Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin sự kiện

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị chuyên đề về tổ chức và triển khai đề tài do Quỹ tài trợ

Hội nghị chuyên đề về tổ chức và triển khai đề tài do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tài trợ được tổ chức tại Hà Nội ngày 7/12/2022 vừa qua đã thu hút sự tham dự của ~200 đại biểu là nhà khoa học, nhà quản lý nhiệm vụ do Quỹ tài trợ ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Trường Đại học Thương mại là đơn vị phối hợp, hỗ trợ tổ chức Hội nghị. Hội nghị tập trung vào ba nội dung chính bao gồm: 1) Thông tin về các hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ; 2) Một số lưu ý trong quản lý thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ (chuyên môn / hành chính / tài chính); 3) Hướng dẫn các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho các chủ nhiệm đề tài chương trình nghiên cứu ứng dụng, nhiệm vụ tiềm năng.       Toàn cảnh Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Đỗ Phương Lan, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ cho biết, Hội nghị nằm trong chuỗi các hoạt động của Quỹ nhằm hỗ trợ các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ (KHCN) triển khai thuận lợi, hiệu quả hoạt động nghiên cứu được Quỹ tài trợ, hỗ trợ. Tại Hội nghị, ông Phạm Đình Nguyên – Giám đốc CQĐH Quỹ giới thiệu tổng quan về hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ, trong đó làm rõ yêu cầu, mục tiêu đối với từng chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Giám đốc CQĐH Quỹ mong muốn các nhà khoa học, các tổ chức KHCN cùng phối hợp với Quỹ trong việc hoàn thiện chính sách, triển khai chính phủ điện tử, các dịch vụ công trực tuyến, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc tiếp cận các chương trình tài trợ, hỗ trợ và triển khai nghiên cứu khoa học. Đại diện bộ phận quản lý chuyên môn đề tài, bà Trương Thị Thanh Huyền – phụ trách phòng Khoa học tự nhiên và kỹ thuật trình bày báo cáo về những lưu ý trong quá trình quản lý thực hiện nhiệm vụ do Quỹ tài trợ. Báo cáo đã cung cấp thông tin tổng quan về các loại hình đề tài/nhiệm vụ do Quỹ tài trợ, căn cứ pháp lý của các chương trình tài trợ và quy trình tổ chức thực hiện, nêu rõ các nội dung cần lưu ý trong quá trình thực hiện đề tài như báo cáo định kỳ, thay đổi trong quá trình thực hiện đề tài, báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài và một số lưu ý khác (liêm chính trong nghiên cứu…). Đại diện bộ phận quản lý tài chính đề tài, bà Phan Thị Minh Nguyệt – Trưởng phòng Tài chính Kế toán đã trình bày báo cáo về quản lý tài chính đối với đề tài do Quỹ tài trợ, hướng dẫn các quy định liên quan đến đấu thầu mua sắm và quản lý tài sản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhằm hỗ trợ cho các chủ nhiệm chương trình ứng dụng, tiềm năng về các thủ tục liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Quỹ đã mời ông Hoàng Minh Thanh – Trung tâm thẩm định sáng chế, Cục Sở hữu trí tuệ trình bày báo cáo hướng dẫn các thủ tục, các lưu ý liên quan. Trong phần trao đổi thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tham dự cho biết nguồn tài trợ của Quỹ đã góp phần quan trọng hỗ trợ cho nhiều nhà khoa học triển khai hoạt động nghiên cứu, đào tạo lực lượng nghiên cứu tại các tổ chức KHCN. Các nhà khoa học đang thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ đánh giá cao hệ thống quản lý đề tài trực tuyến của Quỹ cùng thủ tục hành chính gọn nhẹ, thuận tiện, tạo điều kiện tối đa cho các nhà khoa học. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đặt nhiều câu hỏi liên quan đến danh mục tạp chí do Quỹ ban hành, các thay đổi trong quá trình thực hiện đề tài, thủ tục nghiệm thu đề tài cũng như thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế đối với sản phẩm đề tài tiềm năng/ứng dụng. Những thắc mắc và góp ý của các đại biểu được các cán bộ Quỹ giải đáp cụ thể.     Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị Hàng năm, Quỹ định kỳ tổ chức các Hội nghị cung cấp thông tin về hoạt động của Quỹ, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học, các tổ chức KHCN trong triển khai nghiên cứu khoa học, đồng thời ghi nhận các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ./. Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị chuyên đề về tổ chức và triển khai đề tài do Quỹ tài trợ

Hội nghị chuyên đề về tổ chức và triển khai đề tài do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) tài trợ được tổ chức tại Hà Nội ngày 7/12/2022 vừa qua đã thu hút sự tham dự của ~200 đại biểu là nhà khoa học, nhà quản lý nhiệm vụ do Quỹ tài trợ ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Trường Đại học Thương mại là đơn vị phối hợp, hỗ trợ tổ chức Hội nghị. Hội nghị tập trung vào ba nội dung chính bao gồm: 1) Thông tin về các hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ; 2) Một số lưu ý trong quản lý thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ (chuyên môn / hành chính / tài chính); 3) Hướng dẫn các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho các chủ nhiệm đề tài chương trình nghiên cứu ứng dụng, nhiệm vụ tiềm năng.   Toàn cảnh Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Đỗ Phương Lan, Phó Giám đốc Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ cho biết, Hội nghị nằm trong chuỗi các hoạt động của Quỹ nhằm hỗ trợ các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ (KHCN) triển khai thuận lợi, hiệu quả hoạt động nghiên cứu được Quỹ tài trợ, hỗ trợ. Tại Hội nghị, ông Phạm Đình Nguyên – Giám đốc CQĐH Quỹ giới thiệu tổng quan về hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ, trong đó làm rõ yêu cầu, mục tiêu đối với từng chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. Giám đốc CQĐH Quỹ mong muốn các nhà khoa học, các tổ chức KHCN cùng phối hợp với Quỹ trong việc hoàn thiện chính sách, triển khai chính phủ điện tử, các dịch vụ công trực tuyến, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc tiếp cận các chương trình tài trợ, hỗ trợ và triển khai nghiên cứu khoa học. Đại diện bộ phận quản lý chuyên môn đề tài, bà Trương Thị Thanh Huyền – phụ trách phòng Khoa học tự nhiên và kỹ thuật trình bày báo cáo về những lưu ý trong quá trình quản lý thực hiện nhiệm vụ do Quỹ tài trợ. Báo cáo đã cung cấp thông tin tổng quan về các loại hình đề tài/nhiệm vụ do Quỹ tài trợ, căn cứ pháp lý của các chương trình tài trợ và quy trình tổ chức thực hiện, nêu rõ các nội dung cần lưu ý trong quá trình thực hiện đề tài như báo cáo định kỳ, thay đổi trong quá trình thực hiện đề tài, báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài và một số lưu ý khác (liêm chính trong nghiên cứu…). Đại diện bộ phận quản lý tài chính đề tài, bà Phan Thị Minh Nguyệt – Trưởng phòng Tài chính Kế toán đã trình bày báo cáo về quản lý tài chính đối với đề tài do Quỹ tài trợ, hướng dẫn các quy định liên quan đến đấu thầu mua sắm và quản lý tài sản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhằm hỗ trợ cho các chủ nhiệm chương trình ứng dụng, tiềm năng về các thủ tục liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Quỹ đã mời ông Hoàng Minh Thanh – Trung tâm thẩm định sáng chế, Cục Sở hữu trí tuệ trình bày báo cáo hướng dẫn các thủ tục, các lưu ý liên quan. Trong phần trao đổi thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tham dự cho biết nguồn tài trợ của Quỹ đã góp phần quan trọng hỗ trợ cho nhiều nhà khoa học triển khai hoạt động nghiên cứu, đào tạo lực lượng nghiên cứu tại các tổ chức KHCN. Các nhà khoa học đang thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ đánh giá cao hệ thống quản lý đề tài trực tuyến của Quỹ cùng thủ tục hành chính gọn nhẹ, thuận tiện, tạo điều kiện tối đa cho các nhà khoa học. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đặt nhiều câu hỏi liên quan đến danh mục tạp chí do Quỹ ban hành, các thay đổi trong quá trình thực hiện đề tài, thủ tục nghiệm thu đề tài cũng như thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế đối với sản phẩm đề tài tiềm năng/ứng dụng. Những thắc mắc và góp ý của các đại biểu được các cán bộ Quỹ giải đáp cụ thể.       Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị Hàng năm, Quỹ định kỳ tổ chức các Hội nghị cung cấp thông tin về hoạt động của Quỹ, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học, các tổ chức KHCN trong triển khai nghiên cứu khoa học, đồng thời ghi nhận các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ./. Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tổ chức Hội nghị chuyên đề tổ chức và triển khai đề tài do Quỹ tài trợ

Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2022, nhằm mục đích hỗ trợ cho các nhà khoa học tổ chức, thực hiện nhiệm vụ do Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia (Quỹ) tài trợ/hỗ trợ được thuận lợi, Quỹ dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị chuyên đề tổ chức và triển khai đề tài do Quỹ tài trợ, thông tin cụ thể như sau: 1. Nội dung: – Thông tin về các hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ. – Các vấn đề cần lưu ý trong quá trình triển khai nhiệm vụ do Quỹ tài trợ. – Quản lý tài chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. – Hướng dẫn đăng ký sáng chế đối với đề tài tiềm năng/ứng dụng. 2. Đối tượng chính mời tham dự: chủ nhiệm đề tài, nhà khoa học thuộc các nhóm nghiên cứu khu vực phía Bắc đang thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ. 3. Thời gian: từ 14h00 – 17h00, Thứ Tư, ngày 07/12/2022 4. Địa điểm: Hà Nội 5. Đăng ký tham dự: Để việc tổ chức Hội nghị được chu đáo, Quỹ trân trọng đề nghị các nhà khoa học đăng ký tham dự Hội nghị tại đường link https://forms.gle/eziHvSgEFwMuomKk6 đến hết ngày 05/12/2022.   Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Cung cấp hồ sơ phục vụ cấp kinh phí, thanh quyết toán đối với các đề tài đã nghiệm thu, kết thúc trong năm 2022

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đang thực hiện cấp kinh phí cho các đề tài, hoạt động do Quỹ tài trợ, hỗ trợ năm 2022 (theo thông báo ngày 6/10/2022). Đối với các đề tài đã nghiệm thu và kết thúc thực hiện trong năm 2022, để Quỹ có thể cấp kinh phí đợt cuối cho các đề tài, theo quy định tại Thông tư số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày 30/12/2015, đề nghị các chủ nhiệm đề tài (CNĐT) phối hợp với tổ chức chủ trì đề tài (TCCT) khẩn trương lập, hoàn thiện Bảng xác nhận khối lượng công việc và quyết toán kinh phí (Tải mẫu tại đây) gửi về Quỹ. Cách thức thực hiện: Điền đầy đủ các thông tin trên bảng xác nhận (theo mẫu) và nộp trực tiếp trên hệ thống OMS (xem hướng dẫn nộp trên OMS tại đây). Sau khi thư ký tài chính ngành rà soát, xác nhận hợp lệ trên hệ thống OMS, CNĐT thực hiện in, ký, đóng dấu (03 bản), bì thư ghi rõ Bảng xác nhận khối lượng công việc và quyết toán kinh phí và gửi tới Quỹ theo địa chỉ: Bộ phận một cửa Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Tầng 4 – 39 Trần Hưng Đạo, P. Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Thời hạn tiếp nhận: đến 17h ngày 25/11/2022 Trường hợp cần hỗ trợ khi sử dụng hệ thống trực tuyến OMS của Quỹ xin vui lòng liên hệ (trong giờ hành chính): Điện thoại: 02439367750 (máy lẻ 801/802) Email: it.nafosted@most.gov.vn Trân trọng thông báo để các CNĐT và TCCT được biết. Tin: Phòng Tài chính Kế toán

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận Báo cáo định kỳ đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ tài trợ năm 2020 (36 tháng)

Theo Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ và hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký giữa Quỹ với các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài, Quỹ tổ chức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ tài trợ năm 2020 (36 tháng) (ký hợp đồng tháng 10/2020). Đề nghị các chủ nhiệm đề tài phối hợp với tổ chức chủ trì đề tài lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài, tình hình sử dụng kinh phí của đề tài và gửi tới Quỹ. Kết quả đánh giá định kỳ là căn cứ để quyết định việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Báo cáo gửi đến Quỹ thông qua 2 bước: 1. Truy cập vào hệ thống quản lý đề tài trực tuyến (OMS) của Quỹ thông qua tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin báo cáo theo hướng dẫn và gửi tới Quỹ. Link truy cập hệ thống OMS: https://oms.nafosted.gov.vn/oms_ns/ 2. Sau khi hoàn thiện báo cáo trên hệ thống OMS, nhà khoa học gửi hồ sơ tới Quỹ theo 1 trong 2 cách sau: Nộp hồ sơ điện tử (ký số) – Ký số (bằng USB Token) chữ ký của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì lên tệp hồ sơ (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính) và tải lên hệ thống OMS. Nộp hồ sơ bằng bản giấy – In hồ sơ được xuất ra từ hệ thống OMS (bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính), ký và xác nhận bằng bút mực xanh, dấu đỏ. – Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Quỹ NAFOSTED – phòng 405, số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Quỹ khuyến khích nhà khoa học, tổ chức chủ trì thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký số điện tử). Thời hạn tiếp nhận báo cáo: Trước 17h00 ngày 31/10/2022 (thứ Hai). (Hệ thống OMS sẽ tự động đóng sau thời gian trên). Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo kết quả đánh giá định kỳ tới các chủ nhiệm đề tài trong tháng 11/2022. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Cơ quan điều hành Quỹ theo số điện thoại: – Hỗ trợ về chuyên môn: 024. 3936 7750 (Máy lẻ: 201 – 209) – Hỗ trợ về tin học, hệ thống OMS: 024. 3936 7750 (Máy lẻ: 801; 802) Tin: Phòng KHTN&KT

Thông báo, Tin sự kiện

Triển khai hệ thống theo dõi hồ sơ đề tài do NAFOSTED tài trợ dành cho các Tổ chức chủ trì

Cuối tháng 4/2022, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) đã tổ chức Hội nghị về tổ chức thực hiện và quản lý các nhiệm vụ do NAFOSTED tài trợ, hỗ trợ cho các Tổ chức chủ trì (TCCT) khu vực phía Nam. Tiếp thu ý kiến của các TCCT tại Hội nghị, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý các đề tài do Quỹ tài trợ, Quỹ đã triển khai xây dựng hệ thống theo dõi hồ sơ đề tài dành cho các TCCT. Hệ thống gồm các chức năng: theo dõi đề tài được tài trợ, theo dõi cấp kinh phí, tình hình thực hiện đề tài, thống kê kinh phí, xem thông tin nhà khoa học thuộc tổ chức quản lý, gửi và nhận công văn tới Quỹ… Các TCCT có nhu cầu truy cập khai thác thông tin, vui lòng gửi công văn (bản cứng, được ký và xác nhận bằng bút mực xanh, dấu đỏ – tải mẫu tại đây) đến Quỹ theo địa chỉ: Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia P405, Tầng 4, số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Quỹ sẽ thực hiện cung cấp tài khoản sau khi nhận được công văn đề nghị của TCCT. Mọi thắc mắc và kiến nghị xin gửi về địa chỉ email nafosted@most.gov.vn để được hỗ trợ.            Giao diện Hệ thống theo dõi hồ sơ đề tài dành cho TCCT Tin: Bộ phận CNTT – Văn phòng Quỹ

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo kế hoạch cấp kinh phí cho các đề tài, hoạt động do NAFOSTED tài trợ, hỗ trợ năm 2022

Ngày 22/09/2022, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã tiếp nhận nguồn Ngân sách nhà nước (NSNN) chi cho các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ năm 2022 với số tiền ~ 255 tỷ đồng. Căn cứ quyết định giao dự toán chi NSNN năm 2022 cho Quỹ và nguồn kinh phí được cấp nêu trên, Quỹ dự kiến triển khai thực hiện cấp kinh phí cho các nhiệm vụ trong tháng 10-11/2022, thông tin cụ thể như sau: 1. Cấp kinh phí cho các đề tài đã đánh giá định kỳ, đánh giá nghiệm thu theo tiến độ trong năm 2021 đủ điều kiện cấp tiếp, bao gồm: Chương trình tài trợ Số lượng nhiệm vụ Kinh phí cấp (triệu đồng) Ghi chú Nghiên cứu cơ bản trong KHTN&KT 588 123,688 Kinh phí sau đánh giá kết quả thực hiện đối với các đề tài thực hiện từ 2017-2018; kinh phí sau đánh giá định kỳ đối với đề tài thực hiện từ 2017-2020. Nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV 81 25,798 Kinh phí sau đánh giá kết quả thực hiện đối với các đề tài thực hiện từ 2018, 2019 đợt 1; kinh phí sau đánh giá định kỳ đối với đề tài thực hiện từ 2018, 2019 đợt 2, 2020 đợt 1 Nhiệm vụ đột xuất, tiềm năng, HTQT 15 5,836 Kinh phí sau đánh giá định kỳ và đánh giá kết quả. Tổng 684 155,322   2. Cấp kinh phí cho các đề tài đã đánh giá định kỳ, đánh giá nghiệm thu theo tiến độ trong năm 2022 đủ điều kiện cấp tiếp, bao gồm: Chương trình tài trợ Số lượng nhiệm vụ Kinh phí cấp (triệu đồng) Ghi chú Nghiên cứu cơ bản trong KHTN&KT 525 65,728 Kinh phí định kỳ, kinh phí sau đánh giá kết quả thực hiện; kinh phí định kỳ đối với đề tài thực nghiệm thực hiện từ 2019-2020; Nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV 107 9,085 Kinh phí sau đánh giá kết quả thực hiện đối với các đề tài thực hiện từ 2018, 2019; kinh phí định kỳ đối với đề tài thực hiện từ 2019, 2020 Nhiệm vụ đột xuất, ứng dụng, tiềm năng, HTQT 79 24,261 Kinh phí cấp lần đầu, kinh phí cấp sau đánh giá định kỳ và đánh giá kết quả. Các hoạt động nâng cao năng lực KH&CN quốc gia 2022 11 615 Kinh phí cho các hoạt động đã được phê duyệt hỗ trợ. Tổng 722 99,689   Trong quá trình xem xét, cấp kinh phí năm 2022, các cơ quan quản lý chưa đồng ý cấp kinh phí theo đề nghị của Quỹ đối với một số khoản sau đây: (a) Kinh phí cho các đề tài, hoạt động mới nhưng chưa có quyết định phê duyệt tài trợ, hỗ trợ; (b) Kinh phí cho các các đề tài đã hết thời gian thanh quyết toán theo quy định tại Điều 14, Thông tư 27/2015/TTLT- BKHCN-BTC ngày 30/12/2015. Đối với các đề tài thuộc nhóm (b) nêu trên nhưng đang trong thời gian chờ công bố theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN hoặc chưa được cấp đủ kinh phí theo tiến độ do Quỹ chưa nhận được đủ nguồn NSNN, CQĐH Quỹ sẽ báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ để có phương án giải quyết. Do hạn chế về nguồn NSNN được cấp năm 2022, các đề tài đã nộp hồ sơ đăng ký năm 2021 (Nghiên cứu cơ bản trong KHTN&KT, Nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV, nhiệm vụ Tiềm năng) chưa được tài trợ và cấp kinh phí trong năm 2022. CQĐH Quỹ sẽ thông báo về việc tài trợ đối với các đề tài này sau khi có quyết định của các cơ quan quản lý. CQĐH Quỹ trân trọng thông báo để các nhà khoa học, các tổ chức chủ trì được biết và chủ động tổ chức, thực hiện nghiên cứu./. Tin: NAFOSTED

Tin sự kiện, Tin tức, Truyền thông khoa học

Bài viết của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhân dịp Năm Quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững

Năm 2022 đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố là Năm Quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững nhằm khuyến nghị các quốc gia thành viên và các tổ chức cá nhân có liên quan nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khoa học cơ bản đối với phát triển bền vững, phù hợp với các ưu tiên quốc gia. Việt Nam là một trong 10 quốc gia khởi xướng và đồng tác giả Sáng kiến Năm Quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững. Nhân sự kiện trên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã có bài viết trên Tạp chí Cộng sản với tiêu đề Tăng cường đầu tư đúng tầm cho nghiên cứu cơ bản – Nhân tố nền tảng tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững đất nước. Toàn văn bài viết được Tạp chí Cộng sản đăng tải tại địa chỉ: https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/tang-cuong-dau-tu-dung-tam-cho-nghien-cuu-co-ban-nhan-to-nen-tang-tao-dot-pha-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-vi-su-phat-trien-ben-v Một số thông tin tham khảo về tỷ lệ chi cho nghiên cứu cơ bản của một số quốc gia Mỹ: Năm 2018, tổng chi cả nước của Mỹ cho hoạt động R&D* vượt mức 600 tỷ đô la, chiếm 2,83% GDP và chi cho nghiên cứu cơ bản luôn ổn định nhiều năm trước đó ở mức 17-18% tổng chi cho R&D. Giai đoạn 2013-2017, nếu chỉ tính riêng nguồn chi từ chính phủ liên bang, chi cho nghiên cứu cơ bản của Mỹ luôn ở mức trên 22% chi cho R&D. Trung Quốc: Kể từ năm 2006 sau khi ban hành “Chỉ dẫn quốc gia về chương trình Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn 2006-2020”, Trung Quốc nhanh chóng lọt vào nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới trong đầu tư cho R&D và nghiên cứu cơ bản. Tổng chi cả nước cho R&D tăng nhanh từ 1,37% GDP năm 2006 lên mức 2,1% GDP vào năm 2016. Riêng chi từ Chính phủ trung ương Trung Quốc cho R&D đạt hơn 282 tỷ nhân dân tệ vào năm 2017, tỷ lệ chi cho nghiên cứu cơ bản so với cho R&D tăng đều từ 20,3% năm 2013 lên 27,4% vào năm 2017. Nguồn: J. Xu and C. Huang, “The Budget and Expenditure of the Basic Research: A Comparison between China and the United States,” 2019 Portland International Conference on Management of Engineering and Technology (PICMET), 2019, pp. 1-6, doi: 10.23919/PICMET.2019.8893972. * R&D: Hệ thống hoạt động nghiên cứu – triển khai (research and experimental development) bao gồm Nghiên cứu cơ bản (Basic research), Nghiên cứu ứng dụng (applied research) và Triển khai thực nghiệm (experimental development). Nguồn: OECD Frascati Manual 2015. Tin: NAFOSTED

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo tiếp nhận hồ sơ tham gia chương trình nghiên cứu sau Tiến sĩ do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) thông báo tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ nghiên cứu sau tiến sỹ (bao gồm cả 2 lĩnh vực khoa học tự nhiên & kỹ thuật và khoa học xã hội & nhân văn) trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ Quốc gia. Chương trình được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BKHCN ngày 15/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. 1. Nội dung và mức hỗ trợ: – Chi phí đi lại trực tiếp tới đơn vị chủ trì nghiên cứu sau Tiến sĩ và ngược lại (hỗ trợ một lần đối với người không sống tại tỉnh, thành phố có đơn vị chủ trì nghiên cứu sau Tiến sĩ); – Sinh hoạt phí theo định mức công lao động đối với thành viên thực hiện nhiệm vụ KHCN quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 trong thời gian không quá 12 tháng. 2. Điều kiện xem xét hỗ trợ: – Có bằng Tiến sĩ và là tác giả chính (tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ) của ít nhất một (01) bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Quỹ ưu tiên xem xét đối với nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập (theo quy định tại Nghị định số 27/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ). Tra cứu danh mục tạp chí: https://nafosted.gov.vn/van-ban-quan-ly/ Đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật: Quyết định số 95/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 30/12/2021 và Quyết định số 151/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 09/8/2019). Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Quyết định số 251/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 11/12/2019. – Được một nhà khoa học của Việt Nam nhận bảo trợ thực hiện nghiên cứu sau Tiến sĩ. Người bảo trợ nghiên cứu sau Tiến sĩ phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn: i) Là tác giả chính của ít nhất một (01) bài báo khoa học đăng trên tạp chí ISI có uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; ii) Không là người hướng dẫn nhà khoa học đề nghị hỗ trợ tại bậc đào tạo Tiến sĩ; – Có tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam nhận làm đơn vị chủ trì nghiên cứu sau Tiến sĩ. Đơn vị chủ trì phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất để triển khai nghiên cứu, đồng ý tiếp nhận người đến thực hiện nghiên cứu sau Tiến sĩ và đồng ý hỗ trợ, tạo điều kiện, cho phép sử dụng trang thiết bị của đơn vị để triển khai nghiên cứu. Quỹ ưu tiên xem xét đối với trường hợp đơn vị chủ trì nghiên cứu sau Tiến sĩ khác với đơn vị đào tạo Tiến sĩ, khác với cơ quan công tác của nhà khoa học đề nghị hỗ trợ. 3. Yêu cầu về kết quả thực hiện nghiên cứu sau Tiến sĩ: – Là tác giả chính của ít nhất một (01) bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín có nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu đã đăng ký; – Các kết quả nghiên cứu có ghi nhận sự hỗ trợ của Quỹ. Lưu ý: – Nhà khoa học thực hiện nghiên cứu sau Tiến sĩ có thể được nhận công lao động khoa học do người bảo trợ nghiên cứu sau Tiến sĩ chi trả từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác; – Trường hợp người bảo trợ nghiên cứu sau Tiến sĩ là chủ nhiệm đề tài các cấp sử dụng kinh phí đề tài chi trả thêm công lao động, nguyên vật liệu và các chi phí khác có liên quan để thực hiện nghiên cứu sau Tiến sĩ, bài báo quốc tế / ISI có uy tín là kết quả nghiên cứu sau Tiến sĩ được công nhận đồng thời là kết quả của đề tài. 4. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhà khoa học thực hiện nghiên cứu sau Tiến sĩ: Hồ sơ đăng ký được nhập trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Quỹ (https://dichvucong.nafosted.gov.vn/danh-sach-dich-vu-cong/) theo biểu mẫu quy định, bao gồm: – Đơn đề nghị hỗ trợ của người đăng ký thực hiện nghiên cứu sau Tiến sĩ; – Lý lịch khoa học của người đăng ký thực hiện nghiên cứu sau Tiến sĩ; và tải lên các tệp sau: (1) Bản sao Bằng Tiến sĩ; (2) Các tài liệu chứng minh là nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập (nếu có); (3) Thuyết minh đề cương nghiên cứu sau Tiến sĩ (làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, kế hoạch nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được) có xác nhận của người bảo trợ và đơn vị chủ trì nghiên cứu; (4) Đơn đề nghị hỗ trợ của người bảo trợ nghiên cứu sau Tiến sĩ theo Mẫu NCNLQG 05; (5) Lý lịch khoa học của người bảo trợ nghiên cứu sau Tiến sĩ theo Mẫu NCNLQG 02 5. Thông tin về tiếp nhận hồ sơ: Sau khi hoàn thiện hồ sơ đăng ký và nộp trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến, Nhà khoa học gửi hồ sơ tới Quỹ để hoàn thành việc đăng ký theo 1 trong 2 cách sau: a. Nộp hồ sơ điện tử (ký số) – Ký số chữ ký của người đăng ký, người bảo trợ, lãnh đạo cơ quan chủ trì và cơ quan công tác (bằng Token) trong bộ hồ sơ tải lên Cổng Dịch vụ công trực tuyến. b. Nộp hồ sơ bản giấy – In hồ sơ được xuất ra từ Cổng Dịch vụ công trực tuyến (bao gồm tất cả các

Thông báo, Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo gia hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG

Ngày 30/06/2022, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG, theo đó thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 30/06/2022 đến 17h00 ngày 31/08/2022. Để các nhà khoa học có thời gian hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo điều chỉnh thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài đến 17h00 ngày 30/09/2022 (thứ Sáu). Quỹ khuyến khích các tổ chức/cá nhân sử dụng hồ sơ chữ ký số. Hướng dẫn nộp hồ sơ có chữ ký điện tử xin tham khảo Hướng dẫn sử dụng hệ thống OMS. Trường hợp cần hỗ trợ khi sử dụng hệ thống trực tuyến OMS của Quỹ xin vui lòng liên hệ: Email: it.nafosted@most.gov.vn. Điện thoại: 02439367750 (máy lẻ 801/802) Trân trọng thông báo để các tổ chức KHCN/cá nhân nhà khoa học được biết. Tin: BP HTQT

Lên đầu trang