước đổi mới, trong đó có việc chuyển từ cơ chế cấp phát tài chính theo kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sang cơ chế quỹ với việc hình thành, ra đời Quỹ NAFOSTED và Quỹ NATIF. Định hướng hình thành và phát triển cả hai quỹ NAFOSTED và NATIF đều đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sau đó đã được Quốc hội thể chế hóa thành các quy định pháp luật về KH&CN. Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/04/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 chỉ rõ:“…Nghiên cứu, ban hành các cơ chế mang tính chất đột phá nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất lao động và gia tăng giá trị của sản phẩm”. Chủ trương của Đảng về phát triển KH&CN đã được Quốc hội thể chế hóa thành Luật KH&CN năm 2000 và năm 2013. Quỹ NAFOSTED được quy định tại Luật KH&CN năm 2000 (Điều 39) và Luật KH&CN năm 2013 (Điều 60). Năm 2003, Quỹ NAFOSTED được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ, khai trương đi vào hoạt động từ tháng 02/2008 và bắt đầu hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ tháng 11/2009. Việc ra đời và đi vào hoạt động của Quỹ được đánh giá là một trong những dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý KH&CN. Quỹ NATIF được thành lập, hoạt động theo quy định tại Điều 39 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Điều 38 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 05/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia; Quyết định số 1051/QĐ-TTg ngày 03/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ về Tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Năm 2015, Quỹ chính thức đi vào hoạt động. Việc thành lập Quỹ NATIF thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ cũng như của Bộ KH&CN trong việc tập trung các nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng lấy KH&CN và hoạt động đổi mới sáng tạo làm nền tảng, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước; xác định doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.  Điều đặc biệt, cơ chế thực hiện đối với cả 2 Quỹ nói trên đều rất đổi mới, linh hoạt, kịp thời và tiếp cận cách quản lý KH&CN trên thế giới. Đặc trưng lớn nhất của quỹ là tổ chức, bộ máy và phương thức hoạt động là đề cao tính tự quản, dân chủ và công khai. Ví dụ, với cơ chế tài chính hiện tại của Quỹ NATIF được NSNN cấp vốn để thực hiện tài trợ và chi hoạt động của Quỹ đã góp phần giúp Quỹ chủ động triển khai các hoạt động. Quỹ NATIF có thể tiếp nhận đề xuất và xét chọn các nhiệm vụ KH&CN quanh năm, cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo tiến độ thực hiện được phê duyệt trong thuyết minh và ký kết trong hợp đồng thực hiện nhiệm vụ mà không phải phụ thuộc vào năm kế hoạch, hay nói cách khác, phương thức cấp phát kinh phí được đổi mới hơn so với cách thức truyền thống. Hơn nữa, với một số vốn được cấp từ ngân sách, Quỹ NATIF có thể huy động được lượng vốn lớn hơn 2 đến 3 lần từ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Duy trì hoạt động của 2 Quỹ là thực sự cần thiết Tại buổi làm việc, phần lớn các thành viên Đoàn giám sát đều đánh giá cao các báo cáo của Bộ KH&CN, đồng tình với cách tiếp cận, đổi mới của 2 Quỹ và nhấn mạnh, đối với Việt Nam cần phải coi KH&CN là yếu tố then chốt hàng đầu để nâng cao năng suất, chất lượng, động lực phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, việc duy trì 2 Quỹ này thực sự

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng Quỹ NAFOSTED và Quỹ NATIF

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018”, sáng ngày 25/3, Đoàn Giám sát đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về tình hình hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) thuộc Bộ. Tham dự buổi làm việc, về phía Lãnh đạo đoàn giám sát có đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát; đồng chí Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn; đồng chí Dương Quốc Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát. Về phía Bộ KH&CN có đồng chí Chu Ngọc Anh – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN. Cùng dự có đại diện Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, các thành viên đoàn giám sát, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ KH&CN.  Toàn cảnh buổi làm việc.  Đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống Theo báo cáo của Bộ KH&CN, những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cơ chế tài chính cho KH&CN đã có những bước đổi mới, trong đó có việc chuyển từ cơ chế cấp phát tài chính theo kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sang cơ chế quỹ với việc hình thành, ra đời Quỹ NAFOSTED và Quỹ NATIF. Định hướng hình thành và phát triển cả hai quỹ NAFOSTED và NATIF đều đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sau đó đã được Quốc hội thể chế hóa thành các quy định pháp luật về KH&CN. Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/04/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 chỉ rõ:“…Nghiên cứu, ban hành các cơ chế mang tính chất đột phá nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất lao động và gia tăng giá trị của sản phẩm”. Chủ trương của Đảng về phát triển KH&CN đã được Quốc hội thể chế hóa thành Luật KH&CN năm 2000 và năm 2013. Quỹ NAFOSTED được quy định tại Luật KH&CN năm 2000 (Điều 39) và Luật KH&CN năm 2013 (Điều 60). Năm 2003, Quỹ NAFOSTED được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ, khai trương đi vào hoạt động từ tháng 02/2008 và bắt đầu hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ tháng 11/2009. Việc ra đời và đi vào hoạt động của Quỹ được đánh giá là một trong những dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý KH&CN. Quỹ NATIF được thành lập, hoạt động theo quy định tại Điều 39 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Điều 38 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 05/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia; Quyết định số 1051/QĐ-TTg ngày 03/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ về Tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Năm 2015, Quỹ chính thức đi vào hoạt động. Việc thành lập Quỹ NATIF thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ cũng như của Bộ KH&CN trong việc tập trung các nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng lấy KH&CN và hoạt động đổi mới sáng tạo làm nền tảng, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước; xác định doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.  Điều đặc biệt, cơ chế thực hiện đối với cả 2 Quỹ nói trên đều rất đổi mới, linh hoạt, kịp thời và tiếp cận cách quản lý KH&CN trên thế giới. Đặc trưng lớn nhất của quỹ là tổ chức, bộ máy và phương thức hoạt động là đề cao tính tự quản, dân chủ và công khai. Ví dụ, với cơ chế tài chính hiện tại của Quỹ NATIF được NSNN cấp vốn để thực hiện tài trợ và chi hoạt động của Quỹ đã góp phần giúp Quỹ chủ động triển khai các hoạt động. Quỹ NATIF có thể tiếp nhận đề xuất và xét chọn các nhiệm vụ KH&CN quanh năm, cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo tiến độ thực hiện được phê duyệt trong thuyết minh và ký kết trong hợp đồng thực hiện nhiệm vụ mà không phải phụ thuộc vào năm kế hoạch, hay nói cách khác, phương thức cấp phát kinh phí được đổi mới hơn so với cách thức truyền thống. Hơn nữa, với một số vốn được cấp từ ngân sách, Quỹ NATIF có thể huy động được lượng vốn lớn hơn 2 đến 3 lần từ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Duy trì hoạt động của 2 Quỹ là thực sự cần thiết Tại buổi làm việc, phần lớn các thành viên Đoàn giám sát đều đánh giá cao các báo cáo của Bộ KH&CN, đồng tình với cách tiếp cận, đổi mới của 2 Quỹ và nhấn mạnh, đối với Việt Nam cần phải coi KH&CN là yếu tố then chốt hàng đầu để nâng cao năng suất, chất lượng, động lực phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, việc duy trì 2 Quỹ này thực sự

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc chỉnh sửa thuyết minh đề cương và ký hợp đồng thực hiện đề tài NCCB do Quỹ tài trợ năm 2018-đợt 2

Ngày 18/3/2019, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục kinh phí 159 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật được Quỹ tài trợ năm 2018 – đợt 2. Cơ quan điều hành Quỹ sẽ gửi thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để chỉnh sửa hồ sơ và chuẩn bị ký hợp đồng qua email ngày 20/3/2019 và qua đường bưu điện trước ngày 22/3/2019. Đề nghị các chủ nhiệm đề tài khẩn trương hoàn thiện thuyết minh đề cương và các hồ sơ theo yêu cầu, gửi Cơ quan điều hành Quỹ theo thời hạn trong thông báo. Thời gian thực hiện đề tài dự kiến từ tháng 4/2019. Quỹ dự kiến cấp kinh phí đợt 1 tới các đề tài ngay sau khi ký hợp đồng.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Danh sách đề cử xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ được khởi động từ tháng 11/2018. Sau gần hai tháng tiếp nhận hồ sơ, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) – Cơ quan Thường trực Giải thưởng đã tiếp nhận 45 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng. Các hồ sơ tham gia Giải thưởng năm nay thuộc tất cả các ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, trong đó có 11 hồ sơ do các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân đề cử và 34 hồ sơ tự ứng cử. Trong tháng 1/2019, Quỹ đã tổ chức họp đánh giá hồ sơ tại các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ (HĐKH ngành). Các hồ sơ được đánh giá dựa trên Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu tại Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015. Sau phiên họp, có 08 hồ sơ được HĐKH ngành đề cử, xem xét tại Hội đồng Giải thưởng, trong đó, 06 hồ sơ đề cử cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc (Giải chính) và 02 hồ sơ đề cử cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học xuất sắc (Giải trẻ). Các đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 thuộc các ngành Toán học, Vật lý, Khoa học Trái đất và Môi trường, Cơ học, Khoa học Sự sống – Y sinh Dược học. Hiện nay, Quỹ đang gửi xin ý kiến chuyên gia phản biện quốc tế về các đề cử được HĐKH ngành đề xuất. Hội đồng Giải thưởng sẽ họp đánh giá hồ sơ trong tháng 4/2019. Lễ trao tặng Giải thưởng dự kiến sẽ tổ chức vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày KH&CN Việt Nam. TT Tên công trình Tên nhà khoa học đề nghị xét tặng Ngành Cơ quan công tác GIẢI THƯỞNG CHÍNH (06 ĐỀ CỬ) 1 Le Quy Thuong, “Proofs of the integral identity conjecture over algebraically closed fields”, Duke Mathematical Journal 164, (2015), pp 157-194. TS. Lê Quý Thường Toán học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 2 N. Quang Hung, N. Dinh Dang, and L. T. Quynh Huong, “Simultaneous microscopic description of nuclear level density and radiative strength function”, Physical Review Letters 118 (2017), pp 022502(1)-022502(5). PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng Vật lý Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng – Trường Đại học Duy Tân 3 Le T. Lu, Ngo T. Dung, Le D. Tung, Cao T. Thanh, Ong K. Quy, Nguyen V. Chuc, Shinya Maenosonoe and Nguyen T. K. Thanh, “Synthesis of magnetic cobalt ferrite nanoparticles with controlled morphology, monodispersity and composition: the influence of solvent, surfactant, reductant and synthetic condition”, Nanoscale 7 (2015), pp 19596–19610. TS. Lê Trọng Lư Vật lý Viện Kỹ thuật Nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Vo T.D.H., Bui X.T.*, Nguyen D.D., Nguyen V.T., Ngo H.H., Guo W., Nguyen P.D., Nguyen C.N., Lin C., “Wastewater treatment and biomass growth of eight plants for shallow bed wetland roofs”, Bioresource Technology 247 (2018), pp 992–998. PGS.TS. Bùi Xuân Thành Khoa học Trái đất và Môi trường Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 5 Pham DC, “Consistent limited kinematic hardening plasticity theory and path-independent shake-down theorems”, International Journal of Mechanical Sciences 130 (2017), pp 11–18. PGS.TSKH. Phạm Đức Chính Cơ học Viện Cơ học – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 6 Adrian Creanga, Nguyen Le Khanh Hang, Vuong Duc Cuong, Ha T.Nguyen, Hoang Vu Mai Phuong, Le Thi Thanh, Nguyen Co Thach, Pham Thi Hien, Nguyen Tung, Yunho Jang, Amanda Balish, Nguyen Hoang Dang, Mai Thuy Duong, Ngo Thu Huong, Do Ngoc Hoa, Nguyen Dang Tho, Alexander Klimov1, Bryan K. Kapella, Larisa Gubareva, James C. Kile, Nguyen Tran Hien, Le Quynh Mai, C. Todd Davis1, “Highly Pathogenic Avian Infuenza A(H5N1) Viruses at the Animal–Human Interface in Vietnam, 2003–2010”. The Journal of Infectious Diseases 216 (2017), pp S529–38. PGS.TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng Khoa học sự sống – Y Sinh Dược học Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương GIẢI THƯỞNG TRẺ (02 ĐỀ CỬ) 1 Hoang Son Do, “Degenerate complex Monge–Ampère flows on strictly pseudoconvex domains”, Mathematische Zeitschrift 287 (2017), pp 587-614. TS. Đỗ Hoàng Sơn Toán học Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 H. T. M. Nghiem and T. A. Costi“Time Evolution of the Kondo Resonance in Response to a Quench”, Physical Review Letters 119 (2017), pp 156601(1)- 156601(6). TS. Nghiêm Thị Minh Hoà Vật lý Viện nghiên cứu tiên tiến Phenikaa – Trường Đại học Phenikaa  

Tin sự kiện, Tin tức

Đánh giá xét chọn 259 hồ sơ đề nghị tài trợ chương trình NCCB trong KHTN&KT đợt 1 năm 2019

Ngày 26/1/2019 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Quỹ) tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài Nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật (KHTN&KT) đợt 1 năm 2019. Trong đợt này, Quỹ đã tiếp nhận 259 hồ sơ đề nghị tài trợ ở tất cả 8 lĩnh vực, trong đó Vật lý có số lượng nhiều nhất với 59 hồ sơ. Tham dự Hội nghị, có Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, các nhà khoa học là thành viên của 08 Hội đồng khoa học (HĐKH) ngành thuộc lĩnh vực KHTN&KT, các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và các cán bộ Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ. Toàn cảnh Hội nghị Báo cáo tại Hội nghị, ông Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ cung cấp thông tin về hoạt động của Quỹ giai đoạn 2008 – 2018, thông tin về Chương trình NCCB lĩnh vực KHTN&KT và triển khai tiếp nhận hồ sơ năm 2019 đợt 1. Chương trình NCCB trong KHTN&KT chính thức triển khai từ năm 2009, với khoảng 300 đề tài được tài trợ hằng năm. Đến nay, Quỹ đã tài trợ cho trên 2.700 nhiệm vụ với hơn 10.000 lượt nhà khoa học, 2.400 Tiến sĩ được đào tạo thông qua các đề tài, trên 5.000 bài ISI được công bố từ đề tài do Quỹ tài trợ (4.000 bài báo ISI được công nhận là kết quả của hơn 1.300 đề tài NCCB trong lĩnh vực đã hoàn thành). Từ năm 2017, Quỹ thực hiện tiếp nhận hồ sơ 2 lần/năm đối với chương trình NCCB. Số lượng hồ sơ đề tài đăng ký tài trợ và được tài trợ giai đoạn 2009 – 2018 Số bài báo ISI là kết quả của đề tài do Quỹ tài trợ trên ISIKNOWLEDGE qua các năm Trong đợt 1 năm 2019, Quỹ đã tiếp nhận 259 hồ sơ đề nghị tài trợ lĩnh vực KHTN&KT, trong đó Vật lý là ngành có số lượng hồ sơ đăng ký nhiều nhất với 59 hồ sơ. Ông Đỗ Tiến Dũng cho biết, các hồ sơ đăng ký xét chọn tài trợ năm 2019 tiếp tục có xu hướng cân bằng hơn so với giai đoạn trước về tỷ lệ hồ sơ giữa các vùng miền trong cả nước, giữa các khối trường đại học và viện nghiên cứu. Đặc biệt, tỷ lệ các nhà khoa học trẻ (không quá 35 tuổi) đăng ký chủ trì các đề tài nghiên cứu trong đợt 1 năm 2019 chiếm 42%, tỷ lệ nhà khoa học nữ chiếm 25% cho thấy xu hướng trẻ hóa, cân bằng về giới tính của lực lượng nghiên cứu tại Việt Nam. Tỷ lệ CNĐT đề nghị tài trợ chương trình NCCB đợt 1 năm 2019 theo lứa tuổi và giới tính Về mục tiêu giai đoạn tiếp theo, Quỹ sẽ nỗ lực trong rút ngắn thời gian đánh giá và phê duyệt đề tài, duy trì tỷ lệ hồ sơ được phản biện quốc tế, khuyến khích các nhóm nghiên cứu mạnh với hướng nghiên cứu dài hạn, nội dung đột phá và kết quả nghiên cứu nổi bật. Bên cạnh đó, Quỹ sẽ chú trọng đến đánh giá hoạt động của đề tài, hiệu quả và tác động của các đề tài đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung. Theo thống kê bài báo khoa học từ ISIKNOWLEDGE, giai đoạn 2013-2018 vừa qua, các đề tài do Quỹ tài trợ công bố 600-800 bài báo ISI hằng năm, chiếm khoảng 20% công bố của Việt Nam và chiếm trên 50% các công bố kế quả nghiên cứu được ngân sách Nhà nước tài trợ. Với quy định cụ thể, khách quan và theo thông lệ quốc tế, các chương trình tài trợ của Quỹ, đặc biệt là chương trình NCCB đã thu hút được đông đảo các nhà khoa học trong cả nước tham gia. Nhiều nhà khoa học trẻ được đào tạo bài bản ở nước ngoài trở về nước làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu và tham gia các chương trình tài trợ của Quỹ. Với nguồn vốn được cấp khoảng 1-2% tổng chi Ngân sách cho KH&CN hằng năm, hoạt động của Quỹ có tác động đáng kể đến hoạt động nghiên cứu khoa học của đất nước. Kết quả hoạt động của Quỹ đóng vai trò tích cực, góp tỷ trọng lớn đối với các chỉ số quan trọng về năng lực KH&CN quốc gia như năng suất KH&CN, công bố khoa học, nguồn lực KH&CN. Trao đổi Hội nghị, các đại biểu là thành viên HĐKH ngành lĩnh vực KHTN&KT đánh giá cao tính minh bạch trong hoạt động của Quỹ từ khâu tiếp nhận, đánh giá hồ sơ đến xét duyệt, cấp kinh phí, nghiệm thu. Các đại biểu nhận định hoạt động của Quỹ đã có tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao số lượng và chất lượng công bố quốc tế của các nghiên cứu tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một số vấn đề cần điều chỉnh, thay đổi như danh mục tạp chí quốc tế uy tín, thực tế triển khai hoạt động của nhóm nghiên cứu mạnh, chính sách cho nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc), phí quản lý đề tài tại các tổ chức chủ trì. Thứ trưởng Phạm Công Tạc – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ghi nhận những ý kiến phát biểu của các nhà khoa học đồng thời đánh

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo phê duyệt Danh mục đề tài thuộc Chương trình hợp tác NAFOSTED – RCUK được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2018

Ngày 23/10/2018, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục 04 đề tài thuộc Chương trình hợp tác giữa Quỹ và Hội đồng nghiên cứu Anh quốc RCUK được tài trợ thực hiện từ năm 2018 (Quyết định số 185/QĐ-HĐQL-NAFOSTED). Danh mục các đề tài được phê duyệt Sau khi tổ chức rà soát kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên theo quy định hiện hành, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ cũng đã phê duyệt kinh phí tài trợ cho 04 đề tài này tại Quyết định số 11/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 21/1/2019. Trong thời gian tới, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thuyết minh và ký hợp đồng. Chương trình hợp tác NAFOSTED – RCUK nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác chung của Vương quốc Anh với các nước Đông Nam Á qua Quỹ Newton và được triển khai theo Biên bản thỏa thuận hợp tác đã ký kết vào năm 2016 giữa hai bên. Đến nay, chương trình đã mở 02 đợt tiếp nhận hồ sơ với các chủ đề: Ô nhiễm không khí và sức khỏe con người, Tài nguyên nước, Đất than bùn và rừng ngập mặn nhiệt đới (năm 2016); Tác động của tai biến thiên nhiên trong lĩnh vực khí tượng thủy văn (năm 2017). Đồng thời, với đợt tiếp nhận hồ sơ năm 2017, Quỹ và các đối tác là Hội đồng nghiên cứu về Môi trường (NERC) và Hội đồng nghiên cứu về Kinh tế và Xã hội (ESRC) trực thuộc RCUK cũng mở rộng ưu tiên tới các nghiên cứu liên ngành giữa lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Các đề tài được tài trợ có thời gian thực hiện từ 24 – 36 tháng. Quỹ Newton hợp tác với 17 quốc gia nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội tại các quốc gia này vì mục tiêu phát triển bền vững. Quỹ có tổng kinh phí 735 triệu bảng từ Chính phủ Anh và nguồn đóng góp đối ứng từ các nước đối tác đến năm 2021. Về phía Vương quốc Anh, Quỹ Newton do Bộ Doanh nghiệp, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp (BEIS) quản lý và được 7 tổ chức chuyên môn triển khai trực tiếp.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo Phê duyệt Danh mục đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2019 (đợt 1)

Ngày 28/01/2019, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã phê duyệt Danh mục gồm 37 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2019 (đợt 1). Danh sách các đề tài phê duyệt kèm Quyết định được đăng tải tại đây. Cơ quan điều hành Quỹ tổ chức rà soát dự toán kinh phí các đề tài thuộc Danh mục nêu trên trong tháng 01-02/2018. Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện thuyết minh và ký hợp đồng (dự kiến tháng 3/2019)./.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông tin về hồ sơ Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019

Ngày 31/12/2018, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã hoàn thành tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019. Quỹ đã nhận được tổng số 45 hồ sơ trong 08 ngành thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, trong năm 2019 việc xét chọn Giải thưởng Tạ Quang Bửu tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong thời gian tới, Cơ quan Điều hành Quỹ sẽ tổ chức kiểm tra tính hợp lệ và đánh giá xét chọn các hồ sơ. Giải thưởng dự kiến được công bố, trao tặng cho các nhà khoa học vào dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2019). Được tổ chức từ năm 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật nói riêng. Hằng năm, Cơ quan điều hành Quỹ đã nhận được số lượng hồ sơ đăng ký Giải thưởng trung bình từ 40 đến trên 50 hồ sơ. Đặc biệt, năm 2019 đã có nhiều tổ chức KH&CN chuẩn bị hồ sơ, đề cử các nhà khoa học của đơn vị tham gia xét tặng Giải thưởng (Hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng các năm trước phần lớn là các nhà khoa học tự ứng cử), bao gồm Viện Toán học, Viện Kỹ thuật nhiệt đới – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện KH&CN Quân sự, Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM, Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ và các nhà khoa học đã đề cử hồ sơ xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019. Việc đề cử hồ sơ tham dự Giải thưởng thể hiện trách nhiệm và sự trân trọng của các tổ chức KH&CN, các cá nhân nhà khoa học đối với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong đơn vị.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo về việc Báo cáo định kỳ và cấp kinh phí đợt tiếp theo đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ năm 2017 (đợt 1)

Theo quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, để có căn cứ cấp kinh phí đợt tiếp theo, Quỹ dự kiến tổ chức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài NCCB trong lĩnh vực KHTN&KT do Quỹ tài trợ năm 2017 (đợt 1). Kính đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với các tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện đề tài và gửi tới Quỹ.     Báo cáo gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: 1. Truy cập vào hệ thống quản lý online của Quỹ: https://oms.nafosted.gov.vn/oms_ns/account/index.php thông qua tài khoản cá nhân đã được thông báo, chuẩn bị báo cáo theo mẫu và hướng dẫn trên hệ thống, gửi cho Quỹ trực tiếp qua mạng. 2. In 01 bản báo cáo từ hệ thống kèm theo các minh chứng về kết quả thực hiện, lấy xác nhận của tổ chức chủ trì đề tài (lãnh đạo đơn vị ký, đóng dấu) và gửi tới Quỹ theo địa chỉ sau đây: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ngoài phong bì ghi rõ: Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài NCCB trong KHTN&KT ngành……..) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 31/1/2019 (Thứ Năm) Kết quả đánh giá báo cáo định kỳ là căn cứ cho việc cấp kinh phí đợt tiếp theo của đề tài. Lưu ý: Biểu mẫu báo cáo đánh giá định kỳ đã được thay đổi so với các năm trước đây để phù hợp với các quy định hiện hành. Cơ quan điều hành Quỹ sẽ tiến hành đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài, thông báo kết quả và cấp tiếp kinh phí đợt tiếp theo tới các đề tài trong tháng 2-3/2019.

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội và nhân văn tài trợ thực hiện từ năm 2019 đợt II

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia công bố tiếp nhận hồ sơ đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn tài trợ thực hiện từ năm 2019 đợt II. Thời hạn nhận hồ sơ đánh giá xét chọn đợt này: trước 17h00 ngày 29/3/2019.

Lên đầu trang