Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Tin tức

Tin sự kiện, Tin tức

Diễn đàn Giáo dục Đại học, Khoa học và Nghiên cứu Việt – Áo

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thổng Áo Heinz Fischer đến Việt Nam, ngày 31 tháng 5 năm 2012, tại trường Đại học Sài gòn (thành phố Hồ Chí Minh), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Diễn đàn “Giáo dục Đại học, Khoa học và Nghiên cứu Việt Nam – Áo”. Tham dự diễn đàn có Tổng thống Áo Heinz Fischer và phu nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng lãnh đạo nhiều đơn vị liên quan. Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, diễn đàn là thông điệp thể hiện sự quyết tâm cao của hai quốc gia trong việc đưa hợp tác trong lĩnh vực KH&CN và giáo dục thuộc lĩnh vực ưu tiên đặc biệt trong hợp tác song phương. Chính phủ Việt Nam sẽ quyết tâm đầu tư phát triển KH&CN cũng như giáo dục lên vị trí là bước đột phá giúp Việt Nam phát triển theo hướng mạnh và bền vững trong tương lai không xa. Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cũng cho biết, cuối năm 2011, Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Khoa học và Nghiên cứu Áo đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác và nghiên cứu. Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân phát biểu tại Diễn đàn Trong khuôn khổ Diễn đàn lần này, bên cạnh nhiều bản ghi nhớ hợp tác mới được thực hiện, Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Khoa học và Nghiên cứu Áo cũng đã công bố chính thức “Chương trình hỗ trợ nghiên cứu song phương Việt – Áo giai đoạn 2012 – 2015”. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tham dự diễn đàn và giới thiệu về hoạt động cũng như kết quả các chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản. Đây là cơ hội để Quỹ quảng bá rộng rãi hơn nữa hình ảnh và hoạt động của mình với các nhà khoa học và đồng nghiệp trong nước và quốc tế.

Tin sự kiện, Tin tức

Thông tin tuyển dụng

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia http://nafosted.gov.vn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Tên giao dịch quốc tế là National Foundation for Science and Technology Development, viết tắt là NAFOSTED) được thành lập và hoạt động theo Điều lệ do Chính phủ ban hành. Quỹ trực thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Quỹ có trụ sở tại Thành phố Hà Nội, Văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác. Thông tin tuyển dụng Vị trí tuyển dụng Nhân viên Công nghệ thông tin Thời gian làm việc Toàn thời gian Địa điểm làm việc 38 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Số lượng cần tuyển 01 người Mô tả công việc – Phối hợp với các thành viên khác trong bộ phận Công nghệ thông tin thực hiện việc tin học hóa quy trình nội bộ của Quỹ, phát triển và vận hành cổng thông tin điện tử (trang web và các dịch vụ online) của Quỹ, hỗ trợ người dùng. – Tham gia quản lý việc tài trợ các đề tài nghiên cứu khoa học Quyền lợi được hưởng – Được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ với người lao động theo Luật Lao động Việt Nam (BHXH, BH Y tế…) – Môi trường làm việc năng động, thân thiện. – Có cơ hội để phát huy tối đa năng lực bản thân. Yêu cầu trình độ – Tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Công nghệ thông tin (ví dụ: Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – Có kinh nghiệm thiết kế, phát triển phần mềm Yêu cầu khác + Khả năng giao tiếp bằng tiếng anh là ưu thế + Có kinh nghiệm về mạng và hệ điều hành là ưu thế Hồ sơ (bản mềm) + Bản scan bằng tốt nghiệp, bảng điểm đại học + CV mô tả quá trình học tập, làm việc và kỹ năng cá nhân Hạn nộp hồ sơ Ngày 15/06/2012 Địa chỉ nhận hồ sơ minhanh@most.gov.vn

Tin sự kiện, Tin tức

Tin về đợt tiếp nhận hồ sơ đề nghị tài trợ NCCB trong KHTN năm 2012

Ngày 25/4/2012, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã kết thúc đợt tiếp nhận hồ sơ đề nghị tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên năm 2012 với tổng số hồ sơ được tiếp nhận là 386 hồ sơ, trong đó: Ngành Toán học:                        20 hồ sơ Ngành Tin học:                           42 hồ sơ Ngành Vật lý:                               82 hồ sơ Ngành Hóa học:                         77 hồ sơ Ngành Khoa học Trái đất:        25 hồ sơ Ngành Khoa học Sự sống:      104 hồ sơ Ngành Cơ học:                           36 hồ sơ Năm 2012, Quỹ đã cải tiến phương thức tiếp nhận hồ sơ đề nghị tài trợ thông qua hệ thống quản lý thông tin trực tuyến (OMS – Online Management System). Hệ thống này cho phép các chủ nhiệm đề tài có thể gửi bản mềm hồ sơ đề nghị tài trợ đến Quỹ, cập nhật lý lịch khoa học của chủ nhiệm và các thành viên tham gia nghiên cứu, kiểm tra tình trạng đề tài trong quá trình tiếp nhận và xét chọn hồ sơ. Việc sử dụng hệ thống OMS còn là cơ sở để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý của Quỹ. Dự kiến, Quỹ sẽ tổ chức đánh giá xét chọn các hồ sơ đề nghị tài trợ vào tháng 5-6/2012 và công bố kết quả xét chọn vào cuối tháng 7/2012.

Tin tức

Thông báo kết quả xét chọn đề tài NCCB trong KHXH&NV thực hiện từ năm 2012

Căn cứ ý kiến đánh giá của các chuyên gia, kết luận tư vấn của Hội đồng khoa học ngành, liên ngành và các quy định hiện hành, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã quyết định phê duyệt các đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn được tài trợ thực hiện từ năm 2012. (xem danh sách tại đây) Cơ quan điều hành Quỹ đã gửi thư thông báo tới từng chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì về kết luận của Quỹ đối với đề tài được phê duyệt. Để đề tài có thể sớm triển khai thực hiện, đề nghị các chủ nhiệm đề tài hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Quỹ và gửi đến Cơ quan điều hành Quỹ trước ngày 26/4/2012. Hồ sơ hoàn chỉnh sẽ là căn cứ để Quỹ tiến hành ký hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển kinh phí thực hiện đề tài ngay sau khi nhận được./.

Tin sự kiện, Tin tức

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia: “Không bằng lòng với những thành công hiện tại”

Ngày 14/4/2012, phiên thảo luận với các thành viên thường trực của 7 HĐKH ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên do Cơ quan điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia chủ trì đã diễn ra trong không khí trao đổi thẳng thắn, xây dựng nhằm lấy ý kiến các chuyên gia đầu ngành về các vấn đề phát sinh, giải pháp thực hiện trong quá trình triển khai tài trợ các đề tài NCCB cũng như thảo luận phương hướng, kế hoạch phát triển của Quỹ trong giai đoạn tiếp theo. Các HĐKH ngành do Hội đồng quản lý Quỹ ra quyết định thành lập từ năm 2009, có nhiệm vụ tư vấn, giúp Quỹ xác định các định hướng nghiên cứu cơ bản cũng như xét chọn các đề tài nghiên cứu cơ bản để Quỹ tài trợ, đánh giá kết quả thực hiện đề tài và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ. Có thể nói, nhiệm kỳ 2009 – 2011 vừa qua, các HĐKH ngành trong khoa học tự nhiên đã làm việc với một tinh thần đầy nhiệt huyết,  trách nhiệm, khách quan, đưa ra những ý kiến tư vấn xác đáng và thuyết phục về mặt chuyên môn, là một phần không thể thiếu trong thành công của Quỹ trong suốt những năm vừa qua. Tại buổi thảo luận, TS. Đỗ Tiến Dũng, quyền Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ đã báo cáo với các Hội đồng tình hình triển khai tài trợ NCCB trong KHTN giai đoạn 2009 – 2011, thống kê các kết quả đạt được cũng như nêu lên một số vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Ông Đỗ Tiến Dũng cũng đưa ra phương hướng phát triển với các kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho giai đoạn sắp tới. Trao đổi tại buổi họp, các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã thẳng thắn nêu lên những tồn tại, vướng mắc cần giải quyết, như nên xiết chặt hơn việc đánh giá xét chọn đề tài được tài trợ, điều này sẽ giúp đơn giản hóa công tác nghiệm thu về sau; hay xác định rõ các tiêu chí đầu vào cũng như yêu cầu cụ thể hơn đối với các bài báo công bố trên danh mục ISI đạt được sau khi kết thúc đề tài, hoặc một số vấn đề về cơ chế thanh quyết toán kinh phí đề tài,..… Các thành viên HĐKH cũng lưu ý Quỹ nên chú ý đến tính đặc thù của từng ngành khi phê duyệt kinh phí hay yêu cầu kết quả đầu ra của đề tài. Ban giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ đã giải đáp những thắc mắc, kiến nghị được trao đổi tại phiên thảo luận, đồng thời ghi nhận những ý kiến tư vấn quý báu của toàn thể các HĐKH, từ đó có sự điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho giai đoạn kế tiếp. Ông Phan Hồng Sơn, nguyên Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ, người trực tiếp dẫn dắt triển khai những đợt tài trợ NCCB trong KHTN đầu tiên từ năm 2009 – 2011 khẳng định: “Các kết quả bước đầu mà Quỹ đạt được đã tạo được “tiếng vang” trong cộng đồng các nhà khoa học, song Quỹ cần rút kinh nghiệm thường xuyên” và hoan nghênh sáng kiến tổ chức những buổi thảo luận lấy ý kiến góp ý, tư vấn của các giáo sư đầu ngành trong các lĩnh vực như vậy.

Tin sự kiện, Tin tức

Thông báo giới thiệu và đề xuất danh sách Hội đồng khoa học ngành trong KHTN nhiệm kỳ 2012-2015

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Quỹ PTKHCNQG) tổ chức thành lập Hội đồng khoa học ngành (HĐKH) trong khoa học tự nhiên nhiệm kỳ mới (2012-2015). Để có cơ sở lựa chọn HĐKH mới, kính mời các nhà khoa học quan tâm giới thiệu/tự giới thiệu bản thân hoặc các nhà khoa học khác (đáp ứng đủ điều kiện) tham gia HĐKH nhiệm kỳ mới. Nhiệm vụ  của Hội đồng khoa học: Xác định các định hướng nghiên cứu cơ bản được Quỹ tài trợ; Xét chọn các đề tài nghiên cứu cơ bản để Quỹ tài trợ; Đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ; Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ. Tiêu chí giới thiệu: Thành tích nghiên cứu khoa học; Uy tín, khách quan, đổi mới. Kế hoạch thực hiện:   (click vào các nút bấm trong cột “Nội dung” để sử dụng chức năng tương ứng)   TT Nội dung Thời gian Thông tin chi tiết 1 04/04/2012 – 09/04/2012 Cộng đồng khoa học giới thiệu các nhà khoa học có thể tham gia Hội đồng khoa học các ngành. Danh sách giới thiệu mặc định của Quỹ bao gồm thành viên HĐKH nhiệm kỳ 2009-2012 và các Chủ nhiệm đề tài NCCB KHTN của Quỹ từ 2009 đến 2011. 2 06/04/2012 – 16/04/2012 Các nhà khoa học có trong danh sách được giới thiệu vào hệ thống OMS để cập nhật lý lịch. Chỉ những cá nhân đã cập nhật thông tin mới có tên trong danh sách lựa chọn HĐKH mới. 3 19/04/2012 – 23/04/2012 Tất cả các cá nhân có tên trong danh sách trên và Chủ nhiệm đề tài, Hội đồng khoa học các ngành KHTN nhiệm kỳ 2008-2011 vào hệ thống OMS đề xuất HĐKH mới (*) 4 Phê duyệt 24/04/2012 – 29/04/2012 Trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt phương án Hội đồng khoa học mới. (*) Cập nhật ngày 19/04/2012.

Tin sự kiện, Tin tức

Kiểm tra, xác nhận kinh phí sử dụng và quyết toán năm 2011 của các đề tài NCCB trong Khoa học tự nhiên

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đang thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí năm 2011 của 476 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên trên toàn quốc. Trong tháng 2 và tháng 3, các cán bộ của Quỹ phối hợp cùng Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ KHCN đã trực tiếp tới các tổ chức chủ trì để kiểm tra, đối chiếu hồ sơ chứng từ, lập báo cáo chi tiết tình hình sử dụng kinh phí từng đề tài và xác nhận quyết toán. Trước đó, Quỹ cũng đã gửi công văn xuống các đơn vị chủ trì để thông báo lịch làm việc và yêu cầu các đơn vị chuẩn bị hồ sơ. Công tác kiểm tra, xác nhận quyết toán từng đề tài đến nay diễn ra thuận lợi nhờ vào việc chuẩn bị hồ sơ, chứng từ đầy đủ và sự hợp tác của các đơn vị chủ trì và các chủ nhiệm đề tài. Tuy nhiên, một số đơn vị chuẩn bị hồ sơ chứng từ còn chưa theo đúng hướng dẫn của Quỹ. Kế hoạch làm việc dự kiến kết thúc vào ngày 6 tháng 4, sau đó, các số liệu sẽ được đối chiếu và tổng hợp quyết toán cho các đề tài.

Tin tức

Thông báo phê duyệt đợt 2 “Danh mục đề tài NCCB trong KHTN được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ” thực hiện từ năm 2012

Ngày 12/3/2012, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia đã phê duyệt đợt 2 Danh mục 73 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2012 (Quyết định số 12/QĐ-HĐQLQ). Danh sách cụ thể các đề tài được phê duyệt đợt này được liệt kê dưới đây: STT Mã số Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Đơn vị chủ trì Thời gian thực hiện (tháng) 1 2 3 4 5 6 TOÁN HỌC (35 đề tài) 1 101.01-2011.05 Phép biến đổi tích phân kiểu tích chập suy rộng và ứng dụng PGS.TS Nguyễn Xuân Thảo Đại học Bách khoa Hà Nội 24 2 101.01-2011.06 Bất biến modular và Lý thuyết đồng luân GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 24 3 101.01-2011.10 Một số vấn đề trong giải tích biến phân và tối ưu hóa GS.TSKH Phan Quốc Khánh Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 24 4 101.01-2011.15 Một số hướng chọn lọc trong Giải tích toán học và ứng dụng PGS. TS Đinh Thanh Đức Đại học Quy Nhơn 24 5 101.01-2011.18 Nghiên cứu các trường hợp tới hạn, suy biến và kỳ dị của bài toán biên không đều đối với phương trình elliptic không tuyến tính PGS.TS Hoàng Quốc Toàn Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 24 6 101.01-2011.20 Tính Cohen-Macaulay, tính catenary và môđun đối đồng điều địa phương PGS.TS Lê Thị Thanh Nhàn Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 24 7 101.01-2011.23 Một số nghiên cứu định tính  cho các bài toán điều khiển tối ưu với phương trình vi phân thường và phương trình đạo hàm riêng TS. Bùi Trọng Kiên Đại học Xây dựng 24 8 101.01-2011.25 Lý thuyết định tính các phương trình vi phân hàm đạo hàm riêng PGS.TS Nguyễn Thiệu Huy Đại học Bách khoa Hà Nội 24 9 101.01-2011.26 Hình học của đường và mặt trong các không gian với mật độ PGS.TS Đoàn Thế Hiếu Đại học Sư phạm – Đại học Huế 24 10 101.01-2011.29 Hình học phức hyperbolic và hình học Diophantine GS.TSKH Đỗ Đức Thái Đại học Sư phạm Hà Nội 24 11 101.01-2011.30 Các bài toán biên đối với  hệ phương trình không dừng trong các trụ với đáy  không trơn và một số ứng dụng vào lý thuyết đàn hồi . GS. TSKH. Nguyễn Mạnh Hùng Đại học Sư phạm Hà Nội 24 12 101.01-2011.32 Nghiên cứu các tính chất của hàm số qua biến đổi Fourier GS. TSKH. Hà Huy Bảng Viện Toán học 24 13 101.01-2011.34 Một số khía cạnh hình học và số học của nhóm đại số PGS. TSKH. Phùng Hồ Hải Viện Toán học 24 14 101.01-2011.35 Các bài toán Buchi, Hensley cho các hàm phân hình và một số vấn đề liên quan PGS. TS Tạ Thị Hoài An Viện Toán học 24 15 101.01-2011.37 Các khía cạnh tính toán và tổ hợp của idêan mũ GS.TSKH Ngô Việt Trung Viện Toán học 24 16 101.01-2011.38 Một số bài toán về tối ưu và điều khiển hệ động lực chịu nhiễu bất định GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn Viện Toán học 24 17 101.01-2011.40 Số học, Hình học, và Đối đồng điều của Nhóm đại số và các vấn đề liên quan trên trường không đóng đại số GS.TS Nguyễn Quốc Thắng Viện Toán học 17 18 101.01-2011.41 Nghiên cứu tính trơn của nghiệm cho một số lớp phương trình vi phân PGS.TSKH Nguyễn Minh Trí Viện Toán học 24 19 101.01-2011.42 Toán tử giả vi phân, sóng nhỏ trên các trường thực, p-adic TSKH. Nguyễn Minh Chương Viện Toán học 24 20 101.01-2011.44 Các ánh xạ đa thức và ứng dụng PGS.TSKH Hà Huy Vui Viện Toán học 24 21 101.01-2011.46 Nhóm cơ bản và bất biến của các đa tạp chiều thấp TS. Vũ Thế Khôi Viện Toán học 24 22 101.01-2011.48 Đại số máy tính và Độ phức tạp tính toán GS.TSKH Lê Tuấn Hoa Viện Toán học 24 23 101.01-2011.49 Một số vấn đề chọn lọc trong đại số địa phương và lý thuyết bội GS.TSKH Nguyễn Tự  Cường Viện Toán học 24 24 101.01-2011.51 Ổn định  và điều khiển các hệ động lực  với trễ  biến thiên  mở rộng GS.TSKH Vũ Ngọc Phát Viện Toán học 24 25 101.01-2011.52 Giải tích đa trị và các bài toán cân bằng GS.TSKH Phạm Hữu Sách Viện Toán học 24 26 101.01-2011.54 Lý thuyết cân bằng và ứng dụng trong kinh tế GS.TSKH Nguyễn Xuân Tấn Viện Toán học 24 27 101.02-2011.01 Lý thuyết định tính và thuật toán giải một số lớp bài toán tối ưu và cân bằng GS. TSKH. Nguyễn Đông Yên Viện Toán học 24 28 101.02-2011.09 Các định lý giới hạn trong lý thuyết xác suất và ứng dụng PGS.TS Nguyễn Văn Quảng Đại học Vinh 24 29 101.02-2011.19 Phương pháp giải các bài toán cân bằng lồi và đơn điệu suy rộng: ứng dụng vào các mô hình cân bằng trong kinh tế GS.TSKH Lê Dũng Mưu Viện Toán học 24 30 101.02-2011.21 Lý thuyết hệ động lực và ứng dụng trong sinh thái và môi trường GS.TS Nguyễn Hữu Dư Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 24 31 101.02-2011.39 Tối ưu toàn cục tất định: lý thuyết, phương pháp, thuật toán (phát triển + biên khảo cập nhật hiện trạng khoa học) GS. Hoàng Tụy Viện Toán học 24 32 101.02-2011.43 Điều kiện tối ưu cho nghiệm hữu hiệu của các bài toán tối ưu đa mục tiêu không trơn PGS.TS Đỗ Văn Lưu Viện Toán học 24 33 101.02-2011.45 Giải tích thô và Tính toán khoa học GS.TSKH Hoàng Xuân Phú Viện Toán

Thông báo, Tin tức

Thông báo kết quả đánh giá nghiệm thu (đợt 1) đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2009

Từ ngày 09/2/2012 đến 05/03/2012, các Hội đồng khoa học ngành đã họp nghiệm thu đánh giá kết thúc đợt 1 cho 129 đề tài NCCB trong KHTN do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2009 (không bao gồm các đề tài 36 tháng hoặc đề tài đã gia hạn). Kết quả đánh giá nghiệm thu đợt 1 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên năm 2009 sẽ được gửi tới Chủ nhiệm của các đề tài có tên trong danh sách dưới đây. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC ĐỀ TÀI NCCB TRONG KHTN DO QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA TÀI TRỢ THỰC HIỆN TỪ NĂM 2009 Đợt đánh giá: 09/02/2012 – 05/03/2012 Tổng số đề tài đánh giá: 129 đề tài   Số TT Mã số Tên đề tài CNĐT Cơ quan chủ trì Kết quả Ghi chú 1. Toán học (44 đề tài) 1   101.01.15.09 Lý thuyết tối ưu vecto đa trị và ứng dụng trong kinh tế GS. TSKH Nguyễn Xuân Tấn Viện Toán học Đạt 2 101.01.02.09 Giải tích phức nhiều biến và lý thuyết đa thế vị GS.TSKH. Lê Mậu Hải Đại học Sư phạm Hà Nội Đạt 3 101.01.06.09 Tính chất định tính các hệ thống điều khiển phi tuyến chịu nhiễu và ứng dụng GS.TSKH. Nguyễn Khoa Sơn Viện Toán học Đạt 4 101.01.07.09 Giải tích điều hòa, sóng nhỏ, và p-adic GS.TSKH Nguyễn Minh Chương Viện Toán học Đạt 5 101.01.09.09 Lý thuyết các bài toán cân bằng và tối ưu trong các hệ thống đa trị GS.TSKH. Phạm Hữu Sách Viện Toán học Đạt 6 101.01.10.09 Lý thuyết kỳ dị và hình học của đa thức PGS.TS. Hà Huy Vui Viện Toán học Đạt 7 101.01.12.09 Số học, Hình học, đối đồng đều của nhóm đại số và các vấn đề có liên quan PGS.TS. Nguyễn Quốc Thắng Viện Toán học Đạt 8 101.01.13.09 Bài toán tối ưu đa mục tiêu không trơn có ràng buộc PGS. TS. Đỗ Văn Lưu Viện Toán học Đạt 9 101.01.14.09 Cấu trúc vành giao hoán Noether địa phương và ứng dụng GS. TSKH. Nguyễn Tự Cường Viện Toán học Đạt 10 101.01.16.09 Đối ngẫu Tannaka và ứng dụng trong hình học đại số và hình học không giao hoán PGS.TSKH.  Phùng Hồ Hải Viện Toán học Đạt 11 101.01.18.09 Một số hướng nghiên cứu chọn lọc trong tô pô và hình học TS.Vũ Thế Khôi Viện Toán học Đạt 12 101.01.19.09 Lý thuyết nevanlinna và các vấn đề liên quan TS. Tạ Thị Hoài An Viện Toán học Đạt 13 101.01.20.09 Ổn định các hệ phương trình vi phân phân hàm và ứng dụng trong lý thuyết điều khiển GS. TSKH.Vũ Ngọc Phát Viện Toán học Đạt 14 101.01.21.09 Đa chập và phép biến đổi tích phân kiểu tích chập suy rộng PGS.TS Nguyễn Xuân Thảo Đại học Thủy lợi Đạt 15 101.01.22.09 Các phương pháp ổn định cho bài toán ngược và bài toán đặt không chỉnh cho phương trình parabolic và elliptic PGS. TSKH Đinh Nho Hào Viện Toán học Đạt 16 101.01.23.09 Độ trơn của nghiệm cho 1 số lớp phương trình vi phân PGS. TS. Nguyễn Minh Trí Viện Toán học Đạt 17 101.01.24.09 Topo, hình học không giao hoán và tính toán lượng tử GS. TSKH. Đỗ Ngọc Diệp Viện Toán học Không đạt 18 101.01.27.09 Giải tích p-adic và ứng dụng GS.TSKH. Hà Huy Khoái Viện Toán học Đạt 19 101.01.29.09 Về vành QF và các vành mở rộng của nó GS. TS. Lê Văn Thuyết Đại học Huế Đạt 20 101.01.30.09 Mặt cực tiểu trong không gian với mật độ và mặc cực đại trong không gian lorentz – minkoski PGS. TS. Đoàn Thế Hiếu Đại học Sư phạm,  Đại học  Huế Đạt 21 101.01.33.09 Modun đối đồng điều địa phương và ứng dụng PGS.TS. Lê Thị Thanh Nhàn Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên Đạt 22 101.01.34.09 Một số nghiên cứu định tính cho các phương trình suy rộng và các bài toán tối ưu phi tuyến TS. Bùi Trọng Kiên Đại học Xây dựng Đạt 23 101.01.38.09 Hình học phức và hình học đại số GS. TSKH. Đỗ Đức Thái Đại học Sư phạm Hà nội Đạt 24 101.01.41.09 Chương trình Langlands  TS. Nguyễn Chu Gia Vượng Viện Toán học Không đạt 25 101.01.43.09 Một số vấn đề nghiên cứu chọn lọc trong Quy hoạch toán học và ứng dụng  TS. Nguyễn Phương Anh Đại học Bách khoa  Hà Nội Gia hạn 26 101.01.45.09 Một số hướng chọn lọc trong giải tích toán học và ứng dụng  TS.Đinh Thanh Đức Đại học Quy Nhơn Đạt 27 101.01.46.09 Áp dụng các phương pháp của Giải tích phi tuyến nghiên cứu các bài toán biên elliptie không tuyến tính  PGS.TS Hoàng Quốc Toàn Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia HN Đạt 28 101.01.50.09 Nghiên cứu các tính chất của hàm số qua hình học của phổ GS.TSKH. Hà Huy Bảng Viện Toán học Đạt 29 101.01.51.09 Bất biến modular và Lý thuyết đồng Luân. GS. TS. Nguyễn Hữu Việt Hưng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia HN Đạt 30 101.01.56.09 Độ phức tạp tính toán trong Đại số giao hoán GS. Lê Tuấn Hoa Viện Toán học Đạt 31 101.01.58.09 Các bài toán biên đối với phương trình, hệ phương trình, đạo hàm riêng trong miền với biên không trơn  và một số ứng dụng vào lý thuyết đàn hồi  PGS. TSKH Nguyễn Mạnh Hùng Đại học Sư phạm Hà Nội Đạt 32 101.01.60.09 Iđêan mũ và các vấn đề liên quan GS. TS. Ngô Việt Trung Viện Toán học Đạt 33 101.01.61.09 Sự tồn tại và dáng điệu tiệm cận nghiệm của các phương trình tiến hóa trong không gian hàm chấp nhận được TS. Nguyễn Thiệu Huy Đại

Tin sự kiện, Tin tức

Hội nghị giới thiệu về các chương trình tài trợ của Quỹ và hướng dẫn tài chính đối với việc thực hiện và quản lý đề tài tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 09/03/2012, tại trường Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đã tổ chức hội nghị giới thiệu về các chương trình tài trợ của Quỹ và hướng dẫn tài chính đối với việc thực hiện và quản lý đề tài. Tới tham dự hội nghị có  PGS. TS. Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế, PGS.TS Hoàng Dũng, trưởng phòng quản lý khoa học – công nghệ, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh và gần 100 nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, quản lý khoa học, quản lý tài chính của các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Đỗ Tiến Dũng, Quyền Giám đốc Quỹ giới thiệu về các chương trình tài trợ của Quỹ Tại hội nghị, ông Đỗ Tiến Dũng, Quyền Giám đốc Quỹ đã giới thiệu về các chương trình tài trợ của Quỹ như chương trình tài trợ cho nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, chương trình tài trợ một số hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học (tài trợ thực tập, hợp tác nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài; tham dự hội nghị, hội thảo ở nước ngoài; tổ chức hội nghị quốc tế ở Việt Nam; tài trợ công bố kết quả nghiên cứu). Bà Đỗ Phương Lan, Phó giám đốc phụ trách tài chính đã hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ. Đại diện Quỹ đã trả lời những vướng mắc của đại biểu về các vấn đề nêu trên, chủ yếu là những quy định, thủ tục khi xét chọn đề tài, cách đánh giá kết quả theo tiêu chí bài báo ISI cũng như các thủ tục về tài chính. Các nhà khoa học trao đổi với đại diện Quỹ về các vấn đề liên quan đến chương trình tài trợ Phát biểu tại hội nghị, PGS. TS. Hồ Thanh Phong đã ghi nhận những cố gắng của Quỹ trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Với sự đánh giá khoa học, khách quan, minh bạch và cách quản lý tài chính thuận tiện, phù hợp thực tế, các đề tài do Quỹ tài trợ đã mang lại động lực lớn cho các nhà khoa học có những nghiên cứu chất lượng cao. Ông cũng đề nghị các nhà khoa học tích cực nghiên cứu, công bố kết quả trên tạp chí quốc tế có uy tín, nhà quản lý các đơn vị tích cực đổi mới cách quản lý đề tài do Quỹ tài trợ, hỗ trợ các chủ nhiệm đề tài về thủ tục hành chính và tài chính để ngày càng có nhiều hơn nữa những đề tài có chất lượng do Quỹ tài trợ. * Một số tài liệu sử dụng trong Hội nghị: – Báo cáo giới thiệu chương trình tài trợ – Báo cáo hướng dẫn tài chính đối với việc thực hiện và quản lý đề tài – Các biểu mẫu liên quan (Quy chế đề tài, Hợp đồng ký giữa tổ chức chủ trì với chủ nhiệm đề tài hoặc các thành viên nghiên cứu)

Lên đầu trang